Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 13 - Đinh Quốc Nguyễn

CHỦ ĐIỂM: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

Bài 7: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI (Tiết 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ pháp. (năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ)

- Rút ra được ý nghĩa: Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em. (năng lực thẩm mĩ)

2. Năng lực chung.

- Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài học: Lí giải ngược một cách sinh động, dí dỏm về sự ra đời của loài người. Mọi thứ trên đời đều sinh ra vì trẻ em, có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. (năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác)

- Tìm đọc được bản tin viết về một người dũng cảm, tài năng, sáng tạo (năng lực tự chủ tự học)

- Chia sẻ với bạn những thông tin đáng chú ý, những điều biết thêm qua hình ảnh hoặc số liệu có trong bản tin. (năng lực giao tiếp và hợp tác)

3. Phẩm chất.

- Giáo dục HS về tình yêu thương con người (phẩm chất nhân ái)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu

- Tranh ảnh về lời bài hát, video clip bài hát

- Bảng phụ ghi hai khổ thơ cuối

- HS mang tới lớp bản tin phù hợp

 

docx 21 trang Thu Lụa 29/12/2023 500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 13 - Đinh Quốc Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 13 - Đinh Quốc Nguyễn

Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 13 - Đinh Quốc Nguyễn
TUẦN 13
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ
Bài 7: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI (Tiết 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ pháp. (năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ)
- Rút ra được ý nghĩa: Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em. (năng lực thẩm mĩ)
2. Năng lực chung.
- Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài học: Lí giải ngược một cách sinh động, dí dỏm về sự ra đời của loài người. Mọi thứ trên đời đều sinh ra vì trẻ em, có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. (năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác)
- Tìm đọc được bản tin viết về một người dũng cảm, tài năng, sáng tạo (năng lực tự chủ tự học)
- Chia sẻ với bạn những thông tin đáng chú ý, những điều biết thêm qua hình ảnh hoặc số liệu có trong bản tin. (năng lực giao tiếp và hợp tác)
3. Phẩm chất.
- Giáo dục HS về tình yêu thương con người (phẩm chất nhân ái)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Máy chiếu
Tranh ảnh về lời bài hát, video clip bài hát 
Bảng phụ ghi hai khổ thơ cuối
HS mang tới lớp bản tin phù hợp
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Chia sẻ được suy nghĩ, cảm xúc sau khi nghi hoặc đọc đoạn lời bài hát “ Cho con”
+ Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc
- Cách tiến hành:
- GV cho HS nghe đoạn nhạc bài “Cho con” và yêu cầu HS thào luận nhóm đôi chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc sau khi nghe lời bài hát.
- GV nhận xét
-GV cho HS quan sát tranh:
+ Tranh vẽ gì?
- GV cho HS phán đoán nội dung bài học
- GV giới thiệu bài mới. Ghi tên bài.
- HS lắng nghe và thảo luận
- HS chia sẻ và nhận xét
- HS quan sát tranh
+ Một người mẹ đang ôm con
- HS phán đoán
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Giúp HS luyện đọc trôi chảy, đọc đúng từ, đúng nhịp
+ Nắm được nội dung và ý nghĩa bài học
+ Tìm đọc được bản tin viết về một người dũng cảm, tài năng, sáng tạo
- Cách tiến hành:
Tiết 1
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng vui tươi, hồn nhiên, trong trẻo, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của các sự vật trong bài.
- GV HD đọc ngắt nghỉ một số dòng thơ:
Trời// sinh ra trước nhất/
Chỉ toàn là/ trẻ con/
Trên trái đất/ trụi trần/
Không dáng cây/ ngọn cỏ.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+Đoạn 1: Khổ thơ đầu
+ Đoạn 2: Khổ thơ thứ hai
+ Đoạn 3: Ba khổ thơ tiếp theo
+Đoạn 4: Hai khổ thơ cuối
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- Luyện đọc từ khó: trần trụi, rõ,.
- Luyện đọc câu dài: 
Mắt trẻ con/ sáng lắm/
Nhưng/ chưa thấy gì đâu!/ 
Mặt trời/ mới nhô cao/
Cho trẻ con/ nhìn rõ.//
- GV tổ chức cho HS đọc trước lớp (cá nhân – nhóm)
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Giải nghĩa từ khó hiểu; trần trụi,
- GV gọi HS đọc lại đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1.
- GV cho HS rút ra ý đoạn 1
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV gọi HS đọc lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2 
- GV cho HS rút ra ý đoạn 2
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV gọi HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV gọi HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi 4.
- Gv cho HS rút ý đoạn 3, 4
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Gọi HS đọc câu 5 và rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.
- GV cho HS nhận xét
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt ý nghĩa bài đọc: Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em.
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại và học thuộc lòng
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. Xác định được giọng đọc vui tươi, hồn nhiên, trong trẻo; tốc độ chậm lại ở hai dòng thơ cuối; nhấn giọng ở các từ ngữ chỉ sự vật được sinh ra.
- GV đọc lại đoạn mẫu
- GV yêu cầu luyện đọc diễn cảm đoạn 4 theo nhóm 2
- GV tổ chức thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV lấy 1 đoạn làm mẫu học thuộc lòng bằng cách che chữ.
- HS luyện đọc thuộc lòng theo nhóm ba khổ thơ mà em thích.
- GV nhận xét
Tiết 2
2.4. Hoạt động 4 : Đọc mở rộng
- GV cho HS đọc bài tập, xác định yêu cầu của bài tập
- GV cho HS trình bày dưới dạng nhật kí
- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trong cặp hoặc nhóm
- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV cho HS nhận xét, góp ý
- GV cho HS bình chọn
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và luyện đọc theo
- HS chia đoạn
- HS luyện đọc theo nhóm 4
- HS luyện đọc
- HS luyện đọc
Mắt trẻ con/ sáng lắm/
Nhưng/ chưa thấy gì đâu!/ 
Mặt trời/ mới nhô cao/
Cho trẻ con/ nhìn rõ.//
- HS đọc trước lớp
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc và trả lời
+ Khổ thơ thứ nhất cho biết trẻ em được sinh ra đầu tiên.
Rút ý đoạn 1: Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất
- HS nhận xét
- HS đọc và trả lời
+ Mặt trời nhô cao cho trẻ em nhìn rõ mọi thứ, vì khi ấy trái đất vẫn còn tối tăm, không ánh sáng
Rút ý đoạn 2; Mặt trời được sinh ra đầu tiên để đem lại ánh sáng cho trẻ con
- HS nhận xét
- HS đọc và trả lời
+ Từ ngữ thể hiện sự chăm chút, nâng niu của mẹ với trẻ: bế bồng, chăm sóc.
- HS nhận xét
- HS đọc và trả lời:
+ Bố dạy bào cho trẻ em biết chăm ngoan, biết suy nghĩ, biết mở rộng tầm nhìn về cuộc sống xung quanh; thầy giáo truyền dạy kiến thức cho trẻ em.
Rút ý đoạn 3,4: Bố mẹ được sinh ra để chăm sóc, dạy bảo trẻ; thầy giáo được sinh ra giúp trẻ học hành, truyền dạy thêm tri thức cho trẻ.
- HS nhận xét
- HS chọn đáp án và rút ra ý nghĩa bài học
+ Vì muốn khắng định trẻ em luôn cần được chăm sóc, yêu thương
- HS nhận xét
- HS nêu
- HS nhắc lại
- HS nhắc lại và lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc
- HS thi đua và bình chọn
- HS nhận xét
- HS quan sát, lắng nghe
- HS luyện đọc thuộc lòng.
- HS đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,...) một bản tin phù hợp với chủ điểm “Những người tài trí” theo hướng dẫn của GV trước buổi học khoảng một tuần. HS có thể đọc sách báo giấy hoặc tìm kiếm trên internet bản tin viết về: Một người dũng cảm (Gợi ý: cứu người, bắt cướp, biết nhận lỗi và sửa lỗi, ...)
- HS chuẩn bị bản tin để mang tới lớp chia sẻ.
- HS viết vào Nhật kí đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc bản tin tên nhân vật được đề cập đến trong bản tin, một số thông tin cá nhân, đặc điểm nổi bật của nhân vật đó, điều em học được từ họ,....
- HS có thể trang trí Nhật ki đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung
bản tin.
- HS đọc bản tin hoặc trao đổi bản tin cho bạn trong nhóm để cùng đọc.
- HS chia sẻ về Nhật kí đọc sách của mình.
- HS nghe góp ý của bạn, chỉnh sửa, hoàn thiện Nhật ki đọc sách.
- Bình chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo và dán vào Góc sáng tạo Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Việt.
– HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng và tìm thêm những bài thơ viết về trẻ con
Hoạt động nối tiếp:
- Dặn dò HS chuẩn bị bài mới
- Nhận xét tiết học
- HS thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hoá (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận diện biện pháp nhân hoá bằng cách sử dụng từ ngữ gọi người để gọi vật (năng lực ngôn ngữ)
- Tạo nhân hoá bằng cách sử dụng từ ngữ gọi người để gọi vật (năng lực thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo)
- Viết câu có biện pháp nhân hoá bằng cách sử dụng từ ngữ gọi người để gọi vật (năng lực ngôn ngữ)
2. Năng lực chung.
- Biết sử dụng biện pháp nhân hoá bằng cách sử dụng từ gọi người để gọi vật (năng lực tự chủ tự học)
3. Phẩm chất.
- Giáo dục HS tinh thần chăm chỉ học tập (phẩm chất chăm chỉ) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Thẻ từ, thẻ câu cho HS thực hiên các bài tập 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Chim cu gọi bạn” 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia chơi
- HS lắng nghe.
2. Luyện từ và câu
- Mục tiêu: 
+ Nhận diện biện pháp nhân hoá bằng cách sử dụng từ ngữ gọi người để gọi vật
+ Tạo nhân hoá bằng cách sử dụng từ ngữ gọi người để gọi vật 
+ Viết câu có biện pháp nhân hoá bằng cách sử dụng từ ngữ gọi người để gọi vật 
- Cách tiến hành:
2.1. Nhận diện biện pháp nhân hoá bằng cách sử dụng từ ngữ gọi người để gọi vật
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho 3 HS đọc 2 khổ thơ và 1 đoạn văn mẫu trong bài tập 1.
- GV cho HS xác định yêu cầu bài 
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trình bày vào bảng nhóm
- GV cho các nhóm trình bày
- GV nhận xét
- GV chốt kiến thức
2.2. Tạo nhân hoá bằng cách sử dụng từ ngữ gọi người để gọi vật 
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho HS đọc đoạn văn mẫu trong bài tập 2.
- GV cho HS xác định yêu cầu bài 
- GV hỏi HS:
+ Nếu những từ in đậm trong bài?
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 để thực hiện yêu cầu
- GV cho các nhóm trình bày
- GV nhận xét
- GV chốt kiến thức
2.3. Viết câu có biện pháp nhân hoá bằng cách sử dụng từ ngữ gọi người để gọi vật 
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho HS xác định yêu cầu bài 
- GV cho HS chia sẽ nội dung sẽ viết trong nhóm đôi
- GV quan sát, giúp đỡ HS đang gặp khó khăn.
- GV chấm một số bạn đã hoàn thành, nhận xét
- GV cho 2 – 3 HS đọc câu đã viết trước lớp, giới thiệu đồ vật được nhân hoá và từ đã dùng để gọi đồ vật đó
- GV nhận xét
- GV chốt kiến thức 
- HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc các đoạn thơ, đoạn văn.
- HS chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ, dán kết quả vào bảng nhóm.
- 1 − 2 nhóm HS chữa bài trước lớp.
a. tre — chị, mây — nàng, nồi đồng — bác, chổi – bà, gà mái – nàng chuối mật – bà, ngô bắp – ông, chích choè – thím, khướu – chú, chào mào – anh, cu gáy – bảo.
b. Cách gọi ấy khiến các sự vật trở nên thân thiết, gần gũi, sinh động,...) 
- HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS đọc đoạn văn, cả lớp đọc thầm
- HS xác định lại yêu cầu của bài
- HS trả lời:
+ Bông
- HS thảo luận nhóm 4, trình bày vào bảng nhóm.
- Các nhóm trình bày
a) chị/ cô đồng tiền; chị/cô/nàng hồng nhung; bạn/ bé tóc tiên.
b) Sau khi thay thế từ ngữ đoạn văn trở nên sinh động, giàu cẩm xúc hơn, các sự vật trở nên gần gũi, thú vị hơn.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS xác định yêu cầu bài tập
- HS chia sẽ theo nhóm đôi sau đó viết 3 -4 câu vào VBT.
- 2 – 3 HS trình bày, các bạn còn lại lắng nghe và nhận xét
- HS lắng nghe
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+  ... t ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.
- GV cho HS nhận xét
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt ý nghĩa bài đọc: : Ca ngợi vẻ đẹp của những con người kiên cường, chịu thương chịu khó, ngày đêm lao động để mang lại ấm no trên mảnh đất cao nguyên đá xám lạnh lẽo
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại và học thuộc lòng
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. Xác định được giọng đọc thong thả, chậm rãi; nhấn giọng ở các từ ngữ tả cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh lao động của người dân vùng núi,.
- GV đọc mẫu đoạn 3và xác định giọng đọc ở đoạn này
- GV yêu cầu luyện đọc diễn cảm đoạn 3 theo nhóm 2
- GV tổ chức luyệcn đọc diễn cảm trước lớp đoạn 3. HS khá, giỏi đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV lấy đoạn ‘ Qua mùa hạ” đến “ quyến rũ” làm mẫu học thuộc lòng bằng cách che chữ.
- HS luyện đọc thuộc lòng theo nhóm 
- GV nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và luyện đọc theo
- HS chia đoạn
- HS luyện đọc theo nhóm 3
- HS luyện đọc
- HS luyện đọc
- HS đọc trước lớp
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc và trả lời
+ Mùa hạ đến, cao nguyên phủ một màu xanh: màu xanh của cỏ voi, của ngô che phủ màu đỏ xám.
- HS nhận xét
- HS đọc và trả lời
+ Tác giả nói hoa ngô sẽ đem no ấm cho bà con ở cao nguyên đủ vì hoa ngô sẽ thành những bắp ngô chắc hạt và người dân có thể thu hoạch.
Rút ý đoạn 1; Vẻ đẹp của cao nguyên, của hoa ngô nở rộ vào mùa hạ.
- HS nhận xét
- HS đọc và trả lời
+ Những tua hoa ngô được so sánh với những ngón tay đón ánh nắng mặt trời, hoa tam giác mạch được so sánh với nàng tiên bé nhỏ. Gợi ý: Cách so sánh giúp bài văn trở nên sinh động hơn, các loài hoa có tình cảm và hoạt động như con người, khiến người đọc như lạc vào thế giới cổ tích.
- HS nhận xét
Rút ý đoạn 2; Vẻ đẹp của hoa tam giác mạch ở cao nguyên vào mùa thu.
- HS đọc và trả lời:
+ Hình ảnh đẹp:
• Mùa thu: triền hoa tam giác mạch trắng, phớt hồng hay hồng sậm trải dài, uốn lượn, triền hoa leo đến lưng chừng mùi rồi nhoà trong sương chiều như muôn ngàn nàng tiên bé nhỏ đập dìu bay lượn, hoa bạc hà tim sẫm bên những triền đủ.
• Mùa đông: hoa cúc dại đỏ nhung len khắp các triền núi.
• Mùa xuân: hoa mận, hoa lê nở trắng muốt,
Rút ý đoạn 3: Vẻ đẹp của những mùa hoa trên cao nguyên đủ và vẻ đẹp của con người lao động cần mẫn để mang lại cuộc sống ấm no
.- HS nhận xét
- HS trả lời và rút ra ý nghĩa bài học
+ Con người nơi đây là “những mùa hoa sưởi ấm cả vùng cao nguyên đá xám lạnh lẽo” vì họ cần mẫn, siêng năng lao động trên mảnh nương đầy đủ bất chấp thời tiết khắc nghiệt, chính họ mang đến sự sống cho những mảnh đất sỏi đá nơi đây,...
- HS nhận xét
- HS nêu
- HS nhắc lại
- HS nhắc lại và lắng nghe
- HS lắng nghe và xác định giọng đọc 
+ giọng đọc thong thả, chậm rãi; nhấn giọng các từ ngữ tả cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh lao động của người dân vùng núi trong thời tiết khắc nghiệt
- HS luyện đọc
- HS đọc
- HS nhận xét
- HS quan sát, lắng nghe
- HS luyện đọc thuộc lòng.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng và tìm thêm những bài hát viết về những loài hoa
Hoạt động nối tiếp:
- Dặn dò HS chuẩn bị bài mới
- Nhận xét tiết học
- HS thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Tài trí
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Chọn lời giải nghĩa phù hợp với mỗi từ (năng lực ngôn ngữ)
- Tìm từ chứ tiếng “tài” có nghĩa là “giỏi” (năng lực thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo)
- Thay từ ngữ phù hợp và viết đoạn văn nói về tài năng của một nhân vật em đã học (năng lực ngôn ngữ)
2. Năng lực chung.
- Mở rộng vốn từ Tài trí (năng lực tự chủ tự học)
3. Phẩm chất.
- Giáo dục HS tình thần chăm chỉ học tập (phẩm chất chăm chỉ) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Thẻ từ, thẻ câu cho HS thực hiên các bài tập 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Gió thổi” 
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia chơi
- HS lắng nghe.
2. Luyện từ và câu
- Mục tiêu: 
+ Chọn lời giải nghĩa phù hợp với mỗi từ 
+ Tìm từ chứ tiếng “tài” có nghĩa là “giỏi” 
+ Thay từ ngữ phù hợp và viết đoạn văn nói về tài năng của một nhân vật em đã học
- Cách tiến hành:
2.1. Chọn lời giải nghĩa phù hợp với mỗi từ 
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho HS xác định yêu cầu bài 
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trình bày vào bảng nhóm
- GV cho các nhóm trình bày
- GV nhận xét
- GV chốt kiến thức
2.2. Tìm từ chứ tiếng “tài” có nghĩa là “giỏi” 
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho HS xác định yêu cầu bài 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và thực hiện kĩ thuật Khăn trải bàn
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 để thực hiện yêu cầu
- GV cho các nhóm trình bày
- GV nhận xét
- GV chốt kiến thức
2.3. Thay từ ngữ phù hợp
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho HS đọc đoạn văn
- GV cho HS xác định yêu cầu bài 
- GV cho HS thảo luận trong nhóm đôi
- GV cho 2 – 3 HS trình bày trước lớp
- GV nhận xét
- GV chốt kiến thức 
2.4. Viết đoạn văn nói về tài năng của một nhân vật em đã học
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS xác định yêu cầu của BT và quan sát hình ảnh gợi ý. 
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi
- GV quan sát giúp đỡ một số HS gặp khó khăn
- GV chấm và nhận xét một số bài đã làm xong
- GV cho 1, 2 HS trình bày trước lớp
- GV nhận xét
- GV chốt
- HS xác định yêu cầu của BT 1 
- HS chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ, dán kết quả vào bảng nhóm.
- 1 − 2 nhóm HS chữa bài trước lớp.
tài trí – tài năng và trí tuệ
tài đức — tài năng và đức độ
tài danh – có tài và có tiếng tăm
tài nghệ — có tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp
- HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS xác định lại yêu cầu của bài
- HS thảo luận nhóm 4, trình bày vào bảng nhóm.
- Các nhóm trình bày
Tài giỏi, tài hoa, tài tình, tài năng, tài ba,.....
- HS lắng nghe
- HS nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS đọc đoạn văn
- HS xác định yêu cầu bài tập
- HS chia sẽ theo nhóm đôi 
- 2 – 3 HS trình bày, các bạn còn lại lắng nghe và nhận xét
Tài năng – khả năng – năng khiếu – năng lực – giỏi – nhanh trí – sức mạnh
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bàu
- HS hoạt động trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ: chia sẻ những điều đã biết về một nhân vật đã học: Mạc Đĩnh Chi, Niu-tơn, Yết Kiêu, Lu-i Pa-xtơ, Mô-da,... (HS có thể ghi chép ngắn gọn một vài thông tin chính.)
- HS viết đoạn văn vào VBT
- HS trình bày
- HS nhận xét
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- Trò chơi “ Ô chữ”
- Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động nối tiếp:
- Dặn dò HS
- Nhận xết tiết học
- HS tham gia chơi
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
VIẾT
VIẾT THƯ CHO BẠN BÈ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Viết thư điện tử gửi cho bạn bè (năng lực ngôn ngữ)
2. Năng lực chung.
- Nắm được bố cục nội dung của một bức thư điện tử (năng lực tự học tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo)
3. Phẩm chất.
- Giáo dục HS tình thần chăm chỉ học tập (phẩm chất chăm chỉ)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Giấy, bút, giấy bình chọn
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: 
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS hát, múa tại chỗ
- GV Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài mới, Ghi bảng đầu bài.
- HS hát múa
- HS nghe giới thiệu, ghi bài.
Luyện tập thực hành
- Mục tiêu: 
+ Viết thư điện tử gửi cho bạn bè 
Cách tiến hành:
2.1.  Viết thư điện tử cho một người bạn
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập
- GV yêu cầu HS xác định lại yêu cầu của bài và đọc các gợi ý, nhớ lại cấu trúc của thư điện tử 
- Gv tổ chức cho HS thực hiện bài tập
- GV quan sát HS và giúp đỡ HS gặp khó khăn
- GV chấm một số bài đã hoàn thành, nhận xét về cấu tạo, lời xưng hô, viết câu, trình bày,.
2.2. Chia sẻ trong nhóm
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 3
- GV tổ chức cho HS chia sẻ bài làm
- GV nhận xét
- GV đánh giá hoạt động
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS xác định yêu cầu bài tập
- HS trao đổi, chia sẻ nội dung sẽ viết trong nhóm nhỏ 
Thăm hỏi: gia đình của bạn (sức khoẻ, công việc, ...), bạn (sức khoẻ, học tập, các hoạt động khác, ...); Kể (việc học ở trường, hoạt động yêu thích, tình hình học tập hiện nay, dự tính trong năm nay, ...
- HS thực hiện vài VBT
- HS nộp bài và xác định yêu cầu của bài tập 2
- HS lắng nghe
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 3
- HS chia sẻ bài làm trong nhóm 
- 1,2 HS trình bày bài trước lớp
- Các nhóm trưng bày các bài viết được chọn ở Góc Sáng tạo để cả lớp tham khảo và rút kinh nghiệm
3. Vận dụng: 
* Mục tiêu: Sưu tầm được tranh, ảnh về một khu vườn hoặc cánh đồng hoa; viết được 2 – 3 câu miêu tả khu vườn hoặc cánh đồng hoa trong tranh, ảnh sưu tầm.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc yêu cầu của hoạt động
- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm 3
- GV cho HS trình bày trước lớp
- GV nhận xét, tuyên dương
- Gv tổng kết bài học.
Hoạt động nối tiếp
- Dặn dò HS
- Nhận xét tiết học
- HS xác định yêu cầu của hoạt động
+ Sưu tầm tranh, ảnh về một khu vườn hoặc cánh đồng hoa.
+ Viết 2 – 3 câu miêu tả khu vườn hoặc cảnh đồng hoa trong tranh đã sưu tầm.
– HS chia sẻ tranh, ảnh về một khu vườn hoặc cánh đồng hoa đã chuẩn bị.
– HS viết 2 – 3 câu miêu tả vườn hoặc cánh đồng hoa trong tranh, ảnh đã sưu tầm. 
− 1 − 2 HS đọc câu đã viết trước lớp.
- HS lắng nghe, nhận xét 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_4_chan_troi_sang_tao_tuan_13_dinh_quoc_ng.docx