Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trần Minh An

 BÀI 1: NHỮNG NGÀY HÈ TƯƠI ĐẸP

 (Tiết 1 – 4, SHS, tr. 10 – 14)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Chia sẻ được về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người thân; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.

2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Kỉ niệm đẹp của bạn nhỏ với với người thân, bạn bè,. ở quê trong ngày chia tay để trở lại thành phố. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Những lời nói, việc làm cho thấy các bạn đã lớn, đã biết thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.

3. Nhận diện và biết cách sử dụng danh từ.

4. Nhận diện được bài văn kể chuyện; xác định được cấu tạo của một bài văn kể chuyện đã đọc.

5. Ghi lại được một kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– SHS, VBT, SGV.

– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to.

– Tranh hoặc ảnh chụp một số món quà để thực hiện hoạt động khởi động. GV yêu cầu

HS mang tới lớp một món quà em muốn chia sẻ (nếu có).

– Vật thật hoặc tranh ảnh: cuốn từ điển tiếng Việt, cây cỏ chọi gà, hòn bi ve,.(nếu có).

– Bảng phụ ghi đoạn 3.

– Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx 45 trang Thu Lụa 29/12/2023 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trần Minh An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trần Minh An

Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trần Minh An
 Ngày soạn: Thứ.ngày.tháng ....năn 2023
 Ngày dạy: Thứ.ngàytháng......năm 2023
 BÀI 1: NHỮNG NGÀY HÈ TƯƠI ĐẸP
 (Tiết 1 – 4, SHS, tr. 10 – 14)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Chia sẻ được về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người thân; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Kỉ niệm đẹp của bạn nhỏ với với người thân, bạn bè,... ở quê trong ngày chia tay để trở lại thành phố. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Những lời nói, việc làm cho thấy các bạn đã lớn, đã biết thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.
3. Nhận diện và biết cách sử dụng danh từ.
4. Nhận diện được bài văn kể chuyện; xác định được cấu tạo của một bài văn kể chuyện đã đọc.
5. Ghi lại được một kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– SHS, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to.
– Tranh hoặc ảnh chụp một số món quà để thực hiện hoạt động khởi động. GV yêu cầu
HS mang tới lớp một món quà em muốn chia sẻ (nếu có).
– Vật thật hoặc tranh ảnh: cuốn từ điển tiếng Việt, cây cỏ chọi gà, hòn bi ve,..(nếu có).
– Bảng phụ ghi đoạn 3.
– Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1 + 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Khởi động
– GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên
chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”. (Gợi ý: Khuyên thiếu nhi biết làm những việc vừa sức, phù hợp với lứa tuổi; biết đoàn kết, yêu thương, quan tâm, chia sẻ, chú ý đến cảm xúc của bạn bè, người thân; ý thức hơn về trách nhiệm của HS với trường, lớp,...)
–Gv cho HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người thân (có thể kết hợp sử dụng vật thật hoặc ảnh chụp đã chuẩn bị từ trước) Xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
– HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới “Những ngày hè tươi đẹp”.
B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
1. Đọc
 Những ngày hè tươi đẹp
1.1. Luyện đọc thành tiếng
–GV đọc mẫu (Gợi ý: đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn
chuyện thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật, từ ngữ gọi tên các món quà; giọng Điệp thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa).
–GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: lớn tướng, bịn rịn,; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: Sau cùng là Tuyết,/ nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng,/ dặn lên phố nướng ăn/ để nhớ/ mà về chơi với nhau.//;
Tớ chào các bạn/ và hứa sẽ nhớ việc tập hợp sách/ để gửi về/ làm tủ sách ở đình làng.//;
– Yêu cầu HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “trôi nhanh quá”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “ra đầu ngõ”.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến “ở đình làng”.
+ Đoạn 4: Còn lại.
(Tuỳ thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.)
1.2. Luyện đọc hiểu
– Gv yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài từ ngữ đã được giải thích ở SHS), VD: cỏ chọi gà (Cỏ gà, còn gọi là cỏ chỉ, cỏ ống, là loại cỏ có thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn, cứng. Đặc biệt, thân cỏ thường có nốt sần do những bẹ lá tạo thành. Trẻ em thường chơi chọi cỏ gà bằng cách “chọi” nốt sần vào nhau, nốt sần nào bị đứt rời ra thì coi như “gà” thua.), đường thơm (ý nói đường thơm hương lúa chín, hương hoa cỏ ở làng quê), tưởng tượng (tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái không có hoặc chưa có ở trước mắt),...
– HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng
câu hỏi trong SHS. Gợi ý:
+ Câu 1: Kết thúc kì nghỉ hè ở quê, bạn nhỏ tiếc những ngày hè trôi qua nhanh quá.
+ Câu 2: Những chi tiết cho thấy ông bà và cô Lâm rất yêu quý con cháu: ông bà ôm bạn nhỏ hẹn mùa hè sau lại về, cô Lâm hẹn về dự đám cưới cô; ông bà và cô Lâm bịn rịn tiễn ra đầu ngõ.
+ Câu 3: Điệp tặng cây cỏ chọi gà, Văn tặng hòn bi ve, Lê tặng hòn đá hình siêu
nhân, Tuyết tặng chồng bánh đa chưa nướng. Những món quà ấy thể hiện tình cảm yêu quý, cùng sự lưu luyến, mong gặp lại của các bạn đối với bạn nhỏ.
+ Câu 4: Trước khi trở lại thành phố, bạn nhỏ hứa sẽ tập hợp sách gửi về làm tủ sách ở đình làng. Việc làm đó giúp các bạn nhỏ ở làng có thêm một nơi đọc sách, giao lưu, sinh hoạt,...
+ Câu 5, 6: Khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.
Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn:
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1 rút ra ý đoạn 1: Cảm xúc của bạn nhỏ khi mùa hè khép lại.
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 2 rút ra ý đoạn 2: Tình cảm của ông bà và cô Lâm dành cho con cháu.
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 3, 4 rút ra ý đoạn 3: Tình cảm giữa bạn nhỏ với những người bạn ở quê.
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 5 rút ra ý đoạn 4: Cảm xúc của bạn nhỏ trên đường trở lại phố rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.
+ HS trả lời câu hỏi 6.
1.3. Luyện đọc lại
– Gv yêu cầu HS nhắc lại cách hiểu về nội dung, ý nghĩa bài đọc. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
– Yêu cầu HS nghe GV hoặc bạn đọc lại đoạn 3 và xác định giọng đọc đoạn này (Gợi ý: giọng thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái, từ ngữ gọi tên và chỉ đặc điểm của các món quà; giọng Điệp thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa):
Vừa lúc hội bạn ở làng/ ùa đến.// Đứa nào cũng cầm trên tay/ một thứ gì đó.//
– Cậu tặng chúng tớ/ cuốn “Từ điển tiếng Việt” rồi,/ đây là quà,/ để cậu nhớ về chúng tớ.// – Điệp nói thế,/ sau khi chìa cho tớ cây cỏ chọi gà/ lớn chưa từng thấy.//Văn cho tớ/ hòn bi ve đẹp nhất,/ quý nhất của nó.// Lê cho tớ/ hòn đá hình siêu nhân/nhặt ở bờ suối,/ trước giờ vẫn được nó giữ/ như báu vật.// Sau cùng là Tuyết,/ nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng,/ dặn lên phố nướng ăn/ để nhớ mà về chơi với nhau.// Tớ chào các bạn/ và hứa sẽ nhớ việc tập hợp sách/ để gửi về/ làm tủ sách ở đình làng.//
– HS luyện đọc câu nói của Điệp: giọng đọc thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa.
– HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 3.
– HS khá, giỏi đọc cả bài.
TIẾT 3
2. Luyện từ và câu
 Danh từ
2.1. Hình thành khái niệm danh từ
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1.
– Yêu cầu HS tìm từ theo nhóm 3: Mỗi HS tìm từ thuộc 2 nhóm.
(Đáp án: Từ chỉ người: ông, bố, chú; Từ chỉ sự vật: tay/ bàn tay/ đôi bàn tay, thơ, cây, tàu, tóc/ chân tóc, cát/ bãi cát, dừa, biển, trăng; Từ chỉ thời gian: chiều, tối, đêm; Từ chỉ hiện tượng tự nhiên: sóng, gió.)
Lưu ý:
+ Theo CT 2018, khi dạy học các kiến thức về danh từ, động từ, tính từ: không bắt
buộc HS nhận diện danh từ đơn vị, danh từ sự vật, danh từ khái niệm; động từ hoạt động, động từ trạng thái,... như CT và SGK trước đây. Vì vậy, ở SGV này, phần đáp án cho những BT có thể chấp nhận hai kết quả trở lên sẽ được trình bày theo hình thức: phương án điển hình nhất dấu gạch chéo phương án tiếp theo... Bên cạnh đó có thể kèm theo những lưu ý, nếu cần.
+ Như vừa nêu trên, CT 2018 không dạy danh từ khái niệm, vì vậy, việc HS tìm hay không tìm từ ‘‘thơ’’ đều không đánh giá đúng sai.
– Yêu cầu HS chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ, dán kết quả vào bảng nhóm.
– 1 – 2 nhóm HS chữa bài, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động, rút ra những điều cần ghi nhớ
về danh từ.
– 1 – 2 HS nhắc lại ghi nhớ.
2.2. Nhận diện danh từ
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2 và đọc đoạn văn.
– Yêu cầu HS làm vào VBT: Viết 5 – 7 danh từ có trong đoạn văn.
(Đáp án: đồng/ cánh đồng, gió, nắng, xóm, kênh/ con kênh, không gian, hương/mùi
hương, súng/ bông súng, đìa, tiếng, chim tu hú, bầy, cá, váng, bèo/ váng bèo, bờ, vườn/ bờ vườn, ao, gà/ bầy gà, vịt ta/ bầy vịt ta, mồi, sậy/ rào sậy.)
Lưu ý: + Đìa: chỗ trũng nhỏ ở giữa đồng, có bờ để giữ nước và cá.
+ Với HS tiểu học, do không dạy danh từ chỉ đơn vị và một số tiểu loại khác nên chấp nhận các ngữ bờ vườn, bầy gà,... là một từ.
– 1 – 2 HS chữa bài trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
2.3. Đặt câu với danh từ cho trước
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3.
– Yêu cầu HS đặt câu trong cặp hoặc nhóm nhỏ.
– Yêu cầu HS viết câu vào VBT.
– Yêu cầu HS chữa bài bằng cách chơi Chuyền hoa.
– Yêu cầu HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
 TIẾT 4
3. Viết
 Bài văn kể chuyện
3.1. Nhận diện bài văn kể chuyện
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc bài văn.
– HS nghe GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên
HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người thân (có thể kết hợp sử dụng vật thật hoặc ảnh chụp đã chuẩn bị từ trước) Xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
– HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát ghi tên bài đọc mới “Những ngày hè tươi đẹp”.
– HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý: đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn
chuyện thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật, từ ngữ gọi tên các món quà; giọng Điệp thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa).
– HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: lớn tướng, bịn rịn,; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: Sau cùng là Tuyết,/ nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng,/ dặn lên phố nướng ăn/ để nhớ/ mà về chơi với nhau.//;
Tớ chào các bạn/ và hứa sẽ nhớ việc tập hợp sách/ để gửi về/ làm tủ sách ở đình làng.//;
– HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “trôi nhanh quá”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “ra đầu ngõ”.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến “ở đình làng”.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài từ ngữ đã được giải thích ở SHS), VD: cỏ chọi gà (Cỏ gà, còn gọi là cỏ chỉ, cỏ ống, là loại cỏ có thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn, cứng. Đặc biệt, thân cỏ thường có nốt sần do những bẹ lá tạo thành. Trẻ em thường chơi chọi cỏ gà bằng cách “chọi” nốt sần vào nhau, nốt sần nào bị đứt rời ra thì coi như “gà” thua.), đường thơm (ý nói đường thơm hương lúa chín, hương hoa cỏ ở làng quê), tưởng tượng (tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái không có hoặc chưa có ở trước mắt),...
– HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS. Gợi ý:
+ Câu 1: Kết thúc kì nghỉ hè ở quê, bạn nhỏ tiếc những ngày hè trôi qua nhanh quá.
+ Câu 2: Những chi tiết cho thấy ông bà và cô Lâm rất yêu quý con cháu: ông bà ôm bạn nhỏ hẹn mùa hè sau lại về, cô Lâm hẹn về dự đám cưới cô; ông bà và cô Lâm bịn rịn tiễn ra đầu ngõ.
+ Câu 3: Điệp tặng cây cỏ chọi gà, Văn tặng hòn bi ve, Lê tặng hòn đá hình siêu
nhân, Tuyết tặng chồng bánh đa chưa nướng. Những món quà ấy thể hiện tình cảm yêu quý, cùng sự lưu luyến, mong gặp lại của các bạn đối với bạn nhỏ.
+ Câu 4: Trước khi trở lại thành phố, bạn nhỏ hứa sẽ tập hợp sách gửi về làm tủ sách ở đình làng. Việc làm đó giú ... mẫu (Gợi ý: đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của cây sấu, tả cơnbão, hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật; giọng các bạn hồn nhiên, giọng
Mai tự tin pha chút ích kỉ, giọng Hoa hớn hở, giọng Cường thể hiện thái độ bông đùa, giọng Phương đoạn đầu tỏ ý bực bội, đoạn sau vui tươi, hớn hở,).
– HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: hăm hở, rụt rè, rộ, rậm, sửng sốt, ríu rít,; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:
– Tớ sẽ không cho ai vào nhà,/ thế là/ hết cả sấu dầm/ với ô mai sấu!// Một mình tớ/sẽ tha hồ hái.//;
Những con mắt lá/ biếc xanh trong nắng/ và những nụ hoa đầu tiên/ rụt rè xuất hiện.//;
Nhưng/ giữa những vòm lá rậm/ tít trên cao,/ sấu/ vẫn giữ lại được/ mấy chùm quả nhỏ xíu.//;
– HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “tha hồ hái”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “mấy chùm quả nhỏ xíu”.
+ Đoạn 3: Còn lại.
(Tuỳ thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.)
– HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài từ ngữ đã được giải thích ở SHS),
VD: sấu (là loại cây gỗ, sống lâu năm, có thể cao tới 30 mét, lá xanh dày, hoa nhỏ, màu trắng xanh, mọc thành chùm, quả hình cầu hơi dẹt, khi chín màu vàng sẫm; cây ra hoa vào mùa xuân – hè và có quả vào mùa hè – thu; quả tươi dùng để nấu canh hay làm mứt sấu,
ô mai, sấu dầm,...), sấu dầm (món ăn làm từ quả sấu với đường, gừng hoặc mắm/ muối, tỏi, ớt,...), ô mai sấu (món ăn làm từ quả sấu non hoặc già với muối, đường, gừng,...), ăn dè (ăn tiết kiệm, ít ít từng chút một vì không có nhiều),...
– HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS. Gợi ý:
+ Câu 1: Khi trông thấy cây sấu, các bạn cùng ao ước nó lớn thật mau, cho thật nhiều quả để mỗi bạn làm một món ăn từ quả sấu.
+ Câu 2: Những chi tiết cho thấy cuộc trò chuyện của các bạn nhỏ rất thú vị: mỗi bạn có một điều ước, điều ước nào cũng thú vị; khi mỗi bạn nói ra điều ước, các bạn khác có bình luận, bông đùa, thể hiện những lời nói, hành động, trạng thái cảm xúc khác nhau.
+ Câu 3: Từ ngữ cho thấy sự thay đổi của cây sấu sau hai năm: cao lớn, tán xoè rộng, che mát một góc vườn, những con mắt lá biếc xanh, những nụ hoa rụt rè xuất hiện.
+ Câu 4: Khi thấy mấy chùm sấu đã chín, Phương rủ các bạn sang hái và cùng ăn. Phương biết nhờ bố hái giúp. Bạn còn biết để phần mẹ và bé Lan.
+ Câu 5: Chọn đáp án: Vì bài đọc cho biết Phương đã thay đổi trong suy nghĩ. 
HS nêu lí do chọn đáp án và khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, các em có thể giải thích tên bài được đặt dựa vào sự thay đổi của nhân vật Phương: hai năm trước còn ích kỉ, muốn giữ những quả sấu riêng cho mình, hai năm sau đã biết chủ động mời các bạn đến nhà thưởng thức những chùm quả đầu tiên, lại biết phần mẹ và em đang đi vắng. Lớn ở đây vừa là sự thay đổi về thể chất vừa là sự thay đổi về nhận thức, biết yêu quý, trân trọng bạn bè và người thân...
Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn.
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1, 2 Ò rút ra ý đoạn 1: Dự định của Phương và các bạn khi cây sấu cho quả.
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 3 Ò rút ra ý đoạn 2: Sự thay đổi của cây sấu sau hai năm.
+ HS trả lời câu hỏi 4 rút ra ý đoạn 3: Những việc làm của Phương khi thấy mấy chùm sấu còn sót lại đã chín.
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 5 Ò rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.
– HS nhắc lại cách hiểu về nội dung, ý nghĩa bài đọc. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
– HS nghe GV hoặc bạn đọc lại đoạn 3 và xác định giọng đọc đoạn này (Gợi ý: giọng
vui, tốc độ nhanh hơn so với đoạn trên, hai câu cuối đọc thong thả; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của người, vật):
Một sớm,/ vừa bước ra vườn,/ Phương sửng sốt/ khi thấy mấy chùm sấu đã chín.//
Những chùm quả vàng tươi trong kẽ lá/ nhắc Phương nhớ đến/ câu chuyện hai năm trước.// Hôm ấy,/ vừa tới lớp,/ Phương đã ríu rít://
– Mai ơi!// Hoa ơi!// Cường ơi!// Cuối tuần/ sang nhà tớ/ hái sấu nhé!//
Sáng thứ Bảy,/ bố giúp Phương/ và các bạn/ hái sấu.// Phương chọn những quả ngon nhất/ để dành cho mẹ/ và bé Lan.//
Vừa “ăn dè” từng miếng sấu chín,/ các bạn vừa vui vẻ ôn lại chuyện ngày trước.// Tất cả đều tự cười mình/ thật là “trẻ con”.//
– HS luyện đọc câu nói của Phương: giọng cao, hơi gấp gáp thể hiện niềm vui.
– HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 3.
– HS khá, giỏi đọc cả bài. Nếu còn thời gian, có thể đọc phân vai toàn bài.
TIẾT 3
2. Luyện từ và câu
Động từ
2.1. Hình thành khái niệm động từ
– HS xác định yêu cầu của BT 1.
– HS tìm từ theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.
– HS chia sẻ, thống nhất kết quả tro
BÀI 6: NGƯỜI THIẾU NIÊN ANH HÙNG
(tiết 19 – 21, SHS, tr. 30 – 32)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Giải câu đố và nói được 1 – 2 câu về nhân vật có tên trong lời giải đố; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiểu được
nội dung bài đọc: Nguyễn Bá Ngọc đã anh dũng hi sinh sau khi cứu được ba em nhỏ của người bạn hàng xóm.
3. Kể được về một hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc một hoạt động thiện nguyện mà em đã có dịp chứng kiến hoặc tham gia.
4. Biết rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bài văn đã viết.
5. Chia sẻ được suy nghĩ, cảm xúc sau khi nghe bài hát “Nguyễn Bá Ngọc – Người
thiếu niên dũng cảm”, nhạc và lời: Mộng Lân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– SHS, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to.– Một số bức ảnh, tư liệu về anh hùng Nguyễn Bá Ngọc.
– Bảng phụ hoặc máy chiếu để trình bày đoạn từ “Ngày 04 tháng 4” đến “dìu hai em
Đơ, Toanh xuống hầm”.
– Video clip hoặc audio bài hát “Nguyễn Bá Ngọc – Người thiếu niên dũng cảm”,
nhạc và lời: Mộng Lân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
A. KHỞI ĐỘNG
– HS hoạt động nhóm nhỏ, giải câu đố dựa vào hình ảnh minh hoạ (Đáp án:
Trần Quốc Toản). Dựa vào nội dung câu đố và những hiểu biết được cung cấp qua các bài đọc để nói 1 – 2 câu về nhân vật có tên trong lời giải đố. Ò Xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh Ò Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
– HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới “Người thiếu niên
anh hùng”.
B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
1. Đọc
Người thiếu niên anh hùng
1.1. Luyện đọc thành tiếng
– HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ sự khốc liệt của chiến tranh, hoạt động của các nhân vật,).
– HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: ác liệt, sơ tán, ngần
ngừ,; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài:
Không ngần ngừ,/ Ngọc ôm em Oong bé nhất/ đưa về hầm nhà mình trú ẩn.// Thấy
bom đạn vẫn tiếp tục dội xuống,/ một lần nữa Ngọc chui lên/ vừa bế,/ vừa dìu hai em Đơ,/ Toanh/ xuống hầm.//;...
– HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
1.2. Luyện đọc hiểu
– HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài từ ngữ đã được giải thích ở SHS),
VD: ác liệt (thường dùng để nói về chiến tranh rất gay gắt, quyết liệt, gây ra nhiều thiệt hại), bom (vũ khí vỏ bằng kim loại, trong có chứa thuốc nổ, có sức sát thương và phá hoại mạnh),
– HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS và rút ra nội dung bài. Gợi ý:
+ Câu 1: Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán vì chiến tranh
diễn ra ác liệt, máy bay địch ném bom, bắn phá quê hương của Ngọc.
+ Câu 2: Khi nghe thấy tiếng khóc thét bên nhà hàng xóm, Nguyễn Bá Ngọc đã chạy sang nhà Khương, ôm em Oong bé nhất đưa về hầm nhà mình trú ẩn. Xong cậu lại chui lên, vừa bế, vừa dìu hai em Đơ, Toanh xuống hầm.
+ Câu 3: Ngọc không biết mình bị thương vì lúc đó Ngọc chỉ nghĩ tới việc cứu
người, lo lắng cho sự an nguy của ba em nhỏ.
+ Câu 4: Khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân (Gợi ý: khâm phục vì
Nguyễn Bá Ngọc can đảm, tiếc thương vì anh hi sinh khi còn quá trẻ,...).
1.3. Luyện đọc lại
– HS nhắc lại cách hiểu về nội dung bài đọc. Từ đó, bước đầu xác định được giọng
đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
– HS nghe GV hoặc bạn đọc lại đoạn từ “Ngày 04 tháng 4” đến “dìu hai em Đơ,
Toanh xuống hầm” và xác định giọng đọc đoạn này (Gợi ý: giọng thong thả, rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ sự khốc liệt của chiến tranh, hoạt động của các nhân vật,):
Ngày 04 tháng 4 năm 1965,/ máy bay địch ném bom,/ bắn phá xã Quảng Trung,/
huyện Quảng Xương,/ tỉnh Thanh Hoá.// Lúc ấy,/ người lớn/ đã ra đồng làm việc,// ở nhà/ chỉ còn trẻ em.// Nghe tiếng máy bay,/ Ngọc vội chạy xuống hầm.// Bỗng,/ Ngọc nghe thấy tiếng khóc thét/ bên nhà hàng xóm.// Ngọc nhào lên,/ chạy sang nhà Khương/ thì thấy bạn của mình/ đã chết vì trúng bom.// Các em của Khương/ đang kêu khóc.// Không ngần ngừ,/ Ngọc ôm em Oong bé nhất/ đưa về hầm nhà mình trú ẩn.// Thấy bom đạn vẫn tiếp tục dội xuống,/ một lần nữa/ Ngọc chui lên/ vừa bế,/ vừa dìu hai em Đơ,/ Toanh/ xuống hầm.//
– HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ “Ngày 04 tháng 4” đến “dìu hai em
Đơ, Toanh xuống hầm”.
– HS khá, giỏi đọc cả bài.
TIẾT 2
2. Nói và nghe
Kể về một hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc một hoạt động thiện nguyện
– HS đọc đề bài và các gợi ý.
– HS hoạt động theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, kể về hoạt động đền ơn đáp nghĩa
hoặc hoạt động thiện nguyện đã chứng kiến hoặc tham gia:
+ Kể tên hoạt động (Gợi ý: Dâng hương tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tặng quà cho trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo; Đèn lồng cho em;...).
+ Kể lại theo trình tự các việc mà em hoặc những người tham gia đã làm.
+ Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi chứng kiến hoặc tham gia hoạt động.
– 1 – 2 HS kể trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
TIẾT 3
3. Viết
Trả bài văn kể chuyện
3.1. Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn
HS nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu: ưu điểm, hạn chế,...
3.2. Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết
– HS đọc lời nhận xét của thầy cô về bài viết đã nộp.
– HS tự đọc lại bài viết, dựa vào nhận xét chung và nhận xét riêng của thầy cô để
chỉnh sửa bài viết (cấu tạo, trình tự các sự việc, dùng từ, viết câu,...).
3.3. Trao đổi với bạn về bài viết
HS trao đổi với bạn trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ về bài viết dựa vào các gợi ý:
– Những điều học được ở bài viết của bạn.
– Những nội dung có thể điều chỉnh để bài viết hay hơn.
– Những nội dung muốn góp ý cho bài viết của bạn.
– ...
3.4. Viết lại đoạn mở bài hoặc đoạn kết bài
– HS viết lại đoạn mở bài hoặc đoạn kết bài cho bài viết của mình:
+ Đoạn mở bài: cách dẫn dắt vào câu chuyện hấp dẫn.
+ Đoạn kết bài: thêm vào suy nghĩ, cảm xúc hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.
– 2 – 3 HS chia sẻ đoạn mở bài hoặc đoạn kết bài trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
C. VẬN DỤNG
– HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi nghe bài hát “Nguyễn Bá Ngọc – Người thiếu niên dũng cảm”, nhạc và lời: Mộng Lân.
– HS nghe audio hoặc xem video clip bài hát “Nguyễn Bá Ngọc – Người thiếu niên
dũng cảm”. Khuyến khích HS hát và vận động theo nhạc.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_4_chan_troi_sang_tao_nam_hoc_2023_2024_tr.docx