Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7

CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

Bài 5: MỘT LI SỮA (Tiết 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

Kể được về một lần giúp đỡ người khác hoặc được người khác giúp đỡ; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.

Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lởi người dẫn chuyện, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Bác sĩ Ke-ly đã cứu chữa và trả viện phi giúp cô gái đã cho mình một li sữa khi ông còn là cậu bé bản hàng rong nghèo khổ. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Lòng nhân ái, tình yêu thương cùng sự sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau có thể khiến con người cảm thấy hạnh phúc, sống có ý nghĩa và nhận được nhiều điều tốt đẹp.

2. Năng lực chung.

- Năng tự chủ, tự học, lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SHS, VBT, SGV.

- Ti vi/ máy chiếu bằng tương tác.

- Bảng phụ ghi đoạn 1.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 20 trang Thu Lụa 29/12/2023 520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7
TUẦN 7
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG
Bài 5: MỘT LI SỮA (Tiết 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
Kể được về một lần giúp đỡ người khác hoặc được người khác giúp đỡ; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ..
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lởi người dẫn chuyện, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Bác sĩ Ke-ly đã cứu chữa và trả viện phi giúp cô gái đã cho mình một li sữa khi ông còn là cậu bé bản hàng rong nghèo khổ. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Lòng nhân ái, tình yêu thương cùng sự sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau có thể khiến con người cảm thấy hạnh phúc, sống có ý nghĩa và nhận được nhiều điều tốt đẹp.
2. Năng lực chung.
- Năng tự chủ, tự học, lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu bằng tương tác.
- Bảng phụ ghi đoạn 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Em chia sẻ về một lần giúp đỡ người khác hoặc được người khác giúp đỡ.
+ Nêu được phỏng đoán nội dung bài đọc dựa vào tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh múa hát bài “ Cùng giúp đỡ nhau”.
- GV yêu cầu học nêu lại nội dung bài hát.
- Nêu những việc làm mà các bạn nhỏ đã làm trong bài hát trên.
- Những việc làm trên có ý nghĩa gì?
- GV yêu cầu  HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, kể về một lần giúp đỡ người khác hoặc được người khác giúp đỡ.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV cho học sinh xem tranh và dẫn dắt vào bài mới: “ Một li sữa”
- HS tham gia múa hát
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm đôi và chia sẻ.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lởi người dẫn chuyện, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Bác sĩ Ke-ly đã cứu chữa và trả viện phi giúp cô gái đã cho mình một li sữa khi ông còn là cậu bé bản hàng rong nghèo khổ. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Lòng nhân ái, tình yêu thương cùng sự sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau có thể khiến con người cảm thấy hạnh phúc, sống có ý nghĩa và nhận được nhiều điều tốt đẹp.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu:  Đọc phân biệt giọng người dẫn chuyện và giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, trầm ấm, nhấn giọng ở những từ ngữ tả hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật, giọng cậu bé Ke-ly chân thành; giọng cổ bé: trong trẻo, vui tươi, thân thiện, giọng cô gái ở cuối truyện xúc động, nghẹn ngào.
- GV HD đọc: Hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: cồn cào, lóe, Hao-ớt Ke-ly,...; hướng dẫn cách ngắt nghĩ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “vừa bán hàng rong vừa đi học”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “vào góc phía dưới”.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: Cồn cào, Ke-ly, lóe, Hao-ớt Ke-ly,..
- Luyện đọc câu dài: Sau thời gian dài điều trị,/ cô gái khỏi bệnh // Trước khi tờ hoá đơn thanh toán viện phí/ được chuyển đến cô,/ bác sĩ Ke-ly đã viết gì đó/ vào góc phía dưới //
Cô gái lo sợ/ không dám mở ra/ vì nghĩ mình khó mà trả hết được số tiền này//.
 Cuối cùng,/ cô can đảm nhìn,/ và chú ý đến dòng chữ/ được viết nhanh trên tờ hóa đơn 
“Đã được trả đủ/ bằng một li sữa”.
Kí tên/
Tiến sĩ Hao-ớt Ke-ly //
Cô gái thốt lên/ trong nước mắt //
– Cảm ơn ông!//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Giải nghĩa từ khó hiểu: Bán hàng rong (Bán những mặt hàng nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định), hoá đơn (nghĩa trong bài: Tờ giấy ghi khoản tiền phải nộp cho bệnh viện về chi phí điều trị, như tiền thuốc, tiền chữa bệnh,...)
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk và tìm ý từng đoạn . GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Cô bé làm gì khi Ke-ly gõ cửa xin nước uống?
+ Câu 2: Theo em, vì sao Ke-ly cảm thấy ấm áp, tự tin hơn sau khi gặp cô bé? 
- GV hướng dẫn HS tìm ý đoạn 1.
+ Đoạn 1: Lòng tốt và sự giúp đỡ vô tư của cô bé đã giúp Ke-ly lấy lại sự tự tin.
+ Câu 3: Kể tóm tắt những việc Ke-ly đã làm khi gặp người đã giúp đỡ mình năm xưa ở bệnh viện?
- GV hướng dẫn HS tìm ý đoạn 2.
+ Đoạn 2: Suy nghĩ và hành động của bác sĩ Ke-ly khi nhận ra người đã giúp đỡ mình năm xưa.
+ Câu 4: Cô gái cảm thấy thế nào khi nhận được hóa đơn thanh toán viện phí? Vì sao?
- GV hướng dẫn HS tìm ý đoạn 3.
+ Đoạn 3: Cảm xúc của cô gái khi biết người bạn mình giúp đỡ năm xưa đã thanh toán khoản viện phí mà cô không thể nào trả nổi.
+ Câu 5: Câu chuyện giúp em hiểu về điều gì?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Khi chúng ta biết giúp đỡ mọi người, chúng ta cũng sẽ nhận được những điều tốt đẹp
2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. 
- GV yêu cầu học sinh xác định được giọng đọc toàn bài, giọng của nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng. 
-  GV yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 và xác định giọng đọc đoạn này (Gợi ý: giọng trong trẻo, chậm rãi; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái, suy nghĩ của nhân vật Ke-ly; giọng cô bé: vui vẻ, thân thiện, giọng cậu bé Ke-ly: chân thành) 
- GV gọi HS luyện đọc câu nói của cô bé: giọng vui vẻ, thân thiện.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 học sinh đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi và ý từng đoạn.
 Câu 1: Cô bé đã bung ra một li sữa lớn khi Ke-ly gõ của xin nước uống.
Câu 2: Ke-ly cảm thấy ấm áp, tự tin hơn sau khi gặp cô bé vì từ sự giúp đỡ vô tư, trong sáng của cô bé, một người không quen biết, Ke-ly nhận ra xung quanh có nhiều người tốt, sẵn lòng giúp đỡ, chia sẻ với mình.
- HS tìm ý đoạn 1.
+ Đoạn 1: Lòng tốt và sự giúp đỡ vô tư của cô bé đã giúp Ke-ly lấy lại sự tự tin.
 Câu 3: Khi nhận ra người đã giúp đỡ mình năm xưa, Ke-ly đã âm thầm chữa trị và thanh toán viện phí cho cô ấy.
- HS tìm ý đoạn 2.
+ Đoạn 2: Suy nghĩ và hành động của bác sĩ Ke-ly khi nhận ra người đã giúp đỡ mình năm xưa.
 Câu 4: Khi nhận được hoá đơn thanh toán viện phí, cô gái rất bất ngờ và xúc động, vì cô không ngờ rằng nhờ một việc làm nhỏ năm xưa mà mình nhận lại được sự giúp đỡ lớn như vậy.
- HS tìm ý đoạn 3.
+ Đoạn 3: Cảm xúc của cô gái khi biết người bạn mình giúp đỡ năm xưa đã thanh toán khoản viện phí mà cô không thể nào trả nổi.
 Câu 5: HS trả lời theo suy nghĩ riêng. (Gợi ý. Khi chúng ta biết giúp đỡ mọi người, chúng ta cũng sẽ nhận được những điều tốt đẹp.)
- HS nêu nội dung bài.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động nối tiếp.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
Câu 1: Nêu lại nội dung bài đọc “Một li sữa”
Câu 2: Nếu em được người khác giúp đỡ thì em phải làm gì?
Câu 3: Nếu em gặp người khác đang khó khăn cần sự giúp đỡ thì em cần phải làm gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu: Luyện tập về Tính từ (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Tìm và biết cách sử dụng tính từ chỉ đặc điểm để viết câu.
2. Năng lực chung.
- Năng tự chủ, tự học, lắng nghe, sử dụng được tính từ khi nói và viết.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia giải bài tập trong nhóm
3. Phẩm chất.
Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu bằng tương tác.
- Thẻ tử, bảng phụ để HS thực hiện BT luyện từ và câu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh múa hát bài “ Một con vịt”
- GV yêu cầu  HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, tìm những tính từ trong bài hát vừa hát.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới “Luyện tập về tính từ”
- HS tham gia múa hát
- HS thảo luận và chia sẻ
- HS lắng nghe.
2. Luyện từ và câu
- Mục tiêu: 
Học sinh tìm và biết cách sử dụng tính từ chỉ đặc điểm để nói và viết câu.
- Cách tiến hành:
2.1. Tìm tính từ chỉ đặc điểm.
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT1 và thảo luận nhóm 4  tìm các từ chỉ đặc điểm của mỗi sự vật có trong hình.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá.
2.2. Tìm tính từ có chứa tiếng cho trước.
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2 và làm bài cá nhân vào VBT. 
-  GV tổ chức cho HS sửa bài bằng trò chơi Tiếp sức theo tổ hoặc nhóm lớn. Trong cùng một thời gian quy định, nhóm nào viết được nhiều từ hơn sẽ thắng.
- GV nhận xét, đánh giá
2.3. Đặt câu có tính từ tìm được.
 - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT 3 và thảo luận nhóm đôi, nói câu theo từng yêu cầu trong câu có tính từ tìm được ở BT 2.
- GV yêu cầu HS viết 2 – 3 câu vào VBT cho mỗi yêu cầu.
- GV cho HS chữa bài trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.
- HS thảo luận nhóm và tìm kết quả.
+ Hình 1: mỏng manh, rực rỡ, tươi đẹp, mềm mại,...
+ Hình 2: gai góc, to tròn, thơm nức, ngọt béo.... 
+ Hình 3: vuông vức, nhỏ nhắn, góc cạnh...
+ Hình 4: bao la, trong xanh, nhấp nhô, mát mẻ,..
- 1 - 2 nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện cá nhân vào vở BT.
a. thơm ngọt, thơm phức, thơm nức, thơm lừng,...; 
b. mát mẻ, thanh mát, mát rượi, mát lành,...; 
c. ngọt ngào, ngọt lim, ngòn ngọt,...
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện nhóm đôi.
- HS thực hiện viết vào vở.
- 3 - 4 HS chữa bài trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh ... cầu HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- GV nhận xét.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài từ ngữ đã được giải thích ở SHS), VD: dự án (chuỗi các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện trong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn sức mạnh vật chất, tinh thần nhất định), thường niên (hằng năm),....
- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Em có suy nghĩ gì khi đọc các con số dưới đây?
 8 năm 
 181 tỉ đồng 
 14 000 suất học bỗng thường niên
 57 căn nhà đồng đội 
 Hàng chục nghìn phần quà.
+ Câu 2: Theo em, tên gọi của các dự án “Ươm mầm tương lai” “Chấp cánh ước mơ” muốn nói lên điều gì ?
+ Câu 3: Vì sao nói Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu là nơi kết nối những tấm lòng, những trái tim ?
+ Câu 4: Em sẽ làm cách nào để chia sẻ thông tin và vận động người thân cùng tham gia câu lạc bộ Vì Hoàng Sa – trường Sa thân yêu ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách hiểu về nội dung bài đọc. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc một số từ ngữ cần nhấn giọng. 
-  GV yêu cầu HS đọc lại đoạn từ “Trong 8 năm qua” đến “trên đảo” và xác định giọng đọc (Giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng vào những từ ngữ chỉ những việc làm của câu lạc bộ)
Trong 8 năm qua,/ Câu lạc bộ đã làm được rất nhiều việc ở nghĩa cho cán bộ,/ chiến sĩ hải quân và ngư dân nghèo ven biển.// Ngoài những hoạt động tuyên truyền và lan tỏa tình yêu biển đảo,/ Câu lạc bộ còn vận động được hơn 151 tỉ đồng để thực hiện các dự án “Ươm mầm tương lai" / "Chắp cánh ước mơ"....// Các hội viên đã trao hơn 14.000 suất học bổng thường niên/ cho con em của lực lượng bảo vệ biên cương,// hải đảo và ngư dân.// Họ cũng xây tặng 57 căn nhà đồng đội và trao hàng chục nghìn phần quà cho con em quân nhân có hoàn cảnh khó khăn trên đảo //
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ “Trong 8 năm qua” đến “trên đảo”.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1- 2 HS đọc toàn bài trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm và chia sẻ.
- HS thực hiện theo nhóm và chia sẻ lần lượt các câu trả lời trước lớp.
 Câu 1: Những con số “5 năm, 151 tỉ đồng, 14 000 suất học bổng thường niên, 57 căn nhà đồng đội, hàng chục nghìn phần quà" nổi lên những thành quả đáng ghi nhận mà câu lạc bộ Vì Hoàng Sa Trường Sa thân yêu đã làm được, cho thấy Câu lạc bộ đã vận động được nhiều người tham gia hỗ trợ người dân ở vùng biển đảo.
Câu 2: Tên gọi của các dự án "Ươm miền tương lai", "Chắp cánh ước mơ" thể hiện ý nghĩa của các hoạt động ủng hộ, giúp đỡ người dân, chiến sĩ,... ở vùng biển, mong muốn góp phần để thế hệ tương lai ở vùng biển đảo có cuộc sống tốt hơn, trở thành những người có ích và làm được những điều mong ước.
Câu 3: Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu là nơi kết nối những tấm lòng, những trái tim vì Câu lạc bộ đã tập hợp được sự giúp đỡ của mọi người ở nhiều nơi khác nhau, trao gửi sự quan tâm, chia sẻ, thương yêu của mọi người đến với người dân ở vùng biển đảo.
Câu 4:  Em có thể: đọc, gửi thông tin cho những người thiên; viết thông điệp, tờ rơi để chia sẻ thông tin
- HS lắng nghe. 
- 1 - 2 HS nhắc lại
- HS thực hiện.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động nối tiếp.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
Câu 1: Nêu cảm nghĩ của em qua bài học “Vì Hoàng Sa- Trường Sa thân yêu” ?
Câu 2: Em sẽ làm cách nào để chia sẻ thông tin và vận động người thân cùng tham gia câu lạc bộ Vì Hoàng Sa – trường Sa thân yêu ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Nói và Nghe: Thảo luận về việc hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Biết cùng bạn thảo luận để tìm giải pháp hỗ trợ một HS có hoàn cảnh khó khăn ở trường hoặc địa phương.... dựa vào gợi ý.
2. Năng lực chung.
- Năng tự chủ, tự học, lắng nghe, biết tìm giải pháp hỗ trợ một HS có hoàn cảnh khó khăn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia giải bài tập trong nhóm
3. Phẩm chất.
Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu bằng tương tác.
- Thẻ tử, bảng phụ để HS thực hiện BT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS xem video “ Giúp đỡ người khó khăn”
- GV yêu cầu  HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, để tìm những nhân vật và em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn nhỏ trong video.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới “Thảo luận về việc hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn”
- HS tham gia múa hát
- HS thảo luận và chia sẻ
- HS lắng nghe.
2. Nói và nghe
- Mục tiêu: 
Biết cùng bạn thảo luận để tìm giải pháp hỗ trợ một HS có hoàn cảnh khó khăn ở trường hoặc địa phương.... dựa vào gợi ý.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu  HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc các gợi ý để thực hiện BT.
 - GV hướng dẫn thêm (nếu cần): Phân công nhiệm vụ các thành viên: Nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên, hướng dẫn nội dung thảo luận dựa vào gợi ý:
+ Những thông tin cần có về HS có hoàn cảnh khó khăn.
+ Hình thức hỗ trợ bạn HS đó.
+ Những giải pháp, biện pháp để thực hiện việc hỗ trợ. 
+ Nhiệm vụ của mỗi thành viên trong tổ, nhóm.
+ Thời hạn hoàn thành.
+....
- GV yêu cầu một nhóm HS thảo luận trước lớp, các nhóm quan sát theo kĩ thuật Bể cá và nhận xét phần thảo luận của nhóm bạn theo các tiêu chí:
+ Nội dung cuộc họp.
+Trình tự các hoạt động.
+ Hình thức báo cáo: phân công báo cáo của các thành viên; tốc độ, âm lượng nói, yếu tố phi ngôn ngữ.
+..
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2, nghe GV hướng dẫn thực hiện BT 2.
- HS nghe GV nhận xét đánh giá hoạt động.
- HS thảo luận nhóm và tìm kết quả.
- HS lắng nghe.
- Một nhóm HS thảo luận trước lớp, các nhóm quan sát .
- 1 - 2 nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- HS thảo luận theo nhóm dưới sự hỗ trợ của các thành viên nhóm Bể cá và GV 
- HS ghi chép thành một số nội dung chính của cuộc thảo luận một số hình thức hỗ trợ HS có hoàn cảnh khó khăn, biện pháp thực hiện,... (có thể ghi bằng sơ đồ đơn giản).
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động nối tiếp.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.
+ Phát triển năng lực tư duy, giao tiếp.
- Cách tiến hành:
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Xử lý tình huống”
+ GV đưa cho học sinh một tình huống học sinh gặp khó khăn. Theo em, gặp bạn khó khăn như thế em cần làm gì ? Em nêu cụ thể kế hoạch giúp đỡ bạn ấy và chia sẻ trước lớp.
+ Học sinh chia sẻ đầy đủ thông tin và cụ thể sẽ giành chiến thắng.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia trò chơi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
VIẾT: VIẾT BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
  Viết được bài văn thuật lại một việc tốt.
2. Năng lực chung.
- Năng tự chủ, tự học, viết văn có tính sáng tạo.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận trong nhóm 
3. Phẩm chất.
Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu bằng tương tác.
- Thẻ tử, bảng phụ để HS thực hiện BT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: 
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho học sinh xem video “Gương người tốt việc tốt”
- GV Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài mới, Ghi bảng đầu bài.
- HS xem video
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
Viết bài văn thuật lại một sự việc
- Mục tiêu: 
Viết được bài văn thuật lại một việc tốt.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và các gợi ý để nhớ lại cấu tạo, cách sắp xếp ý, cách trình bày.... bài văn thuật lại một sự việc mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
- GV lưu ý thêm (nếu cần).
- GV cho HS thực hành viết bài văn vào VBT dựa vào kết quả của các tiết học trước.
- GV yêu cầu 3 – 4 HS đọc bài viết trước lớp.
- GV nhận xét.
- HS thực hiện cá nhân.
- HS nghe GV lưu ý thêm.
- HS thực hiện vào VBT.
- 3 - 4 HS đọc bài viết trước lớp.
- HS lắng nghe bạn và GV nhận xét.
3. Vận dụng: 
* Mục tiêu: Trao đổi được về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống. 
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động: Trao đổi được về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống “Tương thân tương ái” do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phát động.
- GV gợi ý cho HS có thể thảo luận: Tên gọi của phong trào gợi lên điều gì? Phong trào đó đã làm được những gì để thể hiện truyền thống "Tương thân tương ái",...).
- GV yêu cầu  1 − 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và tổng kết bài học.
- HS thảo luận trong nhóm, thống nhất kết quả trong nhóm. (HS có thể sử dụng video clip, hình ảnh hoạt động của phong trào đã chuẩn bị trước để giới thiệu và trao đổi với nhóm.)
- HS lắng nghe và thực hiện.
- 1 - 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_7.docx