Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 20, Bài 3: Con đường làng (Tiết 3+4)

1.Kiến thức:

- Viết đúng kiểu chữ hoa R và câu ứng dụng; Tìm từ ngữ chỉ sự vật (cây cối), xác định số câu và đặt dấu phẩy đúng vị trí trong câu.

2. Kĩ năng:

- Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa R và câu ứng dụng; thực hành được bài tập tìm từ ngữ chỉ sự vật (cây cối) , biết đặt dấu phẩy vào đúng vị trí trong câu.

3.Thái độ:

-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt;

4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

 

docx 17 trang chantroisangtao 18/08/2022 9120
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 20, Bài 3: Con đường làng (Tiết 3+4)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 20, Bài 3: Con đường làng (Tiết 3+4)

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 20, Bài 3: Con đường làng (Tiết 3+4)
Ngày soạn: //20. Ngày dạy: .//20.
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 20
CHỦ ĐIỂM 9: NƠI CHỐN THÂN QUEN
BÀI 3: CON ĐƯỜNG LÀNG (TIẾT 3, 4/SGK trang 19, 20)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Viết đúng kiểu chữ hoa R và câu ứng dụng; Tìm từ ngữ chỉ sự vật (cây cối), xác định số câu và đặt dấu phẩy đúng vị trí trong câu.
2. Kĩ năng: 
- Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa R và câu ứng dụng; thực hành được bài tập tìm từ ngữ chỉ sự vật (cây cối) , biết đặt dấu phẩy vào đúng vị trí trong câu. 
3.Thái độ: 
-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên : Mẫu chữ R hoa. Bảng phụ : Rừng vàng, Rừng vàng biển bạc, ...
2.Học sinh : Vở tập viết, bảng con.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi,
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 3: VIẾT CHỮ HOA: R
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa R
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ R hoa.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết chữ hoa R. 
-Giáo viên lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
-Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
– HS quan sát mẫu chữ R hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ R hoa.
– HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ R hoa.
– HS viết chữ R hoa vào bảng con.
– HS tô và viết chữ R hoa vào VTV.
10’
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ R hoa, câu ứng dụng “ Rừng vàng biển bạc” 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
-Học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết.
-Học sinh luyện viết bảng con chữ “R” hoa; chữ “Rừng vàng biển bạc”;
-HS viết chữ R hoa, chữ Rừng và câu ứng dụng vào VTV:
 “Rừng vàng biển bạc”
10’
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ R hoa, đọc, viết và hiểu câu ca dao : 
 “Ruộng vườn mặc sức chim bay
Biển hồ lang lai, mặc sức chim bay”: Ca ngợi và tự hào sự giàu đẹp, trù phú của quê hương, đất nước.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
Giáo viên hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao:
“Ruộng vườn mặc sức chim bay
Biển hồ lang lai, mặc sức chim bay”
HS viết chữ R hoa, chữ Ruộng và câu ca dao vào VTV:
 “Ruộng vườn mặc sức chim bay
Biển hồ lai láng, mặc sức chim bay.”
5’
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đánh giá bài viết của bản thân và của bạn bè.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp.
Cách tiến hành:
-Giáo viên lắng nghe học sinh nhận xét bài viết của bạn bên cạnh.
-Giáo viên nhận xét,tuyên dương bài viết của học sinh. 
HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
Tiết 4 : TỪ VÀ CÂU
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
14’
Hoạt động 1: Luyện từ (Bài tập 3)
Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của BT 3; HS tìm được từ chỉ cây cối; chia sẻ kết quả trong nhóm đôi/ nhóm 4.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi, nhóm 4 bằng kỹ thuật Khăn phủ bàn.
Cách tiến hành:
-Giáo viên cho HS xác định yêu cầu của BT3, đọc đoạn thơ và cho học sinh tìm trong đoạn thơ từ ngữ chỉ cây cối. GV yêu cầu học sinh tìm thêm từ 3 đến 5 từ ngữ chỉ cây cối với gợi ý như sau: phượng vĩ, bàng.
-GV chốt –nhận xét: HS tìm từ nhanh và chính xác.
Bài tập 3/20: Thực hiện yêu cầu dưới đây:
-Học sinh đọc yêu cầu bài, xác định yêu cầu bài, thảo luận nhóm đôi để tìm từ. 
-Đại diện các nhóm trình bày.
Từ ngữ chỉ cây cối
Na
Chuối
Tre
-Học sinh nghe bạn và GV nhận xét.
Me; Mít
-Học sinh đọc yêu cầu bài, xác định yêu cầu bài, thảo luận nhóm 4, mỗi HS tìm 2 từ . 
Táo; Mận; Mít; Chuối;
Bưởi; Me; Mai; Đào.
 Mận; Chuối Táo; Bưởi
Mai; Đào.
Mai; Đào
-Đại diện các nhóm trình bày.
Từ ngữ chỉ cây cối
Me
Mít
Mận
Đào
Táo
Chuối
Mai
Bưởi
-Học sinh nghe bạn và GV nhận xét.
13’
Hoạt động 2: Luyện câu (Bài tập 4)
Mục tiêu: Giúp HS biết xác định số câu trong đoạn văn và đặt dấu dấu phẩy đúng vị trí ở trong câu.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận nhóm 4.
Cách tiến hành:
-Giáo viên cho HS xác định yêu cầu của BT4, đọc đoạn văn. Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi ý: 
Cho câu a
“Kết thúc một câu ta dùng dấu gì?”; “Có bao nhiêu dấu chấm và như vậy trong đoạn văn trên có bao nhiêu câu?” “Ta thấy chữ cái sau mỗi dấu chấm được viết như thế nào?” 
Cho câu b
“ Trong câu nào xuất hiện dấu phẩy và dấu phẩy dùng để làm gì?”
Cho câu c
“ Từ những hiểu biết của con về dấu phẩy, các con xác định vị trí của dấu phẩy ở trong câu của bài tập 4c nhé!”
-GV chốt –nhận xét: HS xác định được số câu biết đặt dấu phẩy đúng vị trí ở trong câu.
-HS xác định yêu cầu của BT 4, đọc đoạn văn.
Trả lời câu a:
-Kết thúc một câu ta dùng dấu chấm. Có 3 dấu chấm và như vậy trong đoạn văn trên có 3 câu. Ta viết hoa chữ cái đầu tiên sau dấu chấm. 
Trả lời câu b:
- Trong câu “Hoa đào, hoa mai, hoa cẩm chương nở rộ khắp nơi.” xuất hiện dấu phẩy (,). Dấu phẩy giúp cho các ý, các phần trong câu được phân cách rõ ràng. Dấu phẩy dùng để tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau. Trong câu này dấu phẩy dùng để tách các loại hoa với nhau như : hoa đào, hoa mai, hoa cẩm chướng.
Trả lời câu c:
-Xoài thanh ca, xoài tượng, xoài cát đều ngon.
-Vờn nhà ngoại trồng cây thuốc, cây cảnh, cây ăn trái.
-HS nghe bạn và GV nhận xét.
9’
Hoạt động 3: Vận dụng
Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của hoạt động: Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về con đường nơi em ở.
Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, thảo luận nhóm đôi, sắm vai.
Cách tiến hành:
-Giáo viên cho học sinh đóng vai hướng dẫn viên để giới thiệu với bạn về con đường nơi mình ở theo các gợi ý sau đây: “ Tên con đường mà em muốn nói?”; “ Cảnh vật, hoạt động trên con đường, hai bên đường như thế nào?”.
-Giáo dục kĩ năng sống: Các em phải luôn tự tin trong giao tiếp.
- HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.
Bạn Hồng đóng vai là hướng dẫn viên giới thiệu con đường nơi bạn ở cho bạn Tú:
- Con đường mà mình đang ở mang tên người anh hùng áo vải HOÀNG HOA THÁM. Đây là con đường mặt tiền nên lúc nào cũng có xe cộ qua lại tấp nập. Hai bên đường có hàng cây xanh che bóng mát và những dãy nhà nằm san sát nhau và kinh doanh đủ loại hình thức như quán ăn, cửa hàng tiện lợi, tiệm cắt tóc, nhà sách mini,..
Bạn Tú đóng vai là hướng dẫn viên giới thiệu con đường nơi bạn ở cho bạn Hồng:
- Mình xin giới thiệu với bạn con đường nơi mình đang sinh sống nhé. Tên của con đường là Bạch Đằng và mặc dù nằm trong hẻm nhưng cũng khá rộng rãi và yên tĩnh. Hai bên con đường là nhà cửa nằm cạnh nhau, có một số hộ kinh doanh các mặt hàng ăn uống, tạp hóa  
- HS chia sẻ trước lớp về con đường nơi mình ở để bạn và GV nhận xét. 
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_2_chan_troi_sang_tao_tua.docx