Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 33

CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI

Bài 3: Nàng tiên Ốc (Tiết 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Sắp xếp được các từ thành câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành”; nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh họa và hoạt động khởi động.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Bài thơ là câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa bà lão và nàng tiên Ốc. Từ đó rút ra được ý nghĩa: Khuyên chúng ta sống nhân hậu, biết giúp đỡ mọi người. Những người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu sẽ gặp được nhiều điều tốt đẹp.

- Tìm đọc được một bài thơ hoặc đoạn lời bài hát viết về tình cảm, sự gắn bó với thiên nhiên, tình cảm với con người, viết được Nhật kí đọc sách; chia sẻ được với bạn tình cảm, suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ hoặc đoạn lời bài hát.

- Kể lại được câu chuyện “Nàng tiên Ốc” bằng lời của em.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ và tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được cách giải quyết vấn đề.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Nhân ái: Biết yêu thương, giúp đỡ người khác.

- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.

- Trách nhiệm: Biết giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 16 trang Thu Lụa 29/12/2023 1660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 33

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 33
TUẦN 33
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI
Bài 3: Nàng tiên Ốc (Tiết 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Sắp xếp được các từ thành câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành”; nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh họa và hoạt động khởi động.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Bài thơ là câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa bà lão và nàng tiên Ốc. Từ đó rút ra được ý nghĩa: Khuyên chúng ta sống nhân hậu, biết giúp đỡ mọi người. Những người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu sẽ gặp được nhiều điều tốt đẹp.
- Tìm đọc được một bài thơ hoặc đoạn lời bài hát viết về tình cảm, sự gắn bó với thiên nhiên, tình cảm với con người, viết được Nhật kí đọc sách; chia sẻ được với bạn tình cảm, suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ hoặc đoạn lời bài hát.
- Kể lại được câu chuyện “Nàng tiên Ốc” bằng lời của em.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được cách giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: Biết yêu thương, giúp đỡ người khác.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Biết giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
SHS, SGV
Hs mang đến lớp bài thơ hoặc đoạn lời bài hát phù hợp với chủ điểm “Vòng tay nhân ái” và Nhật kí đọc sách.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV giao bài tập: Sắp xếp các từ thành câu tục ngữ (Ở hiền gặp lành)
- GV cho HS xem tranh
- GV giới thiệu bài.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Chia sẻ về ý nghĩa của tục ngữ.
- Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Đọc trôi chảy toàn bài, trả lời được các câu hỏi và hiểu ý nghĩa cùa bài.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu
- GV HD đọc từ khó: biêng biếc, tinh tươm
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn)
+Đoạn 1: Khổ thơ đầu
+ Đoạn 2: Khổ thơ thứ hai
+ Đoạn 3: Khổ thơ cuối
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Giải nghĩa từ khó hiểu: 
+ Chum: đồ đựng bằng gốm, loại lớn, miệng tròn, ở giữa phình ra, thót dần về phía đáy.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Bà cụ đã làm gì khi bắt được con ốc? Vì sao?
-GV hướng dẫn HS tìm ý đoạn 1: Bà lão bắt được một con ốc đẹp và đem về nuôi.
+ Câu 2: Từ khi bắt được ốc, những chuyện lạ gì đã xảy ra trong ngôi nhà của bà?
-GV hướng dẫn HS tìm ý đoạn 2: Những chuyện lạ xảy ra trong nhà bà lão.
+ Câu 3: Hành động “đập vỡ vỏ ốc xanh” và “ôm lấy nàng tiên” của bà cụ thể hiện điều gì?
-GV hướng dẫn HS tìm ý đoạn 3: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của bà lão và nàng tiên Ốc.
+ Câu 4: Theo em, cách kể chuyện của tác giả thú vị?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Bài thơ là câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa bà lão và nàng tiên Ốc. Bài thơ Khuyên chúng ta sống nhân hậu, biết giúp đỡ mọi người. Những người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu sẽ gặp được nhiều điều tốt đẹp.
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. Xác định được giọng đọc 
- GV đọc lại đoạn mẫu
- GV yêu cầu đọc lại đoạn
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ Đọc mở rộng:
-GV cho HS đọc đoạn thơ hoặc bài hát với chủ điểm “Vòng tay thân ái” mà HS đã chuẩn bị.
GV nhận xét.
- Khi bắt được con ốc, bà cụ đã thả ốc vào chum vì con ốc rất đẹp, bà thương nó nên không muốn bán.
- Từ khi bắt được ốc, nhà bà đã xảy ra những chuyện lạ: sân nhà sạch sẽ,đàn lợn được ăn no,cơm nước nấu sẵn, vườn ra sạch cỏ.
- Hành động “đập vỡ vỏ ốc xanh” và “ôm lấy nàng tiên” của bà cụ thể hiện tấm lòng yêu thương bà dành cho nàng tiên.
- Cách kể chuyện của tác giả thú vị vì diễn biến, tình tiết truyện được thể hiện bằng hình ảnh, vần điệu nên dễ nhớ.
- HS đọc lại toàn bài.
- HS nhắc lại
HS đọc lại đoạn
HS đọc 
Viết nhật kí đọc sách (những từ ngữ, hình ảnh đẹp,...)
HS chia sẻ về nhật kí đọc sách à HS khác nhận xét.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
-GV cho HS đọc đoạn thơ hoặc bài hát với chủ điểm “Vòng tay thân ái” mà HS đã chuẩn bị.
GV nhận xét.
HS đọc yeu cầu của hoạt động: Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời của em.
HS kể trong nhóm 4
Hs kể lại trước lớp à HS khác nhận xét.
5. Hoạt động nối tiếp:
- Mục tiêu:
 + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
 + Phát triển ngôn ngữ
Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS thi đua:
- Nêu lại nội dung bài đọc “Nàng tiên Ốc”
- Nếu một chú chim sẻ bị thương và rơi xuống nhà em, em sẽ làm gì?
GV nhận xét
-HS trả lời
-HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu: Trạng ngữ chỉ phương tiện (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Nhận diện và biết cách sử dụng trạng ngữ chỉ phương tiện.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được cách giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Biết giữ trật tự, biết lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Thẻ từ, thẻ câu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS hát
- HS lắng nghe.
2. Luyện từ và câu
- Mục tiêu: 
Nhận diện trạng ngữ chỉ phương tiện và tác dụng của nó.
- Cách tiến hành:
2.1. 
- GV hướng dẫn
- Các trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- GV nhận xét chốt ý.
2.2. Tìm trạng ngữ chỉ phương tiện phù hợp để thay thế
GV hướng dẫn
- GV nhận xét
2.3. Tìm chủ ngữ, vị ngữ phù hợp để thay thế
GV yêu cầu
- GV nhận xét.
2.4. Đặt câu sử dụng trạng ngữ chỉ phương tiện.
- Gv yêu cầu
GV nhận xét
- HS xác định yêu cầu của BT1
- Hs thảo luận nhóm đôi, làm bài vào VBT:
a/ Bằng lời ru ngọt ngào
b/ Với hai màu vàng và xanh
c/ Bằng thuyền buồm
d/ Với rất nhiều nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, thực nghiệm
- Trạng ngữ bổ sung cho câu ý nghĩa chỉ phương tiện thực hiện hoạt động.
- HS xác định yêu cầu của BT2
- Hs thảo luận nhóm 4, làm bài vào VBT:
a/ Bằng chiếc xe đạp cũ, bố đưa đón tôi đi học mỗi ngày.
b/ Với chất giọng trầm ấm, thầy giáo đọc cho chúng tôi nghe câu chuyện “ Cậu bé gặt gió”.
- HS xác định yêu cầu của BT3
- Hs làm bài vào VBT:
a/ Với hai bàn tay khéo léo, người thợ đã tạo nên những chiếc bình gốm đẹp.
c/ Bằng một điệu múa dân tộc độc đáo, lớp chúng em đã đạt giải nhất hội thi “Tìm hiểu về văn hóa Việt Nam”.
- HS xác định yêu cầu của BT4
- Hs thảo luận nhóm đôi, viết câu vào VBT.
- HS trình bày.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi ghép CN và VN thích hợp
- Nhận xét, tuyên dương
- HS chơi theo nhóm.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------
VIẾT
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT (T4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
Viết được đoạn văn tả hoạt động hoặc thói quen của con vật sống trong môi trường tự nhiên mà em thích.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được cách giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Biết giữ trật tự, biết lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
SHS, SGV
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: 
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát “Con chim non”
- GV Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài mới, Ghi bảng đầu bài.
- HS hát
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
Lập dàn ý cho bài văn
- Mục tiêu: 
Viết được đoạn văn tả hoạt động hoặc thói quen của một con vật.
- Cách tiến hành:
2.1. Tìm hiểu đoạn văn tả hoạt động hoặc thói quen của một con vật sống trong môi trường tự nhiên.
- GV yêu cầu
- GV nhận xét.
2.2. Viết đoạn văn tả hoạt động hoặc thói quen của một con vật sống trong môi trường tự nhiên mà em thích.
GV yêu cầu
2.3. Chia sẻ những điều em thích ở đoạn văn của mình.
- GV yêu cầu
GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT1 và đọc đoạn văn.
- Hs thảo luận nhóm đôi, thực hiện các yêu cầu vào VBT:
a/ Đoạn văn tả đàn nai
b/ Tác giả chọn tả hoạt động ra suối uống nước của đàn nai
c/ Khi thực hiện hoạt động, hai cánh mũi của con nai phập phồng,cái mõm đen kịt nhệu nhạo nhai.
- HS trình bày à HS khác nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT2.
- Hs dựa vào dàn ý trang 114, chọn một con vật sống trong môi trường tự nhiên em thích, nhớ lại những hoạt động tiêu biểu, thói quen sinh hoạt của con vật đó.
- HS làm bài vào VBT.
- HS xác định yêu cầu của BT4.
- HS trao đổi nhóm đôi
- HS chia sẻ trước lớp à HS khác nhận xét.
3. Vận dụng: 
* Mục tiêu: 
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
* Cách tiến hành:
- Gv tổ chức cho HS thi đua ghép tên bộ phận của con vật phù hợp với đặc điểm.
- Gv tổng kết bài học.
-HS tham gia  ... .........................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
TUẦN 33
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI
Bài 4: Nghe hạt dẻ hát (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Chia sẻ được với bạn những hình ảnh và âm thanh có trong một khu vườn hoặc khu rừng; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài,tranh minh họa và hoạt động khởi động.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Ca ngọi vẻ đẹp và những điều tuyệt vời ở khu rừng dẻ. Từ đó rút ra được ý nghĩa: Thể hiện tình cảm, niềm tự hào của tác giả đối với rừng dẻ quê hương.
- Tìm được từ ngữ gợi tả âm thanh, nói được 1-2 câu về âm thanh em thích.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được cách giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Yêu nước: Yêu thiên nhiên đất nước.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Biết giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
SHS, SGV
Hình ảnh hoặc video về các con vật sống trong môi trường tự nhiên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV: Em hãy tưởng tượng và nêu lên những hình ảnh và âm thanh có trong khu vườn hoặc khu rừng
- GV cho HS xem tranh
- GV giới thiệu bài.
- HS hoạt động nhóm đôi
- HS chia sẻ 
- Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Đọc trôi chảy toàn bài, trả lời được các câu hỏi và hiểu ý nghĩa cùa bài.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu
- GV HD đọc từ khó: biêng biếc, tinh tươm
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn)
+Đoạn 1: Từ đầu không thể nào quên.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “cho đỡ them”
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Giải nghĩa từ khó hiểu: 
+ Tứ bề: bốn bề
+ Tĩnh mịch: yêu lặng và vắng vẻ
+ Râm ran: tiếng kêu hòa vào nhau một cách rộn rã
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Những điều gì tạo nên bản nhạc mùa thu ở quê tác giả?
+ Câu 2: Từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để tả bản nhạc mùa thu gợi cho em cảm nghĩ gì?
-GV hướng dẫn HS tìm ý đoạn 1: Âm thanh của rừng dẻ tạo thành một bản nhạc độc đáo, khó quên.
+ Câu 3: Sự có mặt của gà rừng và chồn hương đem đến điều gì cho khu rừng?
-GV hướng dẫn HS tìm ý đoạn 2: Những điều thú vị đến từ các con vật ở rừng dẻ.
+ Câu 4: Theo em, vì sao tác giả cảm thấy tuyệt vời khi được lang thang trong khu rừng dẻ?
-GV hướng dẫn HS tìm ý đoạn 3: Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp thanh bình của rừng dẻ.
+ Câu 5: Em hiểu thế nào về tên bài “Nghe hạt dẻ hát”?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Ca ngọi vẻ đẹp và những điều tuyệt vời ở khu rừng dẻ. Thể hiện tình cảm, niềm tự hào của tác giả đối với rừng dẻ quê hương.
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. Xác định được giọng đọc.
- GV đọc lại đoạn 2,3
- GV yêu cầu đọc lại đoạn
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Tiếng hạt dẻ râm ran, lao xao, rì rào, tí tách theo nhịp, rơi rơi như mưa đã tạo nên bản nhạc mùa thu ở quê tác giả.
- Khu rừng dẻ tựa như một khu rừng âm thanh kì diệu, sôi động, thú vị.
- Sự có mặt của gà rừng và chồn hương đem đến sự nhộn nhịp, sức sống cho khu rừng.
- Tác giả cảm thấy thật tuyệt vời khi được lang thanh trong khu rừng dẻ vì nơi đây có cảnh vật rất đẹp, tác giả như được hòa mình vào khung cảnh thơ mộng đó, hòa mình vào thiên nhiện tươi đẹp, trong lành, ấm áp
- Vì tiếng hạt dẻ rơi tựa như tiếng nhạc.
HS nhắc lại
Hs nghe
HS đọc trong nhóm
Hs đọc trước lớp
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- Hoạt động 1: Thi tìm từ ngữ gợi tả âm thanh
- Hoạt động 2: Nói 1-2 câu về âm thanh em thích.
GV nhận xét.
HS đọc yêu cầu của hoạt động.
HS chơi trò chuyền hoa để thi tìm từ ngữ.VD: tí tách, róc rách, xào xạc, lộp bộp, ầm ầm,..
HS đọc yêu cầu của hoạt động.
Hs thảo luận nhóm đôi. Gợi ý: HS nêu lí do thích âm thanh đó, âm thanh đó được nghe ở đâu,...
Hs nói lại trước lớp à HS khác nhận xét.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu: Luyện tập về trạng ngữ (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Luyện tập nhận diện và sử dụng trạng ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được cách giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Biết giữ trật tự, biết lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Thẻ từ, thẻ câu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thi đua nối trạng ngữ thích hợp với câu văn.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS thi đua
- HS lắng nghe.
2. Luyện từ và câu
- Mục tiêu: 
Xác định được trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu.
- Cách tiến hành:
2.1. 
- GV yêu cầu
- GV nhận xét chốt ý.
2.2. Tìm trạng ngữ phù hợp để thay thế
GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu
GV tổ chức cho Hs làm bài
- GV nhận xét
2.3. Đặt câu có sử dụng trạng ngữ
GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bải tập
GV cho HS làm bài vào VBT
- GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT1 và đọc đoạn văn.
- Hs thảo luận nhóm đôi, làm bài vào VBT
a/ Từ trên không, tiếng kêu của đàn sếu / vọng xuống rồi xa dần.
b/ Lúc này, trên những thửa ruộng đã gặt, người ta / đang đốt những gốc rạ khô.
c/ Để đám cháy không lan rộng, trước khi đốt, rạ / được vun thành từng đống nhỏ.
d/ Gió / cuốn những làn khói xanh cuồn cuộn về phía Tây nam.
- HS sửa bài trước lớpà HS khác nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT2
- Hs làm bài vào VBT:
a/ Vì em học tốt, ông bà rất hài lòng.
b/ Vào ngày Nhà giáo VN, chúng em gửi tới cô giáo những lời yêu thương.
c/ Bằng tình yêu và niềm say mê, anh ấy chơi một bản nhạc rất xúc động.
d/ Mũa xuân, đàn chim én rủ nhau bay về.
e/ Trên sân trường, những cây bàng tỏa bóng che mát cho chúng em.
- HS xác định yêu cầu của BT3
- Hs làm bài vào VBT
- 2-3 HS trình bày trước lớp à HS khác nhận xét.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi tìm Trạng ngữ thích hợp với câu văn: Xe cộ chạy tấp nập.
 A. Trong vườn
 B. Trên cành cây
 C. Ngoài đường
 D. Trên các lề phố
 - GV nhận xét, tuyên dương
- HS thi đua 
( Đáp án: C)
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------
VIẾT
LUYỆN TẬP VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
Viết được bài văn miêu tả con vật (con vật sống trong môi trường tự nhiên)
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được cách giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Biết giữ trật tự, biết lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
SHS, SGV
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: 
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát bài “Chú voi con ở bản Đôn”
- GV Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài mới, Ghi bảng đầu bài.
- HS hát
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
Luyện tập viết bài văn miêu tả con vật
- Mục tiêu: 
Viết được bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên.
- Cách tiến hành:
2.1. Viết bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên.
- GV yêu cầu
- GV lưu ý HS khi làm bài
- GV nhận xét.
2.2. Đọc lại và chỉnh sửa bài viết.
GV yêu cầu
- GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT1 và đọc sơ đồ gợi ý.
- Hs xem lại dàn ý đã lập ở tiết trước
- HS nghe
- HS viết bài văn vào tập.
- 3-4 HS trình bày à HS khác nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT2.
- Hs trao đổi nhóm đôi, chia sẻ bài viết và những nội dung sẽ chỉnh sửa.
- HS chọn viết lại 1 đoạn vào VBT.
- HS đọc lại đoạn chỉnh sửa trước lớp à HS khác nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp: 
* Mục tiêu: 
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
* Cách tiến hành:
- Gv cho HS thi đua “Ai nhanh ai đúng?”
 + Bài văn miêu tả con vật gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
 + Nêu nội dung chính của từng phần?
- Gv tổng kết bài học.
-HS thi đua
-HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_33.docx