Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 5, Bài 3: Con rối đáng yêu

I / Yêu cầu cần đạt .

- Nêu cách tạo hình con rối từ giấy màu và dây

- Tạo được hình con rối đơn giản

- Chỉ ra được hình, khối trong sản phẩm mĩ thuật

- Nêu được cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm . Có ý tưởng sử dụng sản phẩm mĩ

thuật trong học tập và vui chơi

1/ . Phẩm chất :

- Bồi đắp tình yêu thương với người thân và bạn bè

- Có ý thức giữ gìn đồ vật, biết tái sử dụng đồ vật

- Giữ gìn vệ sinh lớp học sau mỗi tiết học .

- Thể hiện được khả năng thẩm mĩ và nghệ thuật của mình thông qua bài học

- Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu, phục vụ học tập

- Biết bảo quản sản phẩm mĩ thuật của mình, của bạn ; tôn trọng sản phẩm của bạn bè và người khác tạo ra

2/. Về năng lực

- Bài học góp phần từng bước hình thành, phát triển ở những năng lực sau :

a/ Năng lực mĩ thuật

- Nhận biết và nói được đặc điểm của con rối , trạng thái biểu cảm, hình dáng đặc điểm riêng của con rối

- Khai thác được chủ đề “ con rối đáng yêu ” từ vật liệu tái sử dụng ,tạo hình sản phẩm

- Tạo hình được con rối bằng các vật liệu tái sử dụng , có nhiều màu sắc và hình dạng trạng thái khác nhau, phong phú và sinh động

- Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về hình ảnh chính sản phẩm tạo hình 2D Của mình, của bạn

b/ Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự chuẩn bị đồ học tập, vật liệu học tập tự lựa chọn vật liệu phù hợp với con rối

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết giới thiệu họa phẩm của mình ; cùng bạn trao đổi, thảo luận trong học tập

 

doc 7 trang chantroisangtao 16/08/2022 10180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 5, Bài 3: Con rối đáng yêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 5, Bài 3: Con rối đáng yêu

Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 5, Bài 3: Con rối đáng yêu
TUẦN : 33 / 34 Từ ngày / đến ngày / / 202 
 Khối 2
Chủ đề 5 : ( ĐỒ CHƠI THÚ VỊ ) 
Bài 3 : CON RỐI ĐÁNG YÊU 
( Sáng tạo sản phẩm cắt, dán, vẽ )
 ( Thời lượng 2 tiết )
I / Yêu cầu cần đạt .
- Nêu cách tạo hình con rối từ giấy màu và dây
- Tạo được hình con rối đơn giản 
- Chỉ ra được hình, khối trong sản phẩm mĩ thuật 
- Nêu được cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm . Có ý tưởng sử dụng sản phẩm mĩ 
thuật trong học tập và vui chơi 
1/ . Phẩm chất : 
- Bồi đắp tình yêu thương với người thân và bạn bè 
- Có ý thức giữ gìn đồ vật, biết tái sử dụng đồ vật
- Giữ gìn vệ sinh lớp học sau mỗi tiết học .
- Thể hiện được khả năng thẩm mĩ và nghệ thuật của mình thông qua bài học 
- Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu,  phục vụ học tập 
- Biết bảo quản sản phẩm mĩ thuật của mình, của bạn ; tôn trọng sản phẩm của bạn bè và người khác tạo ra
2/. Về năng lực
- Bài học góp phần từng bước hình thành, phát triển ở những năng lực sau : 
a/ Năng lực mĩ thuật 
- Nhận biết và nói được đặc điểm của con rối , trạng thái biểu cảm, hình dáng đặc điểm riêng của con rối 
- Khai thác được chủ đề “ con rối đáng yêu ” từ vật liệu tái sử dụng ,tạo hình sản phẩm
- Tạo hình được con rối bằng các vật liệu tái sử dụng , có nhiều màu sắc và hình dạng trạng thái khác nhau, phong phú và sinh động 
- Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về hình ảnh chính sản phẩm tạo hình 2D Của mình, của bạn 
b/ Năng lực chung 
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự chuẩn bị đồ học tập, vật liệu học tập tự lựa chọn vật liệu phù hợp với con rối 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết giới thiệu họa phẩm của mình ; cùng bạn trao đổi, thảo luận trong học tập 
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng vật liệu tái sử dụng để thực hành sáng tạo tạo hình con rối đáng yêu
c/ Năng lực đặc thù khác 
- Năng lực ngôn ngữ: Thông qua trao đổi, thảo luận và giới thiệu nhận xét,  sản phẩm một cách tự tin
- Năng lực tính toán : thể hiện khả năng phân chia tỉ lệ các bộ phận con rối cho cân đối 
- Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác và thực hành với sự vận động của bàn tay
II./ Phương pháp và hình thức tổ chức 
- Phương pháp: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, và nêu giải quyết vấn đề, Liên hệ thực tiễn,
- Kĩ thuật dạy học : Đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy,
- Hình thức tổ chức : Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 
III./ Chuẩn bị :
1./ Học sinh 
- Giấy, bìa màu, giấy thủ công , tạp chí, dây, kéo, hồ dán, bút màu, 
2./ Giáo viên 
- Các hình ảnh và sản phẩm về con rối 
VI./ Các hoạt động dạy và học 
- Ổn định lớp: 
- Kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.
- Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : khám phá : 
( Khám phá hình con rối )
Nhiệm vụ của GV : Tạo cơ hội cho HS quan , hình con rối để nhận biết được vật liệu, hình thức tạo con rối
Gợi ý cách tổ chức 
- Hướng dẫn HS quan sát hình con rối do GV chuẩn bị hoặc trong SGK ( trang 70 ) để thảo luận và chia sẻ cảm nhận về :
+ Các bộ phận của con rối 
+ Vật liệu tạo hình con rối 
+ Hình thức thể hiện của con rối 
- Nêu câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ , trả lời 
- GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ và trả lời 
+ Các bộ phận của con rối được tạo bởi những hình nào ?
+ Nêu vật liệu để tạo hình con rối 
+ Hãy nêu hình thức thể hiện của con rối 
+ Em thấy thân rối có khối hình gì ?
* Lưu ý :
Có thể cho HS quan sát ảnh hoặc sản phẩm con rối để tìm hiểu và chia sẻ cảm nhận về vật liệu và hình thức tạo hình con rối đơn giản 
*Hoạt động 2 : Kiến tạo kiến thức- kĩ năng
( Cách tạo hình con rối ) 
Nhiệm vụ của GV : Khuyến khích HS lựa chọn giấy, bìa màu cắt hình nón để trang trí và tạo hình con rối 
Gợi ý cách tổ chức :
+ Yêu cầu HS quan sát hình các bước thực hiện trong SGK ( trang 71 )để nhận biết cách tạo hình con rối 
+ Hướng dẫn bằng thao tác mẫu hoặc gợi ý từng bước để HS quan sát, ghi nhớ 
- GV đặt câu hỏi gợi mở để HS tiếp cận bài và trả lời 
+Cần vật liệu gì để tạo hình con rối ?
+ Thân rối được tạo ra bằng cách nào ?
+ Khuôn mặt con rối có thể được tạo ra từ vật liệu gì ?
+ Cần ghép các bộ phận của con rối với nhau bằng cách nào để con rối chuyển động được linh hoạt ?
Cách tạo hình rô-bốt
- HS quan sát hình để nhận biết cách tạo hình con rối theo gợi ý dưới đây :
+ B1: Vẽ và cắt hình tạo thân rối 
+ B2: Trang trí cho phần thân rối 
+ B3 : Gấp đôi đoạn dây dính vào mặt sau thân rối 
+ B4 : Cuộn và dán hai cạnh của thân rối với nhau 
+ B5 : Tạo hình và dán khuôn mặt, chân,tay cho rối 
- GV tóm tắt để HS ghi nhớ :
Kết hợp hình cắt dán, giấy với dây có thể tạo được con rối đơn giản 
* Lưu ý : Có thể vẽ/ xé, dán thiết kế thời trang, đồ dùng, phụ kiện cho con rối thêm sinh động 
* Hoạt động 3 : Luyện tập - Sáng tạo 
( Tạo hình con rối ngộ nghĩnh )
- Mục tiêu HĐ3 :
- - Nêu được cách tạo hình con rối từ giấy màu và dây
- Tạo được hình con rối đơn giản 
- Chỉ ra được hình, khối trong sản phẩm mĩ thuật 
- Nêu được cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm. Có ý tưởng sử dụng sản phẩm mĩ thuật trong học tập và vui chơi 
Nhiệm vụ của GV 
Hướng dẫn HS tạo hình con rối từ giấy bìa, giấy màu, các vật liệu khác
Gợi ý cách tổ chức :
- Khuyến khích HS 
+ Lựa chọn bìa, giấy màu tạo hình con rối ngộ nghĩnh yêu thích 
+ Tham khảo các sản phẩm rối để có ý tưởng tạo chi tiết và trang trí rối 
- Hỗ trợ HS cách dán và tạo thêm các bộ phận cho phù hợp tỉ lệ của rối 
- GV đặt câu hỏi giúp HS tiếp cận và trả lời 
+ Em thích tạo rối hình bạn nam hay bạn nữ ?
+ Em sử dụng những vật liệu gì để tạo hình rối?
+ Em muốn tạo chi tiết gì trang trí cho con rối?
+ Con rối khiến em liên tưởng đến nhân vật nào trong gia đình, người thân ?
* Lưu ý :
Trang trí trước cuộn giấy dán thân rối 
Hoạt động 4 : Phân tích – đánh giá 
( Trưng bày sản phẩm và chia sẻ )
Nhiệm vụ của GV :
Khuyến khích HS kết hợp các con rối theo nhóm, trưng bày và chia sẻ về sản phẩm con rối 
Gợi ý cách tổ chức :
- Khuyến khích HS kết hợp các con rối theo nhóm để trưng bày và chia sẻ
- Nêu câu hỏi để HS thảo luận và chia sẻ về sản phẩm mĩ thuật yêu thích 
+ Nét, hình, màu trang trí trên con rối 
+ Biểu cảm trên khuôn mặt rối
+ Điểm đáng yêu của con rối 
- Khuyến khích HS chia sẻ ý tưởng sử dụng con rối trong học tập và vui chơi 
- GV đặt câu hỏi giúp HS tiếp cận và trả lời
+ Em thích hình con rối nào ?Vì sao ? 
+ Nét, hình, màu trang trí của con rối có gì đặc biệt ?
+ Điểm đáng yêu nhất của con rối là gì ?
+ Em có ý tưởng sử dụng con rối để làm gì trong học tập và vui chơi ?
*Lưu ý : Có thể kết hợp các con rối để tạo thành một gia đình, nhóm bạn để chia sẻ hoặc kể chuyện 
Hoạt động 5 : Vận dụng- Phát triển : 
( Tìm hiểu nghệ thuật múa rối nước Việt Nam )
Nhiệm vụ của GV : Tạo cơ hội cho HS quan sát một số hình ảnh rối nước do GV chuẩn bị hoặc hình trong SGK ( trang 73) để thảo luận, tìm hiểu về nghệ thuật múa rối nước dân gian Việt Nam 
Gợi ý cách tổ chức :
Cho HS quan sát video clip hoặc hình ảnh do GV chuẩn bị . Nêu câu hỏi để HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời 
- GV đặt câu hỏi HS tiếp cận trả lời :
+ Cảm nhận của em khi quan sát các hình ảnh nhân vật rối nước như thế nào ?
+ Các nhân vật được tạo hình như thế nào ?
+ Trang phục, nét mặt của nhân vật có gì đặc biệt ?
+ Những điều em biết về nghệ thuật máu rối nước Việt Nam là gì 
- GV tóm tắt để HS ghi nhớ :
Con rối là một sản phẩm mĩ thuật dùng để biểu diễn 
- HS vào HĐ1 khám phá hình con rối SGK – 70 
Con rối SGK-70
- Thân hình tam giác, đầu hình tròn,.
- Giấy màu, sợi len,màu
- Cắt dán 
- Có khối hình tam giác 
- HS lưu ý 
- HS sang HĐ2 cách tạo hình con rối 
- HS quan sát hình các bước trong SGK- 72 để nhận biết trả lời câu hỏi cách tạo con rối 
Bước 1
Bước 2
Bước 3 
 Bước 4 Bước 5
Các bước tạo hình con rối
- HS sang HĐ3 tạo hình con rối ngộ nghĩnh . HS bám sát mục tiêu HĐ3 
- HS lựa chọn giấy bìa theo ý thích 
- HS trả lời 
- HS nêu 
- HS nêu 
- HS nói theo cảm nhận của riêng mình 
- HS lưu ý 
- HS sang HĐ4 trưng bày sản phẩm và chia sẻ con rối 
- HS trưng bày theo nhóm , nêu nhận xét, cảm nhận của mình về các con rối của nhóm mình và nhóm bạn
Sản phẩm của các bạn
- HS sang HĐ5 HS tìm hiểu nghệ thuật múa rối nước Việt Nam 
Múa rối nước nghệ thuật dân gian Việt Nam 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_2_sach_chan_troi_sang_tao_chu_de_5_bai_3_co.doc