Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 19

Bài 1: CUỘC PHIÊU LƯU CỦA BỒ CÔNG ANH (Tiết 1+ 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Chia sẻ được cảm xúc về âm thanh, hình ảnh, màu sắc có trong đoạn lời bài hát “Ca ngợi Tổ quốc” (Nhạc và lời: Hoàng Vân); nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.

- Hiểu được nội dung của bài đọc: Kể về cuộc phiêu lưu ấm áp và đầy tình yêu thương của bồ công anh út. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Cuộc sống rất tươi đẹp, đáng yêu, đảng quý, chúng ta hãy ước mơ và mạnh dạn thực hiện ước mơ của mình; biết chia sẻ niềm vui, những điều tốt đẹp cho mọi người.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:

Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to.

Tranh, ảnh chụp hoặc video clip về hoa bồ công anh, cách phát tán hoa.

Video clip hoặc tệp ghi âm bài hát “Ca ngợi Tổ quốc” (Nhạc và lời: Hoàng Vân) (nếu có).

Bảng phụ ghi đoạn 3.

 

docx 24 trang Thu Lụa 29/12/2023 680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 19

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 19
TUẦN 19
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: CUỘC SỐNG MẾN YÊU
Bài 1: CUỘC PHIÊU LƯU CỦA BỒ CÔNG ANH (Tiết 1+ 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Chia sẻ được cảm xúc về âm thanh, hình ảnh, màu sắc có trong đoạn lời bài hát “Ca ngợi Tổ quốc” (Nhạc và lời: Hoàng Vân); nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. 
- Hiểu được nội dung của bài đọc: Kể về cuộc phiêu lưu ấm áp và đầy tình yêu thương của bồ công anh út. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Cuộc sống rất tươi đẹp, đáng yêu, đảng quý, chúng ta hãy ước mơ và mạnh dạn thực hiện ước mơ của mình; biết chia sẻ niềm vui, những điều tốt đẹp cho mọi người.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Giáo viên:
Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to.
Tranh, ảnh chụp hoặc video clip về hoa bồ công anh, cách phát tán hoa.
Video clip hoặc tệp ghi âm bài hát “Ca ngợi Tổ quốc” (Nhạc và lời: Hoàng Vân) (nếu có).
Bảng phụ ghi đoạn 3.
Học sinh
SHS, vở bài tập (VBT)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Chia sẻ được cảm xúc về âm thanh, hình ảnh, màu sắc có trong đoạn lời bài hát “Ca ngợi Tổ quốc” (Nhạc và lời: Hoàng Vân); 
 + Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm “Cuộc sống mến yêu” 
+ Theo em hiểu thế nào là cuộc sống mến yêu?
– GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới “Cuộc phiêu lưu của bồ công anh”.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn lời bài hát hoặc lắng nghe bài hát “Ca ngợi Tổ quốc”
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn cảm xúc về âm thanh, hình ảnh, màu sắc có trong đoạn lời bài hát
-GV giới thiệu vào bài
- HS nghe GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm “Cuộc sống mến yêu”
Đáp án: Cuộc sống rất đẹp, rất đáng yêu, đảng quý; hãy biết yêu quý cuộc sống, yêu quý con người và vạn vật; hãy biết chia sẻ và mang lại niềm vui cho người thân, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh
- HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới “Cuộc phiêu lưu của bồ công anh”
- HS đọc đoạn lời bài hát hoặc lắng nghe bài hát “Ca ngợi Tổ quốc” (Nhạc và lời: Hoàng Vân).
 HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn cảm xúc về âm thanh, hình ảnh, màu sắc có trong đoạn lời bài hát → Xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh → Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. 
+ Hiểu được nội dung của bài đọc: Kể về cuộc phiêu lưu ấm áp và đầy tình yêu thương của bồ công anh út. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Cuộc sống rất tươi đẹp, đáng yêu, đảng quý, chúng ta hãy ước mơ và mạnh dạn thực hiện ước mơ của mình; biết chia sẻ niềm vui, những điều tốt đẹp cho mọi người.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu: Đọc phân biệt giọng nhân vật. giọng người dẫn chuyện thong thả, trong trẻo, vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật, từ ngữ chỉ việc làm của đế và những bông hoa cỏ mật; giọng mẹ âu yếm, dịu dàng pha chút lo lắng; giọng bồ công anh út trong trẻo (đoạn đầu), mừng rỡ, vui sướng (đoạn cuối)).
- GV HD đọc: GV hướng dẫn HS đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài, đọc diễn cảm với ngữ điệu phù hợp
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+Đoạn 1: Từ đầu đến “Chúng con đi đây”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “mẹ ơi!”.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến “thân mình bồ công anh”.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: xao xác, thênh thang, rộn rã,..
- Luyện đọc câu dài: Nó nhẩn nha bay trên cảnh đồng,/ ngắm nhìn muôn loài hoa đang khoe sắc.//;
Từng giọt sương trong vắt,/ mát lạnh và ngọt lành/ thẩm vào thân mình bồ công anh/;
Bồ công anh bé nhỏ/ khẽ rùng mình...// Kìa, / lớp áo dày của bồ công anh nứt ra và một chiếc mầm bé xiu nẩy lên,/ xanh nõn...; ...
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Giải nghĩa từ khó hiểu: 
xao xác (từ gợi tả âm thanh va chạm nhẹ, khẽ của những cánh hoa làm xao động cảnh không gian vắng lặng), cỏ mật (giống cỏ cao, cụm hoa gồm nhiều bông dựng đứng, lá khô có mùi thơm như mật),...
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Những cánh hoa bồ công anh làm gì khi một cơn gió thổi ào tới?
GV yêu cầu HS rút ra ý của đoạn 1
+ Câu 2: Kể tóm tắt cuộc phiêu lưu của bồ công anh út.
GV yêu cầu HS rút ra ý của đoạn 2
+ Câu 3: Những hình ảnh nào cho thấy nơi bồ công anh út dừng lại rất thú vị?
GV yêu cầu HS rút ra ý của đoạn 3
+ Câu 4: Đoạn cuối của bài đọc cho ta biết điều gì?
GV yêu cầu HS rút ra ý của đoạn 4
+ Câu 5: Theo em, nhờ đâu mà thế giới của loài vật, hoa lá, cỏ cây,... trong câu chuyện trở nên sinh động?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Cuộc sống rất tươi đẹp, đáng yêu, đảng quý, chúng ta hãy ước mơ và mạnh dạn thực hiện ước mơ của mình; biết chia sẻ niềm vui, những điều tốt đẹp cho mọi người.
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. Xác định được giọng đọc: Giọng trong trẻo, vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ việc làm của để và những bông hoa cỏ mật,... ):
- GV đọc lại đoạn mẫu
- GV yêu cầu đọc lại đoạn 3
- GV nhận xét, tuyên dương.
HS nghe GV đọc mẫu
1 HS đọc toàn bài.
HS đọc nối tiếp theo đoạn.
HS đọc từ khó
2 – 3 HS đọc câu dài
HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
HS lắng nghe
HS đọc thầm lại bài đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk.
+ Câu 1: Khi một cơn gió thổi ào tới, những cánh hoa bồ công anh vẫy tay và chào tạm biệt mẹ để bay đi.
Ý đoạn 1: Những cảnh hoa bồ công anh chào mẹ rồi theo gió bay đi.
+ Câu 2: Cuộc phiêu lưu của bồ công anh út: Ban đầu bồ công anh lang thang cùng chị gió (khi bay lên cao, khi sà xuống mặt ao; bay trên cánh đồng ngắm hoa). Tiếp theo, bồ công anh nhìn thấy cảnh đồng mênh mông, đầy hoa cỏ mật và những chủ đề. Sau đó, bồ công anh đáp xuống mặt đất, nó được dế, hoa, cỏ và những giọt sương đón chào...
Ý đoạn 2: Cuộc phiêu lưu đầy thú vị của bồ công anh út.
+ Câu 3: Những hình ảnh cho thấy nơi bồ công anh út dùng lại rất thú vị là: những bông hoa cỏ mật toả hương ngào ngạt, những bông hoa vàng li ti trải thảm đón chào, mặt đất ấm áp và đầy hương thơm, những chủ để hiểu khách, những cánh hoa sẵn lòng giúp đỡ, những giọt sương trong vắt mát lành,...
Ý đoạn 3: Vẻ đẹp của nơi bồ công anh út dừng lại.
+ Câu 4: Đoạn cuối của bài đọc cho biết bồ công anh sinh sôi, nảy nở, phát triển ở vùng đất mới → Sức sống bất diệt của thiên nhiên.
Ý đoạn 4: Bồ công anh út bắt đầu cuộc sống mới ở miền đất mới ngọt ngào, đáng yêu
+ Câu 5: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, VD: Thế giới của loài vật, hoa lá, cỏ cây,... trong câu chuyện trở nên sinh động nhờ chúng được gán cho những hoạt động, lời nói, đặc điểm như con người bằng biện pháp nhân hoá.
- HS trả lời
-HS lắng nghe.
1 HS đọc toàn bài.
HS nêu nội dung bài.
HS lắng nghe
HS nghe GV hoặc bạn đọc lại đoạn 3 và xác định giọng đọc đoạn này.
HS luyện đọc câu nói của bồ công anh: giọng đọc thể hiện cảm xúc mừng rỡ, hạnh phúc.
– HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 3.
- HS khá, giỏi đọc cả bài.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
GV hỏi: Theo em, nhờ đâu mà thế giới của loài vật, hoa lá, cỏ cây,... trong câu chuyện trở nên sinh động?
|- GV nhận xét, tuyên dương.
HS tham gia chơi trò chơi và trả lời câu hỏi.
HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN 19
TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu: CÂU (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Nhận diện và biết sử dụng câu..
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: xác định yêu cầu của bài tập, khái niệm câu, biết sử dụng câu.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia nhóm, sửa bài. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Giáo viên:
Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác 
Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Học sinh
SHS, vở bài tập (VBT)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát 1 bài
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS hát
- HS lắng nghe.
2. Luyện từ và câu
- Mục tiêu: 
+ Nhận diện và biết sử dụng câu.
- Cách tiến hành:
2.1. Hình thành khái niệm câu
– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập (BT) 1.
− GV yêu cầu HS thảo luận, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ 
− GV gọi 1 − 2 nhóm HS chữa bài trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2.
GV yêu cầu HS tìm câu và dấu hiệu nhận biết trong nhóm nhỏ 
GV yêu cầu HS chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ, dán kết quả vào bảng nhóm.
GV gọi 1 − 2 nhóm HS chữa bài trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– GV nhận xét, rút ra những điều cần ghi nhớ về câu.
2.2. Thêm từ ngữ để tạo thành câu
– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3.
– GV yêu cầu HS quan sát các câu, hoàn thành câu trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ 
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Chuyền hoa để chữa bài trước lớp.
–GV nhận xét. 
2.3. Thực hành đặt câu
– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4.
– GV yêu cầu HS lần lượt đặt câu cho từng yêu cầu a, b, c trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.
– GV yêu cầu HS viết câu vào VBT.
− GV gọi 2 − 3 HS chữa bài trước lớp.
–GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
- HS xác định yêu cầu của bài tập (BT) 1.
- HS thảo luận, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ 
1 − 2 nhóm HS chữa bài trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
Đáp án: 
a. Mùa xuân đã về.; 
b. Cây cối khoác áo mới.;
c. Bầu trời ca ... êu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Kể về tấm gương tận tuỵ, hết lòng vì người bệnh, vì nền y học nước nhà của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và sự tri ân của mọi người dành cho ông.
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. Xác định được giọng đọc: Giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ việc làm của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và sự đánh giá của mọi người về ông):
- GV đọc lại đoạn mẫu
- GV yêu cầu đọc lại đoạn từ “Sinh thời” đến “tâm trí đồng nghiệp” 
- GV nhận xét, tuyên dương.
HS nghe GV đọc mẫu
1 HS đọc toàn bài.
HS đọc nối tiếp theo đoạn.
HS đọc từ khó
2 – 3 HS đọc câu dài
HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
HS lắng nghe
HS đọc thầm lại bài đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk.
+ Câu 1: Đoạn đầu tiên của bài đọc cho biết bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam.
+ Câu 2: Những chi tiết cho thấy bác sĩ Phạm Ngọc Thạch hết lòng với công việc là khi người bệnh cần, ông có mặt để khám và chữa trị, tự tiếp máu của mình cho bệnh nhân....
+ Câu 3: Những hình ảnh của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch còn mãi trong tâm tri đồng nghiệp: hình ảnh bác sĩ trong chiếc áo choàng trắng, ống nghe, thăm hỏi, túc trực bên người bị bệnh nặng.
+ Câu 4: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.
+ Câu 5: Việc lấy tên của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đặt cho giải thưởng nhằm vinh danh những y, bác sĩ trẻ nói lên sự tri ân đối với người đã có nhiều cống hiến cho ngành Y tế và là lời khuyên cho các y, bác sĩ trẻ học tập tấm gương hết lòng vì người bệnh, vì sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của mọi người.
HS nêu nội dung bài.
HS lắng nghe
HS nghe GV hoặc bạn đọc lại đoạn từ “Sinh thời” đến “tâm trí đồng nghiệp” và xác định giọng đọc đoạn này.
– HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ “Sinh thời” đến “tâm trí đồng nghiệp”. - HS khá, giỏi đọc cả bài.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
GV hỏi HS: Theo em, vì sao mọi người gọi Phạm Ngọc Thạch là “Bác sĩ của nhân dân”?
|- GV nhận xét, tuyên dương.
HS trả lời câu hỏi.
HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN 19
TIẾNG VIỆT
Nghe và kể chuyện: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Nghe – kể và ghi chép được các sự việc chính của câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”, kể lại được câu chuyện dựa vào nội dung đã ghi chép.
2. Năng lực chung.
Năng lực tự chủ, tự học: Nghe – kể và ghi chép được các sự việc chính của câu chuyện 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia nhóm
Năng lực giao tiếp và hợp tác: kể lại được câu chuyện dựa vào nội dung đã ghi chép.
 3. Phẩm chất.
Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
SHS, SGV.
Tranh, ảnh, video clip về câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể” (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát 1 bài
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS hát
- HS lắng nghe.
2. Luyện từ và câu
- Mục tiêu: 
+ Nghe – kể và ghi chép được các sự việc chính của câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”, kể lại được câu chuyện dựa vào nội dung đã ghi chép.
- Cách tiến hành:
2.1. Nghe giáo viên kể chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”
– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1.
– GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.
–GV kể câu chuyện lần thứ nhất để kiểm tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung và chú ý của HS.
– GV kể câu chuyện lần thứ hai để ghi nhớ nội dung của câu chuyện.
2.2. Ghi chép tóm tắt nội dung câu chuyện
– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2 và các gợi ý trong sơ đồ.
– GV yêu cầu HS thực hành trao đổi trong nhóm nhỏ về nội dung câu chuyện để ghi chép tóm tắt theo sơ đồ (khuyến khích HS sử dụng sơ đồ tư duy để ghi tóm tắt).
– GV nhận xét kết quả.
2.3. Kể lại câu chuyện
– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3.
– GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm đôi, kể lại từng đoạn câu chuyện, rồi kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào nội dung tóm tắt đã ghi chép.
Lưu ý: HS khá, giỏi có thể bớt bước kể từng đoạn câu chuyện.
–GV nhận xét phần kể chuyện.
2.4. Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4 và đọc các câu hỏi gợi ý.
– GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm nhỏ để trả lời các câu hỏi.
GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
- HS xác định yêu cầu của BT 1.
- HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.
HS nghe GV kể câu chuyện lần thứ nhất để kiểm tra phán đoán. 
- HS nghe GV kể câu chuyện lần thứ hai để ghi nhớ nội dung của câu chuyện.
HS xác định yêu cầu của BT 2 và các gợi ý trong sơ đồ.
- HS thực hành trao đổi trong nhóm nhỏ về nội dung câu chuyện để ghi chép tóm tắt theo sơ đồ (khuyến khích HS sử dụng sơ đồ tư duy để ghi tóm tắt).
− 1 − 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả.
– HS xác định yêu cầu của BT 3.
- HS thực hành theo nhóm đôi, kể lại từng đoạn câu chuyện, rồi kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào nội dung tóm tắt đã ghi chép.
- HS khá, giỏi có thể bớt bước kể từng đoạn câu chuyện.
- 1 − 2 nhóm HS kể lại câu chuyện trước lớp (HS có thể vừa quan sát bản tóm tắt vừa
kể lại).
 HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.
- HS xác định yêu cầu của BT 4 và đọc các câu hỏi gợi ý.
 HS trao đổi trong nhóm nhỏ để trả lời các câu hỏi.
1 − 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.
HS lắng nghe
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Cách tiến hành:
- GV hỏi:
+ Qua câu chuyện, em học được điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương
- HS nêu – nhận xét
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN 19
VIẾT
QUAN SÁT, TÌM Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI (Tiết 7)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
Biết quan sát, tìm được ý cho bài văn miêu tả cây cối (cây bóng mát).
Tìm được từ ngữ tả màu sắc, hình dáng của lá cây; nói được 1 – 2 câu tả một loại lá cây em biết.
2. Năng lực chung.
Năng lực tự chủ, tự học: Biết quan sát, tìm được ý cho bài văn miêu tả cây cối 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được từ ngữ tả màu sắc, hình dáng, nêu câu tả hoa lá
Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia nhóm.
3. Phẩm chất.
Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
SHS, vở bài tập (VBT), SGV.
Hình ảnh, video clip về cây, quả sầu riêng hoặc vật thật; hình ảnh về sự phát triển của cây theo từng thời kì/ từng mùa (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: 
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- Gv cho HS hát 1 bài hát
- GV Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài mới, Ghi bảng đầu bài.
- HS hát tập thể
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
Quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối
- Mục tiêu: 
Biết quan sát, tìm được ý cho bài văn miêu tả cây cối (cây bóng mát).
Tìm được từ ngữ tả màu sắc, hình dáng của lá cây; nói được 1 – 2 câu tả một loại lá cây em biết.
Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Nhận xét về cách quan sát trong bài văn miêu tả cây cối
– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc bài văn “Sầu riêng”.
– GV yêu cầu HS trao đổi, trả lời câu hỏi a và chia sẻ kết quả trong nhóm nhỏ 
Gợi ý: Tác giả đã sử dụng các giác quan: khứu giác, vị giác, thị giác).
Gợi ý:
a. Dùng khứu giác để nêu cảm nhận về mùi hương: quả (thơm đậm, ngào ngạt); hoa (thơm ngát).
b. Dùng vị giác để nêu cảm nhận về vị: béo, ngọt.
c. Dùng thị giác để nêu nhận xét về màu sắc, hình dáng: hoa (trắng ngà, chùm, nhỏ như vậy cá, nhuỵ li ti); cây (thân khẳng khiu, cao vút; cành ngang, thẳng đuột); là (xanh vàng, hơi khép);...).
− Gọi 1 − 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
2.2 Thực hành quan sát cây bóng mát và ghi chép điều đã quan sát được – HS xác định yêu cầu của BT 2.
− GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm nhỏ hoặc nhóm đôi, hoàn thành BT a vào VBT.
– GV yêu cầu HS quan sát, chọn trình tự quan sát cây bóng mát dựa vào gợi ý trong SHS, hoàn thành BT b vào VBT (có thể sử dụng hình ảnh, video clip đã chuẩn bị để quan sát. GV khuyến khích HS mở rộng ý, không gò ép HS).
− Gọi 2 − 3 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.
– GV yêu cầu HS nhận xét và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
– HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc bài văn “Sầu riêng”.
– HS trao đổi, trả lời câu hỏi a và chia sẻ kết quả trong nhóm nhỏ 
− HS đọc lại bài văn, quan sát sơ đồ gợi ý ở câu hỏi b, trao đổi trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, hoàn thành sơ đồ
1 − 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ 
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
HS thảo luận trong nhóm nhỏ hoặc nhóm đôi, hoàn thành BT a vào VBT.
1 − 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2 − 3 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.
HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
3. Vận dụng: 
* Mục tiêu: 
+ Tìm từ ngữ tả màu sắc, hình dáng của lá cây. 
+ HS chơi trò chơi Truyền điện để tìm từ.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động 1:
+ Tìm từ ngữ tả màu sắc, hình dáng của lá cây. 
+ HS chơi trò chơi Truyền điện để tìm từ.
GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động 2: 
+ Nói 1 – 2 câu tả một loại lá cây em biết.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ, thực hiện yêu cầu hoạt động (có thể kết hợp với hình ảnh, video clip, sách báo,... có hình các loại lá để chia sẻ).
Gọi 1 − 2 nhóm HS trình bày kết quả trước lớp.
− GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết bài học.
HS xác định yêu cầu của hoạt động 1
 HS xác định yêu cầu của hoạt động 2
HS thảo luận nhóm nhỏ, thực hiện yêu cầu hoạt động
1 − 2 nhóm HS trình bày kết quả trước lớp.
HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết bài học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_19.docx