Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 35

Bài : Ôn luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

 Ôn luyện đọc thành tiếng, đọc hiểu văn bản.

2. Năng lực chung.

 Năng lực tự chủ, tự học lắng nghe, đọc và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Phiếu cho HS bắt thăm đọc đoạn và câu hỏi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 16 trang Thu Lụa 29/12/2023 720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 35

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 35
TUẦN 35
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI
Bài : Ôn luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
 Ôn luyện đọc thành tiếng, đọc hiểu văn bản.
2. Năng lực chung.
 Năng lực tự chủ, tự học lắng nghe, đọc và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Phiếu cho HS bắt thăm đọc đoạn và câu hỏi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức hát bài Cái cây xanh xanh 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS Hát
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
 + Đọc và trả lời tốt các câu hỏi của bài tập đọc.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
 1. Ôn luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu
 - Gọi HS xác định yêu cầu của BT 1.
 - Cho Nhóm 4 hoặc HS bắt thăm, đọc thành tiếng một đoạn và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc trong bài “Chiều thu quê em”:
 + Phiếu số 1: Đọc đoạn từ đầu đên “rong chơi” và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào gợi tả vẻ đẹp thanh bình của khu vườn? 
 + Phiếu số 2: Đọc đoạn từ đầu đến “ rong chơi” và trả lời câu hỏi: Theo em, hai câu thơ “Dòng sông mát lành tuổi nhỏ/ Nước tung tóe ướt tiếng cười” muốn nói điều gì? 
 + Phiếu số 3: Đọc đoạn từ “Dòng sông” đến hết và trả lời câu hỏi: Cảnh vật buổi chiều mùa thu hiện lên như thế nào trong đoạn thơ? 
 + Phiếu số 4: Đọc đoạn từ “Dòng sông” đến hết và trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao bé phác họa được đậm nét bức tranh quê hương mùa thu? 
 - Gọi một số HS thi đọc thành tiếng một đoạn trong bài.
 - Nội dung bài đọc là gì?
 - Gọi HS nhận xét bạn.
 - GV nhận xét phần đọc – Tuyên dương
2. Chia sẻ về bài đọc 
 - Cho HS xác định yêu cầu BT 2.
 - Gọi HS trao đổi trong nhóm nhỏ, nói về một hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa trong bài mà em thích và giải thích lí do.
 - Gọi HS nhận xét bạn.
 - GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết tiết ôn tập.
- HS xác định yêu cầu của BT 1.
Cho Nhóm 4 hoặc HS bắt thăm, đọc thành tiếng một đoạn và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc trong bài “Chiều thu quê em”:
- Những hình ảnh gợi tả vẻ đẹp thanh bình của khu vườn là : Nắng chiều mỏng manh, chuồn kim khâu tả, hoa chuối rơi như tàn lửa, đất trời ướp bằng hương, chim giấu chiều trong cánh, lục bình líu ríu, nước ướt tiếng cười, con bò mải mê gặm cỏ, cánh diều ca hát rong chơi.
-Hai câu thơ “Dòng sông mát lành tuổi nhỏ/ Nước tung tóe ướt tiếng cười” muốn nói điều là Hai câu thơ muốn nói tuổi thơ của bạn nhỏ gắn liền với dòng sông, đùa vui trên sông cùng bạn bè.
-Cảnh vật buổi chiều mùa thu hiện lên trong đoạn thơ là: Cảnh vật thanh bình, đẹp, đáng yêu, là cảnh quê hương rung động hồn người.
-Theo em, bé phác họa được đậm nét bức tranh quê hương mùa thu vì bé rất yêu quê hương nên cảm nhận được mọi vẻ đẹp thanh bình của nơi đây.
- Đọc thành tiếng 3 đòng thơ đầu. Quê hương em có cảnh vật thanh bình, đẹp, đáng yêu, mọi vẻ đẹp của nơi đây hiện ra rất tuyệt vời.
Lắng nghe
HS xác định yêu cầu BT 2.
-Thảo luận và trả lời em thích hình ảnh Hoa chuối như tàn lửa. Vì hoa chuối có màu rất đẹp và hấp dẫn.
 Nhận xét
Lắng nghe
4.Hoạt động nối tiếp: 
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc lại bài và hiểu nội dung từng đoạn trong bài đọc và yêu thích học thơ.
Cách tiến hành:
Cho HS thi đua đọc theo nhóm và bình chọn nhóm đọc hay
1.7. Hoạt động nối tiếp
- Em thích khổ thơ nào nhất trong bài?Vì sao?
- Giáo viên nhận xét tiết dạy, tuyên dương
- Chia sẻ một số khổ thơ em thích nhất.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI
Bài : Nghe – viết : Đất lành chim đậu 
Ôn luyện quy tắc viết hoa tên cơ quan , tổ chức (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
 1. Ôn tập viết chính tả đoạn bài
 2. Ôn tập viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức.
2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ, tự học lắng nghe
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Bảng phụ ghi bài “Đất lành chim đậu”.
 - Tranh, ảnh hoặc video clip về sân chim vùng Rạch Giá, Hà Tiên,  (nếu có).
 - Thẻ từ, thẻ câu để thực hiện các BT 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức hát bài Trái đất này là của chúng mình 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS Hát
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Viết đúng bài chính tả và hoàn thành tốt các bài tập.
+ Biết viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
 1. Ôn tập viết chính tả
 - Gọi HS xác định yêu cầu của BT 1.
 - GV đọc bài “ Đất lành chim đậu”
 - Cho HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
 + Bài văn giới thiệu về vùng nào?
 + Những địa danh nào được nhắc đến trong bài văn? Chúng được viết hoa thế nào?
-Cho HS nhận xét các từ cần chú ý trong bài chính tả . 
- GV đọc lại bài trước khi cho HS viết vào vở
- Cho HS viết bài chính tả
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi
- Đổi vở cho nhau để soát lỗi
- Cho HS nhận xét bạn 
- GV chấm một số bài 
- Nhận xét và nêu hướng khắc phục một số lỗi.
 2. Ôn tập viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức
 - Cho HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2.
 - HS nhắc lại cách viết hoa của tên riêng cơ quan, tổ chức đã học.
- Cho HS viết vào VBT TV 
- Gọi HS trình bày
GV nhận xét- Tuyên dương 
HS xác định yêu cầu của BT 1.
Lắng nghe
HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Ca ngợi vùng đất tốt có nhiều loài chim đến sinh sống và ở đây.
 -Vùng Rạch Giá – Hà Tiên
- Những địa danh nào được nhắc đến trong bài văn là: Cái Lớn, Cái Nước, Thầy Quơn, Thứ Nhứt .
-Chúng được viết hoa Chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
-HS nêu từ khó Rạch Giá, Hà Tiên, Cái Lớn
HS dò bài
Viết bài 
Soát lỗi
Nhận xét
Viết 3- 4 câu nói về một hoạt động góp phần xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp trong có có giới thiệu tên trường
Viết hoa tiếng đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng.
Viết vào VBT TV
-Hưởng ứng ngày tết trồng cây, em và các bạn trong lớp 4A trường TH Nguyễn Trung Trực đã tham gia buổi trồng cây và lao động vệ sinh trường lớp vào chủ nhật tuần qua. Em được phân công nhiệm vụ trồng một cây xanh ở góc sân trường. Sau khi dùng cuốc, xeng đào một hố nhỏ, em nhẹ nhàng vùi gốc cây vào trong hố. Em rất vui vì đã góp phần giúp sân trường trở nên xanh - sạch - đẹp.
- Lắng nghe
4.Hoạt động nối tiếp: 
Mục tiêu: Viết đúng tên tên một số địa danh, cảnh đẹp nội tiếng 
Cách tiến hành:
 Cho HS nêu cách viết lại một số từ khó vào bảng con.
 Em hãy nêu một số địa danh nổi tiếng khu vực nơi em ở?
Sông Tiên, Chùa Hoa Lâm, TP Sa Đéc.
 GV nhận xét – Tuyên dương
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI
Bài : Ôn luyện Nói và nghe: Tranh luận, bày tỏ ý kiến về câu nói: Sức khỏe là vốn quý nhất của con người (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
 Ôn luyện kỹ năng tranh luận, bày tỏ được ý kiến của bản thân về một nhận định dựa vào gợi ý.
2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ và trả lời các câu hỏi. 
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Đoàn kết, nhân ái, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Hình ảnh, video clip về hội khỏe, về những con người mạnh khỏe đang làm việc, học tập, nghiên cứu, bảo vệ Tổ quốc, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức hát bài Lớp chúng mình đoàn kết 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS Hát
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Biết bày tỏ ý kiến về câu nói: Sức khỏe là vốn quý nhất của con người
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
 1. Khẳng định ý kiến đồng ý hay không đồng ý với câu nói Sức khỏe và vốn quý của con người
- Gọi HS xác định yêu cầu của đề bài, quan sát các câu gợi ý.
 - Cho HS thảo luận, bày tỏ ý kiến trong nhóm nhỏ và giải thích lí do:
+ Em có đồng ý với câu nói Sức khỏe là vốn quý của con người không?
 + Em hãy nêu ý kiến về câu không đồng ý với câu nói Sức khỏe là vốn quý của con người.
 2. Trình bày lí lẽ để bảo vệ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với câu nói Sức khỏe và vốn quý của con người
- Cho Hai nhóm HS tiến hành tranh luận trước lớp, các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung ý kiến (kĩ thuật Bể cá).
 - Gọi HS trình bày lí lẽ để bảo vệ ý kiến đồng ý với câu nói Sức khỏe là vốn quý của con người:
 + Lí lẽ bảo vệ ý kiến đồng ý với câu nói Sức khỏe là vốn quý của con người: 
 * Con người làm được những gì khi có sức khỏe?
 * Cuộc sống của mỗi người sẽ ra sao khi họ không có sức khỏe?
 * Nếu gia đình, xã hội chỉ gồm những người không có sức khỏe thì điều gì sẽ xảy ra?
 + Lí lẽ để bảo vệ ý kiến không đồng ý với câu nói Sức khỏe là vốn quý của con người:
 * Có nhiều thứ quý hơn sức khỏe, đó là những gì?
 * Có thể ăn nhiều và tập luyện thể thao để có sức khỏe không?
 - Gọi 2 nhóm HS trình bày kết quả tranh luận, bày tỏ ý kiến trước lớp
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết tiết ôn tập.
HS xác định yêu cầu của đề bài, quan sát các câu gợi ý.
 + Đồng ý với câu nói Sức khỏe là vốn quý của con người.
 + 
Không đồ ý vì thời gian là vốn quý nhất của con người.
HS trình bày lí lẽ để bảo vệ ý kiến đồng ý với câu nói Sức khỏe là vốn quý của con người:
- Con người sẽ làm được nhiều việc khi có sức khỏe có thể học tập, lao động, vui chơi , giải trí, 
- * Cuộc sống sẽ vui vẻ, hạnh phúc nếu mọi người xung quanh ta đều khỏe mạnh.
-Cuộc sống sẽ không làm được các việc của cuộc sống hằng ngày.
Thời gian, tiền của
- Cần ăn uống điều độ và tập luyện thể dục thường xuyên.
Gọi 2 nhóm HS trình bày kết quả tranh luận, bày tỏ ý kiến trước lớp.
Nhận xét
 Lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu: Thành phần chính của câu ; trạng ngữ; lựa chọn, sử dụng từ ngữ; dấu câu (T4)
I. YÊU ...  GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia
- HS lắng nghe.
2. Luyện từ và câu
- Mục tiêu: 
 Biết xác định thành phần của câu trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.
- Cách tiến hành:
2. 1. Ôn luyện về thành phần chính của câu, trạng ngữ
 Gọi HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu.
Mỗi buổi sáng sớm tôi thường ra vườn, cảm nhận mùi hương ngai ngái của cây trái. Trong sự tĩnh lặng của ban mai, tôi nghe được cả tiếng lá xào xạc. Nhưng chỉ một lúc sau, giữa những vòm xanh, chim chóc bắt đầu cất tiếng hót líu lo. Nhờ bản hòa ca tuyệt dịu, khu vường trở nên náo nhiệt hẳn lên. Bằng trí tường tượng phong phú, tôi có cảm giác mình đang lạc vào trong một khu vườn cổ tích. 
-Cho HS làm bài trong nhóm đôi nêu câu có chứa chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong đoạn văn trên?
a.Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong mỗi câu.
b.Cho biết trạng ngữ trong mỗi câu thuộc loại nào?
 Gọi HS nhận xét bạn 
 GV nhận xét chung – Tuyên dương
 2.2. Ôn luyện về cách lựa chọn, sử dụng từ ngữ
 - Gọi HS đọc yêu cầu và xác định yêu cầu của BT 2.
Ta cần điền những từ ngữ nào vào chỗ trống?
 - Tổ chức cho HS chơi trò chơi
 - Cho HS nhận xét các bạn tham gia trò chơi
 - GV nhận xét chung - Tuyên dương
3. Ôn luyện về trạng ngữ, dấu ngoặc kép
 Đọc bài tập 3
- Gọi HS xác định yêu cầu của BT 3.
 - Cho HS làm bài vào VBT.
 - Gọi 3 HS chia sẻ kết quả trước lớp.
 - Cho HS nhận xét bạn.
 GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết tiết ôn tập.
 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 1 và đọc đoạn văn.
Các câu có chứa trạng ngữ là:
1/ Mỗi buổi sáng sớm tôi thường ra vườn, cảm nhận mùi hương ngai ngái của cây trái. 
2/ Trong sự tĩnh lặng của ban mai, tôi nghe được cả tiếng lá xào xạc. 
3/Một lúc sau, giữa những vòm xanh, chim chóc bắt đầu cất tiếng hót líu lo. 
4/ Nhờ bản hòa ca tuyệt dịu, khu vường trở nên náo nhiệt hẳn lên. 
5/ Bằng trí tường tượng phong phú, tôi có cảm giác mình đang lạc vào trong một khu vườn cổ tích. 
Câu 1: Trạng ngữ: Một buổi sáng sớm
 Chủ ngữ: tôi
 Vị ngữ: thường ra vườn, cảm nhận mùi hương ngai ngải của cây trái.
Câu 2: Trạng ngữ: Trong sự tĩnh lặng của ban mai
 Chủ ngữ: tôi
 Vị ngữ: nghe được cả tiếng xào xạc.
Câu 3: Trạng ngữ: Một lúc sau, giữa những vòm xanh
 Chủ ngữ: Chim chóc
 Vị ngữ: bắt đầu cất tiếng hót líu lo.
Câu 4: Trạng ngữ: Nhờ bản hòa ca tuyệt diệu
 Chủ ngữ: khu vườn
 Vị ngữ: trở nên náo nhiệt hẳn lên.
Câu 5: Trạng ngữ: Bằng trí tưởng tượng phong phú
 Chủ ngữ: tôi
 Vị ngữ: có cảm giác mình đang lạc vào trong một khu vườn cổ tích.
 b. Trạng ngữ thuộc trong từng câu loại
 + Câu 1: Trạng ngữ chỉ thời gian.
 + Câu 2: Trạng ngữ chỉ thời gian.
 + Câu 3: Trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ nơi chốn.
 + Câu 4: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
 + Câu 5: Trạng ngữ chỉ phương tiện.).
Thay 	trong đoạn văn sau bằng một từ ngữ phù hợp trong khung.:
Ta cần điền các từ: vang lừng, biếc, róc rách , mới, non).
HS chơi trò chơi Tiếp sức để chữa bài trước lớp.
Chiền chiện vừa sắm một cây đàn mới. Nó bay lên cao dạo một bản nhạc vang lừng báo hiệu mùa xuân đã đến. Những mầm non nghe tiếng nhạc của chiền chiện đứng dậy. suối róc rách chảy.Cùng với chiền chiện, tiếng hát của sáo sậu vang lên trong suốt:
Mùa xuân ! Mầm non, chồi biếc.
Nhận xét
 Tuyên dương
Viết đoạn văn ngắn nêu lí do em thích một bài đọc đã học ở lớp Bốn, trong đoạn văn:
Có sử dụng dấu ngoặc kép.
Có ít nhất một câu sử dụng trạng ngữ.
- HS làm bài vào VBT.
-Đọc truyện “Hoa cúc áo” của nhà văn Trần Đức Tiền, em đặt biệt yêu thích nhân vật dế còm. SGKtrang 58. Vì nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa cúc áo.
-Sáng sớm, từng đàn chim gáy sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang. SGK trang 82.
Lắng nghe
3.Hoạt động nối tiếp: 
Mục tiêu: Xác định được thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu.
Cách tiến hành: Cho HS tìm các bài đọc ngoài SGK và tìm các thành phần câu.
-Hãy đặt câu có chứa trạng ngữ và cho biết trạng ngữ trên chỉ gì?
GV nhận xét Tuyên dương
 Ở trường, em và các bạn cùng nhau thi đua học tốt.
Trạng ngữ : “Sáng sớm” chỉ nơi chốn.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------
ÔN LUYỆN VIẾT
 Viết bài văn tả một con vật hoặc loài vật thông minh mà biết (T5)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
 Ôn luyện viết bài văn miêu tả con vật hoặc loài vật thông minh mà em biết.
2. Năng lực chung.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác.
3. Phẩm chất.
- Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Tranh, ảnh, video clip một số con vật hoặc loài vật thông minh (VD: chó, mèo, cá heo, bồ câu, ngựa, voi, ) và hoạt động của chúng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: 
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV Cho HS Hát bài Meo meo meo 
- GV Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài mới, Ghi bảng đầu bài.
- HS hát
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện
- Mục tiêu: 
Giúp HS biết cách lập dàn ý bài văn miêu tả con vật, hoàn thành tốt các bài tập.
Viết được bài văn miêu tả con vật hoặc loài vật thông minh mà em biết.
- Cách tiến hành:
 2.1 Cho HS đọc bài tập
- Trong thế giới loài vật có nhiều loài rất thông minh; chó biết giữ nhà, cá heo biết làm xiếc, bồ câu biết đưa thư,Viết bài văn tả một con vật hoặc loài vật thông minh mà em biết.
- Xác định yêu cầu của BT và đọc các gợi ý trong sơ đồ.
-Em thích nhất đó là con vật gì? Nó có khả năng gì đặc biệt?
 Từ 2 câu hỏi trên GV rút ra phần mở bài
+ Con vật đó có đặc điểm hình dáng gì nổi bật?
+ Em ấn tượng với hoạt động hoặc thói quen nào thể hiện trí thông minh của con vật đó nhiều nhất? Vì sao?
	GV rút ra phần thân bài
 + Em có tình cảm, cảm xúc thế nào với con vật dó?
 + 
	GV rút ra phần kết bài
2.2 Thực hiện vào VBT TV
- Cho HS làm bài vào VBT.
- Gọi HS chia sẻ bài làm trước lớp.
- 2 HS chia sẻ bài làm trước lớp.
-Gọi HS nhận xét bạn 
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết tiết ôn tập.
Đọc bài tập
Viết bài văn tả một con vật hoặc loài vật thông minh mà em biết.
 Em thích nhất là con chó.Nó có khả năng giữ nhà cho em khi em đi vắng.
 Có đôi mắt tròn và sáng. Đôi tai như hình tam giác rất đẹp. Con chó nhà em to và có bộ lông vàng.
Mỗi khi có khách tới nó liền báo hiệu cho em biết
Em rất yêu quý con vật ở nhà em em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận.
 - HS làm bài vào VBT.
 - HS chia sẻ bài làm trước lớp.
- HS chia sẻ bài làm trước lớp.
 - HS nhận xét
- Lắng nghe
3.Hoạt động nối tiếp: 
Mục tiêu: Giúp HS nắm các phần bài văn miêu tả con vật.
Cách tiến hành: Cho HS thực hiện cảm nhận và nói về con vật mà minh yêu thích.
 Bài văn miêu tả con vật gồm mấy phần?Kể ra
 Con vật đó ở đâu có và nuôi được bao lâu?
Bài văn miêu tả con vật gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài; Kết bài.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI
 Đánh giá cuối năm học (Tiết 6,7)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
1. Đọc hiểu và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài “Bạn nhỏ trong rừng”.
2. Viết được bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở; hoặc viết bài văn tả một con vật có ích mà em biết.
2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ, tự học lắng nghe. 
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực , trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Nội dung đánh giá định kì in trên giấy (dạng phiếu) hoặc HS thực hiện vào VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS hát Lớp chúng mình đoàn kết
- Hát
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Đọc hiểu và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài “Bạn nhỏ trong rừng”.
 + Viết được bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở; hoặc viết bài văn tả một con vật có ích mà em biết.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
 A. Đánh giá kĩ năng đọc
 -GV hướng dẫn và thực hiện nội dung đánh giá kĩ năng đọc hiểu qua hoạt động đọc hiểu văn bản “Bạn nhỏ trong rừng”.
 + Gọi HS đọc thầm văn bản “Bạn nhỏ trong rừng” và tìm hiểu nghĩa của một số từ khó (nếu cần).
 + Cho HS thực hiện các câu hỏi, BT đọc hiểu, có thể làm phiếu đánh giá hoặc VBT.
 - Gọi HS đọc câu hỏi và trả lời
Chú sóc bụng đỏ sống ở đâu?
Bãn nhỏ đã thấy gì ở trong lỗ hủm dưới gốc cây?
Chi tiết sóc dự trữ thức ăn trong hủm cây nói lên điều gì?
Hối hận vì hiểu ra chính mình đã phá mất cái kho dự trữ thức ăn của sóc, bạn nhỏ đã làm gì?
Trong câu “ Ở đấy có một chú sóc bụng đỏ ngày ngày ra vào” tác giả sử dụng cách nhân hóa nào?
Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho từ ngữ in đậm trong câu “ Trưa hôm thứ ba, trời hơi ấm chú sóc bụng đỏ bò ra ?”
Em thích chi tiết nào nhất trong bài? Vì sao?
Theo em, vì sao món quà cho chú sóc cũng là lời xin lỗi của bạn nhỏ?
Qua bài đọc, em có suy nghĩ gì về việc bảo vệ rừng?
Đặt câu nói về một sự việc được kể trong bài, trong đó có sử dụng trạng ngữ.
 Gọi HS nhận xét bạn
 GV nhận xét chung – Tuyên dương
 B. Đánh giá kĩ năng viết
 - Gọi HS đọc các đề bài và chọn đề bài sẽ thực hiện.
 Đề 1: Mỗi vùng, miền trên đất nước điều gắn với một loại cây đặc trưng dừa ở Bến Tre, bang vuông ở Trường Sa, phượng ở Hải Phòng,.Viết bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở.
Đề 2: Trong thế giới loài vật có nhiều loài có ích, chim sâu bảo vệ mùa màng , gà gáy sáng, vịt đẻ trứng, Viết bài văn tả một con vật có ích mà em biết.
 - Cho HS suy nghĩ để tìm ý cho bài viết và HS viết bài vào phiếu đánh giá hoặc VBT.
 - Gọi HS nhận xét
- Gv nhận chung- Tuyên dương
HS đọc thầm văn bản “Bạn nhỏ trong rừng” và tìm hiểu nghĩa của một số từ khó (nếu cần).
HS thực hiện các câu hỏi, BT đọc hiểu, có thể làm phiếu đánh giá hoặc VBT.
a. Ở một tổ nằm trong gốc cây.
 b. Hạt dẻ, quả gắm già, trám khô và rác.
 c. Chú rất biết lo xa.
 d. Bỏ một nửa ngô và trám vào cái hủm và trải một nửa quanh gốc cây.
 e. Sử dụng từ ngữ vốn dùng gọi người để gọi vật.
 g. ấm hơn.
 h. HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.
 i. Vì bạn nhỏ đã mang ngô, hạt dẻ, quả gắm, trám khô cho chú sóc sau khi biết mình vô tình làm hỏng “kho dự trữ” thức ăn cho mùa đông của chú.
 k. HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.
 l. HS trả lời theo suy nghĩ riêng.
- Nhận xét
Lắng nghe
 - Đọc các đề bài và chọn đề bài sẽ thực hiện.
 - Suy nghĩ để tìm ý cho bài viết.
- HS viết bài vào phiếu đánh giá hoặc VBT.
Nhận xét
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_35.docx