Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 2 - Năm học 2023-2024 - Trần Minh An ới Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 07 - Năm học 2023-2024

 Tiết 19: ÔN TẬP MỘT LI SỮA

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, đọc hiểu, đọc độc lập, đọc chia sẻ.

- Hiểu được nội dung bài đọc.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

Phẩm chất

- Chăm chỉ: Ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết.

- Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

Năng lực

- Tự chủ và tự học: Tự giác đọc bài

- Giao tiếp, hợp tác: Trình bày, diễn đạt để người khác hiểu; thể hiện sự tự tin khi trả lời, trình bày.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu nhận được một số thông tin từ truyện về Mảnh ghép yêu thương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 + Giáo viên: Bài soạn, SGK

 + Học sinh: SGK, xem lại bài

 

doc 34 trang Thu Lụa 29/12/2023 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 2 - Năm học 2023-2024 - Trần Minh An ới Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 07 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 2 - Năm học 2023-2024 - Trần Minh An ới Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 07 - Năm học 2023-2024

Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 2 - Năm học 2023-2024 - Trần Minh An ới Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 07 - Năm học 2023-2024
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 7
Thời gian thực hiện từ ngày 16/ 10 /2023 => 20/10/2023
THỨ
NGÀY
TIẾT
LL
TIẾT
CT
MÔN HỌC
TÊN BÀI DẠY
 ĐIỀU CHỈNH
HAI
16/10
1
19
TCTV
Ôn tập đọc Một li sữa
2
25
Tiếng anh
Giáo viên bộ môn
3
7
Đạo đức
Em cảm thông,  gặp khó khăn ( T2)
BA
17/10
1
13
TC toán
Ôn tập dãy số liệu
2
7
Tin học
Giáo viên bộ môn
3
13
LS&ĐL
Một số nét  miền núi Bắc Bộ ( T1)
TƯ
18/10
1
20
TCTV
Ôn tập Tính từ
2
26
Tiếng anh
Giáo viên bộ môn
3
7
Công nghệ
Vật liệu, dụng cụ  trong chậu ( T4)
NĂM
19/10
1
14
GDTC
Giáo viên bộ môn
2
14
TC toán
Ôn tập biểu đồ cột
3
7
HĐTN
Nhận diện nguy  xâm hại tình dục.
SÁU
20/10
1
21
TCTV
Ôn tập viết đoạn văn mở bài, kết bài
2
28
Tiếng anh
Giáo viên bộ môn
3
7
SHCN
Sinh hoạt lớp 
Thứ Hai, ngày 16 tháng 10 năm 2023
Tăng cường Tiếng Việt
 Tiết 19: ÔN TẬP MỘT LI SỮA
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, đọc hiểu, đọc độc lập, đọc chia sẻ.
- Hiểu được nội dung bài đọc.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
Phẩm chất 
- Chăm chỉ: Ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết.
- Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
Năng lực
- Tự chủ và tự học: Tự giác đọc bài
- Giao tiếp, hợp tác: Trình bày, diễn đạt để người khác hiểu; thể hiện sự tự tin khi trả lời, trình bày.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu nhận được một số thông tin từ truyện về Mảnh ghép yêu thương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 + Giáo viên: Bài soạn, SGK
 + Học sinh: SGK, xem lại bài 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (3 phút) 
Mục tiêu: 
-Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. 
Cách tiến hành:
- Cho HS thi đua kể về một kỉ niệm vui của mình với mẹ khi đi mua sữa cho bạn nghe
- GV kết nối giới thiệu vào bài học
- Ghi tựa bài 
- Nối tiếp chia sẻ
- HS nhắc lại tên bài
2. Luyện tập thực hành:(33 phút)
Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, đọc hiểu, đọc độc lập, đọc chia sẻ. Hiểu được nội dung bài đọc.
Cách tiến hành:
*Dành cho HS học chậm (chưa hoàn thành)
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu hoặc đoạn trong nhóm đôi và trả lời câu hỏi SGK. 
- GV tiếp cận cá nhân, giúp đỡ HS khó khăn 
- GV yêu cầu HS đọc to trước lớp
- GV nhận xét khen ngợi HS có tiến bộ.
* Dành cho HS hoàn thành và hoàn thành tốt
- GV yêu cầu HS đọc đoạn trước lớp
- GV theo dõi, nhận xét
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi trước lớp. 
- Theo em, vì sao Ke-ly cảm thấy ấm áp, tự tin hơn sau khi gặp cô bé? 
- Câu chuyện giúp em hiểu về điều gì?
- GV nhận xét khen ngợi HS có tiến bộ.
- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn 1, nhắc lại giọng đọc của đoạn 1: nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng tháí của nhân vật và phân biệt rõ giọng của nhân vật
+ GV gọi HS luyện đọc câu nói của cậu bé Ke-ly: giọng đọc thể hiện chân thành, vui vẻ, thân thiện như: 
- Tôi nợ bao nhiêu tiền ?
- Tôi cảm ơn bạn..
- GV gọi HS đọc đoạn 1
- GV nhận xét khen ngợi những em thực hiện tốt, động văn khích lệ những em thực hiện chưa tốt.
Luyện đọc lại bài Một li sữa
- HS đọc bài trong nhóm đôi.
- Vài HS đọc bài trước lớp. Lớp nhận xét
Luyện đọc đúng theo giọng của nhân vật
- HS thực hiện
+ HS trả lời câu hỏi trước lớp. 
+ Ke-ly cảm thấy ấm áp, tự tin hơn sau khi gặp cô bé vì từ sự giúp đỡ vô tư, trong sáng của cô bé, một người không quen biết, Ke-ly nhận ra xung quanh có nhiều người tốt, sẵn lòng giúp đỡ, chia sẻ với mình.
- Nối tiếp nêu: Khi chúng ta biết giúp đỡ mọi người, chúng ta cũng sẽ nhận được những điều tốt đẹp.
- HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 
- HS thực hiện cá nhân
-HS thực hiện
- HS thi đua đọc trước lớp
3. Vận dụng: ( 4 phút)
Mục tiêu: 
-Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Cách tiến hành:
- Gọi HS nêu lại nội dung bài - đọc lại một đoạn em thích
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- Vài HS nêu trước lớp.
- HS đọc đoạn mình thích - HS khác nghe nhận xét
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************
Tiếng anh
GIÁO VIÊN BỘ MÔN 
*************************************
Đạo đức
Tiết 7: EM CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN(T2)  
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn; 
- Biết vì sao phải cảm thông, giúp dỡ người gặp khó khăn;
- Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi; 
- Săn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân.
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận thức chuẩn mực hành vi; Đánh giá hành vi của bản thân và người khác; Điều chỉnh hành vi biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
Phẩm chất 
- Yêu nước: Kính trọng, cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
- Nhân ái: Chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn ở vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật và đồng bào bị ảnh hưởng của thiền tại.
Năng lực
- Biết cảm thông, giúp dỡ người gặp khó khăn.
– Giao tiếp và hợp tác: Tích cực thảo luận nhóm và chung sức cùng nhau để thể hiện sự thực hiện việc giúp đỡ người gặp khó khăn.
– Giải quyết văn dễ và sáng tạo: Xử lí được các tình huống trong thực tiễn để thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với lứa tuổi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
+ Giáo viên: Giấy A4 ,Các hình ảnh, tranh minh hoạ, tình huống thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn. Thẻ xanh/ đỏ để bày tỏ ý kiến.
+ Học sinh: Dụng cụ: Bút viết, bằng con và phần/bút lông viết bằng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : (5 phút)
Mục tiêu: 
- HS có hứng thú học tập, kết nối vào bài học Em cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn (tiết 2).
Cách tiến hành:
Trò chơi “Chuyền hoa”.
- GV tổ chức chơi trò chơi “Chuyền hoa”
+ Nêu một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn?
+ Vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn?
- GV dẫn dắt giới thiệu bài
- HS chơi trò chơi “Chuyền hoa”
+ Dùng tiến tiết kiệm để ủng hộ đồng bảo bị lũ lụt..
+ Động viên khi bạn có chuyện buồn,...
2. Luyên tập thực hành: (25 phút)
Mục tiêu: 
- HS đồng tình với những ý kiến thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn; không đồng tình với những ý kiến không cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn. 
- HS đồng tình với những lời nói, việc làm thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn; không đồng tình với những lời nói, việc làm không cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
- HS vận dụng kiến thức dã học để rèn luyện việc thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi; nhắc nhở
bạn bè, người thân có thái độ, hành vi cảm thông, giúp dỡ người gặp khó khăn. 
Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Nhận xét các ý kiến
- GV đọc từng ý kiến
-Em đồng tình, không đồng tình với những ý kiến nào?
- GV nhận xét, khen ngợi 
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ đồng tinh hoặc không đồng tình
- GVcho HS xem tranh.
- Vì sao em đồng tình với những ý kiến này?
- Vì sao em không đồng tình với những ý kiến này?
- Chúng ta khi bày tỏ thái độ đồng tình, không đồng tình như thế nào?
- Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn là hành vi như thế nào?
GV kết luận: 
Hoạt động 3: Xử lí tình huống
- GV chia nhóm
-Tranh 1: 
-Tranh 2:
- Tranh 3:
- Tranh 4:
- Tranh 5:
- Tranh 6:
+ Tình huống 1:
+ Tình huống 2:
+ Tình huống 3 :
+ Tình huống 4:
- GV nhận xét.
- GV kết luận
-HS dùng thẻ bày tỏ ý kiến
+ Ý kiến 1: không đồng tình
+ Ý kiến 2: đồng tình
+ Ý kiến 3: không đồng tình
+ Ý kiến 4: đồng tình
- HS quan sát
- Đồng tình: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn là việc ai cũng nên làm. Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
- Không đồng tình: “Chỉ cần tham gia các hoạt động giúp đỡ người gặp khó khăn do trường tổ chức. Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn để được khen thưởng.
- Chúng ta cần nhẹ nhàng, lịch sự, thân thiện qua lời nói, nét mặt, cử chỉ.....
- Thể hiện sự văn minh, lịch sự người biết cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý.
HS khác nhận xét, bổ sung .
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận
- HS lần lượt nêu tình huống 1, 2, 3,
-Tranh 1: Dùng tiền tiết kiệm để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn (Đồng tình).
- Tranh 2: Vận động các bạn giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt (Đồng tinh).
- Tranh 3: Không tham gia quyên góp giúp các bạn vùng lũ (Không đồng tình).
- Tranh 4: Nhật chai nước giúp em nhỏ bị khuyết tật (Đồng tình).
- Tranh 5: Giúp bạn viết bài khi bạn bị gãy tay (Đồng tinh).
-Tranh 6: Tặng đồ chơi cho các em nhỏ ở trại mồ côi (Đồng tình).
-HS giải thích Vì sao em đồng tình hoặc không đồng tình với những ý kiến này
+ Tình huống 1: Giải thích và khuyên Tin cùng giúp dỡ em nhờ vận động Tin và mọi người cùng quyền góp dỡ dùng học tập tặng em nhỏ này.
+ Tình huống 2: Cùng Tin đỡ cụ già, nhặt đồ vào giò và hỏi thăm sức khoẻ của cụ.
+ Tình huống 3: Dừng đọc truyện, đồng ý sang thăm bà Sáu với Cốm; cảm ơn Cốm vì đã rủ mình tham gia một việc có ý nghĩa.
+ Tình huống 4: Cảm ơn Na vì đã rủ mình cùng xem phim hoạt hình nhưng từ chối xem phim hoạt hình vi phải tham gia nấu cơm thiện nguyện; rủ Na cùng tham gia nấu cơm thiện nguyện.
- Các nhóm trả lời trước lớp.
3. Vận dụng: (5 phút)
Mục tiêu: 
- HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi : rung cây hái quả
+Câu 1: Khi gặp người gặp khó khăn, em nên làm gì nếu không biết làm thế nào để giúp?
A. Tránh xa và không quan tâm.
B. Xin người khác giúp đỡ.
C. Tìm hiểu và hỏi người khác để biết cách giúp đỡ.
D. Giả vờ không nhìn thấy người khác.
+Câu 2: Em nên cảm thông và giúp đỡ người khác trong trường hợp nào?
A. Chỉ khi người đó giúp em trước đó.
B. Chỉ khi người đó xứng đáng nhận được sự giúp đỡ.
C. Khi người đó gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ.
D. Khi em có thời gian rảnh.
+Câu 3: Khi giúp đỡ người khác, em nên giữ bí mật những thông tin gì?
A. Giữ bí mật về tình cảm cá nhân của người đó.
B. Giữ bí mật về những điều người đó không muốn người khác biết.
C. Không cần giữ bí mật gì cả.
D. Giữ bí mật về bản thân mình.
+Câu 4: Cảm thông và giúp đỡ người khác có thể làm cho em cảm thấy như thế nào?
A. Cảm thấy buồn và không hạnh phúc.
B. Cảm thấy hài lòng và hạnh phúc.
C. Cảm thấy tức giận và chán nản.
D. Cảm thấy không quan tâm và không thoải mái.
+Câu 5: Khi gặp người gặp khó khăn, em nên nói những lời gì để động viên và truyền đạt sự đồng cảm?
A. Nói những lời đe dọa và xúc phạm.
B. Nói những lời khích bác và chê bai.
C. Nói lời động viên và cổ vũ người khác.
D. Nói những lời lẽ không hay và không quan tâm.
- Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học
- HS dùng thẻ từ để thể hiện ý kiến
C. Tìm hiểu và hỏi người khác để biết cách giúp đỡ.
C. Khi người đó gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ.
B. Giữ bí mật về những điều người đó không muốn người khác biết.
B. Cảm thấy  ... c vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
Cách tiến hành:
Tổ chức cho học sinh chơi trò mưa rơi
- Giới thiệu bài
+ HS chơi trò chơi
- Học sinh nêu cảm nhận sau khi tham gia trò chơi.
-HS lắng nghe và ghi tên bài
2. Luyện tập thực hành: ( 30 phút)
 Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thứ đạ biêt về biểu đồ cột để làm quen với việc phát hiện vấn để hoặc quy luật đơn giản dựa trên quan sát các số liệu từ biểu đồ cột và giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được từ biểu đồ cột.
Cách tiến hành:
Bài tập 1 
Quan sát biểu đồ sau và trả lời câu hỏi:
a) Những nghề nghiệp nào được các bạn học sinh lớp 4A lựa chọn?
b) Có bao nhiêu học sinh muốn trở thành bác sĩ?
c) Nghề nghiệp nào được ưa thích nhất?
d) Có bao nhiêu học sinh đã tham gia bình chọn:
- Giáo viên kết luận
Bài tập 2
Quan sát biểu đồ sau và trả lời câu hỏi:
a. Khuê đã đọc bao nhiêu quyển sách?
b. Bạn nào đã đọc nhiều quyển sách nhất?
c. Những bạn nào đã đọc số quyển sách bằng nhau?
d. Cả 5 bạn đã đọc bao nhiêu quyển sách
e. Nam dự kiến sẽ đọc 10 quyển sách. Hỏi Nam cần đọc thêm mấy quyển sách nữa?
Giáo viên chốt bài
Bài tập 3
 Quan sát biểu đồ sau rồi nói những thông tin em biết được từ biểu đồ:
- Giáo viên kết luận.
- Học sinh đọc bài tập
- Học sinh làm bảng con
a) Những nghề nghiệp được các bạn học sinh lớp 4A lựa chọn là: Hoạ sĩ; ca sĩ; công an; giáo viên; bác sĩ
b) Số học sinh muốn trở thành bác sĩ là 6
c) Nghề nghiệp được ưa thích nhất là giáo viên
d) Số học sinh đã tham gia bình chọn là: 5 + 6 + 8 + 9 + 6 = 34
- Nhận xét bài của bạn
- Học sinh đọc bài tập
- Học sinh thi nêu nhanh kết quả
a. Khuê đã đọc 8 quyển sách
b. Bạn Giang đã đọc nhiều quyển sách nhất
c. Những bạn đã đọc số quyển sách bằng nhau là Ngân và Nguyên
d. Cả 5 bạn đã đọc số quyển sách là: 5 + 5 + 6 + 8 + 11 = 35 (quyển)
e. Nam cần đọc thêm số quyển sách là: 10 - 6 = 4 (quyển)
- - Học sinh nhận xét
- Học sinh xung phong nói cho các bạn nghe những thông tin em biết được từ biểu đồ 
- 
Số huy chương vàng của đoàn thể thao Việt Nam đạt tại SEA Games 30 là 98
Số huy chương bạc của đoàn thể thao Việt Nam đạt tại SEA Games 30 là 85
Số huy chương đồng của đoàn thể thao Việt Nam đạt tại SEA Games 30 là 105
 - Nhận xét câu trả lời của bạn
3. Vận dụng: ( 5 phút)
Mục tiêu: 
- HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
Cách tiến hành:
- Các bạn chia thành hai đội để chơi trò chơi. 
Trò chơi "Quay kim trên vòng tròn"
Quay kim trên vòng trong 10 lần liên tiếp, ta có kết quả như sau:
 Lần quay
Kim dừng đúng ở phần hình tròn
 1
màu xanh 
 2
màu đỏ 
 3
màu vàng 
 4
màu xanh 
 5
màu xanh 
 6
màu xanh 
 7
màu đỏ 
 8
màu vàng 
 9
màu vàng 
 10
màu xanh 
Hãy cho biết số lần kim dừng đúng ở phần màu xanh, màu đỏ, màu vàng của hình tròn?
.- GV nhận xét tuyên dương
- HS tham thực hiện
+ Số lần kim dừng đúng ở phần màu xanh là: 5 lần
+ Số lần kim dừng đúng ở phần màu đỏ là: 2 lần
+ Số lần kim dừng đúng ở phần màu vàng là: 3 lần
- Học sinh nhận xét
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 20: CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận diện những hành vi xâm hại tinh thần.
- Nêu được cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống
Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện những hành động phòng tránh bị xâm hại.
Năng lực
- Tự chủ và tự học: Nhận diện được những nguy hiểm từ môi trường sống có nguy cơ xâm hại tinh thần đối với bản thân; 
- Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi với các bạn những hành vi xâm hại tinh thần và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo : Thực hiện được cách xử lí trong một số tình huống để phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
+ Giáo viên: Bài giảng điện tử, 01 chiếc míc giả, bảng nhóm, PHT
+ Học sinh: Sách giáo khoa, bút
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5 phút)
Mục tiêu: 
- Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Phóng viên”.
- Gợi ý các câu hỏi để bạn đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp: 
+ Bạn đã từng bị ai chửi mắng chưa? Trong tình huống nào?
+ Bạn cảm thấy như thế nào trong tình huống đó?
- Nhận xét, giới thiệu bài
- HS tham gia trò chơi: 1 bạn đóng vai phóng viên đi phỏng vấn nhanh các bạn trong lớp:
VD:
+ Làm hư đồ chơi của bạn,
+ Cảm thấy rất buồn,
- Lắng nghe
2. Hình thành kiến thức: (25 phút)
Mục tiêu: 
- Nhận diện những hành vi xâm hại tinh thần.
- Nêu được cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
Cách tiến hành:
Hoạt động 5. Nhận diện những hành vi xâm hại tinh thần 
- Gọi HS đọc YC trong SGK
- GV cho HS làm việc theo nhóm 4
1. Hãy chỉ ra các hành vi khiến trẻ em bị xâm hại tinh thần.
2. Chia sẻ về trường hợp trẻ em bị xâm hại tinh thần mà em biết.
- Mời đại diện nhóm lên chia sẻ
- GV nhận xét tổng kết hoạt động: 
Hoạt động 6: Tìm hiểu cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần 
- GV yêu cầu HS đọc cá nhân yêu cầu.
- Cho HS Thảo luận nhóm 
- Theo giõi, giúp đỡ
- Gọi đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, chốt
- HS đọc YC trong SGK
- HS ngồi theo nhóm và hoàn thành Phiếu thảo luận.
1. Những hành vi khiến trẻ em bị xâm hại tinh thần là:
A. Chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự trẻ em
C. Quát tháo, đe dọa trẻ em
D. Bỏ rơi, sao nhãng trẻ em
E. Mua bán, bắt cóc trẻ em
G. Chê bai, chế giễu, bêu xấu ngoại hình trẻ em.
2. Một số trường hợp trẻ bị xâm hại tinh thần: Một bạn gái vì mặt có vết chàm to nên bị các bạn chê cười, xa lánh; Có trường hợp mẹ kế đánh đập, chửi bới một bạn trai 9 tuổi
- Đại diện nhóm lên chia sẻ
- HS lắng nghe, nhắc lại: Những hành vi khiến trẻ em bị xâm hại tinh thần là: Chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, quát tháo, đe dọa, chê bai, bêu xấu ngoại hình trẻ em...
- HS đọc nhiệm vụ trong SGK.
- Thảo luận nhóm 4 về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần và viết vào bảng nhóm.
Dự kiến:
+ Chia sẻ câu chuyện của mình với người tin cậy.
+ Thể hiện mong muốn được yêu thương, được nói chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ
+ Ghi lại nhật kí để giải tỏa tâm trạng của bản thân.
- 2- 3 nhóm HS chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
3. Vận dụng: (5 phút)
Mục tiêu: 
- HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
Cách tiến hành:
- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học.
- GV cùng HS nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn HS: Chuẩn bị cho tiết sau.
- Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về các hành vi xâm hại tinh thần và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Bày tỏ ý kiến
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
............................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************
Thứ Sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2023
Tăng cường Tiếng Việt
Tiết 15 ÔN TẬP VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI, ĐOẠN KẾT BÀI CHO BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Củng cố cách viết đoạn mở bài, đoạn kết bài cho bài văn thuật lại một sự việc..
- Viết được đoạn mở bài, kết bài cho bài văn thuật lại một sự việc đúng yêu cầu.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Nhân ái: Hợp tác chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung 
Năng lực 
 - Giao tiếp và hợp tác: Khả năng phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Tự chủ, tự học: Tự giác thực hiện những nhiệm vụ GV giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 + Giáo viên: Kế hoạch bài dạy
 + Học sinh: Đồ dùng học tập, Vở viết, truyện .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3 phút)	
Mục tiêu: 
-Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với bài học.
Cách tiến hành :
- Cho lớp hát bài hát
- GV kết nối giới thiệu vào bài học mới.
- Lớp hát.
- Mở SGK và ghi tựa bài.
2. Luyện tập thực hành: (34 phút)
Mục tiêu:
- Củng cố cách viết đoạn mở bài, đoạn kết bài cho bài văn thuật lại một sự việc. 
 -Viết được đoạn mở bài, kết bài cho bài văn thuật lại một sự việc đúng yêu cầu.
Cách tiến hành:
*Dành cho học sinh chưa hoàn thành
 - Yêu cầu HS nhắc lại các các cách mở bài và các cách kết bài
- GV đặt các câu hỏi gợi ý và yêu cầu học sinh thực hiện hoàn chỉnh phần 3
- GV chia nhóm 3, hướng dẫn HS thực hiện
- GV theo dõi giúp đỡ những học sinh còn gặp khó khăn.
- GV mời một số HS đại diện trình bày trước lớp
-GV cho HS nhận xét bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương những em có tiến bộ.
*Dành cho học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt (Không trùng lặp lại bài của buổi sáng)
- GV nêu yêu cầu: viết đoạn mở bài trực tiếp và đoạn đoạn kết bài mở rộng cho bài văn thuật lại một việc làm tốt mà em hoặc người thân, đã làm
- GV tổ chức cho các em chia sẻ theo nhóm 4
- GV yêu cầu HS viết 
- Theo dõi giúp đỡ học sinh.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét, tuyên dương những em làm bài tốt, động viên những em làm chưa được tốt.
- Một số em nêu trước lớp
- HS nhận xét
- HS chưa hoàn thành dựa vào các câu hỏi gợi ý giáo viên đưa ra để hoàn thiện bài
- HS chia sẻ và ghi chép lại bài của mình
-1 - 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp.
- Các bạn trong lớp nhận xét và sửa đơn cùng bạn
- Học sinh nêu lại yêu cầu
- Các em thực hiện chia sẻ trong nhóm cách viết
- Cá nhân thực hiện viết 
Mở bài: Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 1. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.
Kết bài: Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.
-HS thực hiện
- Một số em trình bày trước lớp, bạn nghe nhận xét
3. Vận dụng: (3 phút)
 Mục tiêu:
- HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
Cách tiến hành:
 - HS nêu lại nội dung bài học - trình bày lại các bước trong đơn của mình
- Gv nhận xét-tuyên dương.
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
............................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************
Tiếng anh
GIÁO VIÊN BỘ MÔN 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_4_chan_troi_sang_tao_tuan_2_nam_hoc_2023.doc