Giáo án Lớp 2 - Tuần 6 - Năm học 2021-2022

1. Yêu cầu cần đạt:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Hệ thống hoá các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20.

- Vận dụng bảng cộng: Tính nhẩm. So sánh kết quả của tổng.

• Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép cộng, làm quen với tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng qua các trường hợp cụ thể

• Tính độ dài đường gấp khúc. Giải toán.

 Sử dụng được các Bảng cộng trong phạm vi 20. Bỏ BT 8/48, 9/49

*Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập

*Tích hợp: TN & XH, Toán học và cuộc sống, Tiếng Việt 2. Đồ dùng dạy học:

- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có). Bảng cộng qua 10 chưa hoàn chỉnh

- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.10 khối lập phương.

 

docx 34 trang chantroisangtao 16/08/2022 4460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 2 - Tuần 6 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 - Tuần 6 - Năm học 2021-2022
Tuần 6
Môn học: Tập đọc. Lớp 2A3
Tên bài học: Mẹ (1 tiết)
 Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021
1. Yêu cầu cần đạt: 
*Kiến thức:
1. Nói được việc người thân thường làm để chăm sóc em; nêu được phỏng đoán của
bản thân về nội dung bài thơ qua tên bài và tranh minh hoạ.
2. Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, dòng thơ; đúng logic ngữ
nghĩa; hiểu được nội dung bài thơ: Nỗi vất vả, cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu
thương vô bờ của mẹ dành cho cho con; biết liên hệ với bản thân: biết ơn, kính yêu mẹ;
học thuộc lòng 6 dòng thơ cuối; nói được 1 – 2 câu về mẹ/ người thân theo mẫu.
GV tích hợp vào các hoạt động tìm hiểu bài.(Hs nói rõ ràng, có thói quen nhìn vào người nghe).
GV hướng dẫn HS thực hiện hoạtđộng ởnhà với sựgiúp đỡcủa phụhuynh. Nghe một bài thơvà dựa vào gợi ý, nói một vài câu nêu cảm nhận của mình.
* Phẩm chất, năng lực.
- Phát triển kĩ năng đọc
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm 
- Giúp HS nhận thức được tình cảm của mình đối với bố mẹ và người thân trong gia đình
- Bước đầu thể hiện trách nhiệm với bố mẹ và người thân bằng các việc làm cụ thể.
2. Đồ dùng dạy học:
SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– Video/ băng có bài hát Bàn tay mẹ của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo.
– Hình ảnh mẹ chăm sóc con.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
5’
A. Hoạt động Khởi động:
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ nói được việc người thân thường làm để chăm sóc em.
– Cho HS nghe/ hát bài Bàn tay mẹ của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo (Lưu ý: GV có thể tổ chức
hoặc không tổ chức hoạt động này, tuỳ điều kiện lớp học).
– GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài mới Mẹ. 
Hs nghe và nêu suy nghĩ
HS chia sẻ
HS quan sát
HS đọc
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập
 1. Đọc
10’
Luyện đọc thành tiếng 
1. Đọc
 - GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi; chú ý việc ngắt nghỉ
cuối câu bát – câu 8 chữ; nhấn mạnh ở những từ ngữ, câu biểu thị ý chính của bài thơ,
VD: Những ngôi sao / thức ngoài kia // Chẳng bằng mẹ / đã thức / vì chúng con. // Mẹ /
là ngọn gió / của con suốt đời.).
– GV hướng dẫn đọc một số từ khó trong bài do ảnh hưởng biến thể ngữ âm
phương ngữ, như: lặng rồi, mệt, nắng, quạt, suốt,; hướng dẫn cách ngắt nghỉ theo logic
ngữ nghĩa, như: Kẽo cà tiếng võng / mẹ ngồi / mẹ ru. // Lời ru / có gió mùa thu. Bàn tay /
mẹ / quạt / mẹ / đưa gió về.,
– Yêu cầu HS đọc thành tiếng bài thơ trong nhóm nhỏ và trước lớp. 
HS nghe đọc
HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trước lớp
17’
Luyện đọc hiểu 
– Yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: ngủ giấc tròn (ngủ ngon, không tỉnh
dậy giữa chừng). 
 GV hướng dẫn cách đọc thầm lại bài thơ và thảo luận theo cặp/ 
để trả lời các câu hỏi trong SHS.
– Yêu cầu HS đọc thầm lại bài thơ, thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS 
HS giải nghĩa
HS đọc thầm
HS chia sẻ 
10’
Luyện đọc lại 
-Yêu cầu HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng
đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
– GV đọc lại toàn bài.
–HD HS luyện đọc 6 dòng thơ đầu.
– HD HS luyện đọc thuộc lòng 6 dòng thơ cuối bài theo cách GV hướng dẫn (PP xoá dần).
– Hd HS luyện học thuộc lòng 6 dòng thơ cuối bài trong cặp đôi.
– Cho Một vài HS thi đọc thuộc lòng 6 dòng thơ cuối bài trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
– Yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ 
– HS liên hệ với bản thân: biết ơn, kính yêu.
-– HS nhắc lại nội dung bài
– HS nghe GV đọc 
– HS luyện đọc
– HS luyện đọc thuộc lòng 
HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp.
ND: Nỗi vất vả, cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu
thương vô bờ của mẹ dành cho cho con
10’
Hoạt động Luyện tập mở rộng 
Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Lời hay ý đẹp.
– HD HS chia sẻ trong nhóm nhỏ nói về người thân theo mẫu Mẹ là ngọn gió của con suốt
đời. 
– Yêu cầu HS trình bày kết quả trước lớp và nghe GV nhận xét kết quả. 
– HS xác định yêu cầu 
– HS viết và trang trí bảng tên của mình. 
HS chia sẻ trước lớp(HS có thể nói về cha, mẹ, ông, bà, anh, chị, em; không buộc HS nói đúng y mẫu,
VD HS có thể nói: Mẹ là người con yêu quý nhất trên đời.; Mẹ là người đẹp nhất,;).
3’
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
 4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.
Môn học: Tập viết. Lớp 2A3
Tên bài học: Chữ hoa E, Ê (1 tiết)
 Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021
1. Yêu cầu cần đạt: 
*Kiến thức:
Viết đúng kiểu chữ hoa E, Ê và câu ứng dụng.
GV cần hướng dẫn kĩquy trình viết chữvới các hình thức đa dạng, phong phú đểHS ghi nhớ cách viết, phối hợp với phụhuynh HS đểhỗtrợ HS luyện viết chữ hoa theo.
* Phẩm chất, năng lực.
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm 
- Giúp HS nhận thức được tình cảm của mình đối với bố mẹ và người thân trong gia đình
- Bước đầu thể hiện trách nhiệm với bố mẹ và người thân bằng các việc làm cụ thể.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận
2. Đồ dùng dạy học:
SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
-Chữ hoa E, Ê
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
3’
A.Hoạt động khởi động:
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa E, Ê và câu ứng dụng.
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
7’
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập
 2. Viết 
2.1. Luyện viết chữ E, Ê hoa 
–Cho HS quan sát mẫu chữ E, Ê hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ E, Ê hoa. 
- So sánh cách viết E, Ê
-– HS quan sát GV viết mẫu 
– HS quan sát mẫu 
– HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ C hoa. 
– HS viết vào bảng con, VTV
6’
2.2. Hoạt động Luyện viết câu ứng dụng 
HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Em là con ngoan.”
– GV nhắc lại quy trình viết chữ E hoa và cách nối từ chữ E hoa sang chữ m.
– GV viết chữ Em.
– Hd HS viết chữ Em và câu ứng dụng “Em là con ngoan.” vào VTV. 
– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng 
– HS nghe GV nhắc lại quy trình viết 
HS quan sát
– HS viết 
5’
2.3. Hoạt động vận dụng: Luyện viết thêm 
Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ:
 Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa.
 Trần Đăng Khoa
– HD HS viết chữ Ê hoa, chữ Êm và câu thơ vào VTV. 
– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao
HS viết vào VTV
4’
2.4. Hoạt động Đánh giá bài viết 
– GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
– GV nhận xét một số bài viết.
– HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
– HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
3’
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.
Môn học: Toán Lớp 2A3
Tên bài học: Bảng cộng (Tiết 1) 
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021
1. Yêu cầu cần đạt: 
*Kiến thức, kĩ năng:
Hệ thống hoá các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20.
Vận dụng bảng cộng:
Tính nhẩm.
So sánh kết quả của tổng.
Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép cộng, làm quen với tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng qua các trường hợp cụ thể
Tính độ dài đường gấp khúc.
Giải toán.
Sử dụng được các Bảng cộng trong phạm 20. Bỏ BT 3/47
*Năng lực, phẩm chất:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Phẩm chất: Chăm chỉ học tập
*Tích hợp: TN & XH, Toán học và cuộc sống, Tiếng Việt 
2. Đồ dùng dạy học:
GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có). Bảng cộng qua 10 chưa hoàn chỉnh
HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.10 khối lập phương
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Gió thổi
- GV: Gió thổi, gió thổi!
- GV: Thổi cách cộng qua 10 trong phạm vi 20
- GV: 9 cộng với một số?
- GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới.
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập
 Mục tiêu: HS thực hành với bảng cộng
Cách tiến hành:
Bước 1: Khôi phục bảng cộng
- GV cho HS quan sát tổng quát bảng cộng (chưa hoàn chỉnh), nhận biết quy luật sắp xếp của bảng.
- GV yêu cầu HS bổ sung các phép cộng còn thiếu
- GV gọi HS đọc các phép cộng theo cột, theo hàng, theo màu, GV viết vào bảng
- Với mỗi cột, GV hỏi cách cộng một vài trường hợp:
+ Tại sao 9 + 7 = 16?
+ Tại sao 8 + 9 = 17?
..
- GV yêu cầu nhận xét sự liên quan giữa số hạng thứ hai trong mỗi cột với chữ số chỉ đơn vị của tổng và khuyến khích HS giải thích.
VD:
- GV giải thích tại sao các tổng trong các ô cùng màu lại bằng nhau.
Ví dụ: 9 + 2 = 8 + 3
GV giải thích trên một tình huống cụ thể:
Túi bên trái có 9 viên bi, túi bên phải có 2 viên bi. Lấy 1 viên bi ở túi bên trái sang túi bên phải, tổng số viên bi không thay đổi
Hoạt động Thực hành với bảng cộng
- GV cho HS hoạt động cặp đôi hoàn thành bài tập 1 SGK
a) GV cho HS đọc SGK và thực hiện theo hướng dẫn
b) GV lưu ý HS chỉ cần thực hiện các phép cộng có trong bảng, hoàn thành phần b) theo hướng dẫn
 C.HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ VÀ NỐI TIẾP: 3’
Cách cộng qua 10 trong phạm vi 20 (Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại).
Cụ thể:
9 cộng với một số? (9 cộng 1 rồi cộng số còn
lại)
8 cộng với một số? (8 cộng 2 rồi cộng số còn lại). Nhận xét, tuyên dương
- HS: Thổi gì, thổi gì?
- HS: Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại.
- HS: 9 cộng 1 rồi cộng số còn lại
- HS lắng nghe
- HS quan sát nhận biết quy luật: mỗi cột là một bảng cộng, trong mới cột: số hạng đầu không đổi, số hạng sau tăng dần.
- HS bổ sung: 9 + 5, 9 + 8, 8 + 4,
- HS đọc đầy đủ cả kết quả: 9 + 2 = 11, ..
- HS trả lời:
•	9 + 1 rồi cộng 6 hay em thuộc bảng,.
•8 + 9 = 9 + 8 = 17 hoặc 8 + 2 + 7 = 17
- HS nhận xét và giải thích
- HS lắng nghe GV
- HS bắt cặp với bạn bên cạnh thực hiện theo hướng dẫn.
- HS bắt cặp với bạn ngồi cùng bàn thực hiện theo hướng dẫn.
HS thực hiện
HS thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
Môn học: Tập đọc. Lớp 2A3
Tên bài học: Con lợn đất (1 tiết)
 Thời gian thực hiện: Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2021
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Chia sẻ với bạn cách em đã làm để thực hiện tiết kiệm; nêu được phỏng đoán của
bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung
bài đọc: Lời khuyên về cách tiết kiệm tiền và sử dụng tiền tiết kiệm qua bài văn tả con
lợn (heo) đất của nhân vật – bạn nhỏ trong bài văn; biết liên hệ bản thân: biết tiết kiệm.
GV tích hợp vào các hoạt động tìm hiểu bài.
-Hs nói rõ ràng, có thói quen nhìn vào người nghe
-Biết trao đổi trong nhóm vềcác nhân vật trong một câu chuyện.
* Phẩm chất, năng lực
- Phát triển kĩ năng đọc
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm 
- Giúp HS nhận thức được tình cảm của mình đối với bố mẹ và người thân t ... n vật trong một câu chuyện
 -GV tích hợp vào hoạt động đọc mởrộng; chỉyêu cầu HS nói được tên truyện, nêu được nhân 
vật yêu thích.
* Phẩm chất, năng lực
 - Thân thiện, hòa nhã biết giúp đỡ bạn bè 
- Phát triển óc thẫm mĩ
2. Đồ dùng dạy học:
- SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ở SHS phóng to (nếu được).
– Tranh ảnh, audio, video, clip cảnh nuôi lợn đất, “đập lợn đất” của lớp để tham gia
phong trào Kế hoạch nhỏ – giúp bạn vùng sâu vùng xa (nếu có).
– Băng hình bài hát Con heo đất, nhạc sĩ Ngọc Lễ.
– Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
– HS mang tới lớp con lợn đất/ nhựa, bút màu để vẽ trang trí cho lợn đất/ nhựa; sách/
báo có bài đọc về gia đình đã tìm đọc. 
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
3’
A.Hoạt động khởi động:
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
5’
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập
 1. Luyện tập đặt tên cho bức tranh
1.1. Nói về tranh/ ảnh chụp gia đình em dựa vào gợi ý
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6a
– HD HS quan sát bức tranh/ ảnh chụp và đọc các gợi ý.
– HD HS nói trong cặp đôi dựa theo các câu hỏi gợi ý.
– HS nói trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét về nội dung nói. 
– HS xác định yêu cầu của BT 
– HS chia sẻ trước lớp
– HS nhận xét 
5’
1.2. Viết tên bức tranh/ ảnh gia đình
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6b.
– HD HS viết tên đã đặt cho tranh/ ảnh vào VBT.
– HS đọc bài trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
– HS xác định yêu cầu của BT 
 – HS nói với bạn về bức tranh của em:
– HS chia sẻ trước lớp
5’
C. Hoạt động Vận dụng
1. Đọc mở rộng
1.1. Chia sẻ một bài đọc về gia đình
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1a.
– HD HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài đọc, tên tác giả, tờ báo hay quyển sách
có bài đọc, thông tin em thích,...
– Một vài HS chia sẻ trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét. 
-– HS nhắc lại nội dung bài
– HS xác định yêu cầu của BT 1a. 
– HS chia sẻ
3’
1.2. Viết Phiếu đọc sách (VBT) 
– Yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả, thông tin em biết.
 – HD Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp. 
– HS nghe bạn và GV nhận xét
– HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả, thông tin em biết.
HS chia sẻ 
2’
2. Chơi trò chơi Hoạ sĩ nhí
2.1. Vẽ con lợn đất
– Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT 2a.
– HD HS vẽ và có thể trang trí con lợn đất của mình (nếu có). 
– HS đọc yêu cầu BT 2a
– HS vẽ và trang trí Con lợn đất
2’
2.2. Nói với bạn về bức vẽ của em
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2b.
– HS chia sẻ với bạn về bức vẽ của em.
– Một vài HS chia sẻ trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét 
– HS xác định yêu cầu của BT 2b.
– HS chia sẻ với bạn về bức vẽ của em
3’
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
Môn học: Toán Lớp 2A3
 Tên bài học: ĐƯỜNG GẤP KHÚC (1 TIẾT) 
Thời gian thực hiện: Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 Kiến thức
- Nhận biết hình ảnh đường gấp khúc
- Tính được độ dài đường gấp khúc
- Giải quyết được vấn đề liên quan đến đo độ dài đoạn thẳng, tính toán độ dài đường gấp khúc.
- Vận dụng: nhận ra hình ảnh đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc ở các đối tượng cụ 
thể trong cuộc sống.
Nhận biết được đường gấp khúc, thông qua hình ảnh trực quan. Tính được độ dài đường gấp khúc
 khi biết độ dài các cạnh. Bỏ BT 3/53.
Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học,
 giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Phẩm chất: 
- Phẩm chất: yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Hoạt động khởi động:
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
B. Hoạt động khám phá và thực hành
Mục tiêu: HS nhận biết được đường gấp khúc, nắm được cách đọc đường gấp khúc, tính được độ dài đường gấp khúc và thực hành xếp được đường gấp khúc
Cách tiến hành:
Bước 1: Giới thiệu đường gấp khúc
- GV cho HS quan sát hình ảnh cầu Long Biên (SGK trang 52)
- GV giới thiệu về cầu Long Biên:
+ Cây cầu bắc ngang sông Hồng ở Thủ đô Hà Nội.
+ Được xây dựng cách đây hơn 100 năm, thời đó cầu Long Biên là cây cầu dài thứ hai trên thế giới.
+ Cho tới nay, cây cầu vẫn nổi tiếng đẹp vì các chi tiết sắt tạo thành các đường gấp khúc hài hòa.
- GV giới thiệu đường gấp khúc:
+ GV vẽ một đường gấp khúc (như SGK) lên bảng lớp và giới thiệu: đây là đường gấp khúc.
+ GV vẽ thêm một đường gấp khúc có 2 đoạn thẳng, một đường gấp khúc có 4 đoạn thẳng và nói: đường gấp khúc có thể có 2, 3, 4 hoặc nhiều đoạn thẳng.
- GV yêu cầu HS cặp đôi tìm hình ảnh các đường gấp khúc ở hình cầu Long Biên.
Bước 2: Hướng dẫn cách đọc đường gấp khúc
- GV viết tên cho ba đường gấp khúc trên bảng lớp và hướng dẫn HS cách đọc: người ta thường đọc từ trái sang phải.
- GV chỉ từng đường gấp khúc cho HS đọc
Bước 3: Tính độ dài đường gấp khúc
- GV hướng dẫn HS thực hành tính với đường gấp khúc ABCD (SGK trang 52)
+ Nhận biết đường gấp khúc gồm mấy đoạn thẳng
+ Xác định số do mỗi đoạn thẳng (nếu bài không cho trước thì phải dùng thước để đo
+ Tính tổng các số đo của các đoạn thẳng. 
=> Yêu cầu HS thực hiện ra bảng con và nói độ dài của đường gấp khúc ABCD.
Bước 4: Thực hành xếp đường gấp khúc
- GV cho HS nhóm 4 dùng bút chi, bút sáp,  để xếp đường gấp khúc gồm:
+ 2 đoạn thẳng;
+ 3 đoạn thẳng;
+ 4 đoạn thẳng.
C. Hoạt động Khám phá và luyện tập
 Mục tiêu: HS làm bài tập củng cố lại các kiến thức đã được học 
Cách tiến hành:
* Nhiệm vụ 1: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT1
- GV cho Hs quan sát mẫu, đọc đường gấp khúc theo mẫu
- GV yêu cầu HS bắt cắp theo bàn, nói theo mẫu các hình còn lại:
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc chính xác, to và rõ ràng
* Nhiệm vụ 2: Hoạt động, hoàn thành BT2
- GV yêu cầu HS đọc đề, nhận biết được nhiệm vụ
- GV cho các nhóm thảo luận, nêu được cách thức giải quyết vấn đề và tiến hành thực hiện
- GV gọi một vài nhóm trình bày
D.HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ VÀ NỐI TIẾP: 1’
- GV gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét. Sau đó GV tổng kết
- HS quan sát hình ảnh
- HS lắng nghe giáo viên giới thiệu
- HS kéo ngón tay lần lượt theo các đoạn thẳng của đường gấp khúc ở SGK và nói: đường gấp khúc.
- HS quan sát và lắng nghe
- HS thảo luận cặp đôi
- HS quan sát và lắng nghe 
- HS đọc theo tay chỉ của GV
- HS trả lời: đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng
- HS viết ra bảng con:
2 cm + 4 cm + 1 cm = 7 cm
- HS nói: Đường gấp khúc ABCD dài 7 cm.
- HS nhóm 4 dùng bút chì, bút sáp, xếp đường gâp khúc theo yêu cầu của GV
- HS quan sát mẫu, đọc theo mẫu.
- HS nói: 
+ Nói thầm
+ Nói cho bạn nghe
+ Nói cho cả lớp nghe
- HS lắng nghe
- HS thảo luận xác định nhiệm vụ: Tính độ dài mỗi đường gấp khúc
- HS nêu được các bước thực hiện và tiến hành thực hiện:
+ Nêu cách thức:
Xác định số đoạn thẳng của mỗi đường gấp khúc
Xác định số đo mỗi đoạn thẳng
Xác định độ dài đường gấp khúc
+ Tiến hành thực hiện:
Đo độ dài mỗi đoạn thẳng
Tính độ dài mỗi đường gấp khúc hoặc đo liên tiếp
- Các nhóm trình bày:
+ Đường màu vàng: 
5 cm + 6 cm + 4 cm = 15 cm
+ Đường màu xanh:
6 cm + 9 cm = 15 cm
- HS lắng nghe
- HS trả lời.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Môn học: Tự nhiên và xã hội Lớp 2A3
Tên bài học: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà (1 tiết)
 Thời gian thực hiện: Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.
-Thực hiện yêu cầu cần đạt này trong hoạt động vận dụng ở gia đình: Thu thập được thông tin 
về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống. Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.
Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc.
Đưa ra được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; 
thu thập thông tin..; Thích ứng với cuộc sống; xử lý tình huống nhanh.
- Phẩm chất: chăm chỉ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: bài hát, tranh tình huống.
HS: SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động và khám phá 5’
- GV tổ chức cho HS nối tiếp kể nhanh tên những thức ăn, đồ uống mà gia đình thường sử dụng.
 - GV dẫn dắt vào bài học: “Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà”.
- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức 7;
 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
GV chia lớp thành các nhóm 2 HS.
GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 16 (GV có thể phóng to hình hoặc trình chiếu hình và yêu cầu của hoạt động lên bảng).
HS hỏi - đáp theo các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ trong hình đang làm gì?
+ Điều gì có thể xảy ra với bạn? Vì sao?
GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ hình và hỏi - đáp trước lớp.
Kết luận: Một số tình huống có thể dẫn đến ngộ độc: nhầm thuốc với kẹo, nước uống; ăn phải hoa, quả,... của cây có độc; nhiễm chất độc từ các đồ dùng như thuỷ ngân trong nhiệt kế; ăn uống không hợp vệ sinh;...
Hoạt động: Kể chuyện theo hình
GV yêu cầu HS quan sát các hình 5, 6, 7, 8 trong SGK trang 17 và thảo luận:
+ Kể lại câu chuyện của bạn Nam theo các hình.
+ Vì sao Nam bị ngộ độc? Khi bị ngộ độc, Nam có biểu hiện như thế nào?
+ Em học được điều gì từ câu chuyện đó?
GV và HS nhận xét và cùng rút ra kết luận.
Kết luận: Một số thức ăn, đồ uống nếu không bảo quản hoặc hết hạn sử dụng có thể gây ngộ độc khi chúng ta ăn, uống vào cơ thể, gây ra hiện tượng buồn nôn, hoa mắt, đau bụng,...
Hoạt động: Sưu tầm thông tin về những trường hợp bị ngộ độc
HS hỏi - đáp nhau theo các câu hỏi:
+ Tìm hiểu trên sách, báo, ti vi,. về những trường hợp bị ngộ độc ở nhà mà bạn biết.
+ Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc trong trường hợp đó là gì?
+ Người ngộ độc có biểu hiện như thế nào?
GV mời 2 đến 3 cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp.
* Kết luận: Một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống nếu không cất giữ, bảo quản cẩn thận, ăn không đúng cách hoặc không rõ nguồn gốc có thể gây ngộ độc và nguy hiểm đến sức khoẻ của bản thân.
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học 3’
-GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị: Sưu tầm thêm tranh, ảnh hoặc truyện kể về những trường hợp bị ngộ độc ở nhà qua sách báo, internet,...
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- HS kể nhanh tên những thức ăn, đồ uống mà gia đình thường sử dụng.
- 2-3 HS nhắc lại.
-HS quan sát hình trả lời
-HS tham gia nhận xét
-2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ hình và hỏi - đáp trước lớp.
-HS lắng nghe
- HS quan sát tranh, thảo luận.
- HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét.
- HS nghe.
- Vài HS đọc yêu cầu.
-Vài cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp
-HS lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe, thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_6_nam_hoc_2021_2022.docx