Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 28

CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI QUANH TA

Bài 1: CẬU BÉ GẶT GIÓ

(Tiết 1 + 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Sắp xếp và xác định được ý nghĩa của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Bằng sự chăm chỉ học tập và , nỗ lực vượt qua khó khăn, Uy-li-am Cam-goam-ba đã thực hiện được ước mơ chế tạo chiếc cối xay gió, giúp ích cho gia đình và quê hương của cậu. Từ đó, rút ra được ý nghĩa Chăm chỉ học tập, nỗ lực không ngừng không chỉ giúp bản thân đạt được ước mơ mà còn 'đem lại những điều tốt đẹp cho những người xung quanh.

- Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực giao tiếp: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất.

- Bồi dưỡng tình cảm, sư quan tâm, chia sẻ.

- Bồi dưỡng tình yêu nước, yêu thiên nhiên; tấm lòng nhân ái.

- Tính chăm chỉ trong học tập, trung thực và tinh thần trách nhiệm.

 

docx 23 trang Thu Lụa 29/12/2023 1240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 28

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 28
TUẦN 28
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI QUANH TA
Bài 1: CẬU BÉ GẶT GIÓ
(Tiết 1 + 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Sắp xếp và xác định được ý nghĩa của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Bằng sự chăm chỉ học tập và , nỗ lực vượt qua khó khăn, Uy-li-am Cam-goam-ba đã thực hiện được ước mơ chế tạo chiếc cối xay gió, giúp ích cho gia đình và quê hương của cậu. Từ đó, rút ra được ý nghĩa Chăm chỉ học tập, nỗ lực không ngừng không chỉ giúp bản thân đạt được ước mơ mà còn 'đem lại những điều tốt đẹp cho những người xung quanh.
- Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực giao tiếp: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất.
- Bồi dưỡng tình cảm, sư quan tâm, chia sẻ.
- Bồi dưỡng tình yêu nước, yêu thiên nhiên; tấm lòng nhân ái.
- Tính chăm chỉ trong học tập, trung thực và tinh thần trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Đối với giáo viên
-Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to.
- Tranh, ảnh chụp cối xay gió (nếu có).
- Bảng phụ ghi đoạn từ “Để làm được chiếc cối xay gió” đến hết.
Đối với học sinh
- SGK Tiếng việt 4 - tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Sắp xếp và xác định được ý nghĩa của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm “Thế giới quanh ta” (Gợi ý: Thế giới quanh ta có biết bao điều đẹp đẽ, kì lạ, đem đến cho chúng ta rất nhiều bài học bổ ích.).
- Yêu cầu HS sắp xếp câu.
- Yêu cầu HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh - Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
- GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới “Cậu bé gặt gió”.
- HS nghe GV giới thiệu.
- HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, sắp xếp các từ đã cho thành câu tục ngữ
(Đáp án: Đi một ngày dàng học một sàng khôn); chia sẻ trong nhóm và trước lớp ý nghĩa của câu tục ngữ )
Gợi ý: Càng đi và trải nghiệm nhiều, ta càng học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích.
- HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh - Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
- HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Bằng sự chăm chỉ học tập và, nỗ lực vượt qua khó khăn, Uy-li-am Cam-goam-ba đã thực hiện được ước mơ chế tạo chiếc cối xay gió, giúp ích cho gia đình và quê hương của cậu. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Chăm chỉ học tập, nỗ lực không ngừng không chỉ giúp bản thân đạt được ước mơ mà còn 'đem lại những điều tốt đẹp cho những người xung quanh.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu. 
- GV HD đọc: (Gợi ý: Giọng đọc thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ địa danh, tên nhân vật; hạ thấp giọng ở cuối câu,...).
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “đọc những cuốn sách khoa học”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “dẫn nước từ giếng ra ruộng”.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: Uy-li-am Cam-giam-ba, Gie-phơ-ri, sung sướng, ...; 
- GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài:
- Luyện đọc câu dài.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Giải nghĩa từ khó hiểu: 
VD: gặt (nghĩa trong bài: thu về một nơi, một chỗ), ngoại lệ (nằm ngoài cái chung, không theo quy định, quy luật), cảm hứng (say mê, thích thú, phấn khởi,... khi làm một việc gì đó),... 
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Uy-li-am nghĩ và làm gì khi nhìn thấy những hình ảnh trong cuốn sách khoa học?
+ Câu 2: Nhờ đâu Uy-li-am dựng lên được chiếc cối xay gió?
+ Câu 3: Vì sao mọi người hò reo sung sướng khi cối xay gió hoạt động?
+ Câu 4: Theo em, việc chế tạo thành công chiếc cối xay gió đã mở ra những gì cho tương lai của Uy-li-am và người dân trong vùng?
+ Câu 5: Vì sao bài đọc có tên “Cậu bé gặt gió”?
- Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn:
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1 - rút ra ý đoạn 1: Uy-li-am Cam-goam-ba nhận ra tác dụng của cối xay gió và cố gắng đọc sách khoa học để tìm hiểu cách chế tạo ra nó,
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 2, 3 → rút ra ý đoạn 2: Nhờ lòng quyết tâm và sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, Uy-li-am Cam-goam-ba đã chế tạo thành công chiếc cối xay gió thô sơ, mang lại niềm vui cho mọi người.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Bằng sự chăm chỉ học tập và, nỗ lực vượt qua khó khăn, Uy-li-am Cam-goam-ba đã thực hiện được ước mơ chế tạo chiếc cối xay gió, giúp ích cho gia đình và quê hương của cậu. 
èChăm chỉ học tập, nỗ lực không ngừng không chỉ giúp bản thân đạt được ước mơ mà còn 'đem lại những điều tốt đẹp cho những người xung quanh.
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. Xác định được giọng đọc (Gợi ý: Giọng đọc thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ sự vật, trạng thái cảm xúc, hạ giọng ở cuối câu).
- GV đọc lại đoạn mẫu
- GV yêu cầu đọc lại đoạn từ “Để làm được chiếc cối xay gió mơ ước” đến hết và xác định giọng đọc đoạn này”
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS nghe GV đọc mẫu 
- HS nghe GV hướng dẫn đọc
- HS đọc toàn bài.
- HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
(Tuỳ thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.)
- HS luyện đọc một số từ khó.
Sống ở một nước châu Phi nghèo và không có diện,/ gia đình Uy-li-am Cam-giam-ba cũng như người dân trong vùng rất cơ cực./l;
Kể từ khi nhìn thấy những cảnh quạt khổng lồ trên bề mặt thảo nguyên trong một cuốn sách khoa học,/ Uy-lt-am tin chắc rằng cối xay gió sẽ giúp gia đình cậu thoát khỏi nghèo đói,...
- HS đọc.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài từ ngữ đã được giải thích ở SHS)
- HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS.
+ Câu 1: Khi nhìn thấy những hình ảnh trong cuốn sách khoa học, Uy-li-am tin rằng cối xay gió sẽ giúp gia đình cậu thoát khỏi nghèo đói. Cậu đi học đều đặn, đến thư viện thường xuyên để đọc những cuốn sách khoa học.
+ Câu 2: Nhờ lòng quyết tâm và sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, Uy-li-am đã dựng lên được chiếc cối xay gió,
+ Câu 3: Mọi người hò reo sung sướng khi cối xay gió hoạt động vì nó phát ra điện, làm chạy máy bơm, dẫn nước từ giếng ra ruộng
+Câu 4: Việc chế tạo thành công cối xay gió đã giúp Uy-li-am nhận được học bổng để tiếp tục đi học. Đây là cơ sở để sau này, cậu trở thành một diễn giả nổi tiếng, có đủ khả năng để quay về giúp đỡ người dân trong vùng.
+ Câu 5: Bài đọc có tên "Cậu bé gặt giờ" vì Uy-li-am đã chế tạo được chiếc máy hoạt động dựa vào sức gió; cách đặt tên còn nhằm thu hút sự chú ý của người đọc,...). 
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 4 → rút ra ý đoạn 3: Việc chế tạo thành công cối xay gió đã giúp Uy-li-am Cam-goam-ba nhận được học bổng để tiếp tục đi học, để sau này trở thành một diễn giả truyền cảm hứng nổi tiếng,
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 5 - rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.
- HS nhắc lại cách hiểu về nội dung, ý nghĩa bài đọc.
- HS lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- HS nhắc lại. 
-HS nghe GV hoặc bạn đọc lại 
- HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp.
- HS khá, giỏi đọc cả bài.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
-GV tổ chức thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Đại diện từng nhóm lên đọc.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu: DẤU NGOẶC KÉP
 (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận diện và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép.
2. Năng lực chung.
- Năng lực giao tiếp: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất.
- Bồi dưỡng tình cảm, sư quan tâm, chia sẻ.
- Bồi dưỡng tình yêu nước, yêu thiên nhiên; tấm lòng nhân ái.
- Tính chăm chỉ trong học tập, trung thực và tinh thần trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Đối với giáo viên
-Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to.
- Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Đối với học sinh
- SGK Tiếng việt 4 - tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Tìm hình giống nhau”
- GV hướng dẫn cách chơi. Chia đội.
- Tổ chức chơi.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi: Đại diện từng đội chọn 1 cặp hình lật hình tìm cặp hình giống nếu sai thì mất lượt.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá – luyện tập: Luyện từ và câu
- Mục tiêu: 
Nhận diện và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép.
- Cách tiến hành:
2.1. Nhận diện và nêu công dụng của dấu ngoặc kép
- Gọi HS xác định yêu cầu của BT 1.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, xác định từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép và giải thích 
- Gọi 1 - 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, rút ra những điều em cần ghi nhớ về dấu ngoặc kép. 
2.2. Đặt dấu ngoặc kép vào những vị trí phù hợp trong câu
- Gọi HS xác định yêu cầu của BT 2.
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân.
- Gọi 1 - 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận.
2.3. Viết câu có sử dụng dấu ngoặc kép - HS xác định yêu cầu của BT 3.
- Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Gọi 1 - 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS xác định yêu cầu của BT 1.
- HS hoạt động nhóm.
Đáp án:
a. Vừa đi đường vừa kể chuyện - Tên một cuốn sách
Vàm Cỏ Đông - Tên một bài thơ
Về miền cổ tích → Tên một bài  ... i đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS giải thích nghĩa của một số từ khó;
VD: đường kính (đoạn thẳng đi qua tâm, nối hai điểm của đường tròn hay mặt cầu),...
- HS đọc thầm lại bài đọc.
- HS đọc câu hỏi và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS:
+ Câu 1: Những loài thực vật được nói đến trong bài đọc là cây hoa súng, cây xương rồng, hoa đại, cây Puy-a Rây-môn đi.
+ Câu 2: Từ ngữ miêu tả đặc điểm nổi bật của mỗi loài cây là cây hoa súng - "khổng lồ”, cây xương rồng gai - "ngút ngàn”, “gai thưa và nhọn hoắt”, hoa dại - “sặc so", cay Puy-a Ray-mon-di- "long lay"
+ Câu 3: Các loài thực vật trong bài được coi là kì lạ vì chúng có những điểm đặc biệt, độc đáo, không giống với những loại thực vật thông thường.
+ Câu 4: HS trả lời theo hiểu biết cá nhân, VD: Cây mắt búp bê - cây có trái giống những con mắt nhỏ; cây bách lan có tuổi thọ từ 500 đến 1500 năm; cây trinh nữ - khi chạm vào, lá của cây lập tức khép lại,...
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS đọc toàn bài.
- HS nêu cách hiểu về nội dung bài đọc. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS nghe GV hoặc bạn đọc lại đoạn “Nữ hoàng của các loài thực vật” và xác định giọng đọc đoạn 4.
- HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn “Nữ hoàng của các loài thực vật”.
- HS khá, giỏi đọc cả bài.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
-GV tổ chức thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Đại diện từng nhóm lên đọc.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Nói và nghe: NÓI VỀ VAI TRÒ CỦA CÂY XANH
 (Tiết 6)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nói được vai trò của cây xanh và biết kêu gọi mọi người trồng, chăm sóc cây xanh. 
2. Năng lực chung.
- Năng lực giao tiếp: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất.
- Bồi dưỡng tình cảm, sư quan tâm, chia sẻ.
- Bồi dưỡng tình yêu nước, yêu thiên nhiên; tấm lòng nhân ái.
- Tính chăm chỉ trong học tập, trung thực và tinh thần trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
- SHS, VBT, SGV.
-Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to,
2. Đối với học sinh
- SGK Tiếng việt 4 - tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức hát vui: “ Vườn cây của ba”
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- Hỏi: Bài nhát nhắc đến loại cây nào?
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS hát.
- HS nêu: Rau, hoa, bưởi, sầu riêng, dừa, điều,...
- HS lắng nghe.
2. Khám phá, luyện tập: Nói và nghe: Nói về vai trò của cây xanh
- Mục tiêu: 
Nói được vai trò của cây xanh và biết kêu gọi mọi người trồng, chăm sóc cây xanh. 
- Cách tiến hành:
2.1. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc khi xem những bức ảnh:
- Xác định yêu cầu của BT 1 và quan sát các bức ảnh. 
- GV định hướng thêm những việc cần quan sát (nếu cần):
+ Mỗi bức ảnh cho biết điều gì?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự việc xảy ra trong ảnh? 
+ Hậu quả của nó thế nào?
+ Em có cảm xúc gì khi xem ảnh?
- Tổ chức hoạt động trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về những bức ảnh trong SHS.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp. 
- GV nhận xét, kết luận.
2.2. Nói về vai trò của cây xanh, kêu gọi mọi người trồng và chăm sóc cây xanh:
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2 và đọc các gợi ý.
- Tổ chức cho HS nói trong nhóm 4, có thể để HS khá, giỏi nói trước, các HS còn lại nói sau.
- Gọi đại diện nhóm HS nói trước lớp.
- Tiêu chí đánh giá: nội dung, ngôn ngữ, cử chỉ; thời gian,...
- GV nhận xét, đánh giá.
2.3. Ghi lại thông tin về vai trò của cây xanh khi nghe bạn nói:
- Gọi HS xác định yêu cầu của BT 3.
- Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân ghi lại thông tin về vai trò của cây xanh khi nghe bạn nói vào sơ đồ tư duy đơn giản.
- Yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.
- Gọi HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
- HS xác định yêu cầu của BT 1 và quan sát các bức ảnh. 
- HS nghe GV định hướng thêm.
- HS hoạt động trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về những bức ảnh trong SHS:
+ bức ảnh 1 - cháy rừng.
+ bức ảnh 2 - rừng bị chặt phả.
- 1 - 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp.
 - HS nghe bạn và GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT 2 và đọc các gợi ý.
- HS nói trong nhóm 4.
- Đại diện nhóm HS nói trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá theo tiêu chí.
- HS xác định yêu cầu của BT 3.
- HS hoạt động cá nhân: Từ khoá trung tâm ghi tên của bạn đã thuyết trình, các nhảnh ghi những vai trò cụ thể của cây xanh mà bạn đã nói.
- HS chia sẻ trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.
- 1 - 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi: Chuyền bóng.
+ GV hướng dẫn cách chơi: GV nêu 1 loại cây và chuyền bóng cho 1 HS, HS sẽ nêu vai trò của cây đó và tiếp tục nêu tên 1 cây và chuyền bòng cho bạn tiếp theo, chơi đến hết giờ.
+ Tổ chức chơi
- Nhận xét, tuyên dương
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
VIẾT
QUAN SÁT, TÌM Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
(Tiết 7)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Biết quan sát và tìm ý cho bài văn miêu tả con vật (con vật nuôi trong nhà). 
- Giải được ô chữ Hoa lá, nói được về hình dáng, màu sắc của một loài hoa có trong
2. Năng lực chung.
- Năng lực giao tiếp: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất.
- Bồi dưỡng tình cảm, sư quan tâm, chia sẻ.
- Bồi dưỡng tình yêu nước, yêu thiên nhiên; tấm lòng nhân ái.
- Tính chăm chỉ trong học tập, trung thực và tinh thần trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
- SHS, VBT, SGV.
-Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to,
- Tranh, ảnh về con vật nuôi trong nhà (nếu có).
- Bảng phụ ghi đoạn “Nữ hoàng của các loài thực vật”, bài văn “Chủ trống choai”. 
2. Đối với học sinh
- SGK Tiếng việt 4 - tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: 
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS hát vui: “ Chú mèo con”.
- GV Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài mới, Ghi bảng đầu bài.
- HS hát.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
Khám phá, luyện tập: Quan sát, l ập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật.
- Mục tiêu: 
Biết quan sát và tìm ý cho bài văn miêu tả con vật (con vật nuôi trong nhà). 
- Cách tiến hành:
2.1. Nhận diện cách quan sát và miêu tả con vật nuôi trong nhà.
- Xác định yêu cầu của BT 1 và đọc bài văn “Chú trống choai”.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm đôi, làm bài vào VBT.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp.
 - GV nhận xét.
2.2. Thực hành quan sát một con vật nuôi trong nhà.
- Gọi HS xác định yêu cầu của BT 2 và đọc các gợi ý.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT, kết hợp với quan sát tranh, ảnh về con vật nuôi trong nhà (có thể làm trước ở nhà và điều chỉnh, bổ sung ý trên lớp).
- Tổ chức chia sẻ kết quả.
- Gọi HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV nhận xét. 
- HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc bài văn “Chú trống choai”. 
- HS hoạt động trong nhóm đôi, làm bài: 
a. Bài văn tả chủ trống choai.
b. Tác giả chọn tả những đặc điểm hình đảng: đuôi cong cong, bộ cảnh có duyên, ... và hoạt động: ngất ngưởng trên đống củi trước sân, phốc lên đứng ở cành chanh,... của chú gà trống choai.
c. Hình ảnh so sánh: “trống choai lớn nhanh như thổi",...; hình ảnh nhân hoá “lã gà chiếp em út lại khảo nhỏ với nhau: “Tuyệt! Tuyệt! Tuyệt!" tỏ vẻ thán phục lắm!”. Làm cho con vật trở nên sinh động và gần gũi hơn.
- 1 - 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT 2 và đọc các gợi ý.
- HS làm bài vào VBT.
- HS chia sẻ kết quả với bạn ngồi bên cạnh hoặc trong nhóm nhỏ.
- 1 - 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét, từ đó rút ra cách quan sát một con vật nuôi trong nhà.
3. Vận dụng: 
* Mục tiêu: 
Giải được ô chữ Hoa lá, nói được về hình dáng, màu sắc của một loài hoa có trong.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS xác định yêu cầu của hoạt động 1.
- GV tổ chức trò chơi: TIẾP SỨC.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Gọi HS xác định yêu cầu của hoạt động 2.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm lớn, thực hiện yêu cầu của BT.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết bài học.
- HS xác định yêu cầu của hoạt động 1: Giải ô chữ.
- HS chơi trò chơi Tiếp sức để giải ô chữ theo nhóm (Đáp án: 1. CÀ PHÊ, 2. GẠO, 3. LAN HỒ ĐIỆP, A. THIÊN LÍ từ khoá: HOAL)
- HS xác định yêu cầu của hoạt động 2: Nói về hình dáng, màu sắc của một loài hoa có trong ô chữ.
- HS hoạt động trong nhóm lớn, thực hiện yêu cầu của BT.
- 1 - 2 HS chia sẻ trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết bài học.
4. Hoạt động nối tiếp: 
- Mục tiêu:
+ HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
 - Cách tiến hành:
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
- Gv tổng kết bài học.
- Dặn HS về nhà tập tìm ý thêm và chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_28.docx