Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 32

CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

Bài 1: CÁ HEO Ở BIỂN TRƯỜNG SA (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Chia sẻ điều em biết về một loài vật sống ở biển dựa vào gợi ý; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Cá heo rất gần gũi và biết cách thể hiện tình cảm với con người. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- SHS, VBT, SGV.

- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to.

- Tranh, ảnh hoặc video clip về cá heo nhào lộn trên biển (nếu có).

- Bảng phụ ghi đoạn 2.

- Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.

Học sinh

 

docx 19 trang Thu Lụa 29/12/2023 13380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 32

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 32
TUẦN 32
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ
Bài 1: CÁ HEO Ở BIỂN TRƯỜNG SA (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
Chia sẻ điều em biết về một loài vật sống ở biển dựa vào gợi ý; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Cá heo rất gần gũi và biết cách thể hiện tình cảm với con người. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Giáo viên
SHS, VBT, SGV.
Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to.
Tranh, ảnh hoặc video clip về cá heo nhào lộn trên biển (nếu có).
Bảng phụ ghi đoạn 2.
Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Học sinh
SHS, VBT, bút, vở.
HS mang theo tranh, ảnh chụp một số loài vật sống ở biển và một số loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1 - 2
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Chia sẻ điều em biết về một loài vật sống ở biển dựa vào gợi ý.
+ Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Cách tiến hành:
HS nghe GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm “Vòng tay thân ái” (Gợi ý: Con người sống cần có tình cảm yêu mến và gần gũi với mọi người, mọi vật xung quanh. Các châu lục, các nước trên thế giới cũng cần có tình đoàn kết, thân ái,...).
- loài vật sống ở biển (có thể kết hợp sử dụng tranh, ảnh, video clip mà HS đã chuẩn bị từ trước) → Xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh → Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới “Cá heo ở biển Trường Sa”.
- HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời.
-HS thảo luận nhóm đôi
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Cá heo rất gần gũi và biết cách thể hiện tình cảm với con người. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
– HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý: Đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động, trạng thái và cảm xúc của người, vật; giọng anh chiến sĩ lúc đầu thể hiện niềm vui, ngạc nhiên, khi trò chuyện với cá heo thể hiện tình cảm vỗ về;).
– HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: quây quần, boong tàu, nghiền,; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài:
Tàu Phương Đông của chúng tôi/ buông neo trong vùng biển/ của quần đảo
Trường Sa.//;
Thì ra/ cá heo thấy các anh chiến sĩ hò hát vui quá,/ gọi nhau quây đến quanh tàu để chia vui.//;
– HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “để chia vui”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “toả ra biển rộng”.
+ Đoạn 3: Còn lại.
(Tuỳ thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.)
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
– HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài từ ngữ đã được giải thích ở SHS), VD:
nhắm nghiền ((mắt) nhắm thật chặt),
– HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS. 
GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Tàu Phương Đông buông neo ở đâu? Vào thời điểm nào?
- GV yêu cầu HS rút ra ý của đoạn
+ Câu 2: Tìm các chi tiết cho thấy cá heo thích nô đùa, thích được cổ vũ.
+ Câu 3: Cách gọi và hành động của anh chiến sĩ thể hiện tình cảm gì với chú cá heo bị nạn?
- GV yêu cầu HS rút ra ý của đoạn 2
+ Câu 4: Hành động nào cho thấy cá heo quý mến các chiến sĩ?
 - GV yêu cầu HS rút ra ý của đoạn 3
+ Câu 5: Tưởng tượng để kể 3 – 4 câu về cuộc chia tay của đàn cá heo với các anh chiến sĩ.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Cá heo rất gần gũi và biết cách thể hiện tình cảm với con người. 
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV gọi HS nêu lại ý nghĩa, nội dung bài đọc.
– HS nghe GV hoặc bạn đọc lại đoạn 2 và xác định giọng đọc đoạn này (Gợi ý: Giọng vui, tốc độ nhanh hơn so với đoạn 1; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của người, vật; giọng anh chiến sĩ lúc đầu thể hiện niềm vui, ngạc nhiên; khi trò chuyện với cá heo thể hiện tình cảm vỗ về,):
Cá heo giống tính trẻ em,/ thích nô đùa,/ thích được cổ vũ.// Anh em ùa ra vỗ tay,/ hoan hô:// “A!// Cá heo nhảy múa đẹp quá!”.// Thế là cá thích,/ nhảy vút lên thật cao.// Có chú quá đà/ vọt lên boong tàu/ cách mặt nước đến một mét.// Có lẽ va vào sắt bị đau,/ chú nằm im,/ mắt nhắm nghiền,/ phía đuôi bị rách một mảng.// Một anh chiến sĩ/ đến nâng con cá lên hai bàn tay,/ nói nựng://
– Có đau không,/ chú mình?// Lần sau khi nhảy múa/ phải chú ý nhé!// Đừng nhảy lên boong tàu.//
Anh vuốt ve con cá/ rồi thả xuống nước.// Cả đàn cá quay ngay lại,/ quay đầu về phía boong tàu,/ nhảy vung lên một cái/ như để cảm ơn/ rồi toả ra biển rộng.//
– GV gọi HS luyện đọc câu nói của anh chiến sĩ
– GV cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 2.
GV gọi 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
Câu 1: Tàu Phương Đông buông neo trong vùng biển của quần đảo Trường Sa, vào buổi tối.
Ý đoạn 1: Đàn cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu để chia vui cùng các anh chiến sĩ.
Câu 2: 
Chi tiết cho thấy cá heo thích nô đùa, thích được cổ vũ là “cá heo gọi nhau đến quanh tàu để chia vui”, khi được các anh chiến sĩ cổ vũ, “cá thích, nhảy vút lên thật cao.”,
Câu 3: 
Cách gọi và hành động của anh chiến sĩ thể hiện tình cảm yêu mến, yêu quý động vật, xem chú cá heo như một “đứa trẻ” để an ủi, vỗ về.
Ý đoạn 2: Cá heo nô đùa cùng các anh chiến sĩ và tình cảm yêu mến của các anh dành cho cá heo.
Câu 4: 
Hành động kéo đến, bơi trước mũi tàu như kẻ dẫn đường, quyến luyến không muốn chia tay cho thấy cá heo rất quý mến các chiến sĩ.
Ý đoạn 3: Đàn cá heo cũng rất quyến luyến các anh chiến sĩ. 
Câu 5: 
HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.
- HS trả lời
-HS lắng nghe.
– HS nhắc lại cách hiểu về nội dung, ý nghĩa bài đọc. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
HS luyện đọc câu nói của anh chiến sĩ:
+ Câu thứ nhất: Giọng cao, thể hiện sự thích thú, sự ngạc nhiên.
+ Câu thứ hai: Giọng thể hiện tình cảm yêu mến, vỗ về.
HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 2.
1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài.
3. Hoạt động nối tiếp
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
GV cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Câu 1: Nêu lại nội dung bài đọc “Cá heo ở biển Trường Sa”
Câu 2: Theo em mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Hs tham gia chơi trò chơi và trả lời các câu hỏi.
-HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
TUẦN 32
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH, NGUYÊN NHÂN ( (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
 - Nhận diện và biết sử dụng trạng ngữ chỉ mục đích, nguyên nhân.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: 
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh
-SHS, VBT, bút, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS nhảy múa bài “Tập thể dục buổi sáng” để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia múa hát.
- HS lắng nghe.
2. Trạng ngữ chỉ mục đích, nguyên nhân
- Mục tiêu: 
Nhận diện và biết sử dụng trạng ngữ chỉ mục đích, nguyên nhân.
- Cách tiến hành:
2.1. Nhận diện trạng ngữ chỉ mục đích, nguyên nhân
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT1
- GV cho HS thảo luận nhóm 3 ( Làm bảng nhóm)
- GV cho HS chia sẻ kết quả.
– GV yêu cầu HS xác định trạng ngữ của từng câu.
– GV cho 1 – 2 nhóm HS chữa bài trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– HS nghe bạn và GV nhận xét, rút ra những điều em cần ghi nhớ về trạng ngữ chỉ mục đích, nguyên nhân.
2.2. Thay bằng một từ phù hợp
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT2
- GV cho HS làm vào VBT
- GV cho HS chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2.3. Thay trạng ngữ chỉ nguyên nhân hoặc mục đích phù hợp cho 
– HS xác định yêu cầu của BT 3.
– GV cho HS thực hiện nhóm 4, mỗi cá nhân trong nhóm thực hiện một câu (kĩ thuật Mảnh ghép) trước khi chia sẻ chung.
- GV cho HS chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2.4. Đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ chỉ nguyên nhân phù hợp với mỗi tranh
– GV cho HS trình bày kết quả trước lớp theo kĩ thuật Trình bày một phút.
- HS đọc yêu cầu BT1
- HS thảo luận nhóm.
- HS xác định trạng ngữ của từng câu. HS hoạt động nhóm nhỏ, làm bài vào VBT
+ Câu có trạng ngữ bổ sung ý chỉ nguyên nhân: 2, 3, 5
+ Câu có trạng ngữ bổ sung ý chỉ mục đích: 1, 4).
– 1 – 2 nhóm HS chữa bài trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu BT2
- HS làm vào VBT
– HS hoạt động nhóm đôi, chọn từ phù hợp 
Đáp án: a. Để; b. Nhờ; c. Nhờ (Vì);
d. Vì (Do); e. Nhằm).
– 1 – 2 nhóm HS chữa bài trước lớp.
- HS đọc yêu cầu BT3
HS thực hiện nhóm 4, mỗi cá nhân trong nhóm thực  ... tiến hành:
Dàn ý cho bài văn miêu tả con vật gồm mấy phần?
GV nhận xét tuyên dương, tổng kết bài học
-HS: -	 gồm 3 phần
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
TUẦN 32
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI
Bài 2: Vòng tay bè bạn (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Cùng bạn hỏi đáp được về tình cảm, cảm xúc khi tham gia một hoạt động dành cho thiếu nhi; nêu dược phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài và hoạt động khởi động.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Ca ngợi mối quan hệ hữu nghị truyền thống của nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia thông qua Liện hoan Thiếu nhi ba nước.
- Biết bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc đoạn lời bài hát.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được cách giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: Biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Biết giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
SHS, SGV
Hình ảnh hoặc video clip về Liên hoan ba nước (nếu có)
Bảng phụ ghi đoạn từ “Sau lễ khai mạc” đến “giữa ba dân tộc”.
Đoạn lời hoặc video clip bài hát “Thiếu nhi thế giới liên hoan”.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS xem tranh
- GV cho HS xem tranh
- GV giới thiệu bài.
- HS thảo luận nhóm đôi, cùng bạn hỏi đáp về tình cảm, xảm xucskhi tham gia một hoạt động dành cho thiếu nhi à Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Đọc trôi chảy toàn bài, trả lời được các câu hỏi và hiểu ý nghĩa cùa bài.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu (Giọng đọc rõ rang, rành mạch, vui tươi, nhấn giọng ở ngững từ ngữ chỉ hoạt động của Liên hoan Thiếu nhi ba nước)
- GV HD đọc từ khó: hữu nghị, sâu sắc; hướng dẫn cách ngắt nhịp và luyện đọc một số câu dài: Sau khi tham gia Liên hoan,/ các em thiếu nhi / có thêm nhiều kỉ niệm đẹp. / nhiều người bạn mới / và hiểu sâu sắc / về mối quan hệ hữu nghị truyền thống / Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia.//
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Giải nghĩa từ khó hiểu ngoài từ đã được giả thich ở SHS (nếu có)
- GV tổ chức
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Chủ đề của Liên hoan Thiếu nhi ba nước Việt Nam Lào – Cam-pu-chia năm 2022 hướng tới điều gì?
GV rút ý đoạn 1: Chủ để của Liên hoan Thiếu nhi 3 nước.
+ Câu 2: Những hoạt động của các em thiếu nhi thực hiện sau lễ khai mạc có ý nghĩa thế nào?
GV rút ý đoạn 2: Những hoạt động của thiếu nhi 3 nước.
+ Câu 3: Vì sao đêm giao lưu văn hóa được xem là điểm nhấn đặc sắc của Liên hoan?
GV rút ý đoạn 3: Đêm giao lưu văn hóa của thiếu nhi 3 nước.
+ Câu 4: Liên hoan thiếu nhi ba nước VN – Lào – Cam-pu-chia đem lại điều gì cho thiếu nhi?
+ Câu 5: Nếu được tham gia đêm giao lưu văn hóa với các bạn thiếu nhi Lào và Cam-pu-chia, em sẽ làm những gì để bày tỏ tình thân ái? VÌ sao?
à GV rút ý đoạn 4: Những điều tốt đẹp mà liên hoan mang lại cho thiếu nhi.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Ca ngợi mối quan hệ hữu nghị truyền thống của nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia thông qua Liện hoan Thiếu nhi ba nước.
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. Xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng
- GV đọc lại đoạn mẫu : Sau lễ khai mạc  giữa ba dận tộc.
Sau lễ khai mạc, / các em thiếu nhi cùng dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, / tham quan, / tìm hiểu “Không gian Bác Hồ với thiếu nhi”/, khu di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác, / khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi,//
 Điểm nhấn đặc sắc của Liên hoan/ là đêm giao lưu văn hóa / được tổ chức ở Nhà hát Thành phố.// Các em được cùng nhau giao lưu / mang đến những điệu múa, / câu hát / thấm tình hữu nghị, / tình đoàn kết đặc biệt giữa ba dân tộc.//
- GV nhận xét, tuyên dương.
-HS đọc đoạn, bài trong nhóm 4
-HS thảo luận nhóm 4 để trả lời từng câu hỏi trong SGK
- Chủ đề của Liên hoan Thiếu nhi ba nước Việt Nam Lào – Cam-pu-chia năm 2022 hướng đến tình hữu nghị, tình đoàn kết giữa thiếu nhi ba nước.
- Những hoạt động của các em thiếu nhi thực hiện sau lễ khai mạc có ý nghĩa sâu sắc, to lớn nhằm giúp các em thiếu nhi nước bạn hieur hơn về tình cảm mà Bác Hồ dành cho thiếu nhi và lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc VN.
- Đêm giao lưu văn hóa được xem là điểm nhấn đặc sắc của Liên hoan vì các em được cùng nhau giao lưu, chia sể những điệu múa, câu hát thấm tình hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt giữa ba dân tộc.
- Liên hoan thiếu nhi ba nước VN – Lào – Cam-pu-chia đem lại nhiều kỉ niệm, nhiều người bạn mới và giúp các em hiểu hơn về mối quan hệ hữu nghị của ba nước.
-HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng (VD: ca hát, đọc thơ về đất nước, con người VN,,,)
HS đọc trong nhóm đôi
HS khá giỏi đọc cả bài.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TUẦN 32
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI
Bài 2: Vòng tay bè bạn (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Tranh luận được theo chủ đề Thời gian là vốn quý.
- Biết bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc đoạn lời bài hát.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được cách giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: Biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Biết giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
SHS, SGV
Hình ảnh hoặc video clip về Liên hoan ba nước (nếu có)
Đoạn lời hoặc video clip bài hát “Thiếu nhi thế giới liên hoan”.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS thi đua tìm đáp án đúng và nhanh nhất: 
 Liên hoan thiếu nhi của các nước:
 a/ Việt Nam – In-đô-nê-xi-a – Lào.
 b/ Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia
 c/ Việt Nam – Lào – Thái Lan
 d/ Việt Nam – Lào – Trung Quốc
- HS ghi đáp án vào bảng con. 3 bạn nhanh nhất cầm bảng lên bục giảng.
2. Nói và nghe.
- Mục tiêu: 
 + Tranh luận được theo chủ đề “Thời gian là vốn quý”
+ Biết bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc đoạn lời bài hát.
- Cách tiến hành:
-GV tổ chức
-GV hướng dẫn thêm:
+ Khẳng định ý kiến đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi trên.
+ Trình bày lí lẽ để bảo vệ ý kiến
- GV nhận xét
- HS xác định yêu cầu bài tập và đọc gợi ý
- HS thảo luận nhóm 4 để bày tỏ ý kiến cá nhân:
+ Đồng ý: thời gian làm ra của cải / Có thời gian để chăm sóc người thân / Có thời gian để học tập, trau dồi thêm hiểu biết/...
+ Không đồng ý: Thời gian là vô tận / Không làm lúc này thì làm vào lúc khác / Có nhiều thứ khác quý hơn thời gian/..
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
-GV cho HS đọc yêu cầu của hoạt động: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc đoạn lời bài hát “Thiếu nhi thế giới liên hoan”
GV nhận xét.
HS đọc yêu cầu của hoạt động.
HS viết cảm nhận sau khi đọc khổ thơ, dán vào phiếu nhóm và chia sẻ trong nhóm
Hs chia sẻ trước lớp à HS khác nhận xét.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TUẦN 32
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI
Bài 2: Vòng tay bè bạn (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Biết rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bài văn đã viết.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được cách giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: Biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Biết giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS xem tranh: Tranh vẽ gì? Em có suy nghĩ gì khi xem tranh này?
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời.
2. VIẾT
 Trả bài văn miêu tả con vật
a/ Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn
GV nhận xét chung về bài văn tả một con vật nuôi mà em thích:
+ Ưu điểm
+ Hạn chế
b/ Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết
c/ Trao đổi với bạn và viết lại một đoạn trong bài văn
-GV nêu yêu cầu
-Bài tập 3c
-GV nhận xét
HS nghe 
-HS đọc lời nhận xét của thầy cô về bài viết đã nộp
-HS dựa vào nhận xét chung và riêng của thầy cô để chỉnh sửa bài viết (cấu tạo, chọn lọc chi tiết, sử dụng từ ngữ, hình ảnh,...)
-HS trao đổi với bạn trong nhóm đôi về bài viết dựa vào các gợi ý:
+ Những điều học được ở bài viết của bạn
+ Những nội dung có thể điều chỉnh để bài viết hay hơn
+ Những nội dung muốn góp ý cho bài viết của bạn.
-HS xác định yêu cầu của bài tập 3c, chọn một đoạn và viết lại vào VBT theo hướng mở rộng ý à HS trình bày trước lớp à HS khác nhận xét
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_32.docx