Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 22

CHỦ ĐIỂM: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

Bài 7: BÈ XUÔI SÔNG LA (Tiết 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Trao đổi được những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.

- Đọc: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dùng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài dọc: Miêu tả cảnh bè xuôi sông La êm ả và cuộc sống thanh binh. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi quê hương, đất nước, cuộc sống, bày tỏ niềm lạc quan, ước mong quê hương thanh bình, đẹp giàu. Học thuộc lòng được hai khổ thơ em thích.

- Tìm đọc được một bản tin viết về một người yêu cuộc sống, một người lạc quan, biết vượt lên hoàn cảnh,.; viết được Nhật ki đọc sách và chia sẻ được với bạn về những điều em học được từ nhân vật trong bản tin.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc và trả lời câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm

3. Phẩm chất.

 - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

 - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

 - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 22 trang Thu Lụa 29/12/2023 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 22

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 22
TUẦN 22: 
CHỦ ĐIỂM: CUỘC SỐNG MẾN YÊU
Bài 7: BÈ XUÔI SÔNG LA (Tiết 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Trao đổi được những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.
- Đọc: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dùng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài dọc: Miêu tả cảnh bè xuôi sông La êm ả và cuộc sống thanh binh. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi quê hương, đất nước, cuộc sống, bày tỏ niềm lạc quan, ước mong quê hương thanh bình, đẹp giàu. Học thuộc lòng được hai khổ thơ em thích.
- Tìm đọc được một bản tin viết về một người yêu cuộc sống, một người lạc quan, biết vượt lên hoàn cảnh,...; viết được Nhật ki đọc sách và chia sẻ được với bạn về những điều em học được từ nhân vật trong bản tin.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc và trả lời câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm
3. Phẩm chất.
 - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
 - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
 - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- SHS, VBT, SGV
- Ti vi/máy chiếu, bảng tương tác.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Trao đổi được những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc
+ Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.
- Cách tiến hành:
- Gv cho HS xem tranh trong SHS: Tranh vẽ gì? 
 (Gợi ý: Bè đang trôi trên dòng sông trong xanh, ở hai bên bờ tre và cây cỏ xanh tươi) 
- GV liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh — Đọc tên và phản đoán nội dung bài đọc.
- GV dẫn dắt vào bài mới: “Bé xuôi sông La”, ghi tựa bài.
- HS thảo luận nhóm đôi những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới “Bé xuôi sông La”.
- HS lắng nghe, ghi tựa bài vào vở. 
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dùng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. 
+ Hiểu được nội dung của bài dọc: Miêu tả cảnh bè xuôi sông La êm ả và cuộc sống thanh binh. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi quê hương, đất nước, cuộc sống, bày tỏ niềm lạc quan, ước mong quê hương thanh bình, đẹp giàu. Học thuộc lòng được hai khổ thơ em thích.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu toàn bài
- GV HD giọng đọc: Giọng đọc toàn bài thong thả, trong sáng, vui tươi, thiết thư; nhẫn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của sông La,...
+ Bài được chia làm mấy đoạn?
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: táu mật, muồng đen, trai đất, trong veo, mươn mướt,...;
- Luyện đọc câu dài: Hướng dẫn ngắt nhịp thơ, nhấn giọng: 
Sông La ơi sông La
 Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh/ im mặt
- GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.
- GV kiểm tra 2 nhóm đọc. 
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- HD giải nghĩa một số từ khó có trong bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài, thảo luận cặp và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SHS. 
+ Câu 1: Vẻ đẹp của sông La được miêu tả bằng các từ ngữ, hình ảnh nào? 
+ Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh ở khổ thơ thứ hai. 
- Rút ý 1: Tả vẻ đẹp của dòng sông La
+ Câu 3: Tác giả quan sát cảnh vật hai bên bờ sông La bằng các giác quan nào? Tác giả đã cảm nhận được những gì? 
+ Câu 4: Em có cảm nhận gì về sông La và cuộc sống của con người ở hai bên bờ sông?
- Rút ý 2: Ước mong quê hương thanh bình, đẹp giàu.
- GV y/c HS nêu nội dung, ý nghĩa của bài.
- GV chốt ý nghĩa bài đọc: 
2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2.
- GV gọi HS đọc mẫu đoạn 2
- Y/c HS luyện đọc theo nhóm đôi
- GV tổ chức cho HS thi đọc trước lớp
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu cầu HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.
- Gọi vài HS đọc thuộc lòng trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2.4. Hoạt động 4: Đọc mở rộng
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm: “Cuộc sống mến yêu”
a) Tìm đọc một bài văn viết về: 
+ Một người yêu cuộc sống
+ Một người lạc quan, biết vượt lên hoàn cảnh
- Yêu cầu học sinh xem lại bài văn phù hợp với chủ điểm “Cuộc sống mến yêu” đã được hướng dẫn chuẩn bị trong buổi học trước.
b) Ghi chép những chi tiết quan trọng về Cuộc sống mến yêu được nhắc đến trong bài văn vào Nhật kí đọc sách. 
- Yêu cầu HS viết vào Nhật kí đọc sách những điểm em cần ghi nhớ sau khi đọc bài văn: tên bài, tên nhân vật, tình huống, cách giải quyết, thông tin đáng chú ý,... Sau đó có thể trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung bài văn.
c) Cùng bạn chia sẻ:
- Yệu cầu HS chia sẻ trong nhóm 4 em
+ Bài văn đã đọc.
+ Nhật kí đọc sách.
+ Suy nghĩ của em về Cuộc sống mến yêu được nhắc đến trong bài văn.
- Yêu cầu HS bình chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo và dán vào góc sản phẩm
- GV nhận xét, tuyên dương.
d) Thi phát thanh viên nhí:
- Y/c HS đọc bản tin trước lớp
- GV nhận xét, đánh giá
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS chia đoạn: 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Khổ thơ đầu
+ Đoạn 2: Khổ thơ hai
+ Đoạn 3: Còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc từ khó
- 1- 2 Hs đọc câu khó.
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.
- 2 nhóm đọc.
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm bài, thảo luận cặp và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SHS.
 + Câu 1: Vẻ đẹp của sông La được miêu tả bằng các từ ngữ, hình ảnh: trong veo, bờ tre xanh im mát, mặt nước êm ả, sóng nước long lanh, chim hót trên bờ đê,...
+ Câu 2: Sông trong veo như ảnh mắt — giúp hình dung rõ hơn về vẻ đẹp của dòng song
. Gỗ như bầy trâu lim dim — giúp hình dung một cách cụ thể, sống động về những chiếc bè đang trôi trên sông. 
Các hình ảnh nhân hoá ở khổ thơ thứ hai và tác dụng: “Sông La ơi sông La”: Xem sông La như một người bạn, tâm tình, trò chuyện với sông; “Bờ tre xanh im mắt/ Mươn mướt đôi hàng mi”: dùng từ ngữ tả người để tả bờ tre (hàng mi); “Bè đi chiều thầm thì”: dùng từ ngữ tả hoạt động của người để tả buổi chiều; “Gỗ lượn đàn thong thả”: dùng từ ngữ tả hoạt động, trạng thái của người để tả gỗ. → giúp các sự vật hiện lên sinh động, gần gũi hơn.
+ Câu 3: thị giác — mắt nhìn màu sắc, đường nét,... của cây, nước sông, khói, mái nhà, ...; thỉnh giác – nghe thấy tiếng chim hót, chiều thầm thì,...; khứu giác – ngửi thấy mùi vôi xây, mùi lán cưa,...; vị giác – ngọt, ...; xúc giác – mát, êm ả,....
+ Câu 4: Dòng sông tươi đẹp, hiền hoà, gần gũi, gắn bó với con người; cuộc sống của con người hai bên bờ sông rất thanh bình, lạc quan, vượt qua gian khó, đạn bom để xây dựng quê hương, đất nước tươi đẹp, giàu mạnh.
+ Ý nghĩa: Ca ngợi quê hương, đất nước, cuộc sống, bày tỏ niềm lạc quan, ước mong quê hương thanh bình, đẹp giàu. 
- HS đọc lại
- 1 HS đọc mẫu đoạn 2
- HS luyện đọc theo nhóm đôi
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ
- HS thi thuộc lòng bài thơ trước lớp
- HS chuẩn bị bản tin mang tới lớp để chia sẻ.
- HS viết vào Nhật kí đọc sách, sau đó trang trí.
Ví dụ: Cuộc sống mến yêu
- Tên bài văn: Ngắm trăng – Không đề
- Tác giả: HCM
- Bác yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lạc quan trong cả những hoàn cảnh rất khó khăn nhất:
 + Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
 + Bàn xong việc quân nước, Bác xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau, ...
- HS thảo luận nhóm 4 em:
+ Cá nhân đọc bài vă hoặc trao đổi bài văn cho bạn trong nhóm để cùng đọc.
+ Cá nhân chia sẻ Nhật kí đọc sách của mình.
+ Các bạn trong nhóm góp ý về Nhật kí đọc sách của bạn.
- Hs lắng nghe góp ý của bạn, chỉnh sửa, hoàn thiện Nhật kí đọc sách.
- Hs chia sẻ suy nghĩ.
- HS bình chọn
- HS đọc bản tin và chia sẻ những điều em học được từ nhân vật trong bản tin.
- HS bình chọn cho bạn có giọng đọc hay nhất.
- 1 − 2 HS đọc bản tin trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS cùng hát và vận động theo bài hát “Em yêu hòa bình”.
- GV hỏi HS:
+ Bạn nhỏ yêu những gì trong bài hát ?
+ Em sẽ làm gì để thêm yêu cuộc sống?
- Gv liên hệ, giáo dục.
- HS cùng hát và vận động theo bài hát “Em yêu hòa bình”.
- HS trả lời
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
CHỦ ĐIỂM: CUỘC SỐNG MẾN YÊU
Bài 7: BÈ XUÔI SÔNG LA (Tiết 3)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ VỊ NGỮ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Nhận diện được vị ngữ trong câu; tìm được vị ngữ phù hợp với chủ ngữ; đặt được câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Là gì?, Làm gì?, Thế nào?.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tự giác, tích cực học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề của các bài tập
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi chia sẻ với bạn, trong nhóm.
3. Phẩm chất.
 - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
 - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
 - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- SHS, VBT, SGV
- Ti vi/máy chiếu, bảng tương tác.
- Thẻ từ, thẻ câu để HS làm bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho học sinh xem vài bức tranh phong cảnh. Hỏi: 
+ Em thấy gì qua các bức ảnh này? 
+ Hãy nói một câu miêu tả về một bức tranh mà em thích.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới, ghi tựa bài
- HS xem tranh, thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
Mục tiêu: 
- Nhận diện được vị ngữ trong câu; tìm được vị ngữ phù hợp với chủ ngữ; đặt được câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Là gì?, Làm gì?, Thế nào?.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
Cách tiến hành:
2.1. Nhận diện VN trong câu:
Bài 1:
- HS xác định yêu cầu của BT 1.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập
- Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày.
a) Xác định VN của từng câu
b) Cho biết mỗi VN tìm được TL cho câu hỏi nào?
c) Theo em ,VN cho biết điều gì về sự vật được nêu ở CN?
- GV nhận xét kết quả.
Bài 2:
- HS xác định yêu cầu của BT 2.
- Y/c HS suy nghĩ làm bài cá nhân
- GV tổ chức cho HS thi ghép nối theo 2 dãy lớp
- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc
2.2. Tìm VN phù hợp với CN ... hất.
2. Tác giả cho rằng “hoa là đem lại nét sinh động cho không gian phố cổ” vì hoa là ở phố cổ Hội An đa dạng, nhiều màu sắc, tô điểm thêm cho nhà cửa đã được xây cất từ lâu đời,....
3. Hoa là ở phố Hội đẹp: Vào ngày nắng, bóng các giàn hoa đổ nghiêng trên nền tường màu vàng nghệ. Vào ngày mưa, lá ngời xanh trên các góc phố hiền từ.
4. Du khách “còn đang ở Hội An đã nôn nao nhớ” vì yêu quý Hội An, vì họ đã bị thu hút bởi nét duyên thầm, bởi vẻ đẹp của hoa là phố Hội, khiển họ lưu luyến không muốn rời xa.
- HS nêu nội dung và ý nghĩa của bài
- HS đọc lại
- HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc, xác định giọng đọc, chỗ nhấn giọng.
- 1 HS đọc lại từ đầu đến diệu vợi
- HS lắng nhe.
- HS luyện đọc trong nhóm,
 - HS đọc trước lớp 
- 1 HS đọc tốt đọc cả bài.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- Em cảm nhận được gì sau bài học này?
- Gv liên hệ, giáo dục.
- HS trả lời
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: CUỘC SỐNG MẾN YÊU
Bài 8: MÙA HOA PHỐ HỘI (Tiết 2)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÁI ĐẸP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
 - Mở rộng vốn từ theo chủ đề Cái đẹp
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tự giác, tích cực học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề của các bài tập
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi chia sẻ với bạn, trong nhóm.
3. Phẩm chất.
 - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
 - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
 - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- SHS, VBT, SGV
- Ti vi/máy chiếu, bảng tương tác.
- Thẻ từ, thẻ câu để HS làm bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho học sinh xem vài bức tranh phong cảnh. Hỏi: 
+ Em thấy gì qua các bức ảnh này? 
+ Hãy nói một câu miêu tả về cái đẹp của một bức tranh mà em thích.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới, ghi tựa bài
- HS xem tranh, thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Mở rộng vốn từ theo chủ đề : Cái đẹp
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Tìm từ ngữ thuộc chủ đề Cái đẹp 
Bài 1: 
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 
- Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày.
- GV nhận xét kết quả.
- Gọi HS đặt câu với các tử tìm được.
- GV nhận xét, tuyên dương
2.2. Xếp các từ vào hai nhóm 
Bài 2: 
- Y/c HS xác định yêu cầu của BT 2.
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân theo dãy
- Đại diện mỗi dãy 1 em chữa bài trước lớp.
- GV nhận xét kết quả.
2.3. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thay cho mỗi *
Bài 3: 
- Y/c HS xác định yêu cầu của BT 3.
- Y/c HS thảo luận trong nhóm đôi, làm bài vào VBT 
- Y/c HS chia sẻ kết quả trước lớp
- GV nhận xét kết quả.
2.4. Đặt câu nói về một cảnh đẹp của thiên nhiên
Bài 4: 
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT4 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT.
- GV kiểm tra 1 số VBT, nhận xét
- Gọi 1-2 HS chữa bài trước lớp.
- GV nhận xét kết quả.
Bài 1: 
- HS xác định yêu cầu của BT1 
- HS thảo luận nhóm đôi
a. Từ có nghĩa giống với từ đẹp: xinh, xinh đẹp, tươi đẹp, xinh xắn, xinh tươi, ... 
b. Từ có nghĩa trái ngược với từ đẹp: xấu, xấu xí, xấu xa, xấu hoắc,...
- Đại diện 1-2 nhóm trình bày bài trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét
- HS lắng nghe.
- 1 − 2 HS đặt câu với các tử tìm được.
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
Bài 2: 
- HS xác định yêu cầu của BT2 
- HS làm bài cá nhân theo dãy.
+ Dãy a: dịu dàng, lịch sự, nết na, hiền hậu, mũm mĩm.
+ Dãy b.: hoành tráng, hùng vĩ, bao la, trùng điệp, rực rỡ).
- Đại diện 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp 
- HS khác nhận xét
- HS lắng nghe.
Bài 3: 
- HS xác định yêu cầu của BT3.
- HS thực hiện yêu cầu BT trong nhóm bằng 
* Đáp án: xanh thẳm, rải, mơ màng,âm u, xám xịt, ầm ầm.
- 1 − 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS nghe bạn nhận xét kết quả.
Bài 4: 
- HS xác định yêu cầu của BT4
- HS làm bài cá nhân vào VBT.
+ Cảnh đẹp ở đây thật hùng vĩ.
+ Ngôi đền này thật nguy nga, tráng lệ.
+ Bầu trời cao và trong xanh.
- HS chữa bài trước lớp, HS khác nhận xét
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn?
- Giáo viên chia lớp thành hai đội, mỗi đội tiếp sức ghi các từ miêu tả về cái đẹp
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia trò chơi
VD: xinh đẹp, tươi đẹp, xinh xắn, xinh tươi, lung linh, sắc xảo, huyền ảo, ...
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: CUỘC SỐNG MẾN YÊU
Bài 8: MÙA HOA PHỐ HỘI (Tiết 3)
VIẾT: LUYỆN TẬP QUAN SÁT, TÌM Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Biết quan sát và tìm được ý cho bài văn miêu tả cây cối (cây hoa).
- Tìm hiểu và chia sẻ được thông tin, hình ảnh về phố cổ Hội An theo gợi ý.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tự giác, tích cực học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề của các bài tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi chia sẻ với bạn, trong nhóm.
3. Phẩm chất.
 - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
 - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
 - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- SHS, VBT, SGV
- Ti vi/máy chiếu, bảng tương tác.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: 
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS kể tên các câu chuyện về tình cảm gia đình, bạn bè mà mình biết.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài mới, ghi bảng tựa bài.
- HS kể tên các câu chuyện về tình cảm gia đình, bạn bè mà mình biết.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
Hoạt động luyện tập.
* Mục tiêu: 
- Biết quan sát và tìm được ý cho bài văn miêu tả cây cối (cây hoa).
* Cách tiến hành:
3.1. Nhận xét về cách quan sát trong bài văn miêu tả cây hoa:
Bài 1:
 - Gọi HS đọc đề, xác định y/c của đề và đọc bài văn “Cây gạo”.
- GV cho HS thảo luận theo cặp 
a. Tác giả tả cây gạo vào những thời điểm nào?
b. Vào mỗi thời điểm, tác giả tả những đặc điểm nào của cây gạo? Tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh nào để tả mỗi đặc điểm ấy? 
c. Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh có trong đoạn văn thứ ba.
- Y/c HS chia sẻ kết quả trước lớp
- GV nhận xét.
3.2. Thực hành quan sát một cây hoa và ghi chép điều quan sát được dựa vào gợi ý 
Bài 2:
 - Gọi HS đọc đề, xác định y/c của đề
Lưu ý: Khuyến khích HS ghi chép vắn tắt nội dung dưới dạng sơ đồ đơn giản. Có thể kết hợp quan sát hình ảnh, video clip về một số cây hoa hoặc them hiện trước ở nhà và điều chỉnh thêm trên lớp.
- Y/c HS chia sẻ kết quả thảo luận theo cặp, nghe bạn nhận xét, hoàn thiện bài viết của mình
- GV thu vở KT
- Y/c HS chia sẻ kết quả trước lớp
- GV nhận xét 
Bài 1:
- HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc bài văn “Cây gạo”.
- HS trao đổi và chia sẻ kết quả trong nhóm nhỏ, mỗi nhóm trả lời một câu, ghi vào sơ đồ trong VBT
a. Tác giả tả cây gạo vào mùa hoa, hết mùa hoa và vào mùa quả.
b. Vào mùa hoa: hoa - đỏ mọng, đầy cành (nặng trĩu); cảnh hoa - đỏ rực, xoay tit; đài hoa - nặng, chúi xuống, đầy tiếng chim.
+ Hết mùa hoa: chim – văn; cây gạo – xanh mát, trầm tư, đứng im, cao lớn, hiền
lành, làm tiêu cho những con đỏ.
+ Vào mùa quả: quả gạo – múp míp, hai đầu thon vút như con thoi, sợi bông – đầy đầu; vỏ – tách; mái bông – nở đều; cây gạo – như treo hàng ngàn nồi cơm gạo mới. 
c. Hình ảnh so sánh có trong đoạn văn thứ ba là: Hai đầu thon vút như con thoi Các mũi bông như nồi cơm chín; Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới → giúp các sự vật hiện ra rõ ràng, gần gũi, sinh động hơn, giúp người đọc hình dung ra được cây gạo.).
- HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
Bài 2:
- HS xác định yêu cầu của BT 2, đọc các gợi ý trong sơ đồ.
- HS có thể chọn một trong hai cách để quan sát, ghi lại các từ ngữ, hình ảnh theo từng thời kì phát triển phù hợp với cây vào VBT hoặc vở nháp.
- HS chia sẻ kết quả thảo luận theo cặp, nghe bạn nhận xét, hoàn thiện bài viết của mình
- HS chia sẻ kết quả trước lớp, HS khác nhận xét bài viết của bạn
3. Vận dụng: 
* Mục tiêu:
 - Tìm hiểu và chia sẻ được thông tin, hình ảnh về phố cổ Hội An theo gợi ý.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS xác định yêu cầu của hoạt động: Tìm hiểu và chia sẻ thông tin, hình ảnh về phố cổ Hội An theo gợi ý.
- Cho HS quan sát hình ảnh, video clip về phố cổ Hội An đã chuẩn bị theo kĩ thuật Phòng tranh, thảo luận, trao đổi trong nhóm nhỏ dựa vào gợi ý.
+ Cảnh thiên nhiên 
+ Con người
+ Hoạt động nổi bật
+ Ẩm thực
+?
- Gọi 2-3 HS chia sẻ trước lớp.
- Gv nhận xét, đánh giá và tổng kết bài học và chủ điểm.
- HS xác định yêu cầu của hoạt động: Tìm hiểu và chia sẻ thông tin, hình ảnh về phố cổ Hội An theo gợi ý.
- HS quan sát hình ảnh, video clip về phố cổ Hội An đã chuẩn bị theo kĩ thuật Phòng tranh, thảo luận, trao đổi trong nhóm nhỏ dựa vào gợi ý.
- 2-3 HS chia sẻ trước lớp.
* Gợi ý: Hội An có rất nhiều cây xanh, gần biển, kiến trúc cổ, đa dạng, đường phố dọc ngang kiểu bàn cờ, có các địa điểm tham quan như Chùa Cầu, nhà cổ Quân Thắng, Cửa Đại,...; món ăn nổi bật ở Hội An là chè bắp, hến xào, bánh đập, cao lầu, mì Quảng,....
- HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động, tổng kết bài học và chủ điểm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_22.docx