Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7, Bài 2: Bưu thiếp (Tiết 7+8)
1. Kiến thức: MRVT về gia đình (từ ngữ chỉ người thân gồm 2 nhóm họ nội, họ ngoại); đặt câu có từ ngữ vừa tìm được; nói và đáp lời chào hỏi; bày tỏ cảm xúc khi nói và đáp lời chào hỏi.
2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ người thân gồm 2 nhóm họ nội hay họ ngoại; biết đặt câu có từ ngữ vừa tìm được; biết nói và đáp lời chào hỏi; biết bày tỏ cảm xúc khi nói và đáp lời chào hỏi.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; nói và đáp lời chào hỏi.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7, Bài 2: Bưu thiếp (Tiết 7+8)
Ngày soạn: //20. Ngày dạy: .//20. Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần7 CHỦ ĐIỂM 4: ÔNG BÀ YÊU QUÝ BÀI 2: BƯU THIẾP (tiết 7 - 8, SHS, tr.63 - 64) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: MRVT về gia đình (từ ngữ chỉ người thân gồm 2 nhóm họ nội, họ ngoại); đặt câu có từ ngữ vừa tìm được; nói và đáp lời chào hỏi; bày tỏ cảm xúc khi nói và đáp lời chào hỏi. 2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ người thân gồm 2 nhóm họ nội hay họ ngoại; biết đặt câu có từ ngữ vừa tìm được; biết nói và đáp lời chào hỏi; biết bày tỏ cảm xúc khi nói và đáp lời chào hỏi. 3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; nói và đáp lời chào hỏi. 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết. 5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV. + Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). 2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con, III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 7: MỞ RỘNG VỐN TỪ: GIA Đ ÌNH(TT) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ người thân gồm 2 nhóm gồm họ nội, họ ngoại . Mục tiêu: Giúp học sinh biết từ ngữ chỉ người thân bên họ nội, ngoại trong gia đình . Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận tìm từ ngữ theo kĩ thuật khăn trải bàn. Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài. Giáo viên nêu câu hỏi: Họ nội, họ ngoại là họ bên ba hay bên mẹ của em? Giáo viên cho học sinh tìm từ ngữ chỉ người thân bên họ nội, ngoại trong gia đình. -Giáo viên nhận xét –GD: Học sinh tìm từ ngữ chỉ người thân bên họ nội, họ ngoại rất nhanh và chính xác. Bài tập 3/31: Tìm từ ngữ chỉ người thân và xếp vào 2 nhóm: - Họ nội là họ bên ba của em còn họ ngoại là họ bên mẹ của em. -Họ nội: bà nội, bác trai, bác gái, chú, thím, cô, anh em họ con chú bác -Họ ngoại: bà ngoại, dì, cậu, mợ, anh em họ con cô cậu, anh em họ con dì Hoạt động 2: Đặt câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3. Mục tiêu: Giúp học sinh biết đặt câu nói về người thân họ nội, ngoại trong gia đình. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, đặt câu nói về người thân họ nội, ngoại trong gia đình. -Giáo viên nhận xét –GD: Học sinh đặt câu rất tốt. Bài tập 4/63: Đặt 1-2 câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3. VD: -Trước khi về hưu, ông nội Lan là một bác sĩ. -Vào các ngày thứ bảy, cậu út thường ghé nhà chở Tuấn đi công viên chơi. - Bình và Tuấn là anh em họ con chú bác, cả hai rất thân với nhau. - Vì mất mẹ từ lúc mới sinh nên Thắng xem mợ Tú như mẹ ruột của mình. TIẾT 8: NÓI VÀ ĐÁP LỜI CHÀO HỎI Hoạt động 1: Đưa ra tình huống phù hợp qua việc quan sát với tranh. Mục tiêu: Giúp học sinh biết đưa ra tình huống phù hợp qua việc quan sát với tranh. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm 4. Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi gởi ý để học sinh trả lời. Gợi ý câu hỏi + Tranh 1,2 và 3 gồm những ai? Mọi người trong tranh đang làm gì? + Trong những tình huống ở tranh 1,2 và 3 thì các bạn đã làm gì? -Giáo viên nhận xét –GD: Học sinh quan sát và thảo luận tình huống rất sôi nổi. Bài tập 5/32: Nói và nghe Quan sát tranh để thảo luận tình huống trong tranh: -Trong tranh 1 gồm có Minh và chị của Minh, chị của Minh đang ngồi đọc sách còn Minh thì vừa tan học về. -Trong tranh 2 gồm có ông bà ngoại , em Tin (con của cậu út) và Lan, ông bà ngoại ra cổng đón khi Lan về quê thăm ông bà. -Trong tranh 3 gồm có bố Thanh và Thanh. Bố Thanh trở về nhà sau một ngày làm việc ở công ty. - Trong những tình huống trên thì các bạn sẽ nói lời chào. Hoạt động 2: Đóng vai để nói và đáp lời chào hỏi. Mục tiêu: Giúp học sinh biết nói và đáp lời chào hỏi, biết bày tỏ cảm xúc khi nói và đáp lời chào hỏi. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, sắm vai. Cách tiến hành: -Giáo viên đưa ra câu hỏi để học sinh thảo luận, phân vai, sắm vai trước lớp. Giáo viên lưu ý những từ ngữ dùng để bày tỏ cảm xúc như từ: “A”, “Dạ”, “Ôi”, Gợi ý câu hỏi: -Nếu em sắm vai là Minh, là Lan hay là Thanh thì em nói lời chào trong hoàn cảnh nào? - Khi nói và đáp lời chào hỏi, em cần chú ý điều gì ? (giọng, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, ) -Giáo viên nhận xét –GD: Khi nói và đáp lời chào hỏi, các con phải bày tỏ cảm xúc của cho lời nói của mình thêm hay và sinh động nhé. -Em gặp chị gái khi vừa đi học về . Ông bà ra cổng đón khi em về quê. Bố vừa đi làm về. - Khi nói và đáp lời chào hỏi cần phải biết bày tỏ cảm xúc qua giọng nói ấm áp, nét mặt vui tươi, ánh mắt hạnh phúc, cử chỉ lịch sự, lễ phép, điệu bộ ân cần, -Học sinh thảo luận nhóm đôi, phân vai chị gái, ông bà, bố để nói và đáp lời chào hỏi phù hợp với mỗi tình huống trong tranh. -Học sinh đóng vai để nói và đáp theo tình huống trong tranh trước lớp. Tranh 1: -A, chi hai. Em chào chị, em đi học về ạ ! Tranh 2: - Dạ, cháu chào ông bà ngoại, cháu mới về ạ! Tranh 3: -Ôi, bố đã về. Con chào bố ạ ! -Nghe bạn và giáo viên nhận xét. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_2_chan_troi_sang_tao_tua.docx