Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 23

CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

Bài 1: SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY ( Tiết 1 + 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ pháp. (năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ)

- Rút ra được ý nghĩa: Truyện đề cao tinh thần lao động, đề cao vai trò của nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta (năng lực thẩm mĩ)

2. Năng lực chung.

- Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài học: Truyện nhằm giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy (năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác)

- Phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện (năng lực giao tiếp và hợp tác)

3. Phẩm chất.

- Giáo dục HS về tình yêu thương con người (phẩm chất nhân ái)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu

- Tranh ảnh về một số loại bánh thường thấy vào dịp Tết

- Bảng phụ ghi đoạn 4

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 21 trang Thu Lụa 29/12/2023 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 23

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 23
TUẦN 23
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM
Bài 1: SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY ( Tiết 1 + 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ pháp. (năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ)
- Rút ra được ý nghĩa: Truyện đề cao tinh thần lao động, đề cao vai trò của nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta (năng lực thẩm mĩ)
2. Năng lực chung.
- Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài học: Truyện nhằm giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy (năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác)
- Phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện (năng lực giao tiếp và hợp tác)
3. Phẩm chất.
- Giáo dục HS về tình yêu thương con người (phẩm chất nhân ái)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Máy chiếu
Tranh ảnh về một số loại bánh thường thấy vào dịp Tết
Bảng phụ ghi đoạn 4
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Chia sẻ được suy nghĩ, cảm xúc sau khi nghi hoặc đọc đoạn lời bài hát “ Cho con”
+ Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm “Việt Nam quê hương em”
- GV nhận xét
-GV cho HS hỏi đáp về 1 − 2 món bánh thường có vào dịp Tết ở quê em hoặc nơi em ở  (có thể kết hợp sử dụng vật thật hoặc tranh, ảnh đã chuẩn bị từ trước)
- Xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh
- GV cho HS phán đoán nội dung bài học
- GV giới thiệu bài mới. Ghi tên bài.
- HS nghe và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm “Việt Nam quê hương em”
Ca ngợi vẻ đẹp cũng như thể hiện tình cảm với quê hương, đất nước, con người Việt Nam
- HS chia sẻ và nhận xét
- HS quan sát tranh
- HS phán đoán
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Giúp HS luyện đọc trôi chảy, đọc đúng từ, đúng nhịp
+ Nắm được nội dung và ý nghĩa bài học
- Cách tiến hành:
Tiết 1
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng người dẫn chuyện thong thả, vui tươi; giọng thần ôn tồn, hiền từ; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của hai loại bánh, hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật,...
- GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài:
Con hãy lấy gạo nếp/ làm bánh hình tròn và hình vuông,/ để tượng hình Trời và Đất./ Chàng chọn gạo nếp thật ngon/ làm bánh vuông để tượng hình Đất,/ lấy lá xanh bọc , ở ngoài/ và đặt nhân ở trong ruột bánh. ;
Kể từ đó,/ mỗi khi đến tết Nguyên đán,/ người dân đều làm bánh chưng và bánh giầy/ để dâng cúng Trời/ Đất,/ tổ tiên.//;...
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “sẽ truyền ngôi cho”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “cha mẹ sinh thành”. 
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến “gọi là bánh giầy”.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- Luyện đọc từ khó: Bánh giầy, nô nức.
- Luyện đọc câu dài: 
Con hãy lấy gạo nếp/ làm bánh hình tròn và hình vuông,/ để tượng hình Trời và Đất./ Chàng chọn gạo nếp thật ngon/ làm bánh vuông để tượng hình Đất,/ lấy lá xanh bọc , ở ngoài/ và đặt nhân ở trong ruột bánh. 
- GV tổ chức cho HS đọc trước lớp (cá nhân – nhóm)
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Giải nghĩa từ khó hiểu; của ngon vật lạ, sinh thành,..
- GV gọi HS đọc lại đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1.
- GV cho HS rút ra ý đoạn 1
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV gọi HS đọc lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2 
- GV cho HS rút ra ý đoạn 2
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV gọi HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV gọi HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi 4.
- Gv cho HS rút ý đoạn 3, 4
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Gọi HS đọc câu 5 và rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.
- GV cho HS nhận xét
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt ý nghĩa bài đọc: Truyện đề cao tinh thần lao động, đề cao vai trò của nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta 
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại và học thuộc lòng
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại đoạn mẫu : Giọng người dẫn chuyện thong thả, vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật,...
Đến ngày hẹn,/ các hoàng tử nô nức đem món ngon đến.// Riêng Lang Liêu chỉ có - bánh chưng và bánh giầy// Sau khi đi một vòng,/ vua cha dừng lại rất lâu trước mâm bảnh của Lang Liêu,/ nghe chàng kể lại chuyện thần báo mộng và giải thích ý nghĩa của hai món bánh. // Vua nếm thử,/ thấy bánh ngon,/ lại có ý nghĩa/ nên quyết định truyền ngôi lại cho Lang Liêu//
Kể từ đó,/ mỗi khi đến tết Nguyên đán,/ người dân đều làm bánh chưng và bánh giầy/ để dâng cúng Trời/ Đất / tổ tiên.//
- GV yêu cầu luyện đọc diễn cảm đoạn 4 theo nhóm 2
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV cho HS khá, giỏi đọc cả bài
- GV nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và luyện đọc theo
- HS chia đoạn
- HS luyện đọc theo nhóm 4
- HS luyện đọc
- HS luyện đọc
Con hãy lấy gạo nếp/ làm bánh hình tròn và hình vuông,/ để tượng hình Trời và Đất./ Chàng chọn gạo nếp thật ngon/ làm bánh vuông để tượng hình Đất,/ lấy lá xanh bọc , ở ngoài/ và đặt nhân ở trong ruột bánh. 
- HS đọc trước lớp
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc và trả lời
+ Hùng Vương thứ sáu chọn người nối ngôi bằng cách ra điều kiện ai tìm được món ăn ngon nhất, có ý nghĩa nhất để cúng Trời Đất, tổ tiên sẽ được truyền ngôi.
Rút ý đoạn 1: Cách thức vua Hùng truyền ngôi cho con.
- HS nhận xét
- HS đọc và trả lời
+ Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên vua cha để nhà vua hài lòng và truyền ngôi cho mình.
Rút ý đoạn 2; Các hoàng tử đua nhau tìm của ngon vật lạ để dâng lên vua cha và giấc mơ đặc biệt của Lang Liêu.
- HS nhận xét
- HS đọc và trả lời
+ Giấc mơ của Lang Liêu: Lang Liêu mơ thấy vị thần hướng dẫn làm hai loại bánh từ gạo nếp, bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất. Sau đó, lấy là bọc bên ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành. 
+Việc Lang Liêu làm sau khi tỉnh dậy: Chàng chọn gạo nếp thật ngon làm bánh vuông để tượng hình Đất, lấy lá xanh bọc ở ngoài và đặt nhân ở trong ruột bánh, đem nấu chín và đặt tên là bánh chưng. Sau đó chàng lại giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy.
- HS nhận xét
- HS đọc và trả lời:
+ HS trả lời theo suy nghĩ riêng, VD: Vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu vì hai loại bánh của chàng ngon, lại có ý nghĩa (bánh hình tròn và hình vuông tượng hình Trời và Đất → đề cao tinh thần lao động, đề cao vai trò của nghề nông và thể hiện sự tôn kinh Trời, Đất, tổ tiên).
Rút ý đoạn 3,4: Cách làm, đặc điểm, ý nghĩa của hai loại bánh và kết quả của câu chuyện.
- HS nhận xét
-  HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, 
VD: Truyện nhằm giải thích về nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy; truyền thống làm bánh để dâng cúng, tưởng nhớ tổ tiên trong dịp Tết,...
- HS nhận xét
- HS nêu
- HS nhắc lại
- HS nhắc lại và lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thi kể về các loại bánh mứt thường thấy trong dịp tết
Hoạt động nối tiếp:
- Dặn dò HS chuẩn bị bài mới
- Nhận xét tiết học
- HS thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Tìm được vị ngữ phù hợp với chủ ngữ cho trước(năng lực ngôn ngữ)
- Đặt được câu có vị ngữ theo yêu cầu (năng lực thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo)
2. Năng lực chung.
- Xác định vị ngữ trong câu (năng lực tự chủ tự học)
3. Phẩm chất.
- Giáo dục HS tình thần chăm chỉ học tập (phẩm chất chăm chỉ) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Thẻ từ, thẻ câu cho HS thực hiên các bài tập 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Chim cu gọi bạn” 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia chơi
- HS lắng nghe.
2. Luyện từ và câu
- Mục tiêu: 
+ Tìm được vị ngữ phù hợp với chủ ngữ cho trước
+ Đặt được câu có vị ngữ theo yêu cầu
+ Xác định vị ngữ trong câu 
- Cách tiến hành:
2.1. Xác định vị ngữ trong câu
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
- GV cho HS đọc 4 câu trong bài tập 1.
- GV cho HS xác định yêu cầu bài 
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trình bày vào bảng nhóm
- GV cho các nhóm trình bày
- GV nhận xét
- GV chốt kiến thức
2.2. Tìm được vị ngữ phù hợp với chủ ngữ cho trước 
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho HS đọc chủ ngữ đã cho trong bài tập 2.
- GV cho HS xác định yêu cầu bài 
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 để thực hiện yêu cầu
- GV cho các nhóm trình bày
- GV nhận xét
- GV chốt kiến thức
2.3. Đặt được câu có vị ngữ theo yêu cầu
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho HS xác định yêu cầu bài 
- GV cho HS chia sẽ nội dung sẽ viết trong nhóm đôi
- GV quan sát, giúp đỡ HS đang gặp khó khăn.
- GV chấm một số bạn đã hoàn thành, nhận xét
- GV cho 2 – 3 HS đọc câu đã viết trước lớp, giới thiệu đồ vật được nhân hoá và từ đã dùng để gọi đồ vật đó
- GV nhận xét
- GV chốt kiến thức 
- HS xác định yêu cầu của BT 1.
- HS chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ, dán kết quả vào bảng nhóm.
- 1 − 2 nhóm HS chữa bài trước lớp.
a. là bạn của bà con nông dân → Giới thiệu về “Chim sâu” 
b. long lanh trên phiến lá → Nếu trạng thái của “Giọt sương”.
c. chơi trò chơi Mèo đuổi chuột → Nếu hoạt động của “chúng em”. 
d. đỏ thẫm → Nêu đặc điểm của “Những chùm thảo quả đã chín”.).
- HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS đọc đoạn văn, cả lớp đọc thầm
- HS xác định lại yêu cầu của bài
- HS thảo luận nhóm 4, trình bày vào bảng nhóm.
- Các nhóm trình bày
a. Hồ Gươm là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội/ là một thắng cảnh của Hà Nội/...
b. Những cây liễu bung nở những nhành hoa đỏ thắm/ rủ bóng tha thướt ở ven hồ..
c. Đàn chim gáy bay lượn trên các ngọn tre/ sà xuống những thửa ruộng vừa gặt xong...
d. Những tia nắng sớm khẽ len lỏi qua các tán cây xanh mướt/ tinh nghịch nhảy nhót trên cành lá/...).
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS xác định yêu cầu bài tập
- HS chia sẽ theo nhóm đôi sau đó viết 3 câu vào VBT.
- 2 – 3 HS trình bày, các bạn còn lại lắng nghe và nhận xét
- HS lắng nghe
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến t ... ất liệu như đất, đá, gỗ, kim loại,... để tạo thành những hình thù nhất định), chạm trổ (chạm để trang trí), quần thể (nghĩa trong bài: tổ hợp kiến trúc không gian thống nhất, gồm nhà cửa, công trình, tượng đài,...),...
– HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS và rút ra nội dung từng đoạn và sau đó là nội dung bài. Gợi ý:
+ Câu 1: Tháp Chăm Pô Klông Ga-rai nằm ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận.
Ý đoạn 1: Giới thiệu về Tháp Chăm.
+ Câu 2: Mỗi ngôi tháp có những điểm đáng chú ý:
Tháp Cổng: hai của thông nhau theo trục đông – tây, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ.
• Tháp Lửa: có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của ngườ Chăm với hai mái ngói cong cong hình chiếc thuyền.
• Tháp Chính: cao hơn 20 mét, thiết kế nhiều tầng, các góc được gắn tượng đi thủ và biểu tượng lửa.
Ý đoạn 2: Những kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc độc đáo của Tháp Chăm.
+ Câu 3: Trong lễ hội Ka-tê, du khách được trải nghiệm những nét văn hoá, nghe thuật đặc sắc: Thưởng thức những điệu múa quạt, vũ điệu Si-va và rất nhiều hoạt động truyền thống khác.
Ý chính đoạn 3: Những trải nghiệm của du khách khi đến thăm Tháp Chăm.
+ Câu 4: Nói Tháp Chăm là một “công trình kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc độc đảo của người Chăm” vì tháp mang vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt; là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của người Chăm...
- Một số HS nêu nội dung bài.
- Nhận xét, bổ sung. 
- Hs nghe và nêu nội dung đoạn.
- HS xác định giọng đọc đoạn này.
- Học sinh đọc lại toàn bài 1 lần: 1HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi, ghi nhớ cách đọc.
- HS theo dõi Gv đọc mẫu đoạn 2, nêu cách đọc. 
– HS luyện đọc trong nhóm, đọc trước lớp đoạn 2
– HS khá, giỏi đọc cả.
3. Vận dụng.
* Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
* Cách tiến hành:
Yêu cầu Hs kể một vài cảnh đẹp hoặc công trình kiến trúc khác mà em biết. 
Gợi ý: Chùa Một Cột, Kinh Thành Huế, .... 
Giáo dục Hs về tình yêu quê hương đất nước.
Ý thức bảo vệ giữ gìn cảnh đẹp đất nước, ... 
Hs kể một vài cảnh đẹp hoặc công trình kiến trúc khác: Chùa Một Cột, Kinh Thành Huế, ....
Hs bày tỏ tình cảm của mình về tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn công trình kiến trúc, cảnh đẹp đất nước, ... 
4. Hoạt động nối tiếp
- Gv nhận xét chung tiết học. Tuyên dương HS, nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài tiết sau.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TIẾT 2
Nói và nghe: Giới thiệu một cảnh đẹp
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng đặc thù. 
 - Giới thiệu được một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.
2. Năng lực chung. 
- Năng lực tự chủ, tự học: tự chuẩn bị được bài học; tự giác học tập, trả lời câu hỏi, làm bài tập trong giờ học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, tham gia trao đổi, thảo luận khi làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm được các bài tập về từ danh từ riêng danh từ chung, biết vận dụng danh từ để áp dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: Có ý thức hỗ trợ, giúp đỡ bạn trong giờ học, yêu quý cảnh đẹp địa phương
- Trách nhiệm: Có ý thức tích cực tham gia hoạt động học tập trên lớp, tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh đẹp nơi mình ở.
III. Các hoạt động dạy học
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to.
- Tranh, ảnh hoặc video clip về một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho Hs xem video giới thiệu về cảnh đẹp, một công trình kiến trúc, di tích lịch sử, ... 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS quan sát phát hiện và nói lên cảm xúc sau khi xem video. 
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
2. Nói và nghe
* Mục tiêu: Giới thiệu được một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.
* Cách tiến hành:
– GV cho HS xác định yêu cầu của bài tập.
- GV đưa ra các câu hỏi gợi ý: 
a. Em có thể giới thiệu những nội dung gì?
b) Để bài nói sinh động, hấp dẫn có thể sử dụng kết hợp những phương tiện hỗ trợ nào? 
– GV cho HS thảo luận trong nhóm nhỏ, đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu với khách tham quan một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.
– Gv cho một nhóm HS đóng vai, giới thiệu trước lớp cảnh đẹp đã lựa chọn các nhóm còn lại quan sát theo kĩ thuật Bể cá và nhận xét phần trình bày của nhóm bạn theo các tiêu chỉ:
+ Nội dung giới thiệu
+ Phương tiện hỗ trợ
+ Yếu tố phi ngôn ngữ
– HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
– HS xác định yêu cầu của bài tập: Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu với khách tham quan một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.
- HS tìm hiểu các gợi ý: 
– Giới thiệu chung về cảnh đẹp: + Tên, địa chỉ, 
+ Những điểm nổi bật của cảnh: Hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ánh sáng,  
+ Hoạt động của con người: Giữ gìn, tu sửa,  
+ Tranh, ảnh, đoạn phim,  
- HS thảo luận trong nhóm nhỏ, đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu với khách tham quan một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.
- Một nhóm HS đóng vai, giới thiệu trước lớp cảnh đẹp đã lựa chọn.
- Các nhóm theo dõi, nhận xét.
HS nghe bạn và GV nhận xét và rút kinh nghiệm.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- Chúng ta cần làm gì để giữ gìn, phát huy và bảo vệ được những cảnh đẹp thiên nhiên, những công trình kiến trúc, di tích lịch sử ở địa phương em.
- Nhận xét, tuyên dương, giáo dục HS về tinh thần trách nhiệm.
- HS trình bày
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TIẾT 3
VIẾT
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Biết rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bài văn đã viết; viết lại được một đoạn văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.
- Đố – đáp được về các loại cây trái bằng những từ ngữ chỉ đặc điểm.
2. Năng lực chung. 
- Năng lực tự chủ, tự học: tự chuẩn bị được bài học; tự giác viết văn trong giờ học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chia sẻ bài viết và nhận xét bài viết của bạn trong nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: chỉnh sửa và viết lại được và bài văn tả cây cối có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá đúng yêu cầu và biết vận dụng vào kể chuyện trong thực tế.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: yêu thiên nhiên, cây cối, . 
- Trung thực: luôn chân thành, nói đúng sự thật.
- Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc cây cối ở nhà, ở trường, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu bảng tương tác.
- Tranh, ảnh hoặc video clip về cây bóng mát. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát Cây bàng mùa hạ, sáng tác Vũ Trọng Tường cho Hs nghe. 
- GV Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài mới, Ghi bảng đầu bài.
- HS nghe bài hát và chia sẻ trước lớp những cảm nhận về nội dung bài hát.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Trả bài văn miêu tả cây cối
* Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bài văn đã viết; viết lại được một đoạn văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.
* Cách tiến hành:
2.1. Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn
- GV nhận xét chung về bài văn miêu tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở
- Ưu điểm – Hạn chế
2.2. Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết — HS đọc lời nhận xét của thầy cô về bài viết đã nộp.
– GV cho HS tự đọc lại bài viết, 
- Yêu cầu HS chỉnh sửa bài viết về cấu tạo, sắp xếp ý, từ ngữ, hình ảnh,....
2.3. Trao đổi với bạn về bài viết
- Gv cho HS trao đổi với bạn trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ về bài viết dựa vào các gợi ý. 
– Những điều học được ở bài viết của bạn.
– Những nội dung có thể điều chỉnh để bài viết hay hơn.
2.4. Viết lại một đoạn trong bài viết
– Gv yêu cầu HS chọn một đoạn trong bài viết và viết lại vào VBT, thêm vào đoạn một vài hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.
- Gọi 2 − 3 HS trình bày bài làm trước lớp.
– GV cho HS nhận xét, đánh giá bạn sau đó GV nhận xét bổ sung. 
HS nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn miêu tả một cây bóng mát về những ưu điểm – hạn chế
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm. 
– HS tự đọc lại bài viết, dựa vào nhận xét chung và nhận xét riêng của thầy cô để chỉnh sửa bài viết (cấu tạo, sắp xếp ý, từ ngữ, hình ảnh,...).
- HS trao đổi với bạn trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ chia sẻ về bài viết. Hs nêu ra những điều học được ở bài viết của bạn; những nội dung có thể điều chỉnh để bài viết hay hơn.
– HS chọn một đoạn trong bài viết và viết lại vào VBT, có bổ sung thêm vào đoạn văn một vài hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá cho bài văn sinh động hơn. 
- Một số Hs đọc đoạn văn viết lại
– HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
3. Vận dụng: 
* Mục tiêu: Đố – đáp được về các loại cây trái bằng những từ ngữ chỉ đặc điểm.
* Cách tiến hành:
– GV nêu yêu cầu, cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: Đố bạn về các loại cây, quả bằng những từ ngữ chỉ đặc điểm.
– GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS chơi trong nhóm nhỏ.
− Cho một số nhóm HS trình bày trước lớp.
– GV cho Hs nhận xét, đánh giá bạn sau đó GV nhận xét chung và tổng kết bài học.
HS xác định yêu cầu của hoạt động.
– HS chơi trong nhóm nhỏ: Mỗi cá nhân suy nghĩ 3 – 4 từ ngữ chỉ đặc điểm tiêu biểu của một loại cây hoặc một loại quả để đố bạn.
− HS trình bày trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết bài học.
4. Hoạt động nối tiếp: 
* Mục tiêu: HS liên hệ kiến thức đã học trong thực tế.
* Cách tiến hành:
- Cho Hs chia sẻ về một số cây bóng mát mà em biết. 
- Nêu ích lợi của một số cây bóng mát. 
- Nêu cách trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
- Yêu cầu HS sưu tầm và tìm hiểu cây hoa mà mình thích.
Hs chia sẻ trước lớp.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_23.docx