Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề: Gia đình nhỏ - Năm học 2021-2022 - Huỳnh Lê Thái Hậu

I. MỤC TIÊU:

 1. Năng lực.

 Năng lực chung:

 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

 Năng lực đặc thù:

 - Nêu được cách kết hợp hài hòa các nét, hình, màu, khối cơ bản để tạo sản phẩm mĩ thuật.

 - Nặn được con vật, đồ vật quen thuộc và thực hiện được bài vẽ về cảnh vật sinh hoạt trong gia đình.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp, nhịp điệu của nét, hình, màu khối trong tạo hình và trang trí sản phẩm mĩ thuật.

 - Thêm yêu thương gia đình.

 2. Phẩm chất.

 - Bồi dưỡng tình yêu thương động vật và có ý thức chăm sóc loài mèo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

 1. Đối với giáo viên.

 - Giáo án, SGK, SGV.

 - Ảnh, tranh vẽ chụp hình con mèo, Video về các loài mèo để HS hình dung.

 2. Đối với học sinh.

 - SGK. Đất nặn. Vật liệu dẻo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ.

 

docx 18 trang chantroisangtao 16/08/2022 3280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề: Gia đình nhỏ - Năm học 2021-2022 - Huỳnh Lê Thái Hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề: Gia đình nhỏ - Năm học 2021-2022 - Huỳnh Lê Thái Hậu

Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề: Gia đình nhỏ - Năm học 2021-2022 - Huỳnh Lê Thái Hậu
CHỦ ĐỀ
BÀI
LOẠI BÀI
TIẾT
GIA ĐÌNH NHỎ
Bài 1: Con mèo tinh nghịch
Bài 2: Chiếc bánh sinh nhật
Bài 3: Sinh nhật vui vẻ
Nặn 3D
Nặn 3D
Vẽ
2
2
2
Chủ đề: GIA ĐÌNH NHỎ
Bài 1: CON MÈO TINH NGHỊCH
(Thời lượng 2 tiết)
Ngày dạy: / /2021
I. MỤC TIÊU:
 1. Năng lực.
 Năng lực chung: 
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
 Năng lực đặc thù: 
 - Nêu được cách kết hợp hài hòa các nét, hình, màu, khối cơ bản để tạo sản phẩm mĩ thuật.
 - Nặn được con vật, đồ vật quen thuộc và thực hiện được bài vẽ về cảnh vật sinh hoạt trong gia đình.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp, nhịp điệu của nét, hình, màu khối trong tạo hình và trang trí sản phẩm mĩ thuật.
 - Thêm yêu thương gia đình.
 2. Phẩm chất.
 - Bồi dưỡng tình yêu thương động vật và có ý thức chăm sóc loài mèo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
 1. Đối với giáo viên.
 - Giáo án, SGK, SGV.
 - Ảnh, tranh vẽ chụp hình con mèo, Video về các loài mèo để HS hình dung.
 2. Đối với học sinh.
 - SGK. Đất nặn. Vật liệu dẻo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ.
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ: Khám phá khối tròn, trụ, tam giác bằng cách nặn.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động khởi động:
- GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
a. Mục tiêu: 
- Chỉ ra được khối tròn, khố trụ, khối tam giác và cách kết hợp các khối cơ bản để tạo hình con vật.
b. Nhiệm vụ của GV. 
- Khuyến khích HS nói về các khối cơ bản đã học và tạo cơ hội cho HS nặn các khối cơ bản để củng cố kiến thức, kĩ năng thực hành đã được học. 
c. Gợi ý cách tổ chức.
- GV yêu cầu HS:
- Quan sát hình trong SGK (Trang 30),
chỉ ra tên các khối có trong hình. 
- Chọn đất nặn các khối tròn, trụ, tam giác theo tỉ lệ to, nhỏ, dài, ngắn như trong hình.
- Gợi ý để HS nhớ lại cách nặn các khối cơ bản đã được học ở lớp 1.
d. Câu hỏi gợi mở:
- Kể tên các khối em đã học.
- Cách nặn mỗi khối như thế nào?
- Em có lien tưởng gì về hình khối của con mèo khi nặn các khối hình đó?
- Theo em, làm thế nào để tạo ra được con mèo?
* Nhắc lại để HS nhận biết: 
- Các khối cơ bản đã học là khối tròn, khối trụ, khối tam giác. 
* Cách khám phá khối tròn, trụ, tam giác bằng cách nặn.
+ Chọn đất và nặn:
- Một khối tròn.
- Hai khối tam giác 
- Một khố trụ ngắn, lớn.
- Hai khối trụ dài (Kích thước khác nhau)
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện việc khám phá khối tròn, trụ, tam giác bằng cách nặn ở hoạt động 1.
- HS hát đều và đúng nhịp.
- HS cùng chơi.
- HS cảm nhận.
- HS nói về các khối cơ bản đã học.
- HS thực hiện.
- HS quan sát hình trong SGK (Trang 30), chỉ ra tên các khối có trong hình. 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thực hiện:
- HS nhìn vào SGK (Trang 30) để thực hiện.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 2: KIẾN TẠO KIẾN THỨC - KĨ NĂNG: 
Cách nặn hình con mèo từ hình khối.
a. Mục tiêu: 
- Tạo được con mèo từ các hình khối cơ bản.
b. Nhiệm vụ của GV. 
- Khuyến khích HS quan sát hình trong SGK và thao tác mẫu để các em nhận biết cách nặn con mèo.
c. Gợi ý cách tổ chức.
- Gợi ý cho HS quan sát hình trong SGK (Trang 31), thảo luận và chỉ ra các bước tạo hình con mèo.
- Thao tác mẫu để HS quan sát, biết cách nặn và tạo hình con mèo.
d. Câu hỏi gợi mở:
- Những khối nào có thể dùng tạo nên thân, đầu con mèo?
- Kích thước của khối nào phù hợp làm thân và đuôi mèo?
- Hình minh họa cho biết có mấy bước tạo hình con mèo? Em hãy nêu những bước đó?
* Cách nặn hình con mèo từ hình khối.
- GV Khuyến khích HS nêu các bước nặn con mèo:
- Quan sát và chỉ ra cách tạo hình con mèo theo ý dưới đây.
+ Bước 1: Tập hợp các khối đã nặn ở HĐ1, Cắt khối trụ dài lớn thành 4 phần bằng nhau làm thân mèo.
+ Bước 2: Ghép các khối tạo hình con mèo.
+ Bước 3: Thêm chi tiết mắt, mũi, râu, đặc điểm riêng và tạo dáng sinh động cho con mèo.
* Tóm tắt để HS ghi nhớ: 
- Kết hợp khối tròn, trụ và tam giác có thể tạo được hình con mèo.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện được việc nặn hình con mèo từ hình khối ở hoạt động 2.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS HS quan sát hình trong SGK và thao tác mẫu.
- HS quan sát hình trong SGK (Trang 31), thảo luận.
- HS thao tác mẫu để quan sát cách nặn.
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS thực hành.
- HS thực hành.
- HS thực hành bước 1.
- HS thực hành bước 2.
- HS thực hành bước 3.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - SÁNG TẠO. Nặn tạo dáng con mèo.
a. Mục tiêu: 
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp, tỉ lệ, sự hài hòa của hình, khối trong sản phẩm mĩ thuật.
b. Nhiệm vụ của GV. 
- Khuyến khích HS quan sát hình trong SGK để nhận biết thêm hình dáng, đặc điểm riêng của con mèo. Cho HS lựa chọn, điều chỉnh khối đất màu và tạo hình con mèo theo ý thích.
c. Gợi ý cách tổ chức.
- Gợi mở để HS nhớ lại đặc điểm và hình dung về con mèo thân quen: hình dáng, tư thế, màu sắc, các bộ phận bên ngoài của con mèo.
- Yêu cầu HS điều chỉnh các khối tròn, trụ, tam giác thành các bộ phận của mèo và thực hiện nặn hình con mèo theo ý thích.
- Khuyến khích HS tạo dáng, tạo đặc điểm riêng của con mèo bằng cách thêm các chi tiết với màu đất nặn khác nhau.
d. Câu hỏi gợi mở:
- Con mèo em sẽ nặn gồm có những bộ phận gì?
- Em sẽ dùng những khối gì để nặn các bộ phận của con mèo?
- Con mèo đó đang trong tư thế hoạt động như trế nào?
- Em sẽ thêm chi tiết nào để con mèo có đặc điểm riêng và sinh động?
* Cách nặn tạo dáng con mèo.
- Quan sát hình 1,2,3,4,5, (Trang 32) SGK để có thêm ý tưởng nặn tạo dáng và đặc điểm riêng của con mèo.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện được cách nặn hình con mèo từ hình khối ở hoạt động 3.
- HS cảm nhận.
- HS quan sát hình trong SGK để nhận biết thêm hình dáng, đặc điểm riêng của con mèo.
- HS nhớ lại đặc điểm và hình dung về con mèo.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
. HOẠT ĐỘNG 4: PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
a. Mục tiêu: 
- HS biết cách trưng bày sản phẩm cá nhân của mình, của bạn.
- Phân tích, đánh giá sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
b. Nhiệm vụ của GV. 
- Tổ chức cho HS trưng bày và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm mĩ thuật yêu thích: con mèo yêu thích, các khối để tạo hình con mèo, cách tạo ra đặc điểm riêng cho con mèo, cảm xúc khi tạo hình con mèo. 
c. Gợi ý cách tổ chức.
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm và giới thiệu hình dáng, đặc điểm, tính cách, màu sắc, thói quencủa con mèo.
- Khuyến khích HS chia sẻ về các hoạt động của con mèo mà em biết.
- Nêu câu hỏi để HS thảo luận và chia sẻ.
d. Câu hỏi gợi mở:
- Cảm xúc của em khi tạo hình con mèo?
- Con mèo em em nặn có tên gì? Hình dáng thể hiện sự tinh nghịch của con mèo ở điểm nào?
- Các bộ phận của con mèo của em được tạo nên bằng những khối gì?
- Làm thế nào để ghép các bộ phận của con mèo?
- Điểm nổi bật của co mèo là gì?
- Màu sắc con mèo thế nào?
* Cách trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
- Nêu cảm nhận sản phẩm mà em yêu thích.
- HS trưng bày sản phẩm cá nhân, hoặc nhóm lên bảng nhận xét, phân tích, đáng giá sản phẩm nhóm mình, nhóm bạn.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện được cách trưng bày sản phẩm cá nhân, hoặc nhóm lên bảng nhận xét, phân tích, đ/giá sản phẩm nhóm mình, nhóm bạn ở hoạt động 4.
- HS cảm nhận.
- HS trưng bày và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm mĩ thuật yêu thích:
- HS thực hiện và trưng bày sản phẩm và giới thiệu hình dáng, đặc điểm, tính cách, màu sắc, thói quencủa con mèo.
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG - PHÁT TRIỂN. 
Tìm hiểu dạng hình khối của các con vật.
a. Mục tiêu: 
- HS hiểu được tỉ lệ hình khối của các con vật.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi trong gia đình.
b. Nhiệm vụ của GV. 
- Khuyến khích HS quan sát hình các con vật trong SGK và liên tưởng các hình khối có thể tạo ra chúng.
c. Gợi ý cách tổ chức.
- Hướng dẫn HS quan sát hình các con vật trong SGK (Trang 33), thảo luận và liên tưởng về hình khối có thể rạo hình các con vật đó.
d. Câu hỏi gợi mở:
- Em có ấn tượng với con vật nào? Vì sao?
- Con vật đó có cấu tạo giống con vật khác ở điểm nào?
- Đặc điểm riêng của mỗi con vật thể hiện ở bộ phận nào?
- Em hãy nêu những hình khối có thể tạo ra con vật đó. 
* Tóm tắt để HS ghi nhớ:
 - Kết hợp khối tròn, trụ và tam giác củng có thể tạo được hình các con vật khác.
- Cách tìm hiểu dạng hình khối của các con vật.
- HS quan sát, kể tên các con vật liên tưởng đến hình khối có thể tạo ra chúng.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện được việc tìm hiểu dạng hình khối của các con vật. cách ở hoạt động 5.
* Nhận xét, dặn dò.
- Củng cố tiết học, nhận xét HS hoàn thành, và chưa hoàn thành.
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS cảm nhận.
- HS quan sát hình các con vật trong SGK và liên tưởng các hình khối có thể tạo ra chúng.
- HS quan sát hình các con vật trong SGK (Trang 33), thảo luận.
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS ghi nhớ.
- HS thực hiện.
- HS ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập
Vấn đáp, kiểm tra miệng
Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học
Kiểm tra viết
Thang đo, bảng kiểm
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,
Kiểm tra thực hành
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Bổ sung: 
Chủ đề: GIA ĐÌNH NHỎ
Bài 2: CHIẾC BÁNH SINH NHẬT
(Thời lượng 2 tiết)
Ngày dạy: / /2021
I. MỤC TIÊU:
 1. Năng lực.
 Năng lực chung: 
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
 Năng lực đặc thù: 
- Nêu được hình ảnh của chiếc bánh sinh nhật, kết hợp hài hòa các nét, hình khối, màu, khối cơ bản để vẽ, hoặc tạo sản phẩm mĩ thuật.
 - Vẽ, hoặc nặn chiếc bánh sinh nhật, làm quen với đồ vật quen thuộc và thực hiện được bài vẽ về chiếc bánh sinh nhật theo ý thích.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của khối hình vuông, tròn, chữ nhật, tạo nhịp điệu của nét, hình, màu trong tạo hình và trang trí sản phẩm mĩ thuật.
 - Thêm yêu quí về hình ảnh chiếc bánh sinh nhật có nhiều mẫu đẹp.
 2. Phẩm chất.
 - Bồi dưỡng tình yêu thương đồ vật, hình khối xinh đẹp, hãy trân trọng hình ảnh mà em đã thấy. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
 1. Đối với giáo viên.
 - Giáo án, SGK, SGV.
 - Ảnh, tranh vẽ chiếc bánh sinh nhật. Video về các hình khối khác nhau.
 2. Đối với học sinh.
 - SGK.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ.Nhận biết hình dáng của bánh sinh nhật.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động khởi động:
- GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
a. Mục tiêu: 
- Chỉ ra được sự lặp lại, tỉ lệ của khối trong tạo hình và trang trí sản phẩm mĩ thuật.
b. Nhiệm vụ của GV. 
- Tạo cơ hội cho HS quan sát chiếc bánh sinh nhật, thảo luận để nhận biết các khối, màu sắc, cách trang trí chiếc bánh.
c. Gợi ý cách tổ chức.
- Cho HS quan sát hình ảnh chiếc bánh sinh nhật do GV chuẩn bị hoặc hình trong SGK (Trang 34) để nhận biết về hình khối, đặc điểm trang trí trên chiếc bánh.
- Nêu câu hỏi gợi mở để HS nhận biết hình thức lặp lại các khối tron ... u, màu vẽ để trang trí bên ngoài thân bánh và trên bề mặt của bánh.
d. Câu hỏi gợi mở:
- Các đồ vật đã qua sử dụng với dạng hình khối cơ bản nào có thể tạo hình chiếc bánh sinh nhật.
- Em có thể sử dụng vật liệu nào để tạo dáng và trang trí cho chiếc bánh sinh nhật hấp dẫn và đẹp mắt?
+ Tóm tắt để HS ghi nhớ:
- Hình khối của đồ vật đã qua sử dụng có thể dùng để tạo hình chiếc bánh sinh nhật. 
* Cách tạo hình bánh từ chất liệu đã qua sử dụng. 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình và cho biết: có thể tạo hình bánh từ những vật liệu nào?
- Hình khối của đồ vật đã qua sử dụng có thể dùng để tạo hình chiếc bánh sinh nhật.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện được và biết được tạo hình bánh từ chất liệu đã qua sử dụng. 
* Nhận xét, dặn dò.
- Củng cố tiết học, nhận xét HS hoàn thành, và chưa hoàn thành.
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS cảm nhận.
- HS suy nghĩ, lựa chọn chất liệu đã qua sử dụng để thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS ghi nhớ.
- HS quan sát hình trong SGK, (Trang 37). và cho biết:
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ.
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập
Vấn đáp, kiểm tra miệng
Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học
Kiểm tra viết
Thang đo, bảng kiểm
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,
Kiểm tra thực hành
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Bổ sung: 
Chủ đề: GIA ĐÌNH NHỎ
Bài 3: SINH NHẬT VUI VẺ
(Thời lượng 2 tiết)
Ngày dạy: / /2021
I. MỤC TIÊU:
 1. Năng lực.
 Năng lực chung: 
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
 Năng lực đặc thù: 
 - Nêu được cảnh hoạt động diễn ra của buổi sinh nhật vui vẻ, kết hợp sự hài hòa giữa hình ảnh con người với hiện vật để tham gia trò chơi.
 - Tạo được các nét, hình khối, màu, khối cơ bản để vẽ, hoặc tạo sản phẩm mĩ thuật.
 - Biết cách tổ chức buổi sinh nhật vui vẻ như: Tặng quà, thổi nến, múa hát,
 - Biết tưởng tượng để: Vẽ, hoặc nặn, xé dán hình ảnh trong tranh buổi sinh nhật, làm quen với đồ cảnh vật quen thuộc và thực hiện được bài vẽ về cảnh sinh nhật vui vẻ theo ý thích.
 - Cảm nhận được sự sinh hoạt vui chơi của buổi sinh nhật, tạo nhịp điệu cảnh vật xung quanh hòa chung với hình ảnh về nét, hình, màu trong tạo hình và trang trí sản phẩm mĩ thuật.
 - Thêm tình yêu thương về hình ảnh cảnh buổi sinh hoạt vui chơi trong buổi sinh nhật, để tạo sự ấn tượng sâu sắc trong lòng em. 
2. Phẩm chất.
 - Bồi dưỡng tình yêu thương về hình ảnh cảnh buổi sinh hoạt vui chơi trong buổi sinh nhật, để tạo sự ấn tượng sâu sắc trong lòng em và thêm yêu quí mọi người xung quanh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
 1. Đối với giáo viên.
 - Giáo án, SGK, SGV.
 - Ảnh, tranh vẽ về buổi sinh nhật, Video về các về buổi sinh nhật vui vẻ.
 2. Đối với học sinh.
 - SGK.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ. Tìm hiểu các hoạt động trong buổi sinh nhật.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động khởi động:
- GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
a. Mục tiêu: 
- Chỉ ra được sự kết hợp các yếu tố mĩ thuật nét, hình, màu, không gian để diễn tả hoạt động trong tranh.
b. Nhiệm vụ của GV. 
- Tạo cơ hội cho HS tưởng tượng, tạo dáng và diễn lại một số hoạt động trong buổi sinh nhật.
c. Gợi ý cách tổ chức.
- Khuyến khịch HS tham gia trò chơi tạo dáng động tác quen thuộc trong buổi sinh nhật như: tặng quà, thổi nến, múa hát,
- Yêu cầu HS quan sát và đoán tên hoạt động.
- Gợi ý để HS nhận biết sự đa dạng của hình dáng người trong trò chơi.
d. Câu hỏi gợi mở:
- Bạn đang tạo dáng hoạt động gì? Vì sao em biết?
- Hoạt động đó còn có động tác nào? Em thể hiện động tác đó như thế nào?
* Lưu ý: Quan sát, nhớ lại khung cảnh, không khí đầm ấm, vui vẻ của buổi sinh nhật trong gia đình.
* Cách tìm hiểu các hoạt động trong buổi sinh nhật.
- GV cho HS quan sát SGK, Hình 1,2, (Trang 38).
- Cùng bạn sắm vai và các nhân vật của một hoạt động trong ngày sinh nhật. 
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện và biết cách tìm hiểu các hoạt động trong buổi sinh nhật.
* GV Lồng ghép GD ĐP: GV cho học sinh xem hình ảnh các hoạt động văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi.
- HS hát đều và đúng nhịp.
- HS cùng chơi.
- HS cảm nhận.
- HS tưởng tượng, tạo dáng và diễn lại một số hoạt động trong buổi sinh nhật.
- HS tham gia trò chơi tạo dáng động tác quen thuộc trong buổi sinh nhật.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời câu hỏi?
- HS ghi nhớ.
- HS thực hiện.
- HS quan sát SGK, Hình 1,2, (Trang 38). để thực hiện.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát, lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 2: KIẾN TẠO KIẾN THỨC - KĨ NĂNG. 
Cách vẽ tranh với chiếc bánh sinh nhật.
a. Mục tiêu: 
- Thực hiện được bài vẽ diễn tả buổi sinh nhật vui vẻ.
b. Nhiệm vụ của GV. 
- Khuyến khích HS quan sát, thảo luận để nhận biết cách vẽ tranh đề tài sinh hoạt.
c. Gợi ý cách tổ chức.
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK, (Trang 39), thảo luận để nhận biết và ghi nhớ cách vẽ tranh với chiếc bánh sinh nhật.
- Khuyến khích HS nêu các bước vẽ tranh.
- GV vẽ minh họa và hướng dẫn để HS nhận biết cách vẽ tranh.
d. Câu hỏi gợi mở:
- Hình gì được vẽ trước ở trung tâm bức tranh?
- Bức tranh sinh nhật vui vẻ cần có thêm những hình ảnh gì?
- Vẽ màu như thế nào để rạo cảm giác vui tươi cho bức tranh? 
* Tóm tắt: Cách phối hợp hình, màu để vẽ nhân vật và đồ vật trong tranh có thể diễn tả được hoạt động và tình cảm của con người.
* Cách vẽ tranh với chiếc bánh sinh nhật.
- Quan sát và chỉ ra cách vẽ tranh với chiếc bánh sinh nhật theo gợi ý dưới đây. 
+ Bước 1: Vẽ hình bánh sinh nhật theo mẫu trong SGK, (Trang 39).
+ Bước 2: Vẽ người thân, bạn bè và đồ vật trong buổi sinh hoạt.
+ Bước 3: Vẽ màu vui tươi cho bức tranh. 
* Ghi nhớ: 
- Cách phối hợp hình, màu để vẽ nhân vật và đồ vật trong tranh có thể diễn tả được hoạt động và tình cảm của con người.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện 
được 3 bước vẽ tranh các hoạt động trong buổi sinh nhật.
* Nhận xét, dặn dò.
- Củng cố tiết học, nhận xét HS hoàn thành, và chưa hoàn thành.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát hình trong SGK, (Trang 39), thảo luận.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS thực hiện.
- HS thực hiện các bước vẽ.
- HS ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - SÁNG TẠO.Vẽ bức tranh sinh nhật vui vẻ.
a. Mục tiêu: 
- Bước đầu phân tích được sự hài hòa, nhịp điệu của nét, hình, màu trong tranh.
b. Nhiệm vụ của GV. 
- Khuyến khích HS thực hiện bài vẽ về buổi sinh nhật vui vẻ theo ý thích.
c. Gợi ý cách tổ chức.
- Gợi ý cho HS lựa chọn hoạt động đặc trưng của buổi sinh nhật và thực hiện bài vẽ theo ý thích.
- Khuyến khích HS vẽ các chi tiết và khung cảnh chung phù hợp đẻ thể hiện rõ hơn buổi sinh nhật.
- Sử dụng màu để trang trí cho bài vẽ thêm vui tươi, sinh động.
d. Câu hỏi gợi mở:
- Em sẽ vẽ hoạt động nào trong buổi sinh nhật?
- Những người trong bài vẽ đang làm gì? Ở đâu?
- Hình dáng các nhân vật trong bài vẽ khác nhau như thế nào?
- Em dùng những màu nào để vẽ?
- Em vẽ thêm chi tiết nào cho rõ hơn khung cảnh buổi sinh nhật?
* Cách vẽ bức tranh sinh nhật vui vẻ.
+ Bước 1: Lựa chọn hoạt động đặc trưng của buổi sinh nhật.
+ Bước 2: Thực hiện bài vẽ theo ý thích.
* Lưu ý: Có thể nhờ bạn tạo dáng hoạt động để vẽ; không tì tay vào mảng màu đã vẽ.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện 
được thêm 2 bước vẽ tranh hoạt động trong buổi sinh nhật.
- HS cảm nhận.
- HS thực hiện bài vẽ về buổi sinh nhật vui vẻ theo ý thích.
- HS lựa chọn hoạt động đặc trưng của buổi sinh nhật và thực hiện bài vẽ theo ý thích.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS thực hành.
- HS thực hành các bước vẽ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 4: PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ.Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
a. Mục tiêu: 
- HS biết cách trưng bày và chia sẻ sản phẩm bài vẽ.
b. Nhiệm vụ của GV. 
- Tổ chức cho HS trưng bày và chia sẻ về bài vẽ.
c. Gợi ý cách tổ chức.
- Tổ chức và khuyến khích HS trưng bày và chia sẻ cảm nhận của mình về bài vẽ.
- Đặt câu hỏi để HS nêu cảm nhận về bài vẽ của mình, của bạn: hình, màu, nhịp điệu, không khí của buổi sinh nhật được thể hiện trong bài vẽ.
d. Câu hỏi gợi mở:
- Em thích bài vẽ nào? Vì sao?
- Bài vẽ của em thể hiện hoạt động gì?
- Bài vẽ gồm những nhân vật nào? Họ đang làm những gì?
- Em hãy nhận xét hình của nhân vật và sự vật tron bài vẽ?
- Màu sắc của bài vẽ này như thế nào?
- Nhịp điệu của hình, màu trong bài vẽ thể hiện không khí vui vẻ, ấm áp trong buổi sinh nhật như thế nào?
- Bài vẽ của bạn có điể gì giống hay khác bài vẽ của em?
- Cảm xúc của em khi thực hiện bài vẽ?
* Cách trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
- Nêu cảm nhận của em về bài vẽ yêu thích.
- Hình, màu tạo nên nhịp điệu bài vẽ.
- Không khí của buổi sinh nhật được thể hiện trong bài vẽ.
* Kết luận: Nét, hình, màu có thể tạo nên nhịp điệu trong tranh và ghi lại những khoảnh khắc, kỉ niệm đáng nhớ của cuộc sống.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện 
được việc trưng bày sản phẩm mĩ thuật các bài vẽ.
- Phân tích, đánh giá sản phẩm nhóm mình, nhóm bạn. 
- HS cảm nhận.
- HS trưng bày và chia sẻ về bài vẽ.
- HS tổ chức trưng bày và chia sẻ về bài vẽ.
- HS trả lời và nêu cảm nhận về bài vẽ của mình, của bạn:
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG - PHÁT TRIỂN.Xem sản phẩm mĩ thuật của bạn.
a. Mục tiêu: 
- Nêu được cảm nhận về sự đầm ấm, vui vẻ của buổi sinh nhật trong bức tranh.
b. Nhiệm vụ của GV. 
- Khuyến khích HS khám phá nhịp điệu của nét, hình, màu thể hiện trong tranh của HS ở SGK, (Trang 41).
c. Câu hỏi gợi mở:
- Hình, màu trong bài vẽ được thể hiện như thế nào?
- Em hãy chỉ ra nhịp điệu trong bài vẽ?
- Không khí buổi sinh nhật qua bài vẽ đó được thể hiện như thế nào?
- Em học tập được gì ở bài vẽ của các bạn?
* Tóm tắt đẻ HS ghi nhớ:
 - Nét, hình, màu có thể tạo nên nhịp điệu trong tranh và ghi lại những khoảnh khắc kỉ niệm đáng nhớ của cuộc sống.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện 
được việc xem sản phẩm mĩ thuật của bạn. Để rút ra bài học kinh nghiệm cho các bài học sau.
* Nhận xét, dặn dò.
- Củng cố tiết học, nhận xét HS hoàn thành, và chưa hoàn thành.
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS cảm nhận,
- HS khám phá nhịp điệu của nét, hình, màu thể hiện trong tranh của HS ở SGK, (T 41).
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, cảm nhận.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ.
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập
Vấn đáp, kiểm tra miệng
Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học
Kiểm tra viết
Thang đo, bảng kiểm
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,
Kiểm tra thực hành
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Bổ sung: 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_2_sach_chan_troi_sang_tao_chu_de_gia_dinh_n.docx