Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 4, Bài 4: Chú Hổ trong rừng

- Nêu được cách kết hợp các hình căt , dán giấy màu để tạo hình con vật

- Tạo được hình chú hổ bằng cách cắt, dán giấy màu,

- Chỉ ra được hình lặp lại và đạm, nhạt của màu tạo đặc điểm trong sản phẩm mĩ thuật

- Có ý thức bảo vệ động vật quý

1/ . Phẩm chất :

Bài học góp phần bồi dưỡng chất như:

- Ý thức bảo vệ thiên nhiên, động vật tự nhiên, động vật quý hiếm. tôn trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật

- Yêu thiên nhiên, cuộc sống, yêu động vật. Hình thành ý thức bảo vệ thiên nhiên

Động vật

- Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu, phục vụ học tập

- Biết bảo quản sản phẩm mĩ thuật của mình, của bạn ; tôn trọng sản phẩm của bạn bè và người khác tạo ra

2/. Về năng lực

- Bài học góp phần từng bước hình thành, phát triển ở những năng lực sau :

a/ Năng lực mĩ thuật

- Nhận biết cách vẽ tranh theo chủ đề chú hổ trong rừng

- Vẽ được bức tranh chú hổ bằng cách tạo hình con vật trong thiên nhiên, sự hài hòa và cách kết hợp chấm, nét, hình, màu để vẽ hình và trang trí con vật

- Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về hình ảnh chính trong bức tranh

Của mình, của bạn và tranh của họa sĩ được giới thiệu trong bài học

b/ Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự chuẩn bị đồ học tập, vật liệu học tập tự lựa chọn hình ảnh con vật ( chú hổ trong rừng ) theo ý thích để thể hiện tác phẩm

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết giới thiệu sản phẩm của mình ; cùng bạn trao đổi, thảo luận trong học tập

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng họa phẩm để thực hành sáng tạo bức tranh về đề tài chú hổ trong rừng

 

doc 6 trang chantroisangtao 16/08/2022 7940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 4, Bài 4: Chú Hổ trong rừng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 4, Bài 4: Chú Hổ trong rừng

Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 4, Bài 4: Chú Hổ trong rừng
TUẦN : 25 / 26 Từ ngày / đến ngày / / 202 
 Khối 2
Chủ đề 4 : ( KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI ) 
Bài 4 : CHÚ HỔ TRONG RỪNG 
( Sáng tạo sản phẩm cắt, dán giấy, 2D )
 ( Thời lượng 2 tiết )
I / Yêu cầu cần đạt .
- Nêu được cách kết hợp các hình căt , dán giấy màu để tạo hình con vật 
- Tạo được hình chú hổ bằng cách cắt, dán giấy màu,
- Chỉ ra được hình lặp lại và đạm, nhạt của màu tạo đặc điểm trong sản phẩm mĩ thuật 
- Có ý thức bảo vệ động vật quý 
1/ . Phẩm chất : 
Bài học góp phần bồi dưỡng chất như: 
- Ý thức bảo vệ thiên nhiên, động vật tự nhiên, động vật quý hiếm. tôn trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật 
- Yêu thiên nhiên, cuộc sống, yêu động vật. Hình thành ý thức bảo vệ thiên nhiên
Động vật 
- Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu,  phục vụ học tập 
- Biết bảo quản sản phẩm mĩ thuật của mình, của bạn ; tôn trọng sản phẩm của bạn bè và người khác tạo ra
2/. Về năng lực
- Bài học góp phần từng bước hình thành, phát triển ở những năng lực sau : 
a/ Năng lực mĩ thuật 
- Nhận biết cách vẽ tranh theo chủ đề chú hổ trong rừng
- Vẽ được bức tranh chú hổ bằng cách tạo hình con vật trong thiên nhiên, sự hài hòa và cách kết hợp chấm, nét, hình, màu để vẽ hình và trang trí con vật
- Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về hình ảnh chính trong bức tranh 
Của mình, của bạn và tranh của họa sĩ được giới thiệu trong bài học 
b/ Năng lực chung 
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự chuẩn bị đồ học tập, vật liệu học tập tự lựa chọn hình ảnh con vật ( chú hổ trong rừng ) theo ý thích để thể hiện tác phẩm 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết giới thiệu sản phẩm của mình ; cùng bạn trao đổi, thảo luận trong học tập 
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng họa phẩm để thực hành sáng tạo bức tranh về đề tài chú hổ trong rừng 
c/ Năng lực đặc thù khác 
- Năng lực ngôn ngữ: Thông qua trao đổi, thảo luận và giới thiệu nhận xét,  sản phẩm , tự tin đứng nói trước đám đông 
- Năng lực khoa học: Biết vận dụng hiểu biết để sắp xếp thể hiện bức tranh theo ý thích 
- Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ : Khai thác được các hình ảnh hình dáng đặc trưng của con hổ để tạo hình sản phẩm
- Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác và thực hành với sự vận động của bàn tay 
- Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ : Biết trưng bày, giới thiệu , chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và các bạn
II./ Phương pháp và hình thức tổ chức 
- Phương pháp: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, và nêu giải quyết vấn đề, Liên hệ thực tiễn,
- Kĩ thuật dạy học : Đặt câu hỏi,
- Hình thức tổ chức : Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 
III./ Chuẩn bị :
1./ Học sinh 
- Giấy bìa, tạp chí, giấy màu thủ công, hồ dán, kéo, bút chì.
2./ Giáo viên 
- Một số hình hổ được sáng tạo từ cắt, dán giấy và ảnh hổ trong thiên nhiên. Tranh của họa sĩ Henri Rousseau . 
VI./ Các hoạt động dạy và học 
- Ổn định lớp: 
- Kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.
- Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : khám phá : 
(Nhận biết đặc điểm tạo hình của chú hổ )
Nhiệm vụ của GV : Tạo cơ hội cho HS quan sát hình hổ làm bằng cách cắt, dán giấy màu để các em nhận biết các hình, màu, vật liệu và cách tạo ra chú hổ 
Gợi ý cách tổ chức 
+ Cho HS xem một số hình hổ được tạo ra từ cách cắt, dán giấy màu 
+ Khuyến khích HS chỉ ra các hình, màu tạo ra hổ 
+ Nêu câu hỏi gợi ý để HS nhận biết vật liệu, hình, màu và cách tạo hình hổ 
- GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ và trả lời 
+ Em thấy các chú hổ được tạo ra từ những 
hình, màu nào ?
+ Chú hổ trong hình được tạo ra bằng cách nào? 
+ Hình nào được lặp lại trên chú hổ ?
- GV tóm tắt :
Hình hổ được làm bằng cách cắt, dán các hình cơ bản từ giấy màu 
*Hoạt động 2 : Kiến tạo kiến thức- kĩ năng
( Cách tạo hình chú hổ ) 
Nhiệm vụ của GV : Tạo cơ hội cho HS quan sát và thảo luận những hình có thể tạo nên chú hổ và ghi nhớ các bước tạo hình chú hổ từ giấy màu 
Gợi ý cách tổ chức :
+ Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK 
( trang 55 ), thảo luận để nhận biết các bước tạo hình chú hổ từ giấy màu 
+ Làm mẫu các bước để HS quan sát 
+ Khuyến khích HS trình bày lại các bước tạo hình chú hổ sau thảo luận 
- GV đặt câu hỏi gợi mở để HS tiếp cận bài và trả lời 
+ Chú hổ có những bộ phận gì ?
+ Có thể tạo hình chú hổ theo các bước nào ?
+ Những hình nào phù hợp để tạo thành hình chú hổ ?
+ Các hình nào phù hợp để tạo hình thành chú hổ 
+ Các hình nào được lặp lại ? Tỉ lệ các hình đó như thế nào ?
+ Sử dụng các màu giấy như thế nào để trang trí cho đặc điểm chú hổ được nổi bật ?
Cách tạo hình chú hổ 
- Quan sát và chỉ ra cách tạo hình chú hổ theo gợi ý dưới đây :
+ B1 : Cắt hình có màu phù hợp v ới các bộ phận của hổ :
. Hình tròn làm đầu và 2 tai 
. Hình chữ nhật làm thân, chân và đuôi 
. Hình tam giác , chữ nhật ,  làm nét vằn trên thân 
+ B2 : Dán các hình để tạo chú hổ 
+ B3 : Trang trí cho chú hổ thêm sinh động 
- GV tóm tắt để HS ghi nhớ :
Hình cắt từ giấy màu có thể dùng để tạo hình và trang trí chú hổ 
* Hoạt động 3 : Luyện tập - Sáng tạo 
( Tạo hình chú hổ theo ý thích )
Mục tiêu HĐ 3:
- Nêu được cách kết hợp các hình cắt, dán giấy màu để tạo hình con vật 
- Tạo được hình chú hổ bằng cách cắt, dán giấy màu 
- Chỉ ra được hình lặp lại và đậm, nhạt của màu tạo đặc điểm trong sản phẩm mĩ thuật 
- Có ý thức bảo vệ động vật quý 
Nhiệm vụ của GV 
Khuyên khích HS quan sát hình ảnh hổ và lựa chọn giấy màu để tạo hình hổ theo ý thích 
Gợi ý cách tổ chức :
- Khuyến khích HS 
+ Tập quan sát hình ảnh hổ trong tự nhiên 
+ Nêu cảm nhận về hình, màu, đặc điểm của hổ 
- Hỗ trợ HS thao tác tạo hình chú hổ theo ý thích 
- Nêu câu hỏi gợi ý để HS nhận biết các hình, màu cần có và cách cắt giấy tạo hình chú hổ 
- GV đặt câu hỏi giúp HS tiếp cận và trả lời 
+ Em sẽ sử dụng màu nào để tạo hình đầu, thân, chân và đuôi chú hổ ?
+ Màu nào trang trí thân chú hổ ?
+ Tai chú hổ hình gì ? To hay nhỏ so với đầu ?
+ Em sẽ trang trí thân hổ bằng những hình gì?
+ Mắt chú hổ em sẽ làm như thế nào ?
Hoạt động 4 : Phân tích – đánh giá 
( Trưng bày sản phẩm và chia sẻ )
Nhiệm vụ của GV :
- Tổ chức cho HS đính các chú hổ vào sản phẩm rừng cây rậm rạp của nhóm để chia sẻ cảm nhận về hình, màu và điểm độc đáo trên các chú hổ 
Gợi ý cách tổ chức :
- Hướng dẫn HS sắp xếp các chú hổ vào sản phẩm rừng cây rậm rạp của nhóm và chia sẻ cảm nhận về :
+ Hình , màu của chú hổ độc đáo như thế nào? 
+ Hình, màu được lặp lại trên thân hổ 
+ Các hình tạo nên chú hổ 
+ Những điều em biết về loài hổ 
- Nêu câu hỏi gợi ý để HS chỉ ra những hình, màu và sự lặp lại trên hình hổ 
- GV gợi ý câu hỏi tiếp cận sản phẩm, đánh giá sản phẩm của mình và bạn ( cá nhân/ nhóm) HS chia sẻ trả lời 
+ Em có ấn tượng với chú hổ nào? Vì sao ?
+ Chú hổ của em được làm bằng những hình gì ?
+ Hình nào trên thân chú hổ được lặp lại nhiều ?
+ Hổ thường sống ở đâu ?
+ Thức ăn hổ yêu thích là gì ?
+ Hổ thân thiện hay nguy hiểm với con người?
+ Hổ được coi là động vật như thế nào?
Hoạt động 5 : Vận dụng- Phát triển : 
( xem tranh của họa sĩ )
Nhiệm vụ của GV : Hướng dẫn HS xem tranh và chỉ ra hình, màu, không gian của bức tranh 
- Giới thiệu khái quát về họa sĩ Hen-ri Ru-sô
 ( Henri Rousseau )và tác phẩm của ông được giới thiệu trong SGK 
Gợi ý cách tổ chức :
+ Khuyến khích HS quan sát tranh trong SGK ( trang 57), tìm hiểu hình chú hổ trong tranh 
+Tìm hiểu cảnh vật trong bức tranh, cách vẽ nét, hình, màu trong tranh của họa sĩ 
- GV đặt thêm câu hỏi :
+ Em có ấn tượng gì về bức tranh của họa sĩ ?
+ Trong tranh, em nhìn thấy mấy chú hổ ?
+ Theo em, hình dáng của chú hổ thể hiện trạng thái gì ?
+ Tác giả thể hiện cảnh vật ở đâu ? Có những hình ảnh gì trong tranh ?
+ Màu sắc trong tranh cho em cảm giác gì ?
- GV tóm tắt để HS ghi nhớ :
Hổ được thể hiện trong nhiều loại hình nghệ thuật. Chúng là loại động vật quý hiếm cần được bảo tồn và cấm săn bắt 
- HS vào hoạt động 1 nhận biết đặc điểm tạo hình của chú hổ, quan sát và trả lời câu hỏi 
- Các chú hổ được tạo ra từ hình vuông, tròn, hình chữ nhật, hình tam giác ,với màu đỏ , vàng, tím , đen 
- được tạo nên từ cắt / dán
- Hình chữ nhật, hình tam giác , hình tròn ,..
- HS nghe 
- HS sang hoạt động 2 cách tạo hình chú hổ. 
- Quan sát SGK-55 thảo luận để nhận biết các bước tạo hình chú hổ từ giấy màu
- Thân, đầu, chân, đuôi, mắt, mũi, mồm, tai,.
- Xé rời các bộ phận rồi ghép lại 
- Hình vuông, tròn, chữ nhật , hình tam giác,.
- HS trả lời theo cảm nhận 
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Các bước tạo hình chú hổ
- HS sang HĐ3 tạo hình con hổ theo ý thích ( HS bám sát mục tiêu HĐ3 )
Quan sát hổ trong thiên nhiên
 Quan sát hổ trong thiên nhiên
- HS quan sát hổ trong thiên nhiên và trả lời câu hỏi trước khi vào thực hành
Các bài tham khảo 
 - HS sang hoạt động 4 trưng bày, chia sẻ đánh giá bài của mình và bạn 
- HS trả lời 
- Trong rừng, trong khu bảo tồn 
- Hổ thích ăn thịt
- Hổ hung dữ
- Hổ là động vật quý hiếm cần được bảo tồn 
- HS sang HĐ5 xem tranh của họa sĩ 
- HS nghe GV giới thiệu khái quát về họa sĩ và tác phẩm
- HS quan sát SGK -57 và trả lời câu hỏi
Tác phẩm: Hổ trong cơn bão nhiệt đới 
Tranh của họa sĩ Hen-ri Ru-sô
 ( Henri Rousseau )

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_2_sach_chan_troi_sang_tao_chu_de_4_bai_4_ch.doc