Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 34

CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI

Bài 5: Quà tặng của chim non (Tiết 15 - 16)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù

 Giải được câu đố và chia sẻ được với bạn về loài chim được nhắc đến trong câu đố; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.

 Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Cuộc dạo chơi trong khu rừng là món quà chim non đền ơn cho bạn nhỏ giàu lòng nhân ái. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi lòng nhân ái của bạn nhỏ, giúp chim non chữa lành vết thương, cũng như ca ngợi chú chim non là con vật biết ơn, tình nghĩa.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm

3. Phẩm chất.

Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SHS, VBT, SGV.

- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to.

- HS mang đến lớp một bài vè hoặc đồng dao về các loài chim hoặc các loài cây (nếu có).

- Bảng phụ ghi đoạn 3.

 

docx 20 trang Thu Lụa 29/12/2023 720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 34

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 34
TUẦN 34
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI
Bài 5: Quà tặng của chim non (Tiết 15 - 16)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
 Giải được câu đố và chia sẻ được với bạn về loài chim được nhắc đến trong câu đố; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.
 Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Cuộc dạo chơi trong khu rừng là món quà chim non đền ơn cho bạn nhỏ giàu lòng nhân ái. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi lòng nhân ái của bạn nhỏ, giúp chim non chữa lành vết thương, cũng như ca ngợi chú chim non là con vật biết ơn, tình nghĩa.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm
3. Phẩm chất.
Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to.
- HS mang đến lớp một bài vè hoặc đồng dao về các loài chim hoặc các loài cây (nếu có).
- Bảng phụ ghi đoạn 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Giải được câu đố và chia sẻ được với bạn về loài chim được nhắc đến trong câu đố; 
+ Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để giải câu đố (Đáp án chim én, chim sâu) và chia sẻ với bạn về loài chim được nhắc đến trong câu đố (Gợi ý: chim én – là loài chim nhỏ bé, gần gũi với con người, chim én xuất hiện báo hiệu mùa xuân đến; chim sâu – là loài chim nhỏ bé, có ích, giúp bà con nông dân bắt sâu trên đồng ruộng...) 
- GV yêu cầu HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh, đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
- GV giới thiệu bài mới
- GV ghi tên bài đọc mới “Quà tặng của chim non".
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu
- HS xem tranh, đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
- HS lắng nghe 
- HS quan sát
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Cuộc dạo chơi trong khu rừng là món quà chim non đền ơn cho bạn nhỏ giàu lòng nhân ái. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi lòng nhân ái của bạn nhỏ, giúp chim non chữa lành vết thương, cũng như ca ngợi chú chim non là con vật biết ơn, tình nghĩa.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu: Toàn bài đọc giọng thong thả, đoạn 1 giọng thể hiện tình cảm xót xa; đoạn 2 giọng tươi vui; đoạn 3 giọng háo hức, trong trẻo; lời nhủ của bạn nhỏ thể hiện tình cảm động viên, an ủi, vỗ về, nhấn giọng ở từ ngữ chỉ hoạt động, mô phỏng âm thanh,...).
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng. Đọc diễn cảm một số câu miêu tả và cần thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “tôi sẽ trả về cho".
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “lúc nào không rõ”.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: rướn, xoã, chấp chới, xập xoè
- Luyện đọc câu dài: Một hôm,/ tha thẩn ra vườn chơi,/ tôi thấy dưới bụi cỏ/ một chú chim non đang rướn mình,/ cánh vỗ vỗ một cách yếu ớt.//
Thương quá/ nhưng không biết làm cách nào hơn,/ tôi chỉ biết nhủ thầm://"Để tôi chữa cho cánh nó liền lại/ rồi tôi sẽ trả về cho.”.//;
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Giải nghĩa từ khó hiểu: 
nhủ (tự bảo, tự hứa), chấp chới (ở trạng thái thăng bằng bất định, khi lên khi xuống, khi nghiêng bên này, khi ngả sang bên kia), xập xoè (từ gợi tả dáng vẻ xoè ra gập lại liên tiếp, đều đặn của vật mỏng hình cánh, thường gây ra tiếng động nhẹ),...
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt  câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Khi ra vườn chơi, bạn nhỏ đã nhìn thấy những gì?
2. Vì sao bạn nhỏ quyết định nuôi chú chim non?
3. Tìm trong đoạn 2 những hình ảnh nói về chú chim non khi được thả
về rừng.
4. Món quà mà chú chim non tặng bạn nhỏ có gì đặc biệt?
5. Em thích điều gì trong khu rừng? Vì sao?
- GV hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn
+ Đoạn 1: Sau khi HS trả lời câu hỏi 1, 2 − rút ra ý đoạn 1: Bạn nhỏ quyết định chăm sóc
chủ chim non gãy cánh.
+ Đoạn 2:. Sau khi HS trả lời câu hỏi 3 - rút ra ý đoạn 2: Tình cảm thân thiết, gắn bỏ của bạn nhỏ với chủ chim non.
+ Đoạn 3: Sau khi HS trả lời câu hỏi 4 - rút ra ý đoạn 3. Món quà đặc biệt chú chim non gửi tặng bạn nhỏ
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Ca ngợi lòng nhân ái của bạn nhỏ, giúp chim non chữa lành vết thương, cũng như ca ngợi chú chim non là con vật biết ơn, tình nghĩa.
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- GV đọc lại toàn bài.(SGV không yêu cầu)
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. Xác định được giọng đọc 
- GV đọc lại đoạn mẫu
- GV yêu cầu đọc lại đoạn 3, xác định giọng đọc của đoạn 3: Giọng háo hức, trong trẻo; nhấn giọng ở từ ngữ mô phỏng âm thanh, tả trạng thái của sự vật, câu cuối giọng tình cảm, thiết tha,..);
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc toàn bài
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó
- 2 – 3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4
- HS lắng nghe
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi: 
+ Câu 1: Khi ra vườn chơi, bạn nhỏ thấy dưới bụi có một chú chim non đang rướn mình, cánh vỗ vỗ một cách yếu ớt, một cảnh hình như bị gãy nên không cụp lại được.
+ Câu 2: Bạn nhỏ có quyết định nuôi chú chim non vì bạn nhỏ thấy thương, tội nghiệp cho chú chim non, bạn muốn chữa lành cánh cho chú.
+ Câu 3: Những hình ảnh nói về chú chim non khi được thả về rừng trong đoạn 2 là: chú chim non "thoáng ngơ ngác một giây rồi vút bay lên", "bay thong thả, chấp chơi lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi".
+ Câu 4: Món quà chú chim non dành cho bạn nhỏ là một chuyến dạo chơi trong rừng, bạn nhỏ được hoà mình vào thiên nhiên, được lắng nghe vô vàn tiếng chim hót. Đây chính là món quà đặc biệt mà chim non dành cho bạn nhỏ thay cho lời cảm ơn vì đã cứu chữa cho mình.
+ Câu 5: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.
- HS tìm ý theo yêu cầu
- HS nêu nội dung bài
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS đọc trước lớp
- HS lắng nghe
3. Hoạt động nối tiếp
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
Câu 1: Nêu lại nội dung bài đọc “ Quà tặng của chim non”
Câu 2: Em có thích nuôi một chú chim không? Vì sao?
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia trò chơi và trả lời các câu hỏi.
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Kết nối (T17)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Mở rộng vốn từ theo chủ đề Kết nối
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi máy chiếu bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to.
- Thẻ từ, thẻ câu để thực hiện các BT luyện từ và câu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức múa hát bài “gọn gàng ngăn nắp” để khởi động
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia múa hát.
- HS lắng nghe.
2. Luyện từ và câu
- Mục tiêu: 
Mở rộng vốn từ theo chủ đề Kết nối 
- Cách tiến hành:
2.1. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT1
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1
- GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ, có thể sử dụng từ điển để tra nghĩa từ
- GV cho HS chia sẻ kết quả.
- GV mời HS nhận xét
- GV nhận xét kết quả
2.2. Thay { trong mỗi câu bằng một từ ngữ phù hợp ở bài tập 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT 2
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT
- GV cho HS chia sẻ kết quả.
- GV mời HS nhận xét
- GV nhận xét kết quả
2.3. Tìm tiếng ghép được với tiếng “nối” 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT 3
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3
- GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ 
- GV cho HS chia sẻ kết quả.
- GV mời HS nhận xét
- GV nhận xét kết quả
2.4. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về Liên hoan Thiếu nhi ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT4
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT4
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT
- GV cho HS chia sẻ bài làm trong nhóm đôi
- GV cho HS chia sẻ kết quả trước lớp
- GV mời HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động
- HS đọc yêu cầu BT1
- HS xác định yêu cầu của BT1
- HS thảo luận nhóm.
- HS chia sẻ trước lớp
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
Đáp án: A1- B4; A2-B1; A3-B2; A4-B3).
- HS đọc yêu cầu BT2
- HS xác định yêu cầu của BT2
- HS làm bài vào VBT
- 1-2 HS chia sẻ kết quả trước lớp
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
Đáp án: a. kết hợp; b. kết nghĩa; c. kết nối; d. kết thân 
- HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả
- HS đọc yêu cầu BT 3 
- HS xác định yêu cầu của BT 3
- HS thảo luận nhóm.
- HS chia sẻ trước lớp (HS có thể sử dụng từ điển để kiểm tra nghĩa của các từ vừa tìm được(nếu cần))
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
Đáp án: nối tiếp, nối liền, chắp nối, nối nghiệp, nối dõi, nối đuôi
- HS đọc yêu cầu BT4
- HS xác định yêu cầu của BT4
- HS làm bài vào VBT
- HS chia sẻ bài làm trong nhóm đôi, chỉnh sửa bài làm dựa vào nhận xét của bạn (nếu cần)
- 1-2 HS chia sẻ trước lớp
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
............................................... ... ủa châu Á/ vừa thấy vẻ trầm mặc của châu Âu.// Tấp nập/ mà không hối hả/ là nét riêng/ của thành phố này.//;
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Giải nghĩa từ khó hiểu: 
Ngoài từ ngữ đã được giải thích ở SHS) GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó: giao thoa (nghĩa trong bài: có những đặc điểm giống nhau về kiến trúc và văn hóa, làm tôn lên nét đặc trưng của thành phố), lừng lững (to lớn, án ngữ ngay trước mặt), nghệ sĩ đường phố (những người thực hiện hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên đường phố),...
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong SHS. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Vị trí của thành phố I-xtan-bun có gì đặc biệt?
Câu 2. Du khách được chiêm ngưỡng những gì khi đến I-xtan-bun?
Câu 3. Điều gì làm nên vẻ náo nhiệt của thành phố này?
Câu 4. Theo em, vì sao tác giả cho rằng I-xtan-bun mang một nét rất riêng?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: I-xtan-bun là thành phố trải dài từ châu Á sang châu Âu, nổi tiếng về sự giao thoa kiến trúc và văn hoá Á – Âu, sự hài hoà giữa truyền thống và hiện đại.
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. 
- GV đọc hoặc yêu cầu HS đọc lại đoạn từ “Đến I-xtan-bun” đến “của thành phố này” và xác định giọng đọc đoạn này: Giọng thong thả; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ địa điểm, hoạt động;...)
- GV yêu cầu HS luyện đọc nhóm, trước lớp đoạn từ “Đến I-xtan-bun” đến “của thành phố này.”
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV mời 1 HS khá, giỏi đọc cả bài.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc toàn bài
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó
- 2 – 3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3
- HS lắng nghe
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi: 
+ Câu 1: Điểm đặc biệt của vị trí thành phố I-xtan-bun là trải dài từ châu Á sang châu Âu.
+ Câu 2: Khi đến I-xtan-bun, du khách được chiêm ngưỡng thánh đường xanh lừng lững trầm mặc, cung điện tráng lệ cổ kính, bảo tàng lịch sử lộng lẫy, những" cung điện ngầm” huyền bí vững chãi hàng thế kỉ yên bình cạnh những toà nhà chọc trời, những trung tâm mua sắm tấp nập, hiện đại,...
+ Câu 3: Vẻ náo nhiệt của thành phố còn được tạo nên từ những trung tâm mua sắm tấp nập, hiện đại và những nhóm nghệ sĩ đường phố có cả già lẫn trẻ, người tóc vàng mắt xanh, người tóc đen mắt đen,... chơi nhiều nhạc cụ khác nhau.
+ Câu 4: I-xtan-bun mang một nét rất riêng vì có sự giao thoa về kiến trúc, văn hoá, hài hoà giữa truyền thống và hiện đại – điều mà ít khi thành phố nào có được.
- HS nêu nội dung bài
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS lắng nghe và xác định giọng đọc
- HS luyện đọc nhóm, trước lớp
- HS lắng nghe
- HS đọc
3. Hoạt động nối tiếp
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
Câu 1: Nêu lại nội dung bài đọc “ Thành phố nối hai châu lục”
Câu 2: Thành phố duy nhất trên thế giới nằm trên 2 châu lục là thành phố nào?
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia trò chơi và trả lời các câu hỏi.
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
NÓI VÀ NGHE: NGHE – KỂ CÂU CHUYỆN VỀ MỘT CHUYẾN THÁM HIỂM(T21)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
 - Nghe - kế được câu chuyện về một chuyến thám hiểm, ghi chép được nội dung chính của câu chuyện và trao đổi với bạn về nội dung của câu chuyện đó.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác.
3. Phẩm chất: Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh, ảnh hoặc video clip kể chuyện “Người tìm đường lên các vì sao” (nếu có).
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động: 
Mục tiêu
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
Cách tiến hành
- Múa hát bài “lớp chúng mình”
- GV kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Hoạt động nói và nghe 
Mục tiêu: - Biết trao đổi, đóng góp ý kiến trong cuộc họp nhóm bàn về xây dựng tủ sách của lớp.
Cách tiến hành:
2.1. Nghe giáo viên kể chuyện “Người tìm đường lên các vì sao"
-GV yêu cầu HS xác định yêu cầu BT 1
-GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện
- GV kể câu chuyện lần thứ nhất. GV vừa kể vừa dung các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung và chú ý của HS (có thể kết hợp hình ảnh minh hoạ hoặc video clip)
- GV kể câu chuyện lần thứ hai để ghi nhớ nội dung câu chuyện.
2.2. Ghi chép tóm tắt nội dung câu chuyện
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2
- GV yêu cầu HS thực hành trao đổi trong nhóm nhỏ về nội dung câu chuyện để ghi chép tóm tắt theo sơ đồ (khuyến khích HS sử dụng sơ đồ tư duy để ghi tóm tắt).
- GV cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét chung
2.3. Kể lại câu chuyện
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3
- GV cho HS thực hành theo nhóm đôi, kể lại từng đoạn câu chuyện, rồi kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào nội dung tóm tắt đã ghi chép.
Lưu ý: HS khá, giỏi có thể bớt bước kể từng đoạn câu chuyện.
- GV yêu cầu HS kể lại câu chuyện trước lớp (HS có thể vừa quan sát bản tóm tắt vừa kể lại) 
- GV yêu cầu HS nhận xét phần kể chuyện
- GV nhận xét 
2.4. Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4 và đọc các câu hỏi gợi ý.
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
- GV cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
Lưu ý: Nếu HS đáp ứng tốt, GV có thể hướng dẫn HS thực hiện cả bốn BT trước khi chia sẻ chung để hoạt động nhóm diễn ra liên tục
- HS xác định yêu cầu BT 1
- HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện
- HS nghe GV kể và trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện.
- HS nghe kể và ghi nhớ nội dung câu chuyện.
- HS xác định yêu cầu BT 2
- HS thực hành trao đổi trong nhóm nhỏ về nội dung câu chuyện để ghi chép tóm tắt theo sơ đồ.
- 1 − 2 nhóm HS chia sẻ 
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS xác định yêu cầu BT 3
- HS thực hành theo nhóm đôi, kể lại từng đoạn câu chuyện, rồi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 1-2 nhóm HS kể lại câu chuyện trước lớp.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS xác định yêu cầu của BT 4 và đọc các câu hỏi gợi ý.
- HS trao đổi nhóm
- 1 − 2 nhóm HS chia sẻ 
- HS lắng nghe
3. Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
Cách tiến hành:
Em hãy chia sẻ về một chuyến thám hiểm khác mà em biết?
1-2 hs chia sẻ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT 
VIẾT : TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT (T22)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
 - Biết rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bài văn đã viết.
 - Giải được ở chữ Thú vị, nói được 1 – 2 câu về một con vật có trong ô chữ vừa hoàn thành.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác.
3. Phẩm chất.
Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK, bài giảng ppt, KHBD
- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động: 
Mục tiêu
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 Cách tiến hành
- GV cho HS vận động bài nhạc” Nhảy múa nào bạn ơi”
- GV Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của hs.
- Giới thiệu bài mới- Ghi bảng đầu bài.
- HS vận động theo nhạc
- Mở SGK và ghi tựa bài.
2. Trả bài văn miêu tả con vật 
Mục tiêu: 
 - Biết rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bài văn đã viết.
Cách tiến hành:
2.1. Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn
- GV nhận xét chung về bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên mà em thích về ưu điểm và nhược điểm,
2.2. Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết
- GV cho HS đọc lời nhận xét trong bài viết đã nộp
- GV yêu cầu HS tự đọc lại bài viết và sửa bài.
2.3 Trang trí và trưng bài bài bài viết
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu BT 3
- GV cho HS trang trí đơn giản cho bài viết
- GV yêu cầu HS trưng bài bài viết theo kĩ thuật Phòng tranh
- GV yêu cầu HS nhận xét 
- GV nhận xét 
2.4 Chia sẻ về điều em thích ở bài viết của bạn
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu BT 4
- GV yêu cầu HS đọc các thẻ gợi ý, hoạt động nhóm đôi, chia sẻ về những điều em thích ở bài viết của bạn (Gợi ý: mở bài hấp dẫn, kết bài ấn tượng, hình ảnh so sánh đẹp, hình ảnh nhân hoá sinh động,...).
- GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp.
- GV yêu cầu HS nhận xét 
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
-HS nghe nhận xét chung 
- HS đọc lời nhận xét của thầy cô về bài viết đã nộp. 
- GV tự đọc lại bài viết, dựa vào nhận xét chung và nhận xét riêng của thầy cô để chỉnh sửa bài viết (cấu tạo, chọn lọc chi tiết, sử dụng từ ngữ, hình ảnh nhân hoá,).
- HS xác định yêu cầu BT 3
- HS trang trí cho bài viết 
- HS trưng bài bài viế
- HS nhận xét
-HS lắng nghe
- HS xác định yêu cầu BT 4
- HS đọc và chia sẻ
- 1 - 2 nhóm HS chia sẻ 
- HS nhận xét
-HS lắng nghe
3. Vận dụng
 Mục tiêu: Giải được ở chữ Thú vị, nói được 1 – 2 câu về một con vật có trong ô chữ vừa hoàn thành.
Cách tiến hành:
- GV cho HS xác định yêu cầu của hoạt động 1: Giải ô chữ
- GV cho HS thảo luận nhóm để giải ô chữ
- GV cho HS chơi trò chơi Tiếp sức để chữa bài trước lớp.
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
- GV cho HS xác định yêu cầu của hoạt động 2: Nói 1 – 2 câu về một con vật có trong ô chữ về hoàn thành.
- GV cho HS chơi trò chơi Chuyền hoa để nói câu trước lớp.
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét, tổng kết bài học và chủ điểm.
- HS xác định yêu cầu của hoạt động 
- HS thảo luận 
- HS tham gia trò chơi
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
Đáp án: 1. THỎ SƯ TỬ, 2 CHUỘT TÚI, 3. CÚ TUYẾT, 4. VẸT, 5. VÍT VỊT; Từ khoá: THÚ VỊ
- HS xác định yêu cầu của hoạt động 2
- HS tham gia trò chơi
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_34.docx