Quy trình Tiếng Việt Lớp 2
- GV cho HS quan sát tranh.
- HS thảo luận chia sẻ trong nhóm, trước lớp (CN, N2) nội dung tranh.
- GV giới thiệu, gợi mở bài mới -> ghi đầu bài -> HS nhắc lại đầu bài.
(GV cần tổ chức nhiều hình thức đa dạng để hoạt động khởi động sát với nội dung VB đọc và giúp HS huy động hiểu biết, trải nghiệm, cảm xúc để chuẩn bị tiếp nhận nội dung VB đọc. Bên cạnh nội dung Khởi động trong SHS, GV có thể sáng tạo kịch bản khác. Tiếp nối tinh thần Tiếng Việt 1).
2. Đọc văn bản
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài đọc + HS nhẩm thầm VB theo GV đọc.
- GV lưu ý khi đọc bài: giọng đọc toàn bài, lời thoại từng nhân vật (nếu có), ngắt nghỉ, nhấn giọng.
b. Chia đoạn
- GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS chia VB thành các đoạn (những bài đầu hướng dẫn trên bảng chiếu).
c. Đọc đoạn
- GV nêu yêu cầu chia nhóm HS tương ứng với số đoạn của bài (N2, 3, 4 ).
- Các nhóm thảo luận, cử đại diện 1HS đọc đoạn (theo yc của GV) trước lớp.
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn lần 1 trước lớp: GV kết hợp đặt câu hỏi, hướng dẫn luyện đọc một số từ ngữ khó đọc (HS/GV nêu, ghi bảng) + Kết hợp hướng dẫn đọc câu văn dài (GV ghi câu văn dài lên bảng) + Kết hợp giải nghĩa từ (nếu có).
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo nhóm dưới lớp lần 2. GV quan sát, sửa sai, giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện nhóm thi đọc nối tiếp đoạn bài trước lớp. Thi đọc phân vai với VB có lời thoại. GV cùng HS nhận xét, đánh giá phần đọc của các nhóm, khen ngợi HS đọc tiến bộ. (có thể đưa ra tiêu chí thi đọc).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy trình Tiếng Việt Lớp 2
TIẾT ĐỌC Tiết 1: Đọc 1. Khởi động - GV cho HS quan sát tranh. - HS thảo luận chia sẻ trong nhóm, trước lớp (CN, N2) nội dung tranh. - GV giới thiệu, gợi mở bài mới -> ghi đầu bài -> HS nhắc lại đầu bài. (GV cần tổ chức nhiều hình thức đa dạng để hoạt động khởi động sát với nội dung VB đọc và giúp HS huy động hiểu biết, trải nghiệm, cảm xúc để chuẩn bị tiếp nhận nội dung VB đọc. Bên cạnh nội dung Khởi động trong SHS, GV có thể sáng tạo kịch bản khác. Tiếp nối tinh thần Tiếng Việt 1). 2. Đọc văn bản a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài đọc + HS nhẩm thầm VB theo GV đọc. - GV lưu ý khi đọc bài: giọng đọc toàn bài, lời thoại từng nhân vật (nếu có), ngắt nghỉ, nhấn giọng. b. Chia đoạn - GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS chia VB thành các đoạn (những bài đầu hướng dẫn trên bảng chiếu). c. Đọc đoạn - GV nêu yêu cầu chia nhóm HS tương ứng với số đoạn của bài (N2, 3, 4 ). - Các nhóm thảo luận, cử đại diện 1HS đọc đoạn (theo yc của GV) trước lớp. - HS luyện đọc nối tiếp đoạn lần 1 trước lớp: GV kết hợp đặt câu hỏi, hướng dẫn luyện đọc một số từ ngữ khó đọc (HS/GV nêu, ghi bảng) + Kết hợp hướng dẫn đọc câu văn dài (GV ghi câu văn dài lên bảng) + Kết hợp giải nghĩa từ (nếu có). - HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo nhóm dưới lớp lần 2. GV quan sát, sửa sai, giúp đỡ các nhóm. - Đại diện nhóm thi đọc nối tiếp đoạn bài trước lớp. Thi đọc phân vai với VB có lời thoại. GV cùng HS nhận xét, đánh giá phần đọc của các nhóm, khen ngợi HS đọc tiến bộ. (có thể đưa ra tiêu chí thi đọc). d. Đọc toàn bộ bài. -1-2 HS đọc nội dung toàn văn bản. GV nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố - Dặn dò. - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến vể bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS vể bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. Tiết 2: Đọc hiểu 1. Ôn bài cũ và khởi động: - Nêu tên VB vừa đọc. - GV cho HS vận động theo trò chơi/bài hát. 2. Trả lời câu hỏi - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhiều hình thức: làm việc cá nhân, làm việc nhóm, làm việc chung cả lớp. (Có thể cho HS thảo luận nhóm để trả lời một lúc 2 câu hỏi) hoàn thành các câu hỏi trong bài. * Làm việc cá nhân và nhóm: + Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm thống nhất đáp án. + 2 – 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét. Với những câu hỏi mở, GV nên khuyến khích HS trình bày theo quan điểm riêng. *Hình thức làm việc chung cả lớp: + Một HS đọc to câu hỏi, cả lớp đọc thầm. (GV có thể nhắc HS đọc lại đoạn văn có liên quan và tìm câu trả lời.) + GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhân xét, chốt đáp án. Lưu ý: -Sau khi chốt câu trả lời, tuỳ theo đối tượng HS, GV có thể mở rộng câu hỏi liên hệ thực tế. Chẳng hạn: "Trong câu chuyện Tớ nhớ cậu, kiến và sóc viết thư cho nhau để thể hiện tình bạn thân thiết. Còn các em, em thường làm gì để thể hiện tình bạn thân thiết của mình?". -Trong khi HS làm việc nhóm, GV cần theo dõi các nhóm, hỗ trợ những HS gặp khó khăn trong nhóm. 3. Luyện đọc lại - GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài. - 1-2 HS đọc toàn bài. GV, HS nhận xét, đánh giá. 4. Luyện tập theo văn bản đọc. - GV sử dụng các hình thức (HS thảo luận nhóm và thực hành đóng vai (thực hành nghi thức lời nói) hoặc trình bày kết quả làm bài tập trong nhóm hoặc trước lớp (luyện từ và câu) và phương pháp dạy học linh hoạt để hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập. 5. Củng cố - Dặn dò. - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến vể bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS vể bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. Tiết 3: Viết I. Viết chính tả (Nghe – Viết) 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS khởi động/ vận động bằng bài hát, động tác. - GV giới thiệu tên bài viết – viết đầu bài. - GV kiểm tra vở viết, đồ dùng của HS. 2. Nghe - Viết. – GV nêu yêu cầu nghe – viết. - GV đọc 1 lần toàn bài viết + HS nghe, nhẩm thầm theo. - 1-2 HS đọc lại toàn bài viết trước lớp. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết (1-2 câu hỏi). - GV hướng dẫn HS nhận diện các hiện tượng chính tả: Những từ cần viết hoa trong bài? Những chữ nào hay viết sai, lẫn do phát âm địa phương? Khi viết bài cần chú ý viết như thế nào? chữ đầu dòng.? - HS nêu một số từ hay viết sai. GV đọc cho HS viết bảng con.1 HS lên bảng viết. -HS nhận xét, GV nhận xét trên bảng và kiểm tra bảng con. - GV nhắc HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - GV đọc bài cho HS viết (đọc 2-3 chữ/lần, mỗi cụm từ đọc 2-3 lần). - GV đọc bài cho HS soát lỗi chính tả. (có thể linh hoạt hình thức soát lỗi bài viết). + Lần 1: dùng bút sửa lỗi viết sai. + Lần 2: HS đổi chéo soát lỗi cho nhau. +Gv thu một số vở HS để chấm. - GV nhận xét, đánh giá một số bài của HS. - GV nhận xét ý thức viết bài của HS. 3. Luyện tập. - Trong 1 tiết chính tả thường có 2 bài tập chính tả: 1 bài tậpchính tả chung; 1 bài tập chính tả lựa chọn. GV cần lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học đa dạng, phù hợp: HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, sau đó trình bày trước lớp, trò chơi để hướng dẫn HS hoàn thành lần lượt các bài tập chính tả. 4. Củng cố - Dặn dò. - GV đặt câu hỏi để củng cố bài, liên hệ bài. - GV nhận xét. - Dặn HS: luyện đọc lại bài, chuẩn bị bài sau. II. Viết chữ hoa (Tiết 4) 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS khởi động/ vận động bằng bài hát, động tác. - GV giới thiệu tên bài viết – viết đầu bài. - GV kiểm tra vở viết, đồ dùng của HS. 2. Viết. a. Viết chữ hoa - GV cho HS quan sát mẫu chữ hoa – giới thiệu chữ hoa. - HS quan sát phần mềm qui trình viết viết chữ hoa (nếu có) - HS nhận xét về mẫu chữ: độ cao, độ rộng, số nét, điểm bắt đầu, kết thúc. - GV viết mẫu + kết hợp nêu quy trình viết chữ hoa. – HS quan sát. - HS luyện viết chữ hoa vào bảng con (nháp), một HS lên bảng viết chữ hoa. - GV nhận xét chữ viết của học sinh. b. Viết câu ứng dụng. - 1-2 HS đọc câu ứng dụng trên bảng lớp/ Vở tập viết. - GV giải nghĩa câu ứng dụng. - HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có). - GV hướng dẫn HS viết câu ứng dụng: + Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó? + Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu). + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu? + Những chữ cái nào cao 2,5 li? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu? + Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái. + Cuối câu đặt dấu gì? - GV lưu ý HS viết bài: tư thế ngồi, cách cầm bút - HS viết chữ hoa cỡ vừa, cỡ nhỏ, câu ứng dụng vào vở tập viết. - Học sinh viết vào vở Tập viết - GV quan sát, sửa sai tư thế, cách cầm bút, tốc độ viết của học sinh. - GV nhận xét HS viết bài. - GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em. 3. Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến vể bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS vể bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. Tiết 5: Nói và nghe 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát có liên quan đến tiết học. - GV giới thiệu. kết nối vào bài. - GV ghi tên bài. 2. Nghe kể chuyện (Đối với dạng kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe) - HS quan sát tranh. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu tổng thể các tranh: Có mấy bức tranh? Có những nhân vật nào? (GV lưu ý HS khi nói phải thành câu, đủ ý) - GV hướng dẫn HS tìm hiểu từng tranh: Tranh vẽ ở đâu? Có nhân vật nào? Các nhân vật đang làm gì? Tại sao? Sắm vai nói lại lời nhân vật HS trả lời dưới lớp hoặc chỉ tranh trên lớp trả lời. (GV lưu ý khi nói khác khi viết) - GV kể câu chuyện (lần 1) + kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh. - GV kể câu chuyện (lần 2) + kết hợp hỏi nội dung câu chuyện tương ứng với từng đoạn của câu chuyện. - GV hướng dẫn HS kể chuyện. - HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm (kể nối tiếp các đoạn hoặc từng em kể lại cả hai đoạn rồi góp ý cho nhau) dưới lớp. - GV đưa tiêu chí khi kể chuyện, yêu cầu HS đọc. - GV gọi đại diện HS kể lại trước lớp nối tiếp từng đoạn của câu chuyện theo tranh (HK1 hs chỉ kể 1-2 đoạn của câu chuyện, HK2 kể cả câu chuyện). - HS nhận xét bạn theo tiêu chí, GV nhận xét 3. Vận dụng: - Đây là hoạt động tiếp nối thực hiện ngoài lớp học. GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động, thường là kể cho người thân vê câu chuyện hay nhân vât trong câu chuyện mà HS được nghe và đã kể lại ở lớp hoặc chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của HS vê chủ điểm mà các em đã nói. Tuỳ theo từng tính chất và nội dung của mỗi hoạt động mà GV có những gợi ý phù hợp. 4. Nói nghe theo chủ điểm - HS quan sát tranh chủ điểm. - HS chia sẻ mẫu trước lớp 1-2 câu hỏi gợi ý. - GV gợi ý, khuyến khích HS một số câu hỏi. - HS thảo luận theo nhóm (có thể theo gợi ý của tranh), mỗi HS nói suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đại diện các nhóm chia sẻ/trình bày trước lớp. - Các nhóm khác có thể tham gia hỏi – đáp về nội dung chủ đề, HS khác nhận xét. GV tổng hợp các kết quả. 5. Vận dụng: - Đây là hoạt động tiếp nối thực hiện ngoài lớp học. GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động, thường là kể cho người thân vê câu chuyện hay nhân vât trong câu chuyện mà HS được nghe và đã kể lại ở lớp hoặc chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của HS về chủ điểm mà các em đã nói. Tuỳ theo từng tính chất và nội dung của mỗi hoạt động mà GV có những gợi ý phù hợp. 6. Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến vể bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS vể bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. Tiết 6: Đọc mở rộng 1. Hoạt động mở đầu: - GV kiểm tra nhiệm vụ đã giao HS tìm đọc các VB ở tủ sách của lớp, mượn của thư viện trường hoặc tìm kiếm ở hiệu sách và từ các nguồn khác theo gợi ý trong SHS ở các tiết học tuần trước. - GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài học. 2. Hoạt động đọc mở rộng Bài 1. - Gọi HS đọc YC, 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm. - Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện HS đã chuẩn bị. - Tổ chức cho HS đọc trong nhóm 4 với những nội dung HS đã chuẩn bị. - GV định hướng cho HS viết nội dung quan trọng, thú vị ra giấy hoặc vở. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu - Cho HS quan sát tranh minh họa. Tranh vẽ gì? /HS trả lời. - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp về nội dung đã tìm đọc. - GV hỏi mở rộng: ? Vì sao em chọn đọc bài này? ? Em thích nhất điều gì ở bài này? Vì sao? ? Qua câu chuyện hay bài thơ vừa rồi em có rút ra được bài học gì?..... - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. Động viên, khen ngợi. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - Giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc các VB ở tủ sách của lớp, mượn của thư viện trường hoặc tìm kiếm ở hiệu sách và từ các nguồn khác theo gợi ý của tiết đọc mở rộng lần sau. * Lưu ý: - GV cần khuyến khích HS xây dựng tủ sách của lớp ngay từ đầu năm học, hướng dẫn cho HS cách tìm sách ở thư viện của trường và hiệu sách. - GV cần chuẩn bị một số VB tương tự VB HS cần tìm đọc để có thể giới thiệu thêm cho HS hoặc hỗ trợ cho những em có khó khăn trong việc tìm VB. Tiết 7: Luyện tập: Luyện từ và câu (Bài 6 tiết) 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát có liên quan đến tiết học. - GV giới thiệu. kết nối vào bài. - GV ghi tên bài. 2. Các hoạt động: * HĐ1: * HĐ2: (GV sử dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học phù hợp để hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong tiết học). 3. Củng cố, dặn dò GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến vể bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS vể bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. Tiết 8: Luyện tập: Tập làm văn (Bài 6 tiết) 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát có liên quan đến tiết học. - GV giới thiệu. kết nối vào bài. - GV ghi tên bài. 2. Các hoạt động -Phần luyện tập này dành để HS luyện kĩ năng viết đoạn. Trước khi viết thường có hoạt động nói để HS huy động hiểu biết, trải nghiệm và hình thành ý tưởng cho bài viết. - GV có thể tổ chức hoạt động nói bằng cách yêu cầu HS quan sát tranh, làm việc nhóm, thảo luân vê những gì các em thấy trong tranh. GV chiếu từng tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát tranh thảo luân nhóm theo các câu hỏi gợi ý. Một số HS trình bày kết quả thảo luân trước lớp. GV và HS chốt lại kết quả. -Trên cơ sở kết quả nói, GV hướng dẫn HS viết đoạn theo yêu cầu của đê bài. Có thể tham khảo các bước sau: + HS làm việc chung cả lớp: 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm; GV mời 2 - 3HS hỏi đáp cùng GV theo từng câu hỏi gợi ý. + HS hoạt động nhóm, cùng nói vê nội dung chuẩn bị viết. + HS làm việc cá nhân: Từng HS viết đoạn văn vào vở. Viết xong, đổi bài cho bạn cùng soát và sửa lỗi diễn đạt. + HS làm việc chung cả lớp: Một số HS đọc bài trước lớp. HS nghe nhân xét của thầy cô và các bạn. -GV thu bài làm của HS để chấm, đánh giá kết quả. 3. Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến vể bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS vể bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
File đính kèm:
- quy_trinh_tieng_viet_lop_2.doc