Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Thời gian biểu (Tiết 7+8)
1. Kiến thức: MRVT về trẻ em (từ ngữ chỉ hoạt động,tính nết của trẻ em); đặt câu với từ ngữ tìm được. Bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú; nói và đáp lời khen ngợi.
2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ hoạt động,tính nết của trẻ em;biết đặt câu với từ ngữ tìm được; Biết nói lời bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú; nói và đáp lời khen ngợi.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú; nói và đáp lời khen ngợi.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Thời gian biểu (Tiết 7+8)
Ngày soạn: //20. Ngày dạy: .//20. Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 1 CHỦ ĐIỂM 1: EM ĐÃ LỚN HƠN BÀI 2: THỜI GIAN BIỂU (tiết 7 - 8, SHS, tr.15 - 16) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: MRVT về trẻ em (từ ngữ chỉ hoạt động,tính nết của trẻ em); đặt câu với từ ngữ tìm được. Bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú; nói và đáp lời khen ngợi. 2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ hoạt động,tính nết của trẻ em;biết đặt câu với từ ngữ tìm được; Biết nói lời bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú; nói và đáp lời khen ngợi. 3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú; nói và đáp lời khen ngợi. 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết. 5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV. + Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). 2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con, III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 7: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động và tính nết của trẻ em. Mục tiêu: Giúp học sinh biết tìm từ ngữ chỉ hoạt động và tính nết của trẻ em. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận tìm từ ngữ theo kĩ thuật khăn trải bàn. Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, tìm từ ngữ chỉ hoạt động và tính nết của trẻ em. Bài tập 3/15: Tìm các từ ngữ: a.Chỉ hoạt động của trẻ em: M:đọc sách, ca hát, chạy, nhảy múa, bơi lội, b.Chỉ tính nết của trẻ em: M: chăm chỉ, ngoan ngoãn, siêng năng, lễ phép, nghịch ngợm, Hoạt động 2: Đặt câu với từ ngữ chỉ hoạt động hoặc tính nết của trẻ em. Mục tiêu: Giúp học sinh biết đặt câu với từ ngữ chỉ hoạt động hoặc tính nết của trẻ em. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, đặt câu với từ ngữ chỉ hoạt động và tính nết của trẻ em đã tìm được ở bài tập 3. Bài tập 4/15: Đặt một câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 3. VD: Mai khoanh tay chào cô giáo. Nam cho gà ăn. Bình và Nam chơi đánh cờ. TIẾT 8: NÓI VÀ ĐÁP LỜI KHEN NGỢI, LỜI BÀY TỎ SỰ NGẠC NHIÊN Hoạt động 1: Giúp học sinh biết nói và đáp lời khen ngợi, lời bày tỏ sự ngạc nhiên. Mục tiêu: Giúp học sinh biết nói và đáp lời khen ngợi, lời bày tỏ sự ngạc nhiên. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi gởi ý để học sinh trả lời. + Lời nói của bạn nhỏ thể hiện cảm xúc gì ? vì sao ? + Khi nào em cần nói lời thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú ? +Khi nói lời thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú, cần chú ý điều gì ? (giọng, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, ) + Người ta thường nói lời khen ngợi khi nào ? + Khi nhận được lời khen ngợi, em cần đáp với thái độ như thế nào ? Vì sao ? + Khi nói và đáp lời khen ngợi, cần chú ý điều gì ? (giọng, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, ) -Giáo viên nhận xét –GD: Bài tập 5/16: Nói và nghe a.Nhắc lại lời của bạn nhỏ trong bức tranh dưới đây. Cho biết lời nói ấy thể hiện tình cảm gì của bạn nhỏ ? -Lời nói của bạn nhỏ thể hiện cảm xúc ngạc nhiên. -Khi em cảm thấy vui, ngạc nhiên, em sẽ nói lời thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú. -Khi nói lời thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú cần thể hiện qua giọng nói, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, -.. -Khi nhận lời khen ngợi, em cần đáp với thái độ lịch sự. Hoạt động 2: Giúp học sinh biết tham gia thảo luận, phân vai nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên. Mục tiêu: Giúp học sinh biết nói và đáp lời khen ngợi, lời bày tỏ sự ngạc nhiên. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, sắm vai. Cách tiến hành: -Giáo viên cho học sinh thảo luận, phân vai, sắm vai trước lớp. -Giáo viên nhận xét –GD: Khi nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, khen ngợi, các em cần thể hiện thái độ lịch sự. b.Cùng bạn đóng vai bố, mẹ và Mai để: -Nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy Mai quét nhà rất sạch. -Nói và đáp lời khen ngợi khi Mai giúp mẹ nhặt rau, dọn bát đũa. -Học sinh thảo luận nhóm 3, phân vai bố, mẹ, Mai để nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, khen ngợi phù hợp với mỗi tình huống. -Học sinh nói và đáp theo tình huống b trước lớp. -Nghe bạn và giáo viên nhận xét. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_2_bai_2_thoi_gian_bieu_t.docx