Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 12, Bài 2: Danh sách tổ em (Tiết 7+8)
1. Kiến thức: MRVT Trường học (từ ngữ chỉ khu vực học tập, làm việc ở trường, người làm việc trường); câu giới thiệu.Nói và đáp lời chia buồn, lời chào trước khi ra về.
2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ chỉ khu vực học tập, làm việc ở trường, người làm việc trường;biết đặt câu với từ ngữ tìm được; Biết nói lời bày tỏ thái độ khi nói lời chia buồn, lời chia tay.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú; nói và đáp lời lời chia buồn, lời chia tay.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 12, Bài 2: Danh sách tổ em (Tiết 7+8)
Ngày soạn: //20. Ngày dạy: .//20. Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 12 CHỦ ĐIỂM 6: NGÔI NHÀ THỨ 2 BÀI 2: DANH SÁCH TỔ EM (tiết 7 - 8, SHS, tr.103 - 104) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: MRVT Trường học (từ ngữ chỉ khu vực học tập, làm việc ở trường, người làm việc trường); câu giới thiệu.Nói và đáp lời chia buồn, lời chào trước khi ra về. 2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ chỉ khu vực học tập, làm việc ở trường, người làm việc trường;biết đặt câu với từ ngữ tìm được; Biết nói lời bày tỏ thái độ khi nói lời chia buồn, lời chia tay. 3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú; nói và đáp lời lời chia buồn, lời chia tay. 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết. 5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV. + Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). + Thẻ từ ghi sẵn một số từ ngữ chỉ về nơi chốn, con người trong trường học để chơi trò chơi. 2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con, III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, sắm vai. 2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 7: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRƯỜNG HỌC TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ chỉ khu vực học tập, làm việc ở trường, người làm việc trường. Mục tiêu: Giúp học sinh biết tìm chỉ khu vực học tập, làm việc ở trường, người làm việc trường. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận tìm từ ngữ theo kĩ thuật khăn trải bàn. Cách tiến hành: Bài 3a/103 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, tìm từ ngữ chỉ khu vực học tập, làm việc ở trường, người làm việc trường. GV nhận xét kết quả. Bài 3b/103 – GV yêu câu HS xác định yêu cầu bài và thảo luận nhóm theo kĩ thuật Khăn phủ bàn. GV nhận xét kết quả. Bài tập 3/103: Thực hiện các yêu cầu dưới đây: Tìm trong đoạn văn dưới đây từ ngữ chỉ các khu vực ở trường. Buổi học đầu tiên Lương dẫn Mai đi quanh trường. Em giới thiệu cho các bạn phòng đọc sách, phòng y tế, nhà bếp và sân bóng. Nơi nào cũng rộng rãi và thoáng mát. Tìm thêm 2 – 3 từ ngữ. Chỉ các nơi học tập, làm việc ở trường. Chỉ những người làm việc ở trường. – HS xác định yêu cầu của BT 3a, đọc đoạn văn. – HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong VBT. Vài HS chia sẻ kết quả trước lớp : phòng đọc sách, phòng y tế, nhà bếp và sân bóng. – HS nhận xét . – HS xác định yêu cầu của BT 3b. – HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm bằng kĩ thuật Khăn trải bàn, mỗi HS tìm 1 từ cho mỗi nhóm, ghi vào thẻ từ. Chia sẻ kết quả trước lớp. – HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được (nếu cần). – HS nhận xét bạn. Hoạt động 2: Đặt câu giới thiệu về khu vực học tập, môn học và bạn cùng tổ mà em thích. Mục tiêu: Giúp học sinh biết đặt câu giới thiệu về khu vực học tập, môn học và bạn cùng tổ mà em thích. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài và thảo luận nhóm đặt câu giới thiệu về khu vực học tập, môn học và bạn cùng tổ mà em thích. . GV nhận xét kết quả. Bài tập 4/103: Đặt 1 – 2 câu giới thiệu về. a.Một khu vực học tập ở trường mà em thích. M: Thư viện là nơi có rất nhiều sách hay. b.Một môn học em yêu thích. c.Một bạn học cùng tổ với em. – HS xác định yêu cầu của BT 4, quan sát câu mẫu. – HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. – HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu. – HS nghe bạn và GV nhận xét câu. – HS viết vào VBT 1 câu để giới thiệu về khu vực học tập ở trường mà em thích, 1 câu giới thiệu về môn học em yêu thích, 1 câu giới thiệu về một bạn cùng tổ với em. – HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. TIẾT 8: NÓI VÀ ĐÁP LỜI CHIA BUỒN, LỜI CHIA TAY Hoạt động 1: Giúp học sinh biết nói và đáp lời chia buồn. Mục tiêu: Giúp học sinh biết nói và đáp lời chia buồn. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi, đóng vai. Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và thực hiện phân vai để nói lời đáp. GV hướng dẫn +Khi nào em cần nói lời chia buồn? +Em cần nói lời chia buồn với giọng điệu, cử chỉ, thế nào? -Giáo viên nhận xét –GD: Khi nói và đáp lời chia buồn, các em cần có thái độ chân thành . Người đáp lời chia buồn cần kèm theo lời cảm ơn chân thành. Bài tập 5a/104: Nói và nghe Đóng vai thầy giáo, các bạn và An trong bài Bàn tay dịu dàng, nói và đáp lời chia buồn. – HS xác định yêu cầu của BT 5a, quan sát tranh và hành động của thầy giáo, các bạn nhỏ trong tranh. – HS phân vai An, thầy giáo và các bạn, luyện tập trong nhóm đôi. – Một vài nhóm HS nói và đáp trước lớp. – HS trả lời theo hiểu biết. + Em cần nói lời chia buồn khi bạn bè , người thân gặp chuyện không vui + Em cần nói lời chia buồn bằng giog5 điệu nhẹ nhàng, chân thành – HS lắng nghe. Hoạt động 2: Giúp học sinh biết nói và đáp lời chào trước khi ra về. Mục tiêu: Giúp học sinh biết nói và đáp lời chia tay. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, sắm vai. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài -Giáo viên cho học sinh thảo luận, phân vai, sắm vai trước lớp. - GV nhận xét và hướng dẫn. + Trước khi ra về các em chào thầy cô thế nào? + Nếu em là thầy cô, khi HS chào, em sẽ chào lại như thế nào? + Em chào thầy cô có khác với chào bạn của em không? -Giáo viên nhận xét –GD: Khi nói và đáp lời chào trước khi ra về , các em cần thể hiện thái độ lễ phép, thân thiết... Bài tập 5b/104: Nói và nghe Cùng bạn đóng vai, nói và đáp lời chào của em trước khi ra về. Với thầy cô Với các bạn – HS xác định yêu cầu của BT 5b. – HS phân vai theo từng trường hợp (thầy cô – HS hoặc HS – HS) nói và đáp lời chào trước khi ra về. – Một vài nhóm HS nói và đáp trước lớp. – HS nhận xét bạn. – HS trà lời theo hiểu biết. + Trước khi ra về chúng em lễ phép chào thầy cô + Nếu em là thầy cô, khi HS chào, em sẽ chào lại và mỉm cười thật tươi + Chào thầycô với thái độ lễ phép, chào bạn với thái độ thân thiết V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: .
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_2_chan_troi_sang_tao_tua.docx