Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 30

CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI QUANH TA

Bài 5: BIỂN VÀ RỪNG CÂY DƯỚI LÒNG ĐẤT (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

 - Trao đổi được với bạn những điều quan sát được trong bức tranh của bài đọc; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.

 - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Trong chuyến thám hiểm dưới lòng đất cùng chú Brốc và anh Han, Éc-xen đã khám phá được những điều rất kì lạ ở biển và rừng cây.

 - Rút ra được ý nghĩa: Thế giới tự nhiên luôn chứa đựng nhiều điều kì lạ, bí ẩn.

 2. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên

- Phẩm chất chăm chỉ: Thích đọc sách, truyện và biết trao đổi lại với bạn cảm xúc của em sau khi đã đọc bài văn.

- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giáo.

- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân.

3 . Năng lực chung.

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận, phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề

 

docx 21 trang Thu Lụa 29/12/2023 4300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 30

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 30
TUẦN : 30
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI QUANH TA
Bài 5: BIỂN VÀ RỪNG CÂY DƯỚI LÒNG ĐẤT (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
	- Trao đổi được với bạn những điều quan sát được trong bức tranh của bài đọc; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.
	- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Trong chuyến thám hiểm dưới lòng đất cùng chú Brốc và anh Han, Éc-xen đã khám phá được những điều rất kì lạ ở biển và rừng cây. 
	- Rút ra được ý nghĩa: Thế giới tự nhiên luôn chứa đựng nhiều điều kì lạ, bí ẩn.
 2. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên
- Phẩm chất chăm chỉ: Thích đọc sách, truyện và biết trao đổi lại với bạn cảm xúc của em sau khi đã đọc bài văn. 
- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giáo.
- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân.
3 . Năng lực chung.
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận, phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
+ GV: SGV, SGK, tranh ảnh SHS, Ti vi.
- Bảng phụ ghi đoạn từ “Đi tiếp khoảng năm trăm bước” đến hết.
+ HS: SGK, thước kẻ, bút,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm đôi, trao đổi những điều quan sát được trong bức tranh của bài đọc. 
+ Em đã quan sát được gì trong bức tranh trong sgk.95
GV Chốt: Đây chính là 3 người thám hiểm, họ đi tới một vùng đất mới để thám hiểm những điều mới lạ. Vậy họ đi tới đâu, ở đó có những gì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Biển và rừng cây dưới lòng đất”.
- GV ghi tên bài học 
- Học sinh thảo luận
- HS chia sẻ trước lớp
+ ... có 3 người, có biển, có rừng nấm ..
- HS nhắc lại
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
.- GV đọc mẫu toàn bài 
Lưu ý: Giọng người dẫn chuyện thong thả, ngữ điệu bình thường; giọng Éc-xen và chú Brốc nhanh, thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú;...
- Luyện đọc đoạn: 
 GV chia đoạn: (2 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “ánh sáng này do điện mà ra”.
+ Đoạn 2: Còn lại.
- Luyện đọc câu dài:
- Hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài và câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:
 + Kể từ ngày giải mã được bức mật thư/ và quyết định lên đường,/hôm nay đã sang ngày thứ bốn mươi tám,/giáo sư Brốc,/anh Han/ và tôi đi xuống lòng đất.//;
+ Thật tuyệt vời! -// Chú Brốc kêu lên -//Đây chính là toàn bộ hệ thực vật thuộc thời kì chuyển tiếp của thế giới.// Cháu chiêm ngưỡng đi!//Không một nhà thực vật học nào/ gặp một dịp may hiếm có như vậy đâu!//;...
- Luyện đọc từng đoạn:
+ GV tổ chức cho học sinh luyện đọc đoạn theo nhóm 2 người
+ GV theo dõi, giúp học sinh đọc các từ khó đọc. Brốc, Éc-xen, rậm rạp, tròn trĩnh,...;
+ Yêu cầu học sinh đọc thành tiếng trước lớp
 - GV nhận xét các nhóm.
- HS lắng nghe, đọc thầm
- HS theo dõi SGK, đánh dấu.
- HS đọc ngắt nghỉ ở một số câu dài. 
+ HS đọc thành tiếng trong nhóm.
+ Học sinh đọc thành tiếng trước lớp
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi trong bài, rút ra được nội dung bài: Trong chuyến thám hiểm dưới lòng đất cùng chú Brốc và anh Han, Éc-xen đã khám phá được những điều rất kì lạ ở biển và rừng cây. Rút ra được ý nghĩa: Thế giới tự nhiên luôn chứa đựng nhiều điều kì lạ, bí ẩn.
- Cách tiến hành:
- Giải nghĩa từ khó hiểu: 
- Giải nghĩa từ khó (ngoài SGK)
+ Giáo sư : chức danh khoa học cao nhất của người giảng dạy, nghiên cứu ở bậc Đại học.
+ Đá hoa cương : một loại đá rất cứng, có màu sắc đa dạng, thường được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng.
+ Hệ thực vật : các loại thực vật cùng sống trong một vùng hoặc một giai đoạn nhất định.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: SGK/96
+ Câu 2: SGK/96
+ Em hãy nêu ý chính của đoạn 1:
Nhận xét, tuyên dương.
+ Câu 3: SGK/96
+ Câu 4: SGK/96
- Em hãy nêu ý chính của đoạn 2:
+ Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc?
Giáo dục: Yêu và bảo vệ thiên nhiên
+ Câu 5: SGK/96
 Liên hệ: Sau này em có muốn trở thành nhà thám hiểm không, nêu muốn bây giờ em cần làm gì?
GV khen ngợi, tuyên dương
HS đọc giải nghĩa từ khó hiểu trong phần chú thích trong SGK: Mật thư, thám hiểm, thực vật học.
+ Câu 1: Giáo sư Brốc, anh Han và Éc-xen đi xuống lòng đất để thám hiểm.
+ Câu 2: Mỗi cảnh vật họ gặp trên đường có điều kì lạ là: Một làn nước rộng, trải ra mênh mông quá tầm mắt, những khối núi đá kéo dài, vòm đá hoa cương giống hệt một bầu trời với những đám mây óng ánh đổi màu chuyển động, cảnh vật được soi tỏ bằng thứ ánh sáng đặc biệt,.
- Éc-xen ngạc nhiên, sửng sốt trước vẻ kì lạ của biển.
+ Câu 3: Rừng cây trước mắt ba nhà thám hiểm rậm rạp, tán cây tròn trĩnh như những chiếc dù, gió thổi mạnh tán cây vẫn im phăng phắc,.
+ Câu 4: Giáo sưBrốc khuyên Éc-xen chiêm ngưỡng toàn bộ hệ thực vật thuộc thời kì chuyển tiếp của thế giới vì không một nhà thực vật học nào gặp dịp may hiếm có như vậy.
- Éc-xen, chú Brốc và anh Han khám phá ra khu rừng với những loài cây có hình dáng độc đáo, kì lạ.
+ Thế giới tự nhiên luôn chứa đựng nhiều điều kì lạ, bí ẩn.
+ Câu 5: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng. Vd gan dạ/ biết vượt qua khó khăn/ có sức khỏe tốt.
+ ... có, em phải học giỏi, rèn luyện sức khỏe thật tốt và tự tin vào chính bản thân.
- HS lắng nghe
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- Mục tiêu: Học sinh biết nhấn giọng ở một số từ ngữ trong bài
- Cách tiến hành: 
GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. Xác định được giọng đọc ..
- GV đọc lại đoạn 2
Đi tiếp khoảng năm trăm bước,/chúng tôi thấy một rừng cây rậm rạp.// Tán cây tròn trĩnh như những chiếc dù.// Gió thổi mạnh tán cây vẫn im phăng phắc/ như đã hoá đá!// Hình như/ đây là một loại cây mà trên mặt đất không có.// Đến gần,/ chú Brốc gọi ngay tên nó://
Rừng nấm!//Nhưng không chỉ có nấm/ mà xa xa/ có rất nhiều loại cây cao lớn khác thường/ mọc thành từng nhóm.//
- Thật tuyêt vời! -// Chú Brốc kêu lên -//Đây chính là toàn bộ hệ thực vật thuộc thời kì chuyển tiếp của thế giới.// Cháu chiêm ngưỡng đi!// Không một nhà thực vật học nào/ gặp một dịp may hiếm có như vậy đâu!//
GV hướng dẫn học sinh luyện đọc câu nói của chú Brốc ở cuối đoạn: giọng đọc thể hiện sự hưng phấn, ngạc nhiên.
- GV cho HS luyện đọc trong nhóm đoạn 2.
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. Xác định được giọng đọc: Giọng người dẫn chuyện thong thả, ngữ điệu bình thường; giọng Éc-xen và chú Brốc nhanh, thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú;....).
- HS chú ý
- Lắng nghe
- Luyện đọc trong nhóm 2 người.
- Đọc trước lớp
3. Vận dụng. (3-5’)
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
GV gọi HS đọc lại bài, nêu lại nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học.
- HS làm theo yêu cầu.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
 Luyện từ và câu: Trạng ngữ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
Sau bài học, học sinh biết:
 - Nhận diện được trạng ngữ trong câu .
- Học sinh biết cách sử dụng trạng ngữ và đặt được câu có sử dụng trạng ngữ.
 2. Năng lực chung:
 Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận, phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
 Năng lực tự chủ và tự học : HS tích cực tham gia học bài. HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,
 3. Phẩm chất:
 Chăm chỉ: Chăm chỉ học bài. Có ý thức rèn cách đặt câu có sử dụng trạng ngữ.
Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, biết yêu quý cảnh đẹp và loài vật thông qua nội dung bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Giáo viên : Tranh minh họa bài tập 5, tivi, máy tính ... 
 - Học sinh : SGK, xem bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.( 3 phút)
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học và từng bước làm quen bài học.
- Cách tiến hành:
- GV đưa các nội dung lên và mời cán sự lớp điều hành: Trò chơi “Đố bạn”
- Câu hỏi gợi ý: Ở đâu các bạn nữ đang nhảy dây ?
 Khi nào bạn Nam đi đá bóng ?
 Vì sao, những cây hoa trong chậu sắt lại?
 Khi nào các bạn Lan và Hà đi tập văn nghệ?
- GV nhận xét, khen ngợi
- GV giới trực tiếp vào bài: Trạng ngữ
- Cán sự lớp điều hành
- Cán sự lớp tổ chức cho học sinh đọc các câu sau:
VD: Ngoài sân, các bạn nữ đang nhảy dây.
 Ngày mai, bạn Nam đi đá bóng.
 Vì rét, những cây hoa trong chậu sắt lại. 
 Tối nay, các bạn Lan và Hà đi tập văn nghệ.
- HS trả lời: 
Ngoài sân
Ngày mai
Vì rét
 Tối nay
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
2.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (32 phút)
- Mục tiêu: + HS biết được khái niệm của trạng ngữ và nhận diện được trạng ngữ.
 + Hiểu tác dụng của trạng ngữ, xác định được trạng ngữ có trong đoạn văn.
 + Đặt câu có trạng ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Bài 1: Đọc hai câu văn sau và thực hiện yêu cầu
- GV hướng dẫn HS: 
- GV YC HS trao đổi nhóm đôi. 
- GV mời đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét kết quả, khen ngợi.
2.2.Bài 2: Đặt câu hỏi cho từ ngữ được in nghiêng trong mỗi câu sau
- GV yêu cầu 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS làm theo nhóm 3.
- Gọi HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
- Giáo viên nhận xét kết quả của các nhóm
2.3. Bài 3: Đọc các câu dưới đây và cho biết từ ngữ được in nghiêng bổ sung ý gì cho câu
- GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
- Một vài em chia sẻ kết quả trước lớp
- GVNX, tuyên dương
2.4. Ghi nhớ
GV nêu câu hỏi, rút ra ghi nhớ:
- Trạng ngữ là thành phần phụ bổ sung ý gì cho câu ?
- Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi nào?
- Trạng ngữ thường đứng đầu câu, ngăn cách với hai thành phần chính của cau bằng dấu gì?
2.5. Bài 4: Xác định trạng ngữ của các câu trong mỗi đoạn văn sau
- GV hướng dẫn HS: 
- GV phát phiếu và YC HS trao đổi nhóm đôi, gạch các trạng ngữ vào phiếu. 
- GV mời đại diện nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét ... dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
GV gọi HS đọc lại bài, nêu lại nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học.
- HS làm theo yêu cầu.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
*******************************
TUẦN 30
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI QUANH TA
BÀI 6: NGHE – NÓI: GIỚI THIÊU VỀ MỘT CÔNG TRÌNH
 KIẾN TRÚC (Tiết 2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
	- Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.
	- Giới thiệu được về một công trình kiến trúc.
	- Chia sẻ được những điểm thú vị về một công trình kiến trúc mà em biết
	2. Phẩm chất.
- Nhân ái: Biết thể hiện tình cảm tôn trọng, quý mến các công trình kiến trúc mà em biết
- Chăm chỉ: Có ý thức bảo vệ các công trình kiến trúc khi em được tham quan hoặc được biết đến
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. Mạnh dạn tự tin trong học tập.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác tìm hiểu bài học trong học tập.
	3. Năng lực chung.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận, phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
- Năng lực tự chủ và tự học : HS tích cực tham gia đọc bài. HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: tranh ảnh SGK bài 1/100 và một số tranh ảnh công trình kiến trúc khác.
- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 - Cách tiến hành:
+ GV cho cả lớp hát 1 bài hát 
+ GV sử dụng tranh, ảnh để giới thiệu bài mới.
- GV ghi tên bài học mới: 
- HS hát
- Quan sát tranh trả lời
- HS nhắc lại tên bài học
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Kể tên được những công trình kiến trúc nổi tiếng mà em đã được tham quan hoặc đã tìm hiều; giới thiệu được một công trình kiến trúc và ghi chép được tên, vị trí, đặc điểm nổi bật của công trình kiến trúc mà em vừa nghe bạn giới thiệu.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Kể tên những công trình kiến trúc nổi tiếng đã được tham quan hoặc tìm hiểu.
- GV mời 1HS đọc yêu cầu bài tâp 1
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Chuyền hoa để kể tên những công trình kiến trúc nổi tiếng đã được tham quan hoặc tìm hiểu.
- GV trình chiếu hình ảnh trong BT1, yêu cầu HS cho biết tên của các công trình đó.
- GV nhận xét , chốt ý
Giáo dục: Yêu quý và trân trọng, bảo vệ những công trình kiến trúc.
2.2. Hoạt động 2: Giới thiệu một công trình kiến trúc
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2 và đọc các gợi ý.
Gv tổ chức HS trao đổi trong nhóm 4 dựa vào gợi ý:
Đó là công trình nào? ở đâu?
Công trình được xây dưng nhằm mục đích gì?
Công trình đó có đặc sắc gì?
Ý nghĩa của công trình đó là gì?
- GV mời đại diện 2-3 nhóm chia sẻ trước lớp.
GV nhận xét, đánh giá (Gợi ý: có thể nhận xét, đánh giá dựa vào các tiêu chí: thông tin; ngôn ngữ; cử chỉ; thời gian;.).
Giáo dục: Tự tin, mạnh dạn khi trình bày
2.3. Hoạt động 3 : Ghi chép về một vài công trình kiến trúc
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3.
- GV Cho HS hoạt động cá nhân,
Gợi ý: ghi chép về một vài công trình kiến trúc vào sơ đồ tư duy đơn giản ( Từ khoá trung tâm ghi tên công trình mà bạn đã giới thiệu, các nhánh ghi những nét đặc sắc hoặc thông tin quan trọng,.).
GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
- HS đọc yêu cầu.
- Vạn Lý Trường Thành, tháp Ai Cập, Cầu Rồng ...
- Tranh 1: Nhà hát Lớn Hà Nội
- Tranh 2: Cầu Rồng
- Tranh 3: Tháp Ép – phen.
- Nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý
- HS hoạt động trong nhóm 4, giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em thích theo gợi ý.
- Đại diện nhóm lên chia sẻ trước lớp 
VD: Tết năm ngoái, em được mẹ dẫn đi nhà thờ Đức Bà. Đây là một công trình kiến trúc nổi tiếng nằm ngay trung tâm quận 1, TP HCM.
-  Công trình này được xây dựng với mục đích là nơi hành lễ cho người công giáo. 
- Những nét đặc sắc của nhà thờ có thể kể đến là: Vật liệu xây dựng hoàn toàn được mang từ Pháp sang, thiết kế móng có thể chịu tải trọng gấp 10 lần; nội thất được thiết kế thành 1 lòng chính, 2 lòng phụ và 2 dãy nhà nguyên; tường được trang trí bằng 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sửa kiện, 31 bông hồn tròn và 25 cửa sổ mắt bò; tháp chuông cao 57m, gồm 6 quả chuông được thiết kế tinh xảo.
- Ý nghĩa của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn Nhà thờ Đức Bà là một công trình đồ sộ, uy nghi và tráng lệ. Nó đã trở thành công trình đặc sắc biểu trưng cho Công giáo nói riêng và TP HCM của nước ta.
- Nhận xét nhóm bạn
- Đọc yêu cầu yêu cầu
- Học sinh làm việc cá nhân
- HS chia sẻ trong nhóm đôi
- 1 - 2 HS chia sẻ trước lớp.
. Tên: Vạn Lí Trường Thành
. Vị trí: nằm ở phía Bắc Trung Quốc
. Đặc điểm nổi bật:  là một công trình xây dựng bằng đá, một danh thắng nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng từ nhiều triều đại vua cách đây hơn 2500 năm. Chiều dài của Vạn Lý Trường Thành lên đến 21.196 km với chiều cao trung bình của các bức tường thành là 7 mét, bề rộng có nơi 5m, có nơi 6m...
. Ý nghĩa: 
 Để bảo vệ  Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu.
- HS nghe bạn nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
Cách tiến hành:
+ Em hiểu công trình kiến trúc là gì?
+ Em hãy kể 1 công trình kiến trúc mà em biết và nói vài nét về kiến trúc đó.
Chuẩn bị cho tiết học sau: Viết bài văn miêu tả con vật.
- Nhận xét tiết học
- Công trình kiến trúc là một hoặc tổ hợp công trình, hạng mục công trình được xây dựng theo ý tưởng kiến trúc hoặc thiết kế kiến trúc.
- Chùa Một cột, Bên Nhà Rồng...
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
Viết
VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI VÀ ĐOẠN KẾT BÀI CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
Phát triển năng lực ngôn ngữ. 
Giúp học sinh nhận biết được đoạn mở bài và đoạn kết bài trong bài văn tả con vật.
Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo đoạn mở bài và đoạn kết bài miêu tả con vật. 
Phát triển năng lực văn học.
 Thể hiện và cảm nhận được vẻ đẹp, ích lợi của của con vật. 
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trình bày đúng và hoàn thành tốt bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được điểm khác nhau giữa trình tự đoạn văn miêu tả con vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi với các bạn về đoạn văn miêu tả con vật.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ, nhân ái: Chăm chỉ học tập. yêu thương con vật.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc, biết chăm sóc bảo vệ con vật nuôi không chơi ác với các con vật nuôi trong nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: Kế hoạch bài dạy; SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
HS: SGK Tiếng Việt 4, tập 2; VBT Tiếng Việt 4, tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: 5’
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu
Kiểm ta bài cũ
- Gv yêu câu HS Tìm từ ngữ gợi tả tiếng kêu của mỗi con vật gặp ?.
Nói một câu tả tiếng kêu của một con vật em biết?
- Gv nhận xét chung.
Giới thiệu bài ghi tựa
HS hát
Tiếng của chó, mèo, dê, lợn, gà, vịt?
HS nghe nhận xét, đánh giá của bạn.
Nghe nhắc lại ghi vở
2. Khám phá.
- Mục tiêu: 
- Nhận biết được đoạn mở bài và đoạn kết bài trong bài văn tả con vật và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Viết, đọc, chia sẻ đoạn văn tả hoạt động hoặc thói quen của vật nuôi trong nhà.
- Cách tiến hành:
2.1. Tìm hiểu đoạn mở bài cho bài văn miêu tả con vật nuôi trong nhà. 9’
Yêu cầu hs đọc bài
GV cho HS hoạt động trong nhóm đôi, làm bài vào VBT
Đoạn .
Đoạn
GV nhận xét chung và kết luận
+ Mở bài trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp con vật.
+ Mở bài gián tiếp: Nói về việc khác có liên quan để dẫn vào giới thiệu con vật.)
2.2. Tìm hiểu đoạn kết bài cho bài văn miêu tả con vật nuôi trong nhà. 9’
Yêu cầu hs đọc bài
YCHS hoạt động trong nhóm 4, làm bài vào VBT
Đoạn .
Đoạn
GV nhận xét chung và kết luận
+ Kết bài không mở rộng: Kết thúc bài viết bằng cách nêu lên tình cảm, cảm xúc với con vật.
+ Kết bài mở rộng: Kết thúc bài viết bằng cách liên hệ đến người, vật,... có liên quan.
2.3. Thực hành viết đoạn mở bài và kết bài cho bài văn tả con vật nuôi trong nhà. 12’
YC hs đọc bài 
YC hs viết bài
GV nhận xét chung và kết luận
- HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc các đoạn mở bài.
HS chia nhóm làm bài vào VBT
Đoạn 1: Giới thiệu trực tiếp con vật; 
Đoạn 2: Nói về một việc khác có liên quan để dẫn vào giới thiệu con vật.
- 1 - 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp.
- HS nghe bạn nhận xét, rút ra hai cách mở bài.
Nêu lại
HS xác định yêu cầu của BT 2 và đọc các đoạn kết bài.
HS hoạt động trong nhóm 4, làm bài vào VBT.
Đoạn 1: Đoạn kết thúc bài viết bằng cách liên hệ đến người, vật,... có liên quan; đoạn 
2: Đoạn kết thúc bài viết bằng cách nêu lên tình cảm, cảm xúc với con vật.
- 1 - 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp.
HS nghe bạn và GV nhận xét, rút ra hai cách kết bài.
HS nghe nêu lại.
HS xác định yêu cầu của BT 3.
HS viết đoạn mở bài gián tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả con vật nuôi trong nhà mà em thích vào VBT.
HS chia sẻ kết quả trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, góp ý và bổ sung.
1 - 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.
HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
3. Vận dụng. 5’ 
- Gv Nhìn hình vẽ hoặc hành động của bạn trong lớp, đoán tên con vật. Nói 1 - 2 câu về con vật đã đoán được tên.
- Gv tổng kết bài học.
GV nhận xét, đánh giá bài của học sinh
Dặn dò.
HS xác định yêu cầu của hoạt động: 
HS hoạt động trong nhóm lớn để đoán tên và nói về con vật đã đoán được tên.
1 - 2 nhóm HS trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
HS nghe bạn và GV nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_30.docx