Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 24

CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 3: DÒNG SÔNG MẶC ÁO (tiết1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

+ Chia sẻ được với bạn về một dòng sông; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.

+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Tác giả miêu tả vẻ đẹp, sự thay đổi của dòng sông vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Từ đó, rút ra được ý nghĩa. Nói lên tình yêu quê hương của tác giả thông qua việc ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Học thuộc lòng được 10 dòng.

2. Năng lực chung.

+ Năng lực tự chủ và tự học : tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

3. Phẩm chất:

+ Học sinh biết yêu cảnh đẹp thiên nhiên. Chăm chỉ học tập, có trách nhiệm các nhiệm vụ học tập .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a.Giáo viên

+ Bài giảng điện tử

+ Tranh, ảnh, video clip ngắn về vẻ đẹp của dòng sông vào các thời điểm khác nhau trong ngày (nếu có).

+ Bảng phụ ghi tám dòng thơ đầu.

 

docx 30 trang Thu Lụa 29/12/2023 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 24

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 24
TUẦN 24
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM
BÀI 3: DÒNG SÔNG MẶC ÁO (tiết1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
+ Chia sẻ được với bạn về một dòng sông; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Tác giả miêu tả vẻ đẹp, sự thay đổi của dòng sông vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Từ đó, rút ra được ý nghĩa. Nói lên tình yêu quê hương của tác giả thông qua việc ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Học thuộc lòng được 10 dòng.
2. Năng lực chung.
+ Năng lực tự chủ và tự học : tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
3. Phẩm chất: 
+ Học sinh biết yêu cảnh đẹp thiên nhiên. Chăm chỉ học tập, có trách nhiệm các nhiệm vụ học tập . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a.Giáo viên
+ Bài giảng điện tử 
+ Tranh, ảnh, video clip ngắn về vẻ đẹp của dòng sông vào các thời điểm khác nhau trong ngày (nếu có).
+ Bảng phụ ghi tám dòng thơ đầu.
b. Học sinh:
- SHS và dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
a.Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Chia sẻ được với bạn về một dòng sông
+ Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.
+ Phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác.
b.Cách tiến hành:
- GV cho học sinh Hát –múa bài “Dòng Sông quê hương”
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi chia sẻ với bạn những điều em biết về một dòng sông 
- Tổ chức báo cáo –nhận xét – khen thưởng 
- GV cho xem tranh, liên hệ dẫn dắt vào bài mới.
 Ghi bảng bài “Dòng sông mặc áo”.
Học sinh tham gia hát –múa 
HS hoạt động nhóm đôi 
chia sẻ với bạn những điều em biết về một dòng sông.
HS chia sẻ 
HS lắng nghe 
2. Khám phá và luyện tập.
a.Mục tiêu: 
+Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.
+Hiểu được nội dung của bài đọc: Tác giả miêu tả vẻ đẹp, sự thay đổi của dòng sông vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Từ đó, rút ra được ý nghĩa. Nói lên tình yêu quê hương của tác giả thông qua việc ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. 
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ, văn học, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác. 
b. Cách tiến hành:
2.1. Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu:Giọng đọc toàn bài vui tươi, dịu dàng, trong sáng, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp của dòng sông, sự thay đổi của dòng sông qua các thời điểm trong ngày,...
- GV Hướng dẫn học sinh: 
+ Luyện đọc từ khó: thướt tha, thơ thẩn, ngẩn ngơ,...
+ Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số dòng thơ thể hiện vẻ đẹp theo từng thời điểm của dòng sông:
Khuya rồi,/ sông mặc áo đen/
Nép trong rừng bưởi/ lặng yên đôi bờ.../
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông/ đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên/ bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi trắng nở nhoà áo ai../...
- GV tổ chức cho HS luyện đọc bài theo nhóm 2.
- Tổ chức đọc trước lớp 
- GV nhận xét các nhóm. 
2.2. Luyện đọc hiểu 
- Giải nghĩa từ khó hiểu: 
Thơ thẩn :lặng lẽ, như đang có điều gì suy nghĩ vẩn vơ, lan man
 Ráng : hiện tượng ảnh sáng mặt trời lúc mọc hay lặn phản chiếu vào các đám mây, làm cho một khoảng trời sáng rực, nhuộm màu vàng đỏ hay hồng sẫm,...
GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi : 
Câu 1: Tác giả miêu tả dòng sông vào các thời điểm nào trong ngày?
-GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1 
GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
GV NX- chốt lại 
GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi 2 theo nhóm đôi 
Câu 2: Mỗi thời điểm trong ngày, dòng sông mặc áo màu gì?Vì sao?
GV mời đại diện 1-2 nhóm học sinh trả lời câu hỏi.
GV NX- chốt lại 
Câu 3: Vì sao tác giả nhận xét dòng sông “rất điệu” ?
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
+ GV NX- chốt lại 
Câu 4 :Em thích hình ảnh nào trong bài ? Vì sao?
+ GV mời HS trả lời câu hỏi.
+GV NX- chốt lại
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Tình yêu quê hương của tác giả thông qua việc ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
HS lắng nghe 
HS đọc nối tiếp 
HS luyện đọc từ khó 
HS luyện đọc một số dòng thơ
-HS luyện đọc đoạn theo nhóm 2.
-Các nhóm đọc trước lớp - Nhận xét 
- Lắng nghe 
HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức
HS đọc thầm toàn bài
HS đọc câu hỏi 1 
HS trả lời –NX –Bổ sung 
Câu 1: Tác giả miêu tả dòng sông vào các thời điểm: trưa, chiều, đêm, khuya, sáng.
HS đọc thầm- thảo luận nhóm đôi 
1-2 nhóm học sinh trả lời câu hỏi.
+Câu 2: “Màu áo” của dòng sông vào mỗi thời điểm trong ngày là: trưa – xanh, chiều – hây hây ráng vàng, đêm – nhung tim lấp lánh, khuya – đen, sáng – áo hoa. Mỗi “màu áo” của dòng sông khác nhau là do sự thay đổi sắc màu của nền trời theo từng thời điểm trong ngày và nước sông phản chiếu màu sắc của cảnh vật hai bên bờ
HS trả lời –NX –Bổ sung 
+ Câu 3: Tác giả nhận xét dòng sông “rất điệu” vì cùng một ngày, ở từng thời điểm khác nhau, dòng sông lại thay một bộ áo mới, dòng sông được nhân hoá trở thành một cô gái xinh đẹp, yêu kiều, duyên dáng, ...
HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.
HS nêu tự do 
HS nhắc lại 
4.Hoạt động nối tiếp:
- GV yêu cầu nêu lại nội dung bài.
GV liên hệ giáo dục
Nhận xét, đánh giá.
Về học bài, chuẩn bị bài 3 ( tiết 3)
HS trả lời –NX –Bổ sung 
HS lắng nghe 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
TUẦN 24
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM
BÀI 3: DÒNG SÔNG MẶC ÁO (tiết2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
+ Đọc diễn cảm được một đoạn thơ và học thuộc lòng được 10 dòng.
+Tìm đọc một bài thơ hoặc ca dao viết về chủ điểm “Việt Nam quê hương em”, viết được Nhật kí đọc sách; nói được 1 – 2 câu bày tỏ tình cảm, cảm xúc về con người hoặc cảnh đẹp được nhắc đến trong bài thơ hoặc bài ca dao.
2. Năng lực chung.
+ Năng lực tự chủ và tự học : tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập; + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học để viết được Nhật kí đọc sách; nói được 1 – 2 câu bày tỏ tình cảm, cảm xúc về con người hoặc cảnh đẹp được nhắc đến trong bài thơ hoặc bài ca dao.
3. Phẩm chất: 
+ Học sinh biết yêu cảnh đẹp thiên nhiên. Chăm chỉ học tập, có trách nhiệm các nhiệm vụ học tập . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a.Giáo viên
+ Bài giảng điện tử 
+ Bảng phụ viết đoạn thơ cần luyện đọc diễn cảm (đoạn 1)
 b. Học sinh:
-SHS và dụng cụ học tập
- B ài thơ hoặc bài ca dao phù hợp với chủ điểm “Việt Nam quê hương em” và Nhật kí đọc sách.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
a.Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
b.Cách tiến hành:
- GV cho học sinh Hát –múa bài “Dòng Sông quê hương”
Ghi bảng bài “Dòng sông mặc áo” ( Tiết 2)
Học sinh tham gia hát –múa 
HS lắng nghe 
2. Khám phá và luyện tập.
a.Mục tiêu: 
+ Đọc diễn cảm được một đoạn thơ. Học thuộc lòng được 10 dòng thơ em thích
+Phát triển năng lực ngôn ngữ, văn học, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác. 
b. Cách tiến hành:
2.3. Luyện đọc lại.
- GV yêu cầu đọc lại toàn bài.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại giọng đọc 
- GV đọc mẫu đoạn 1
Dòng sông/ mới điệu làm sao/
Nắng lên/ mặc áo lụa đào/ thướt tha/
Trưa về trời rộng bao la/
Áo xanh/ sông mặc như là mới may/ 
Chiều trôi/ thơ thẩn áng mây /
Cài lên/ màu áo hây hây ráng vàng/ 
Đêm/ thêu trước ngực/ vầng trăng/
Trên nền nhung tím/ trăm ngàn sao lên. //
-GV tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng trong nhóm 4.
- GV tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm 1 đoạn và đọc thuộc lòng 10 dòng thơ em thích. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
HS đọc lại toàn bài.
HS nhắc lại giọng đọc: 
Giọng đọc toàn bài vui tươi, dịu dàng, trong sáng, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp của dòng sông, sự thay đổi của dòng sông qua các thời điểm trong ngày,...
HS lắng nghe hướng dẫn và nêu các từ ngữ đã được nhấn giọng 
HS luyện đọc theo nhóm 4
HS thi đua – Bình Chọn bạn đọc hay, đọc thuộc lòng đoạn thơ
2.4 Đọc mở rộng
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm “Việt Nam quê hương em”
Mục tiêu: 
+ Tìm đọc một bài thơ hoặc ca dao viết về chủ điểm “Việt Nam quê hương em”, viết được Nhật kí đọc sách, nói được 1 – 2 câu bày tỏ tình cảm, cảm xúc về con người hoặc cảnh đẹp được nhắc đến trong bài thơ hoặc bài ca dao.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ, văn học, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo. 
 Cách tiến hành:
- (a), (b) GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh 
Yêu cầu báo cáo phần chuẩn bị của học sinh 
GV nhận xét chung
c. Chia sẻ về bài thơ hoặc bài ca dao đã đọc
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4 
+ Trao đổi bài thơ, bài ca dao cho bạn trong nhóm cùng đọc.
+ Chia sẻ về Nhật kí đọc sách của mình.
– Tổ chức báo cáo-NX- Khen thưởng 
d. Thi Nghệ sĩ nhí
– GV tổ chức cho HS thi đọc bài thơ hoặc bài ca dao và chia sẻ với bạn về tình cảm, cảm xúc của em về con người hoặc cảnh đẹp được nhắc đến trong bài thơ hoặc bài ca dao.
– GV cho HS bình chọn bạn có giọng đọc tốt , có cảm xúc về con người và cảnh đẹp đất nước.
GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
3.Hoạt động nối tiếp:
- GV yêu cầu nêu lại nội dung bài.
- Qua bài học hôm nay, em hãy nêu những việc làm thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước của mình?
GV liên hệ giáo dục học sinh yêu nước, trách nhiệm.
Nhận xét, đánh giá.
Về học bài, chuẩn bị bài 3 ( tiết 3)
HS chuẩn bị một bài thơ hoặc bài ca dao với chủ điểm 
viết về:
+Vẻ đẹp của con người.
+Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước.
+..
HS viết Nhật kí đọc sách
HS có thể trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung bài thơ hoặc bài ca dao.
Các nhóm trưởng các nhóm kiểm tra, báo cáo 
HS lắng nghe
HS làm việc nhóm 
Các nhóm lần lượt báo cáo
HS NX -Bình chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo .
HS thi đua nối tiếp 
HS NX - Bình chọn một số bạn
.
HS trả lời –NX –Bổ sung 
HS lắng nghe 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
TUẦN 24
TIẾNG VIỆT
BÀI 3: DÒNG SÔNG MẶC ÁO (Tiết 3)
Luyện từ và câu : Luyện tập về thành phần chính của câu
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
+Viết được đoạn văn tả hoa của một cây hoa em thích, trong đoạn văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.
+ Biết cùng bạn nói nối tiếp để tả một loài hoa em biết, trong đó có hình ảnh so sánh.
2. Năng lực chung.
+ Năng lực tự chủ và tự học : tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập; + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học để Viết được đoạn văn t ...  vụ học tập được giao.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học để viết được đoạn văn từ câu chủ đề cho trước.
3. Phẩm chất: 
+ Học sinh biết yêu cảnh đẹp thiên nhiên. Chăm chỉ học tập, có trách nhiệm các nhiệm vụ học tập . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a.Giáo viên
+ Bài giảng điện tử 
+ Thẻ từ, thẻ câu để thực hiện các BT luyện từ và câu.
b. Học sinh:
- SHS và dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
a. Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
b.Cách tiến hành:
Gv cho cả lớp hát 
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS hát 
- HS lắng nghe.
2. Khám phá và luyện tập 
a. Mục tiêu: 
+ Nắm được khái niệm về câu chủ đề.
+ Nhận diện được câu chủ đề, viết được đoạn văn từ câu chủ đề cho trước.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo. 
b. Cách tiến hành:
Bài tập 1: Xác định nội dung của mỗi đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT1 
- GV gọi HS đọc 2 đoạn văn và câu hỏi 
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi : 
1. Xác định nội dung của mỗi đoạn .
2. Mỗi câu in nghiêng trong từng đoạn có vai trò gì đối với cả đoạn?.
3. Các câu còn lại nêu ý cụ thể hay ý khái quát của đoạn văn ?
- Tổ chức báo cáo-NX – Bổ sung 
GV NX – Khen thưởng các nhóm 
- GV rút kết luận: Câu chủ đề là câu nêu ý khái quát của đoạn văn. Các câu còn lại nêu ý cụ thể của đoạn văn. Câu chủ đề có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
Bài tập 2 : Đoạn văn dưới đây có gì khác với hai đoạn văn ở BT1?
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT2
- BT2 yêu cầu làm gì ? 
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi 
- Tổ chức báo cáo-NX
- GV NX – Khen thưởng các nhóm 
- GV rút kết luận: Đoạn văn có thể không có câu chủ đề.
- GV rút ghi nhớ SGK/ Trang 53
Bài tập 3: Tìm câu chủ đề của từng đoạn văn và cho biết vị trí của nó
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT3
- BT3 yêu cầu làm gì ? 
- GV tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm đôi 
- Tổ chức chữa bài –NX _bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá một số bài của nhóm. Khen thưởng 
Bài tập 4: Viết tiếp 2-3 câu để hoàn thành đoạn văn từ câu chủ đề dưới đây: 
Sáng sớm, thành phố chìm trong màn sương. 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT4
- BT3 yêu cầu làm gì ? 
- GV tổ chức cho học sinh làm bài vào vở 
- Tổ chức chữa bài –NX _bổ sung
GV đánh giá – khen thưởng học sinh 
3.Hoạt động nối tiếp:
- GV yêu cầu nêu lại nội dung bài.
- GV liên hệ giáo dục học sinh biết nói đúng chủ đề khi giao tiếp.
Nhận xét tiết học .
Dặn dò: chuẩn bị bài 4 : BUỔI SÁNG Ở HÒN GAI ( tiết 3)
-HS đọc yêu cầu BT1 
- HS đọc đoạn văn và các câu hỏi
- Học sinh thảo luận nhóm 4 làm vào vở BT 
Các nhóm báo cáo –NX –Bổ sung
1.Nội dung : 
+ Đoạn thứ nhất: Giới thiệu cách trang trí, sắp xếp hoa văn của trống đồng.
+ Đoạn thứ hai: Nêu nhận định sản vật ở biển mang lại cho phố chài một vẻ đẹp riêng biệt, độc đảo).
2. Mỗi câu in nghiêng có vai trò nêu ý khái quát của cả đoạn văn.
3. Các câu còn lại nêu ý cụ thể của đoạn văn.
HS lắng nghe – Nhắc lại nhiều lần 
HS đọc yêu cầu BT2
HS nêu 
Học sinh thảo luận nhóm 2 
Các nhóm báo cáo –NX –Bổ sung
(Đáp án: Đoạn văn không có câu nêu khái quát nội dung toàn đoạn, chỉ có các câu nêu ý cụ thể.).
HS lắng nghe 
HS nhắc lại 
3-5 HS đọc ghi nhớ 
-HS đọc yêu cầu BT3
-Nêu yêu cầu bài 
2-3 nhóm HS làm bài vào bảng phụ.
Các nhóm còn lại làm bài vào VBT
-2 – 3 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.
NX -bổ sung
Đáp án :
a. Câu chủ đề: “Trên nương, mỗi người một việc.” → Đứng ở đầu đoạn.
b. Câu chủ đề: “Đâu đâu cũng thấy dấu hiệu của sự sung túc.” → Đứng ở
cuối đoạn.
HS lắng nghe 
HS đọc yêu cầu BT4
HS nêu 
2 HS làm bài vào bảng phụ.
Cả lớp làm bài vào VBT
(HS có thể viết về cảnh vật trong buổi sáng sớm ở nơi em ở, không nhất thiết phải ở thành phố như câu chủ đề.).
-HS chia sẻ kết quả trước lớp.
HS NX -bổ sung
HS nêu
HS lắng nghe 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM 
BÀI 4: BUỔI SÁNG Ở HÒN GAI ( tiết 3)
Viết : Luyện tập viết bài văn miêu tả cây cối
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
+ Viết được bài văn miêu tả cây cối (cây hoa), có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.
+ Viết được tên và từ chỉ đặc điểm tương ứng của 2 – 3 loài tôm, cá có trong bài “Buổi sáng ở Hòn Gai”.
2. Năng lực chung.
+ Năng lực tự chủ và tự học : tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học để viết được đoạn văn từ câu chủ đề cho trước.
3. Phẩm chất: 
+ Học sinh biết biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, con vật. Chăm chỉ học tập, có trách nhiệm các nhiệm vụ học tập . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a.Giáo viên
Bài giảng điện tử 
Tranh, ảnh về một số loài hoa, con vật (nếu có).
b.Học sinh:
SHS và dụng cụ học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: 
a.Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
b.Cách tiến hành:
- GV cho học sinh hát 
- Giới thiệu bài mới- Ghi bảng đầu bài.
-HS hát 
-Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành 
a.Mục tiêu: 
+ Viết được bài văn miêu tả cây cối (cây hoa), có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ, văn học, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo. 
b. Cách tiến hành:
Đề bài : Viết bài văn tả một cây hoa em thích trong bài văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa
–GV gọi HS xác định yêu cầu của đề bài
GV đặt câu hỏi để học sinh phân tích đề bài 
+ Đề bài yêu cầu viết bài văn thuộc thể loại nào? 
+Em cần lưu ý gì trong bài văn? 
GV gạch chân dưới từ ngữ quan trọng . 
- GV yêu cầu HS đọc các gợi ý.
GV hướng dẫn và chốt lại cách viết theo sơ đồ : 
– GV yêu cầu HS làm bài vào VBT 
Tổ chức chữa bài 
GV đánh giá - nhận xét chung 
-HS xác định yêu cầu 
-HS trả lời 
Đáp án: miêu tả cây hoa 
Đáp án : sử dụng hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.
HS đọc gợi ý 
HS lắng nghe 
HS làm bài vào VBT 
1-2 em làm bài vào bảng nhóm 
HS đọc bài làm trước lớp- NX –sửa sai
3. Vận dụng: 
a. Mục tiêu: 
+ Viết được tên và từ chỉ đặc điểm tương ứng của 2 – 3 loài tôm, cá có trong bài “Buổi sáng ở Hòn Gai”.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác.
b.Cách tiến hành:
– GV cho HS nêu yêu cầu của hoạt động: Viết tên và từ chỉ đặc điểm tương ứng của 2 – 3 loài tôm, cả có trong bài “Buổi sáng ở Hòn Gai” vào sổ tay.
– GV tổ chức cho viết vào sổ tay theo nhóm đôi, chia sẻ trong nhóm..
− Tổ chức trình bày – NX – Bổ sung 
– GV nhận xét, đánh giá hoạt động 
- GV liên hệ giáo dục học sinh biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, con vật .
4.Hoạt động nối tiếp: 
Nhận xét tiết học .
Dặn dò: Đọc và chuẩn bị bài 5 : Hoa cúc áo 
( tiết 1)
HS nêu yêu cầu của hoạt động
HS viết theo nhóm 2
1−2 nhóm HS trình bày trước lớp – NX – Bổ sung
– HS lắng nghe 
– HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM 
BÀI 4: BUỔI SÁNG Ở HÒN GAI ( tiết 3)
Viết : Luyện tập viết bài văn miêu tả cây cối
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
+ Viết được bài văn miêu tả cây cối (cây hoa), có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.
+ Viết được tên và từ chỉ đặc điểm tương ứng của 2 – 3 loài tôm, cá có trong bài “Buổi sáng ở Hòn Gai”.
2. Năng lực chung.
+ Năng lực tự chủ và tự học : tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học để viết được đoạn văn từ câu chủ đề cho trước.
3. Phẩm chất: 
+ Học sinh biết biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, con vật. Chăm chỉ học tập, có trách nhiệm các nhiệm vụ học tập . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a.Giáo viên
Bài giảng điện tử 
Tranh, ảnh về một số loài hoa, con vật (nếu có).
b.Học sinh:
SHS và dụng cụ học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: 
a.Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
b.Cách tiến hành:
- GV cho học sinh hát 
- Giới thiệu bài mới- Ghi bảng đầu bài.
-HS hát 
-Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành 
a.Mục tiêu: 
+ Viết được bài văn miêu tả cây cối (cây hoa), có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ, văn học, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo. 
b. Cách tiến hành:
Đề bài : Viết bài văn tả một cây hoa em thích trong bài văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa
–GV gọi HS xác định yêu cầu của đề bài
GV đặt câu hỏi để học sinh phân tích đề bài 
+ Đề bài yêu cầu viết bài văn thuộc thể loại nào? 
+Em cần lưu ý gì trong bài văn? 
GV gạch chân dưới từ ngữ quan trọng . 
- GV yêu cầu HS đọc các gợi ý.
GV hướng dẫn và chốt lại cách viết theo sơ đồ : 
– GV yêu cầu HS làm bài vào VBT 
Tổ chức chữa bài 
GV đánh giá - nhận xét chung 
-HS xác định yêu cầu 
-HS trả lời 
Đáp án: miêu tả cây hoa 
Đáp án : sử dụng hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.
HS đọc gợi ý 
HS lắng nghe 
HS làm bài vào VBT 
1-2 em làm bài vào bảng nhóm 
HS đọc bài làm trước lớp- NX –sửa sai
3. Vận dụng: 
a. Mục tiêu: 
+ Viết được tên và từ chỉ đặc điểm tương ứng của 2 – 3 loài tôm, cá có trong bài “Buổi sáng ở Hòn Gai”.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác.
b.Cách tiến hành:
– GV cho HS nêu yêu cầu của hoạt động: Viết tên và từ chỉ đặc điểm tương ứng của 2 – 3 loài tôm, cả có trong bài “Buổi sáng ở Hòn Gai” vào sổ tay.
– GV tổ chức cho viết vào sổ tay theo nhóm đôi, chia sẻ trong nhóm..
− Tổ chức trình bày – NX – Bổ sung 
– GV nhận xét, đánh giá hoạt động 
- GV liên hệ giáo dục học sinh biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, con vật .
4.Hoạt động nối tiếp: 
Nhận xét tiết học .
Dặn dò: Đọc và chuẩn bị bài 5 : Hoa cúc áo 
( tiết 1)
HS nêu yêu cầu của hoạt động
HS viết theo nhóm 2
1−2 nhóm HS trình bày trước lớp – NX – Bổ sung
– HS lắng nghe 
– HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_24.docx