Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 5

CHỦ ĐIỂM: Mảnh ghép yêu thương

Bài 1: Về thăm bà (Tiết 1,2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Phát triển năng lực về văn học:

+ Đọc trôi chảy bài văn,biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ, đúng logic ngữ nghĩa.

+ Phân biệt được lời của nhân vật và lời kể chuyện

+ Trả lời được những câu hỏi về tìm hiểu bài và hiểu được nội dung bài học: Kể về chuyến thăm bà với những cảm xúc yêu thương thông qua sự quan tâm dành cho nhau của Thanh và bà.

- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:

+ Đọc bài trôi chảy, biết sử dụng các từ ngữ phù hợp để đặt câu, biết nói những câu bộc lộ tình yêu thương đối với các thành viên trong gia đình.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Từ tên chủ đề, trao đổi với bạn về những kỉ niệm về một lần em đi thăm họ hàng hoặc người thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tăng năng lực phán đoán về nhân vật chính và nội dung bài đọc thông qua việc thực hành.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến và phẩm chất có trách nhiệm, biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc các thành viên trong gia đình.

 

docx 21 trang Thu Lụa 29/12/2023 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 5

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 5
TUẦN 5
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: Mảnh ghép yêu thương
Bài 1: Về thăm bà (Tiết 1,2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Phát triển năng lực về văn học:
+ Đọc trôi chảy bài văn,biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ, đúng logic ngữ nghĩa.
+ Phân biệt được lời của nhân vật và lời kể chuyện
+ Trả lời được những câu hỏi về tìm hiểu bài và hiểu được nội dung bài học: Kể về chuyến thăm bà với những cảm xúc yêu thương thông qua sự quan tâm dành cho nhau của Thanh và bà.
- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
+ Đọc bài trôi chảy, biết sử dụng các từ ngữ phù hợp để đặt câu, biết nói những câu bộc lộ tình yêu thương đối với các thành viên trong gia đình.
2. Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Từ tên chủ đề, trao đổi với bạn về những kỉ niệm về một lần em đi thăm họ hàng hoặc người thân.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tăng năng lực phán đoán về nhân vật chính và nội dung bài đọc thông qua việc thực hành. 
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến và phẩm chất có trách nhiệm, biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc các thành viên trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SHS, VTV, SGV
- Tranh minh họa chủ đề.
- Một số tranh ảnh có trong SHS được phóng to, hình minh họa tiếng có vần iu/iêu kèm theo thẻ từ ( nếu có).
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video ( nếu có).
- Bảng phụ âm ghi cách ngắt nhịp những câu dài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu chủ đề và yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của bản thân về chủ đề “ Mảnh ghép yêu thương”
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi nói về một lần em đi thăm họ hàng hoặc người thân.
- HS quan sát tranh và nói về nội dung tranh và đoán về nội dung bài học.
- Chốt ý giới thiệu bài
- Hs tự suy nghĩ và bày tỏ ý kiến.
- HS thảo luận và kể lại.
- HS đoán các hình được vẽ trong tranh chủ đề và tranh khởi động, đoán nội dung bài học.
- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Đọc trôi chảy bài văn,biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ, đúng logic ngữ nghĩa.
+ Phân biệt được lời của nhân vật và lời kể chuyện
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần 
- GV HD đọc: (Lưu ý: đọc phân biệt giọng đọc nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả đặc điểm của con đường, mái nhà, từ ngữ miêu tả hình dáng, hành động, trạng thái, cảm xúc của Thanh và bà; giọng Thanh xúc động, yêu thương, thể hiện thái độ yêu quý, kính trọng bà, giọng bà nhẹ nhàng, âu yếm, đầy mến thương,)
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+Đoạn 1: Từ đầu đến “ ngừng lại trên bậc cửa”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “ kẻo nắng, cháu.”
+ Đoạn 3:Tiếp theo đến “ kẻo mệt”.
+Đoạn 4: còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: Bát Tràng, mừng rỡ, âu yếm, mát rượi, thong thả, sẵn sàng,
- Luyện đọc câu dài, luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
+Trên con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ,/ những vòng ánh sáng/ lọt qua vòm cây/ xuống nhảy múa theo chiều gió.//
+ Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán/ rồi thong thả / đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà.//
+Tuy vậy, / Thanh cảm thấy/ chính bà che chở cho mình/ như những ngày còn nhỏ.//
+ Lần nào trở về với bà,/ Thanh cũng thấy thong thả / và bình yên như thế.//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Giải nghĩa từ khó hiểu: 
+ Tường hoa: tường rào bao quanh nhà có vườn, thường được thiết kế thông thoáng, thấp và có tác dụng trang trí.
+ Thiên lí: còn gọi là bông lí, lí dạ hương, loại cây leo nhiều nhánh, hoa có mùi thơm mang lại cảm giác thư thái.
- GV cho HS đọc thầm và thảo luận nhóm đôi trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Thanh cảm nhận được điều gì khi đi từ cổng vào nhà bà?
-GV hướng dẫn HS rút ra nội dung của đoạn 1
+ Câu 2: Cảm xúc của hai bà cháu như thế nào khi gặp nhau?
Gv hướng dẫn HS rút ra nội dung đoạn 2.
+ Câu 3: Những lời nói, việc làm của bà vói Thanh giúp em hiểu được điều gì?
Gv hướng dẫn HS rút ra nội dung đoạn 3.
+ Câu 4: Vì sao mỗi lần trở về với bà, Thanh luôn thấy thong thả và bình yên? ( Chọn đáp án đúng)
Gv hướng dẫn HS rút ra nội dung đoạn 4.
+ Câu 5: Khuyến khích HS trả lời những việc đã làm, theo cảm nhận và suy nghĩ riêng.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Kể về chuyến thăm bà với những cảm xúc yêu thương thông qua sự quan tâm dành cho nhau của Thanh và bà.
- Yêu cầu HS rút ra ý nghĩa của bài đọc: Ca ngợi tình cảm yêu thương, quan tâm chăm sóc lẫn nhay của những người thân trong gia đình.
2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. Xác định được giọng đọc của đoạn 3 ( lưu ý: giọng nhẹ nhàng, vui, tốc độ nhanh hơn so với đoạn 1,2; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái thể hiện sự yêu thương, quan tâm chăm sóc; giọng Thanh nhẹ nhàng, ấm áp, lễ phép)
- GV đọc lại đoạn mẫu
Thanh đi,/người thẳng,/ mạnh,/ cạnh bà lưng đã còng.// Tuy vậy,/ Thanh cảm thấy/ chính bà che chở cho mình/như những ngày còn nhỏ.//
- Cháu đã ăn cơm chưa?//
- Dạ chưa.// Cháu xuống tàu/ về đây ngay//. Nhưng cháu không thấy đói.//
Bà nhìn cháu,/ giục://
- Cháu rửa mặt đi,/ rồi nghỉ kẻo mệt.//
- GV yêu cầu hs luyện đọc nhóm đôi đọc lại đoạn 3
- Yêu cầu HS đọc trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
HS lắng nghe và dò theo.
- 1 HS đọc
HS chia đoạn
- HS đọc nối tiếp nhau
- Luyện đọc từ khó theo hướng dẫn
- Luyện đọc câu dài.
-HS luyện đọc theo nhóm 4
- Các nhóm nhận xét và tuyên dương.
-HS giải thích nghĩa của từ.
- HS thảo luận nhóm đôi và lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.
- HS lưu ý trả lời đầy đủ câu hỏi.
Câu 1: Khi đi từ cổng vào nhà bà, Thanh thấy mát mẻ, yên tĩnh, tâm hồn dường như thư thả, bình yên khi ngắm nhìn con đường lát gạch Bát Tràng quen thuộc với bóng nắng lung linh nhảy nhót qua kẽ lá, tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà như ngăn chặn mọi tiếng ồn bên ngoài, chỉ còn sự bình yên.
-HS suy nghĩ và rút ra ý chính của đoạn 1: Cảm nhận của Thanh khi đi trên con đường vào nhà bà.
-Câu 2: Khi gặp lại nhau, hai bà cháu xúc động, mừng rỡ, đầy yêu thương.
- HS đọc lại đoạn 2 và rút ra nội dung đoạn 2: Cảm xúc của hai bà cháu khi gặp lại nhau.
- Câu 3: Những lời nói, việc làm của bà giúp em hiểu được tình yêu thương bà dành cho Thanh, vẫn quan tâm, chăm sóc Thanh như ngày Thanh còn bé.
- Nội dung đoạn 3: Sự quan tâm, chăm sóc của bà dành cho Thanh.
- Câu 4: Chọn đáp án: Vì bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. 
-Nội dung đoạn 4: Căn nhà và tình yêu của bà luôn khiến Thanh thấy thong thả và bình yên mỗi khi trở về.
- HS nêu nội dung bài.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- Hs rút ra ý nghĩa của bài đọc.
- HS lắng nghe và đọc thầm
- HS nhắc lại nội dung và ý nghĩa của bài đọc.
- HS lắng nghe giáo viên đọc mẫu và ghi nhớ những lưu ý khi đọc.
HS luyện đọc trong nhóm.
HS đọc theo nhóm
HS lắng nghe và ghi nhớ.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV gọi HS đọc lại cả bài.
- Nếu còn thời gian, GV tổ chức cho HS phân vai đọc toàn bài.
- 1-2 HS đọc lại toàn bài
- HS phân vai đọc lại toàn bài.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu: Động từ (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực về ngôn ngữ: Biết nhận diện và sử dụng động từ phù hợp trong dùng từ, đặt câu.
2. Năng lực chung.
 	- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi với bạn để tìm ra được đáp án cho các bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng các từ ngữ để tạo thành những câu có nội dung phù hợp.
	3. Phẩm chất: tự tin, trách nhiệm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SHS, VTV, SGV
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video ( nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “ Đoán nhanh, đoán đúng”
Cách chơi: giáo viên phát cho HS các thẻ từ, học sinh nhìn vào đó và diễn tả bằng hành động để cả lớp đoán, bạn nào đoán đúng sẽ được thưởng một viên kẹo.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS nghe cách chơi và tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và lặp lại tựa bài.
2. Luyện từ và câu
- Mục tiêu: 
HS nhận biết được động từ và sử dụng động từ phù hợp trong dùng từ, dùng câu.
- Cách tiến hành:
2.1. Nhận diện động từ:
- GV yêu cầu học sinh xác định yêu cầu bài tập 1
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi để thực hiện yêu cầu bài 1.
- Yêu cầu học sinh chia sẻ kết quả thảo luận
*Lưu ý: 
Ở câu a) HS xác định từ “ đầy”, “ cuồn cuộn” là động từ thì vẫn chấp nhận.
Ở câu b) HS không xác định được từ “ bắt đầu” là động từ vẫn chấp nhận.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu 1-2 nhóm HS chữa bài.
- GV nhận xét.
2.2. Tìm động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc
- Yêu cầu HS xác định đề bài BT2
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, mỗi HS tìm từ cho một yêu cầu, nhóm trưởng tổng hợp từ của nhóm bằng kĩ thuật Khăn trải bàn.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
2.3. Đặt câu với động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 3
-Yêu cầu HS viết từ 1-2 câu với từ ngữ tìm được ở BT2 vào VBT
*Lưu ý: Hs có thể viết câu dựa vào ngữ cảnh đã cho ở BT2
- 1-2 HS chia sẻ kết quả trước lớp
- GV nhận xét
2.4. Chọn động từ phù hợp
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu bài tập 4
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, thay hình bông hoa bằng một động từ phù hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu trong đoạn văn,
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả
- GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu bài tập 1.
- HS thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu.
- HS chia sẻ kết quả thảo luận trong nhóm.
a. mặc, ra/ ra trận, múa, hành quân, cuốn, bay, rung/ rung tai, nghe, tần ngần, gỡ, đu đưa, bế, rạch, ghé/ ghé xuống, cười.
b. về, bắt đầu, nhú, toả, đánh thức, đua, nở.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
-HS sửa bài sai (nếu có)
- HS xác định đề bài.
- HS thảo luận nhóm 4 tìm từ phù hợp với từng yêu cầu và ghi vào bảng nhóm.
-HS trình bày kết quả thảo luận.
Gợi ý:
+ Sau một tiết học vui: vui, thích, thích thú, thú vị,...
+ Sau khi nhận được lời khen: vui, tự hào, xúc động,...
+ Sau khi được nghe m ...  Con người / có tổ có tông,
Như cây có cội, / như sông có nguồn.//
- GV yêu cầu hs luyện đọc nhóm đôi đọc lại câu 4 và 5.
- Yêu cầu HS đọc trước lớp.
- Yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm, trước lớp bài ca dao
- GV nhận xét, tuyên dương.
HS lắng nghe và dò theo.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp các câu.
- HS luyện đọc các từ khó đọc.
- HS chú ý lắng nghe cô hướng dẫn ngắt nghỉ và ghi nhớ.
- Luyện đọc câu dài.
- HS đọc bài trước lớp.
- HS nhận xét bạn.
-HS giải thích nghĩa của từ.
- HS thảo luận nhóm đôi và lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.
- HS lưu ý trả lời đầy đủ câu hỏi.
Câu 1: 
- Ghi nhớ công ơn cha mẹ, thầy cô: câu ca dao 1 và 2
- Hoà thuận, yêu thương anh chị em: câu ca dao 3.
- Yêu thương con người: câu ca dao 4
- Nhớ đến cội nguồn: câu ca dao 5
Câu 2: Những hình ảnh trong câu ca dao 1 và 2 nói lên công ơn của ca mẹ, thầy cô: Ơn cha nặng, nghĩa mẹ cao như trời; Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy không sao kể hết.
- Câu 3: Trong câu ca dao 3, anh chị em được so sánh với tay và chân, cách so sánh ấy giúp khắc sâu sự gần gũi, gắn bó của anh chị em trong gia đình, như tay và chân trong cùng một cơ thể, luôn cần thiết và hỗ trợ lẫn nhau.
-Câu 4: Hs trả lời theo thực tế việc làm, suy nghĩ, cảm xúc riêng.
Gợi ý: Giúp đỡ người khó khăn, quyên góp ủng hộ các em nhỏ vùng núi,
-HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu nội dung của bài.
-HS lắng nghe và ghi nhớ
-HS rút ra ý nghĩa của bài đọc và ghi nhớ.
- HS nhắc lại nội dung các câu ca dao.
- HS lắng nghe giáo viên đọc mẫu và ghi nhớ những lưu ý khi đọc.
HS luyện đọc trong nhóm.
HS lắng nghe và ghi nhớ.
HS thực hiện
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV gọi HS đọc lại cả bài.
- Nếu còn thời gian, GV tổ chức cho HS thi đua tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về công ơn của cha mẹ, thầy cô
- 1-2 HS đọc lại toàn bài
- HS thi đua tìm
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Nói và nghe: Kể về một việc làm thể hiện tình cảm với người thân (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực về ngôn ngữ: Biết dùng các từ ngữ phù hợp để kể một việc làm thể hiện tình cảm của em với người thân.
2. Năng lực chung.
 	- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi với bạn về một số việc làm thể hiện tình cảm đối với người thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng các từ ngữ để tạo thành những câu có nội dung phù hợp.
	3. Phẩm chất: tự tin, trách nhiệm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SHS, VTV, SGV
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video ( nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “ Tôi bảo , Tôi bảo”
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS nghe cách chơi và tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và lặp lại tựa bài.
2. Nói và nghe
- Mục tiêu: 
Biết dùng các từ ngữ phù hợp để kể một việc làm thể hiện tình cảm của em với người thân.
- Cách tiến hành:
2.1. Nhớ lại một câu chuyện kể về việc làm thể hiện tình cảm với người thân
- GV yêu cầu học sinh xác định yêu cầu bài tập 1 và đọc các gợi ý
- Yêu cầu học sinh nhớ lại nhân vật chính trong câu chuyện và việc làm của họ qua tranh và tên truyện gợi ý.
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi chia sẻ với bạn về nhân vật cô bé trong truyện “ Sự tích hoa cúc trắng” ( Tiếng việt 2, tập một) và việc làm của nhân vật Thanh trong truyện “ Về thăm bà” 
( Tiếng Việt 4, tập một)
Yêu cầu các nhóm chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét.
2.2. Kể về một việc làm thể hiện tình cảm với người thân
- Yêu cầu HS xác định đề bài BT2
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để thực hiện các yêu cầu bên dưới:
+ Giới thiệu việc đã làm để thể hiện tình cảm đối với người thân.
+ Kể lại theo trình tự các việc đã làm.
+ Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân và của người thân.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
-GV nhận xét
2.3. Trao đổi về ý nghĩa của việc làm đã kể.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 3
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nói về ý nghĩa của việc làm mà mình đã kể.
Gợi ý: Cảm thấy vui hơn, tự tin hơn, yêu quý người thân hơn, biết chia sẻ hơn,...
- 1-2 HS chia sẻ kết quả trước lớp
- GV nhận xét
- HS xác định yêu cầu bài tập 1 và đọc các gợi ý.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS thảo luận trong nhóm đôi thực hiện theo yêu cầu.
-HS chia sẻ trước lớp.
( Gợi ý: Cô bé vượt qua bao khó khăn, vất vả để tìm được bông hoa cúc trắng mang về giúp cho mẹ khoẻ mạnh, sống lâu ( Sự tích hoa cúc trắng); Thanh luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi được về thăm bà ( Về thăm bà)
-HS nghe bạn và GV nhận xét.
-HS đọc yêu cầu bài tập 2
+ Đọc đề bài
+ Đọc các gợi ý qua sơ đồ
-HS thảo luận nhóm 4 thực hiện các yêu cầu.
-1- 2 HS kể trước lớp
-HS nghe bạn và GV nhận xét.
- HS xác định đề bài.
- HS thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu
-HS trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm lắng nghe, nhận xét.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Ai giỏi nhất?”
- GV chia lớp thì 2 đội, trong thời gian 2 phút, đội nào kể được nhiều việc làm thể hiện tình yêu thương đối với người thân hơn là thắng, đội thua phải hát một bài.
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia trò chơi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------
VIẾT
Bài văn thuật lại một sự việc (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
 - Nhận diện, năm cấu trúc và sắp xếp các ý phù hợp với từng phần của bài văn thuật lại một sự việc.
2. Năng lực chung.
	- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lắng nghe, chia sẻ kết quả học tập với bạn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng ngôn ngữ sáng tạo để tạo ra những câu văn hay.
3. Phẩm chất: trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SHS, VTV, SGV
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video ( nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: 
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh hát một bài hát.
- GV Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài mới, Ghi bảng đầu bài.
- HS tham gia hát và vỗ tay.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
Trả bài văn kể chuyện
- Mục tiêu:
Nhận diện, năm cấu trúc và sắp xếp các ý phù hợp với từng phần của bài văn thuật lại một sự việc.
- Cách tiến hành:
2.1. Nhận diện bài văn thuật lại một sự việc
 - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1, đọc bài văn
- GV tổ chức kĩ thuật Mảnh ghép để HS trao đổi theo nhóm 4. Yêu cầu HS thảo luận và ghi nhận kết quả theo nhóm chuyên gia và chia sẻ với nhóm nhỏ) để:
a. Xác định sự việc được thuật lại
+ Sự việc gì? ( lễ đón học sinh lớp Một)
+ Ở đâu? ( ở trường)
+ Khi nào? ( đầu năm học này)	
b. Xác định vai trò của người thuật đối với sự việc. (Đáp án: Bạn nhỏ tham gia sự việc)
c. Xác định nội dung thuật lại sự việc:
+ Đoạn mở bài. ( đáp án: Từ đầu đến “ ấm áp và ý nghĩa”.)
+ Các đoạn văn ở phần thân bài và nội dung mỗi đoạn.
Đáp án:
Đoạn 1: Từ “ Mở đầu buổi lễ” đến “ thật đáng yêu” : Lễ diễu hành.
Đoạn 2: Tiếp theo đến “ mến yêu”: chương trình văn nghệ.
Đoạn 3: Tiếp theo đến “tên và lớp”: Cô Hiệu trưởng phát biểu.
Đoạn 4: Tiếp theo đến “ năm học mới”: Đại diện học sinh lớp Một phát biểu.
+ Đoạn kết bài. (Đáp án: Từ “ Buổi lễ kết thúc” đến hết.
d. Xác định trình tự thuật lại sự việc (Đáp án: Bạn nhỏ thuật lại sự việc theo trình tự thời gian. Những từ ngữ cho em biết điều đó là : mở đầu, sau khi, tiếp đến, cuối.)
- Yêu cầu học sinh chia sẻ kết quả
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động, rút ra ghi nhớ
2.2. Sắp xếp ý theo đúng trình tự của bài văn thuật lại một sự việc
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu BT2
- Yêu HS thảo luận nhóm đôi sắp xếp ý và trưng bày theo kĩ thuật Phòng tranh.
- Yêu cầu các nhóm trình bày
-GV nhận xét.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT3
- Yêu cầu HS xác định nội dung cho từng phần và viết kết quả vào VBT.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả trước lớp 
- GV lắng nghe và góp ý.
- HS đọc yêu cầu và bài văn.
- HS thực hiện thảo luận theo hướng dẫn.
- 1-2 nhóm HS chia sẻ kết quả
- HS lắng nghe nhận xét và rút ra ghi nhớ.
- 1,2 bạn HS nhắc lại ghi nhớ
-HS đọc yêu cầu bài 2
- HS thảo luận theo để sắp xếp đúng thứ tự.
- 1 nhóm HS chia sẻ trước lớp 
Đáp án: 4-1-6-3-7-5-2
-Các nhóm nhận xét.
-HS xác định yêu cầu bài 3
-HS xác định nội dung cho từng phần và viết kết quả vào VBT.
-1,2 HS trình bày kết quả trước lớp ( Đáp án: Mở bài: ý 4,Thân bài: Các ý theo thứ tự : -6-3-7; Kết bài: Các ý theo thứ tự: 5 -2.)
-HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
3. Vận dụng: 
* Mục tiêu: Giúp học sinh kể 1-2 lời yêu thương gửi tới một người thân của em.
* Cách tiến hành:
- Gv yêu cầu học sinh xác định yêu cầu của hoạt động
- Gv tổ chức học sinh thảo luận nhóm đôi để:
+ Bắt thăm hoặc xoay Bông hoa yêu thương để chọn chủ đề.
+ Từng HS nói về việc mình có thể làm để thể hiện sự quan tâm đối với người ghi cánh hoa đã chọn.
- GV tổ chức 1, 2 học sinh chia sẻ trước lớp. 
- GV nhận xét.
- Gv tổng kết bài học.
-HS xác định yêu cầu: Chọn một cánh trên Bông hoa yêu thương. Kể 1-2 việc có thể làm để thể hiện sự quan tâm đối với người ghi trên cánh hoa đã chọn.
-HS thảo luận thực hiện theo hướng dẫn.
- HS chia sẻ trước lớp.
- Hs nghe lời nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_5.docx