Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 2

CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

Bài 3: Đọc: Gieo ngày mới (Tiết 1 + 2)

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực đặc thù:

- Trao đổi chia sẻ về việc làm để bắt đầu vào ngày mới của mỗi người trong gia đình; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật “em”; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Giống như mọi người, em cũng có cách riêng để bắt đầu ngày mới. Tình yêu và chuỗi cười giòn tan, trong trẻo của em giúp ngày mới tràn ngập niềm vui. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mỗi người nên chọn những việc làm phù hợp, có ích để ngày mới bắt đầu có ý nghĩa.

- Tìm đọc được một truyện viết về thiếu nhi làm việc tốt, thiếu nhi chăm ngoan, thiếu nhi sáng tạo, viết được Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về tình cảm, suy nghĩ hoặc cách ứng xử nếu gặp tình huống tương tự tình huống của nhân vật trong truyện.

2 . Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học : thực hiện được các hoạt động cá nhân như chuẩn bị được bài học, tự đọc được bài và trả lời câu hỏi trong giờ học.

 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi, chia sẻ với bạn khi tham gia các hoạt động nói và nghe, đọc thành tiếng, đọc hiểu trong nhóm và trước lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện được các hoạt động trong bài và biết vận dụng đọc hiểu trong thực tế.

3. Phẩm chất.

- Nhân ái: Yêu quý bạn bè, mọi người trong gia đình

- Chăm chỉ: chăm chỉ đọc bài và trả lời câu hỏi trong bài.

- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác, tham gia những công việc vừa sức của bản thân.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SHS, SGV, bài giảng điện tử có tranh minh họa.

- HS: Sách, vở, ĐDHT khác.

 

docx 25 trang Thu Lụa 29/12/2023 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 2

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 2
TUẦN 2
TIẾNG VIỆT 
CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ
Bài 3: Đọc: Gieo ngày mới (Tiết 1 + 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù:
- Trao đổi chia sẻ về việc làm để bắt đầu vào ngày mới của mỗi người trong gia đình; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật “em”; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Giống như mọi người, em cũng có cách riêng để bắt đầu ngày mới. Tình yêu và chuỗi cười giòn tan, trong trẻo của em giúp ngày mới tràn ngập niềm vui. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mỗi người nên chọn những việc làm phù hợp, có ích để ngày mới bắt đầu có ý nghĩa.
- Tìm đọc được một truyện viết về thiếu nhi làm việc tốt, thiếu nhi chăm ngoan, thiếu nhi sáng tạo, viết được Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về tình cảm, suy nghĩ hoặc cách ứng xử nếu gặp tình huống tương tự tình huống của nhân vật trong truyện.
2 . Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học : thực hiện được các hoạt động cá nhân như chuẩn bị được bài học, tự đọc được bài và trả lời câu hỏi trong giờ học.
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi, chia sẻ với bạn khi tham gia các hoạt động nói và nghe, đọc thành tiếng, đọc hiểu trong nhóm và trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện được các hoạt động trong bài và biết vận dụng đọc hiểu trong thực tế.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: Yêu quý bạn bè, mọi người trong gia đình
- Chăm chỉ: chăm chỉ đọc bài và trả lời câu hỏi trong bài.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác, tham gia những công việc vừa sức của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: SHS, SGV, bài giảng điện tử có tranh minh họa.
- HS: Sách, vở, ĐDHT khác.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5 phút)
Mục tiêu: Trao đổi chia sẻ về việc làm để bắt đầu vào ngày mới của mỗi người trong gia đình; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi chia sẻ về ngày mới của mỗi người trong gia đình em bắt đầu như thế nào?
- Gọi HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét
- Cho học sinh xem tranh và nêu các hoạt động của các nhân vật trong tranh
- Gọi HS đọc tên bài, phỏng đoán về nội dung bài đọc.
- GV giới thiệu bài mới và ghi bảng tên bài học.
- HS hoạt động nhóm đôi chia sẻ về ngày mới của mỗi người trong gia đình em.
- HS trình bày
+ Tranh 1: bố đang đi ra đồng
+ Tranh 2: mẹ đang tát nước bên sông
+ Tranh 3: Cô giáo đang giảng bài
+ Tranh 4: Bà dệt khăn
- HS chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét.
- HS đọc tên bài, phỏng đoán về nội dung bài học.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Hoạt động khám phá và luyện tập (25 phút)
 Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 
- Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật “em”.
- GV đọc mẫu toàn bài.
+ Lưu ý: Toàn bài đọc với giọng trong sáng, vui tươi; giọng nhân vật “em” hồn nhiên, trong trẻo, vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ công việc và kết quả công việc của mỗi người, vật được nhắc đến trong bài thơ, ...
- GV hỏi:
+ Bài đọc của tác giả nào?
- GV gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Bài này chia làm mấy đoạn? 
- GV nhận xét, chốt lại từng đoạn.
- Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- GV hướng dẫn luyện đọc từ khó trên màn hình: gieo, gặt, giòn tan, ...
- Luyện đọc cách ngắt nghỉ một số dòng thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
 Heo may/ gió mùa trở lạnh/
Bà/ gom/ từng giọt nắng hồng/
Dệt làm chiếc khăn/ thật ấm/
Cháu quàng/ qua suốt ngày đông.//
Bầu trời/ gieo mưa/ rồi nắng/
Cho gió/ hong những đám mây/
Cho cả trời sao/ lấp lánh
Đêm đêm/ ru giấc ngủ say.//
- Tổ chức cho HS đọc nhóm 3, mỗi bạn 1 đoạn.
- GV theo dõi, sửa lỗi phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc theo tiêu chí đánh giá:
+ Đọc đúng.
+ Đọc to, rõ ràng.
+ Ngắt nghỉ hơi đúng.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- Gọi HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét chung.
- HS lắng nghe.
+ Tác giả: Ngọc Hà
- 1 HS đọc.
- Bài này có 3 đoạn.
Đoạn 1: Ba khổ thơ đầu
Đoạn 2: Khổ thơ thứ tư
Đoạn 3: Khổ thơ cuối
- Một vài HS đọc đoạn trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- HS luyện đọc từ ngữ khó, 2 HS đọc trước lớp.
- HS ngồi theo nhóm 3, nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc. Nhận xét bạn đọc trong nhóm.
- Đại diện 2 nhóm HS đọc từng đoạn trước lớp. 
- HS khác nhận xét.
- 1HS đọc cả bài, cả lớp theo dõi.
- HS nhận xét
 Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
 Mục tiêu: trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc. Từ đó rút ra được ý nghĩa .
- Cho HS giải nghĩa từ: gầu, heo may, mùa vàng, chồi non, 
- GV nhận xét, bổ sung.
- Tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi để trả lời câu hỏi 1- 4.
- Theo dõi HS thảo luận trong 5 phút.
- Tổ chức cho HS chơi chia sẻ câu trả lời trước lớp.
Câu 1: Ngày mới của mỗi người bắt đầu bằng việc gì?
- GV nhận xét, chốt câu trả lời. 
Câu 2: Mỗi hình ảnh dưới đây muốn nói lên điều gì? Nói về 1 - 2 hình ảnh em thích.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời. 
- Đoạn 1 nói về điều gì?
- GV nhận xét, chốt câu trả lời. 
Câu 3: Theo em, nhờ đâu đêm đêm mọi người có giấc ngủ say?
+ Đoạn 2 nói về điều gì?
- GV nhận xét, chốt câu trả lời. 
Câu 4: Cách gieo ngày mới của bạn nhỏ có gì đặc biệt? Vì sao?
+ Đoạn 3 nói về điều gì?
- GV nhận xét, chốt câu trả lời. 
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài, ý nghĩa bài đọc.
- GV nhận xét, chốt nội dung, ý nghĩa bài đọc: Giống như mọi người, em cũng có cách riêng để bắt đầu ngày mới. Tình yêu và chuỗi cười giòn tan, trong trẻo của em giúp ngày mới tràn ngập niềm vui. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mỗi người nên chọn những việc làm phù hợp, có ích để ngày mới bắt đầu có ý nghĩa.
- HS giải thích nghĩa.
+ gầu: Vật làm bằng tre, nứa, ... dùng để tát hoặc múc nước.
+ Heo may: Những cơn gió nhẹ, kèm theo chút se lạnh, thường xuất hiện vào cuối thu.
+ mùa vàng: mong ước lúa được mùa
+ chồi non: ý nói các bạn nhỏ giống như những mầm cây bé bỏng.
- HS thảo luận nhóm đôi đọc lại từng đoạn để trả lời các câu hỏi trong bài.
- HS tham gia trả lời trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Ngày mới của cha bắt đầu bằng việc dắt trâu ra đồng, của mẹ bắt đầu bằng việc bắc gầu tát nước, của cô giáo bắt đầu bằng bài giảng mới, của bà bắt đầu bằng việc dệt một chiếc khăn quàng cho cháu.
- HS lắng nghe
+ Mùa vàng ấm áp: nói lên mong ước mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho con người.
+ Ước mơ xanh: nói về những ước mơ đẹp của học sinh.
+ Chồi non vươn lớn: là hình ảnh các bạn học sinh dần lớn lên, trưởng thành hơn.
+ Hoa trái ngọt lành: nói về thành quả ngọt ngào của thầy cô đó là những bạn học sinh ngoan.
+ HS nêu theo ý kiến cá nhân về hình ảnh mình yêu thích
- HS nêu: Những công việc để bắt đầu ngày mới của cha mẹ, cô giáo và bà và mong ước của mỗi người khi làm việc.
- HS trả lời: Đêm đêm mọi người có giấc ngủ say là nhờ: Bầu trời gieo mưa rồi nắng. Cho gió hong những đám mây. Cho cả trời sao lấp lánh
- HS trả lời: Cách gieo ngày mới của bầu trời.
- HS trả lời: Bạn nhỏ gieo ngày mới bằng yêu thương và một chuỗi cười. Khi chưa đủ sức làm những việc lớn thì tình yêu và chuỗi cười giòn tan trong trẻo của bạn nhỏ chính là cách tốt nhất giúp ngày mới của mọi người tràn ngập yêu thương.
- HS trả lời: Cách gieo ngày mới của bạn nhỏ
- HS trả lời
- HS nêu nội dung, ý nghĩa bài theo ý hiểu
- HS nghe
— Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
+ Qua bài đọc, em có nhận xét gì về bạn nhỏ? Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
- GDHS: chăm chỉ, tự giác làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài 
- Chuẩn bị tiết 2 của bài: Luyện tập về danh từ.
- HS nêu: Bắt đầu ngày mới bằng những việc đơn giản phù hợp với bản thân.
Tiết 2
1. Khởi động: (5 phút)
Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho HS 
- Gọi 1 HS đọc lại bài thơ Gieo ngày mới
- 1 HS nêu lại nội dung bài Gieo ngày mới
- Nhận xét, tuyên dương. 
- Dẫn dắt học sinh vào bài.
- HS đọc bài và TLCH
- Lắng nghe và ghi tên bài vào vở
2. Hoạt động luyện tập (25 phút)
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Phân biệt được giọng của các nhân vật, nhấn giọng các từ ngữ thể hiện hoạt động, suy nghỉ, tình cảm của nhân vật.
- Gọi HS đọc lại toàn bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại, xác định được giọng đọc toàn bài. 
- Gọi HS đọc lại 3 khổ thơ cuối
+ 3 khổ thơ cuối này chúng ta cần đọc với giọng như thế nào?
- Chiếu màn hình ghi 3 khổ thơ cuối và nhắc nhở HS đọc đúng giọng.
Heo may/ gió mùa trở lạnh/
Bà/ gom/ từng giọt nắng hồng/
Dệt làm chiếc khăn/ thật ấm/
Cháu quàng/ qua suốt ngày đông.//
Bầu trời/ gieo mưa/ rồi nắng/
Cho gió/ hong những đám mây/
Cho cả trời sao/ lấp lánh
Đêm đêm/ ru giấc ngủ say.//
Em biết thương bà,/ thương mẹ/
Yêu cô,/ yêu cả bầu trời/ 
- A,/ em/ sẽ gieo ngày mới/
Giòn tan/ bằng/ một chuỗi cười!//
- Tổ chức cho HS đọc trong nhóm đôi 3 khổ thơ cuối
- Gọi HS đọc 3 khổ thơ cuối trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
- Gọi HS đọc cả bài.
- Tổ chức cho HS tự nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ
- Gọi HS thi đọc thuộc lòng trước lớp
- GV nhận xét, tuyên dương HS thuộc bài.
- 1 HS đọc lại.
- HS nêu lại: Toàn bài đọc với giọng trong sáng, vui tươi; giọng nhân vật “em” hồn nhiên, trong trẻo, vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ công việc và kết quả công việc của mỗi người, vật được nhắc đến trong bài thơ, ...
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
+ giọng nhân vật em trong trẻo, hồn nhiên, vui tươi, hơi cao giọng, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc và hoạt động của nhận vật.
- HS chú ý .
- HS quan sát.
- HS đọc trong nhóm đôi 3 khổ thơ cuối
- 2 HS đọc lại trước lớp.
- HS nhận xét.
- 1HS đọc toàn bài, học sinh còn lại đọc thầm bài
- HS tự nhẩm học thuộc. 
- Đại diện 1 số HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.
Hoạt động 4: Đọc mở rộng – Sinh hoạt câu lạc bộ sách “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”
Mục tiêu: - Tìm đọc được một truyện viết về thiếu nhi làm việc tốt, thiếu nhi chăm ngoan, thiếu nhi sáng tạo, viết được Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về tình cảm, suy nghĩ hoặc cách ứng xử nếu gặp tình huống tương tự tình huống của nhân vật trong truyện.
* Tìm đọc một truyện viết về: Thiếu nhi làm việc tốt, Thiếu nhi sáng tạo, Thiếu nhi chăm ngoan.
- GV gọi học sinh đọc yêu cầu bài 2a 
- GV hướng dẫn HS tìm đọc một số truyện trong tủ sách gia đình, thư viện nhà trường về chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”
- 1 HS đọc bài tập 2a
- HS lắng nghe:
Ví dụ: Thiếu nhi làm việc tốt: Đi tìm việc tốt, Các em nhỏ và cụ già.
Thiếu nhi sáng tạo: Cậu bé thông minh, Gọi bưởi
Thiếu nhi chăm ngoan: Ông Trạng thả diều.
* Viết nhật kí đọc sách
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 2b
- GV giới thiệu HS viết vào nhật kí đọc sách dựa vào những ý tưởng hay những chi tiết quan trọng vào Nhật kí đọc sách
- Ngoài ra có thể trang trí nhật kí đọc sách
- HS đọc bài tập
- HS lắng nghe
* Chia sẻ về truyện đã đọc
- GV gọi 1 học sinh đọc bài tập 2c
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 cùng chia sẻ về truyện đã đọc cho các bạn trong nhóm
- GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm
- Tổ chức cho các nhóm trình bày
- Nhận xét – tuyên dương
- HS đọc bài tập
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét
3. Hoạt động tiếp nối (5 phút)
- GV tổ chức cho HS làm bài tập trắc nghiệm:0.1
Câu 1: Trong bài “Gieo ngày mới” ngày mới của cha bắt đầu bằng công việc gì?
A. Bắc gầu tát nước
B. Dắt trâu ra đồng
C. ... ó ánh nắng chiếu xuống sẽ vuông góc với mặt đất nên bóng của Liêm tròn và dẹp. 
+ Cảnh đẹp buổi chiều trên nương.
- HS nêu nội dung, ý nghĩa bài theo ý hiểu
- HS nghe
- HS nêu: Bài đọc đã giúp em biết thêm nhiều điều đáng để học tập về cuộc sống của các bạn nhỏ vùng cao: các bạn nhỏ vùng cao phải sống trong điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất, đường đến trường còn nhiều gian nan và phải làm những công việc phụ giúp gia đình nặng nhọc ngay từ khi còn bé,...
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Phân biệt được giọng của các nhân vật, nhấn giọng các từ ngữ thể hiện hoạt động, suy nghỉ, tình cảm của nhân vật.
- Gọi HS đọc lại toàn bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại, xác định được giọng đọc toàn bài. 
- Gọi HS đọc lại đoạn 2.
+ Đoạn 2 này chúng ta cần đọc với giọng như thế nào?
- Chiếu màn hình ghi đoạn văn 2 và nhắc nhở HS đọc đúng giọng.
Liêm có cả mùa hè/ trên mảnh nương xanh biếc này.// Hôm nay,/ Liêm lên nương/ chặt cỏ voi cho bò.// Hai con bò nuôi nhốt trong chuồng.// Mọi lần,/ những bó cỏ voi/ đều “chạy” từ trên nương về/ trên lưng của bố.// Hôm qua/, Liêm bảo với bố/ để mình chăm hai con bò.// Bố cười:// “Lưng con còn nhỏ lắm/, không đủ sức/ nuôi hai con bò đâu!”.// Liêm cũng cười:// “Không sao.// Con đi hai chuyến.// Mỗi chuyến một bó cỏ/ là đủ rồi.” 
- Tổ chức cho HS đọc trong nhóm đôi đoạn 2.
- Gọi HS đọc đoạn 2 trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động đọc lại.
- 1 HS đọc lại.
- HS nêu lại: Giọng kể thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả cảnh đẹp thiên nhiên, suy nghĩ, việc làm của nhân vật, giọng của bố trầm ấm, giọng Liêm mạnh dạn, dứt khoát.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
+ giọng vui, trong sáng, giọng của bố trầm ấm, giọng Liêm mạnh dạn, dứt khoát, nhấn giọng các từ ngữ thể hiện hoạt động, suy nghỉ, tình cảm của nhân vật.
- HS chú ý .
- HS quan sát.
- HS đọc trong nhóm 2 đoạn 2.
- 2 HS đọc lại trước lớp.
- HS nhận xét.
** 1 HS toàn bài, cả lớp đọc thầm theo.
— Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
+ Qua bài đọc, em có nhận xét gì về bạn Liêm?Em học tập được ở Liêm điều gì?
- GDHS: chăm chỉ, tự giác làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài 
- Chuẩn bị tiết 2 của bài: Luyện tập về danh từ.
- HS nêu: Liêm là bạn nhỏ rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, tham gia làm việc nhà phụ giúp cha mẹ.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
.
-----------------------------------------------------------
Tiếng Việt
Bài 4: Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ. (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù
- Luyện tập, nhận diện và sử dụng danh từ.
2. Năng lực chung. 
- Năng lực tự chủ, tự học: tự chuẩn bị được bài học; tự giác học tập, trả lời câu hỏi, làm bài tập trong giờ học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, tham gia trao đổi, thảo luận khi làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm được các bài tập về từ danh từ, biết vận dụng danh từ để áp dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: có ý thức hỗ trợ, giúp đỡ bạn trong giờ học.
- Trách nhiệm: Có ý thức tích cực tham gia hoạt động học tập trên lớp.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: SHS, VBT, SGV, bài giảng điện tử có hình ảnh minh họa trong bài 1.
 - HS: Sách, vở , ĐDHT khác.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5 phút)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS .
- GV cho cả lớp thi đua nêu nhanh các từ ngữ chỉ sự vật.
- GV nhận xét qua trò chơi.
- GV kết nối giới thiệu bài học, ghi bảng tên bài học.
- HS tham gia thi đua nêu trước lớp.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Hoạt động khám phá và luyện tập.
Hoạt động 1: Luyện từ (20 phút)
- Mục tiêu: HS biết nhận diện về danh từ, tìm danh từ .
- Cách tiền hành:
 Bài 1: Tìm danh từ trong các câu ca dao, tục ngữ, đoạn văn dưới đây và xếp vào nhóm phù hợp:
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1.
- Cho HS làm bài theo nhóm đôi: tìm danh từ trong các câu ca dao, tục ngữ, đoạn văn dưới đây và xếp vào nhóm phù hợp:
- Theo dõi các nhóm làm việc.
- Gọi 1-2 nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt các từ ngữ chỉ danh từ trong bài.
Bài 2: Tìm 2 - 3 danh từ cho mỗi nhóm dưới đây: 
- Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập 2.
- GV tổ chức cho HS tìm các danh từ theo nhóm 4, mỗi nhóm thực hiện 1 yêu cầu.
- GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm.
- Gọi đại diện 4 nhóm học sinh chữa bài trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt, bổ sung một số danh từ theo yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận làm bài theo nhóm đôi.
+ Chỉ con vật: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái, cá sộp, cá chuối, chuồn chuồn.
+ Chỉ cây cối: khoai, đậu, cà, mạ, hoa sen.
+ Chỉ thời gian: tháng
+ Chỉ hiện tượng: mưa, nắng, râm
- 1-2 nhóm trình bày trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
- HS xác định yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 4 thực hiện vào bảng nhóm..
+ Từ chỉ nghề nghiệp: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, lập trình viên.
+ Từ chỉ đồ dùng, đồ chơi: bút, thước, ô tô, tàu hỏa, nồi cơm.
+ Từ chỉ các buổi trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối.
+ Từ chỉ các mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Đại diện 4 nhóm học sinh chữa bài trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
 Hoạt động 2: Luyện câu (10 phút)
- Mục tiêu: đặt câu nói về một hiện tượng tự nhiên.
Bài 3: Đặt 1 - 2 câu nói về một hiện tượng tự nhiên. 
- HS xác định yêu cầu của bài tập 3.
- Yêu cầu HS luyện nói câu theo nhóm đôi.
- Tổ chức cho HS đặt câu theo yêu cầu bài tập vào vở.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt câu đúng.
- HS xác định yêu cầu.
- HS thực hiện nói câu trong nhóm đôi.
- HS viết câu đã đặt vào vở, 2 HS làm bảng nhóm, đổi vở kiểm tra, nhận xét.
- HS làm bảng nhóm chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét.
+ Chuồn chuồn bay thấp báo hiệu trời sắp mưa.
+ Trời đang nắng chang chang bỗng tối rầm rồi đổ mưa ào ào.
3. Hoạt động vận dụng: (4 phút)
- GV cho HS tìm các từ là danh từ chỉ hiện tượng điền vào chỗ chấm trong các câu:
a. Thảm hoạ ............. đã làm nước Nhật thiệt hại to lớn.
b. Những .............. ấm áp xua tan màn ............. dày đặc.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
- HS tìm và nêu trước lớp.
a. Thảm hoạ sóng thần đã làm nước Nhật thiệt hại to lớn.
b. Những tia nắng ấm áp xua tan màn sương mù dày đặc.
- HS lắng nghe.
— Hoạt động nối tiếp: (1 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Viết về văn kể chuyện.
- HS nghe. HS tự đánh giá.
- HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
.
-------------------------------------------
Tiếng Việt
Bài 4: Viết : Viết bài văn kể chuyện . (Tiết 3)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù
- Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
- Biết đóng vai, nói và đáp lời động viên khen ngợi của bố mẹ và chị Dua với Liêm.
2. Năng lực chung. 
- Năng lực tự chủ, tự học: tự chuẩn bị được bài học; tự giác viết văn trong giờ học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chia sẻ bài viết và nhận xét bài viết của bạn trong nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: viết được bài theo kể chuyện đúng yêu cầu và biết vận dụng vào kể chuyện trong thực tế.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: yêu thương, quý mến mọi người.
- Trung thực: luôn chân thành, nói đúng sự thật.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: SHS, VBT, SGV, bài giảng điện tử có hình ảnh minh họa trong bài 1.
 - HS: Sách, vở , ĐDHT khác.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5 phút)
- GV cho cả lớp kể tên câu chuyện nói về lòng nhân hậu hoặc trung thực em đã nghe, đã đọc.
- GV nhận xét.
- GV kết nối giới thiệu bài học, ghi bảng tên bài học.
- HS tham gia nêu trước lớp.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Hoạt động khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
- Cách tiền hành:
 Bài 1: Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (tiếng việt 4, tập 1), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1.
- GV cho HS đọc lại các ý đã lập ở tiết trước.
+ Trước khi viết, em cần lưu ý điều gì?
- GV nêu một số lưu ý:
+ Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?
+ Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?
+ Kể câu chuyện bằng lời của mình.
+ Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập trung kể cụ thể sự việc chính, làm nổi bật lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật.
+ Có thể thêm vào sự việc chính lời nói, suy nghĩ, hành động,...của nhân vật.
+ Cũng có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc chính.
+ Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?
- Cho HS viết bài vào vở.
- Theo dõi HS viết bài.
- Gọi 4-5 HS đọc bài trước lớp.
- GV nhận xét bài viết của học sinh.
Bài 2: Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em. 
- Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập 2 và các lời gợi ý.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ bài viết theo nhóm đôi và chỉnh sửa bài viết theo hướng dẫn (nếu có)
- GV theo dõi, hỗ trợ.
- Cho HS chọn viết lại 1 đoạn đã chỉnh sửa.
- Gọi HS đọc lại đoạn đã viết lại.
- Gv nhận xét, tổng kết hoạt động.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS đọc lại cho nhau nghe trong nhóm đôi.
- HS đọc phần lưu ý.
- HS nghe.
- HS viết bài vào vở.
- 4-5 HS đọc bài trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
- HS xác định yêu cầu.
- HS chia sẻ bài viết theo nhóm đôi và chỉnh sửa bài viết theo hướng dẫn.
+ HS chọn viết lại 1 đoạn đã chỉnh sửa
- Đại diện 3-4 HS đọc đoạn viết trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
 Hoạt động 2: Luyện câu (15 phút)
Bài 3: Đặt 1 - 2 câu nói về một hiện tượng tự nhiên. 
- HS xác định yêu cầu của bài tập 3.
- Yêu cầu HS luyện nói câu theo nhóm đôi.
- Tổ chức cho HS đặt câu theo yêu cầu bài tập vào vở.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt câu đúng.
- HS xác định yêu cầu.
- HS thực hiện nói câu trong nhóm đôi.
- HS viết câu đã đặt vào vở, 2 HS làm bảng nhóm, đổi vở kiểm tra, nhận xét.
- HS làm bảng nhóm chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét.
+ Chuồn chuồn bay thấp báo hiệu trời sắp mưa.
+ Trời đang nắng chang chang bỗng tối rầm rồi đổ mưa ào ào.
3. Hoạt động vận dụng: (4 phút)
- Gv gọi HS đọc yêu cầu hoạt động vận dụng.
- Tổ chức cho HS đóng vai theo nhóm 4 thực hiện theo yêu cầu.
 + Hướng dẫn gợi ý: Vai của bạn là một người con ngoan, vì vậy bạn sẽ nói đáp lại lời khen của bố mẹ và chị Dua với tất cả sự chân thành của mình:
- Gọi 1-2 nhóm đóng vai trước lớp.
- GV nhận xét cách đóng vai các nhóm, tổng kết bài học.
- HS đọc trước lớp.
- HS đóng vai thực hành theo nhóm 4.
- 1-2 nhóm đóng vai trước lớp.
Ví dụ: 
+ Con cảm ơn bố mẹ đã luôn yêu thương và quan tâm đến con, giúp con trưởng thành và tự tin trên con đường phát triển của mình. Con sẽ không bao giờ quên tất cả những nỗ lực và tình yêu thương mà bố mẹ đã dành cho con đâu ạ.
+ Em cảm ơn chị Dua đã luôn là người bạn tốt và đồng hành cùng em trong những thử thách của cuộc sống. Em cảm ơn những lời khuyên và động viên của chị, đã giúp em vươn lên và đạt được những mục tiêu mà mình đã đề ra.
+ Em sẽ tiếp tục cố gắng học hỏi, phấn đấu hơn nữa để không làm mất lòng bố mẹ và chị, luôn trở thành một con người có ích và đáng tự hào.
- HS khác nhận xét.
— Hoạt động nối tiếp: (1 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Bài 5: Đọc: Cô bé ấy đã lớn.
- HS nghe. HS tự đánh giá.
- HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_4_chan_troi_sang_tao_tuan_2.docx