Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Bài 3: Những cái tên

1. Yêu cầu cần đạt:

Qua bài đọc HS, biết:

- Nói được với bạn tên của em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Mỗi cái tên đều có ý nghĩa, gửi gắm những điều đẹp đẽ mẹ cha mong ước cho em; biết liên hệ bản thân: chăm chỉ rèn luyện để xứng với tên mình - mong ước mà cha mẹ gửi gắm; biết viết tên riêng đúng chính tả và trang trí bảng tên của mình.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

+ Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học.

+ Nói được với người thân về những tên các bạn trong lớp.

3. Phẩm chất

+ Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

 

doc 6 trang chantroisangtao 18/08/2022 8861
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Bài 3: Những cái tên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Bài 3: Những cái tên

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Bài 3: Những cái tên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: 
Tuần: 4	Chủ đề: Mỗi người một vẻ
Tiết: 1 + 2	Bài 3: Những cái tên
I. Mục tiêu:
1. Yêu cầu cần đạt:
Qua bài đọc HS, biết:
- Nói được với bạn tên của em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Mỗi cái tên đều có ý nghĩa, gửi gắm những điều đẹp đẽ mẹ cha mong ước cho em; biết liên hệ bản thân: chăm chỉ rèn luyện để xứng với tên mình - mong ước mà cha mẹ gửi gắm; biết viết tên riêng đúng chính tả và trang trí bảng tên của mình.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng: 
+ Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học.
+ Nói được với người thân về những tên các bạn trong lớp.
3. Phẩm chất
+ Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Phương tiện dạy học
a. Đối với giáo viên
- Tranh ảnh, máy chiếu.
- Những tờ giấy để viết tên học sinh (có cách điệu và sáng tạo).
b. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp: 
Lớp phó văn nghệ bắt bài hát Cả nhà thương nhau cho cả lớp hát.
2. Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thực hiện: 
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi.
+ Tên của em là gì?
+ Ai đã đặt tên đó cho em?
+ Tên của em có ý nghĩa gì?
- YCHS chia sẻ trước lớp
- GV dẫn dắt vào bài học: Các em đều có mỗi người một cái tên mà cha mẹ đặt cho. Đó là những cái tên thật đặc biệt, thể hiện những mong ước của cha mẹ khi sinh thành ra các em. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những cái tên cha mẹ đặt sẽ theo mỗi chúng ta suốt đời. Chúng ta cùng vào Bài 3: Những cái tên.
- Ghi tựa bài lên bảng và yêu cầu HS nhắc lại.
3. Khám phá và luyện tập
3.1. Đọc
3.1.1. Luyện đọc thành tiếng 
a. Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: bao nhiêu, bấy nhiêu, ước, đẹp đẽ. 
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
b.Cách thực hiện: 
- YCHS quan sát tranh và hỏi:
+ Tranh vẽ những ai?
+ Họ đang nói về điều gì?
- Nhận xét
* Luyện đọc câu nối tiếp
- Đọc mẫu toàn bài.
Lưu ý giọng đọc cho học sinh: Đọc toàn bài với giọng thông thả, trong sáng vui tươi
- YCHS đọc nối tiếp từng câu theo nhóm 6 và tìm từ khó
* Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế.
- Đọc mẫu các từ khó và YCHS đọc lại
- YCHS đọc nối tiếp câu trước lớp
- Nhận xét
* Luyện đọc đoạn 
- Hỏi:
+ Bài thơ được chia làm mấy khổ? 
+ Phân chia các khổ thơ ntn?
- YC 4 HS đọc 4 khổ thơ trước lớp
* Lưu ý cách đọc: Đọc toàn bài với giọng thông thả, trong sáng vui tươi. Ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu sau mỗi khổ thơ.
Em còn/ trong bụng mẹ
Cha đã/ lo đặt tên
Bao nhiêu, điều đẹp đẽ
Mẹ cha/ ước cho con.
Tên cùng/ em ra đường
Tên cùng/ em đến lớp
Như viên ngọc/ vô hình
Tên không rơi,/ không mất.
- YCHS luyện đọc đoạn theo nhóm 4
- Đại diện nhóm đọc trước lớp.
- Nhận xét 
Tiết 2
3.1.2. Luyện đọc hiểu 
a. Mục tiêu: 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: vô hình
- Học sinh hiểu ý nghĩa của bài thơ: Mỗi cái tên đều có ý nghĩa, gửi gắm những điều đẹp đẽ mẹ cha mong ước cho em
- Biết liên hệ bản thân: chăm chỉ rèn luyện để xứng với tên mình - mong ước mà cha mẹ gửi gắm
b.Cách thực hiện: 
- YCHS giải nghĩa từ: vô hình
- Nhận xét
- YCHS đọc lại toàn bài
- YCHS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi.
- Lớp trưởng tổ chức hoạt động chia sẻ
+ Khi đặt tên cha mẹ ao ước điều gì cho con?
+ Dòng thơ nào trong khổ 3 cho thấy cha mẹ đặt cái tên rất quý?
+ Cái tên nhắc bạn nhỏ điều gì?
+ Em cần giới thiệu tên mình với ai? Khi nào?
- Nhận xét 
- Hỏi: 
+ Bài thơ này muốn nói cho chúng ta biết điều gì?
+ Em cần làm gì để xứng đáng với cái tên bố mẹ đặt cho.
- Nhận xét
3.1.3. Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa.
b.Cách thực hiện: 
- YCHS nêu lại nội dung bài 
- YCHS nêu lại cách đọc của bài thơ
- Đọc mẫu lại khổ thơ 2 và 3:
Em còn/ trong bụng mẹ
Cha đã/ lo đặt tên
Bao nhiêu, điều đẹp đẽ
Mẹ cha/ ước cho con.
Tên cùng/ em ra đường
Tên cùng/ em đến lớp
Như viên ngọc/ vô hình
Tên không rơi,/ không mất.
- YCHS luyện đọc theo nhóm nhỏ
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc 
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Nhận xét và tuyên dương
3.1.4. Luyện đọc mở rộng
a. Mục tiêu: 
HS biết viết tên riêng đúng chính tả và trang trí bảng tên của mình.
b.Cách thực hiện: 
- YCHS đọc và xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Tên ai cũng đẹp.
- Hỏi:
+ Khi viết tên của mình hay người khác em cần viết như thế nào?
+ Để có những chiếc bảng tên đẹp em cần làm gì?
- Tổ hức HS trang trí bảng tên
- YCHS trưng bày sản phẩm lên bảng nhóm
- Nhận xét
4.Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Hát
- Thảo luận nhóm đôi
+ Đỗ Quốc Cường
+ Ba là người đã đặt cái tên đó cho mình
+ Tên mình có ý nghĩa là mong muốn sau này mình luôn mạnh mẽ, vững bước và thành công trong cuộc sống.
- Một số HS chia sẻ trước lớp.
- Lắng nghe
- Nhắc lại và mở SGK trang 34
- Quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ bố, mẹ và em bé.
+ Bố đang nói và gọi tên bé: Chào Hiền Thảo
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Đọc nối tiếp câu và phát hiện từ khó: bao nhiêu, bấy nhiêu, ước, đẹp đẽ. 
- Luyện đọc từ khó ( cá nhân)
- Đọc nối tiếp trước lớp
- Các bạn còn lại nhận xét
- Trả lời
+ Bốn
* Khổ 1: Từ đầu  tên hay.
* Khổ 2: Em còn  cho em.
* Khổ 3: Tên cùng em  không mất.
* Khổ4: Phần còn lại.
- 4 HS đọc
- Lắng nghe
- Luyện đọc đoạn theo nhóm 4
- Một số nhóm đọc, các nhóm còn lại nhận xét.
- Lắng nghe
- Giải nghĩa từ: 
+ vô hình: không có hình thể, không nhìn thấy được.
- Lắng nghe
- 1HS đọc toàn bài
- Thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
+ Khi đặt tên, cha mẹ ao ước những điều đẹp đẽ cho con.
+ Dòng thơ trong khổ 3 cho thấy cái tên cha mẹ đặt rất đáng quý: Tên cùng em ra đường/Tên theo em đến lớp.
+ Cái tên nhắc bạn nhỏ làm người tốt.
+ Em cần giới thiệu tên mình khi:
* Lần đầu tiên vào lớp mới (giới thiệu với thầy cô, bạn bè).
* Lần đầu gặp gỡ với người mới quen,...
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
- Trả lời: Mỗi cái tên đều có ý nghĩa, gửi gắm những điều đẹp đẽ mẹ cha mong ước cho em.
* Liên hệ bản thân: chăm chỉ rèn luyện để xứng với tên mình - mong ước mà cha mẹ gửi gắm. 
- Lắng nghe
- Một vài HS nêu
- Nghe và đọc thầm theo
- Luyện đọc theo nhóm
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, 1 khổ thơ trong bài.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm 
- Lắng nghe
- Đọc và xác định yêu cầu của hoạt động.
- Trả lời:
+ Viết đúng tên mình hay người khác, các chữ họ, tên đệm, tên viết hoa chữ cái đầu tiên.
+ Để có những chiếc bảng tên đẹp cần vẽ và tô những màu sắc tươi sáng phù hợp với từng hình vẽ.
- Viết và trang trí bảng tên
- Trưng bày sản phẩm 
- Nhận xét bài làm của bạn
- Lắng nghe
- Trả lời: Biết được ý nghĩa những cái tên và mong ước của bố mẹ khi đặt tên cho mình.
- Nêu ý kiến( nếu có)
- Lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_2_chan_troi_sang_tao_tua.doc