Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 4, Bài 3: Tắc kè hoa

- Nêu được cách kết hợp các hình thức chấm, nét, màu trong tạo hình và trang trí

Con vật

- Vẽ và trang trí được chú tắc kè hoa theo ý thích

- Chỉ ra được sự lặp lại, hài hòa và cách kết hợp chấm, nét, hình, màu để vẽ hình và trang trí con vật

- Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của chấm, nét, hình, màu trong tranh

1/ . Phẩm chất :

Bài học góp phần bồi dưỡng chất như:

- Ý thức bảo vệ thiên nhiên, động vật tự nhiên tôn trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, thông qua một số biểu hiện cụ thể sau:

- Yêu thiên nhiên, cuộc sống, yêu động vật. Hình thành ý thức bảo vệ thiên nhiên

Động vật

- Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu, phục vụ học tập

- Biết bảo quản sản phẩm mĩ thuật của mình, của bạn ; tôn trọng sản phẩm của bạn bè và người khác tạo ra

2/. Về năng lực

- Bài học góp phần từng bước hình thành, phát triển ở những năng lực sau :

a/ Năng lực mĩ thuật

- Nhận biết cách vẽ tranh theo chủ đề tắc kè hoa

- Vẽ được bức tranh tắc kè hoa bằng cách tạo hình con vật trong thiên nhiên và trong tạo hình , sự hài hòa và cách kết hợp chấm, nét, hình, màu để vẽ hình và trang trí con vật

- Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về hình ảnh chính trong bức tranh

Của mình, của bạn và tranh của họa sĩ được giới thiệu trong bài học

b/ Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự chuẩn bị đồ học tập, vật liệu học tập tự lựa chọn hình ảnh con vật ( chú chim nhỏ ) theo ý thích để thể hiện tác phẩm

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết giới thiệu sản phẩm của mình ; cùng bạn trao đổi, thảo luận trong học tập

 

doc 6 trang chantroisangtao 16/08/2022 12521
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 4, Bài 3: Tắc kè hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 4, Bài 3: Tắc kè hoa

Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 4, Bài 3: Tắc kè hoa
TUẦN : 23 / 24 Từ ngày / đến ngày / / 202 
 Khối 2
Chủ đề 4 : ( KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI ) 
Bài 3 : TĂC KÈ HOA 
( Sáng tạo sản phẩm vẽ 2D )
 ( Thời lượng 2 tiết )
I / Yêu cầu cần đạt .
- Nêu được cách kết hợp các hình thức chấm, nét, màu trong tạo hình và trang trí 
Con vật 
- Vẽ và trang trí được chú tắc kè hoa theo ý thích 
- Chỉ ra được sự lặp lại, hài hòa và cách kết hợp chấm, nét, hình, màu để vẽ hình và trang trí con vật 
- Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của chấm, nét, hình, màu trong tranh 
1/ . Phẩm chất : 
Bài học góp phần bồi dưỡng chất như: 
- Ý thức bảo vệ thiên nhiên, động vật tự nhiên tôn trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, thông qua một số biểu hiện cụ thể sau: 
- Yêu thiên nhiên, cuộc sống, yêu động vật. Hình thành ý thức bảo vệ thiên nhiên
Động vật 
- Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu,  phục vụ học tập 
- Biết bảo quản sản phẩm mĩ thuật của mình, của bạn ; tôn trọng sản phẩm của bạn bè và người khác tạo ra
2/. Về năng lực
- Bài học góp phần từng bước hình thành, phát triển ở những năng lực sau : 
a/ Năng lực mĩ thuật 
- Nhận biết cách vẽ tranh theo chủ đề tắc kè hoa 
- Vẽ được bức tranh tắc kè hoa bằng cách tạo hình con vật trong thiên nhiên và trong tạo hình , sự hài hòa và cách kết hợp chấm, nét, hình, màu để vẽ hình và trang trí con vật
- Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về hình ảnh chính trong bức tranh 
Của mình, của bạn và tranh của họa sĩ được giới thiệu trong bài học 
b/ Năng lực chung 
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự chuẩn bị đồ học tập, vật liệu học tập tự lựa chọn hình ảnh con vật ( chú chim nhỏ ) theo ý thích để thể hiện tác phẩm 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết giới thiệu sản phẩm của mình ; cùng bạn trao đổi, thảo luận trong học tập 
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng họa phẩm để thực hành sáng tạo bức tranh về đề tài tắc kè hoa 
c/ Năng lực đặc thù khác 
- Năng lực ngôn ngữ: Thông qua trao đổi, thảo luận và giới thiệu nhận xét,  sản phẩm , tự tin đứng nói trước đám đông 
- Năng lực khoa học: Biết vận dụng hiểu biết để sắp xếp thể hiện bức tranh theo ý thích 
- Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ : Khai thác được các hình ảnh hình dáng đặc trưng của con tắc kè để tạo hình sản phẩm
- Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác và thực hành với sự vận động của bàn tay 
- Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ : Biết trưng bày, giới thiệu , chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và các bạn
II./ Phương pháp và hình thức tổ chức 
- Phương pháp: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, và nêu giải quyết vấn đề, Liên hệ thực tiễn,
- Kĩ thuật dạy học : Đặt câu hỏi,
- Hình thức tổ chức : Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 
III./ Chuẩn bị :
1./ Học sinh 
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, hồ dán 
2./ Giáo viên 
- Một số tranh, ảnh tắc kè hoa 
VI./ Các hoạt động dạy và học 
- Ổn định lớp: 
- Kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.
- Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : khám phá : 
(Nhận biết đặc điểm của tắc kè hoa )
Nhiệm vụ của GV : Tạo cơ hội cho HS xem hình ảnh hoặc video để các em nhận biết hình dáng, màu sắc của tắc kè hoa 
Gợi ý cách tổ chức 
+ Cho HS xem và quan sát hình tắc kè hoa do GV chuẩn bị , khơi gợi để các em thảo luận và có những trải nghiệm về hình dáng, màu sắc, đặc điểm của tắc kè hoa 
+ Nêu câu hỏi gợi ý HS tư duy và trả lời 
- GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ và trả lời 
+ Em nhìn thấy tắc kè hoa bao giờ chưa ?
+ Tắc kè hoa có hình dáng như thế nào ?
+ Màu sắc, đặc điểm của tắc kè hoa có gì đặc biệt ?
- GV tóm tắt :
Tắc kè hoa thuộc loại bò sát bốn chân, đuôi dài, đầu có sừng, nhiều màu và hình dáng khác nhau. Chúng có thể đổi màu để trốn tránh kẻ thù 
*Hoạt động 2 : Kiến tạo kiến thức- kĩ năng
( Cách vẽ tắc kè hoa ) 
Nhiệm vụ của GV : Tạo cơ hội cho HS quan sát và thảo luận để các em nhận biết được các bước thực hiện 
Gợi ý cách tổ chức :
+ Yêu cầu HS quan sát hình để nhận biết các bước vẽ và trang trí tắc kè hoa trong SGK 
( trang 51 ) 
+ Hướng dẫn và thao tác mẫu để HS quan sát , ghi nhớ các bước thực hiện 
- GV đặt câu hỏi gợi mở để HS tiếp cận bài và trả lời 
+ Có thể vẽ hình tắc kè hoa bằng nét gì ?
+ Trên thân tắc kè hoa có thể trang trí bằng nét, chấm nào? Có thể vẽ thêm gì xung quanh tắc kè?
+ Hoàn thiện hình tắc kè hoa với màu sắc như thế nào ?
Cách vẽ tắc kè hoa 
- Quan sát và chỉ ra cách vẽ tắc kè hoa theo gợi ý dưới đây :
+ B1 : Vẽ hình tắc kè hoa bằng nét 
+ B2 : Trang trí tắc kè hoa bằng nét, màu 
+ B3 : Vẽ thêm màu cho tắc kè hoa sinh động hơn 
- GV tóm tắt để HS ghi nhớ :
Tắc kè hoa có thể được vẽ và trang trí bằng các chấm, nét, màu khác nhau 
* Hoạt động 3 : Luyện tập - Sáng tạo 
(Vẽ tắc kè hoa yêu thích )
Mục tiêu HĐ 3:
- Nêu được cách kết hợp các hình thức chấm, nét, màu trong tạo hình và trang trí con vật 
- Vẽ và trang trí được chú tắc kè hoa theo ý thích 
- Chỉ ra được sự lặp đi lặp lại , hài hòa và cách kết hợp chấm, hình, màu để vẽ hình và trang trí con vật 
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của chấm, nét, hình, màu trong tranh 
Nhiệm vụ của GV 
Khuyên khích và hỗ trợ HS lựa chọn tắc kè hoa có hình dáng ,màu sắc mình yêu thích để tạo hình và trang trí 
Gợi ý cách tổ chức :
- Khuyến khích HS 
+ Lựa chọn hình ảnh tắc kè hoa yêu thích để quan sát và vẽ theo ý thích 
+ Chọn màu yêu thích để thể hiện bài vẽ 
+ Tham khảo các hình có cách dùng chấm, nét, màu phù hợp để có thêm ý tưởng sáng tạo cho bài của mình 
- Hỗ trợ HS cách dùng nét, chấm, màu phù hợp để trang trí chú tắc kè hoa sinh động 
- Nêu câu hỏi gợi ý để HS tư duy và có ý tưởng cho bài vẽ của mình 
- GV đặt câu hỏi giúp HS tiếp cận và trả lời 
+ Em sẽ chọn hình chú tắc kè nào để vẽ ? Vì sao ?
+ Hình chú tắc kè đó có gì ấn tượng với em ?
+ Các chấm và nét, màu có trên thân tắc kè trông như thế nào ?
+ Em sẽ dùng chấm, nét, màu nào để vẽ tắc kè hoa ?
Hoạt động 4 : Phân tích – đánh giá 
( Trưng bày sản phẩm và chia sẻ )
Nhiệm vụ của GV :
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận về nét, hình, màu có trên tắc kè hoa 
Gợi ý cách tổ chức :
- Hướng dẫn HS trưng bày bài vẽ và chia sẻ cảm nhận về 
+ Hình dáng tắc kè hoa yêu thích 
+ Nét, chấm, màu trang trí trên tắc kè hoa 
+ Điểm độc đáo và ấn tượng của chú tắc kè hoa 
- Khuyến khích HS tưởng tượng và chia sẻ về chú tắc kè trong thiên nhiên 
- GV gợi ý câu hỏi tiếp cận sản phẩm, đánh giá sản phẩm của mình và bạn ( cá nhân/ nhóm) HS chia sẻ trả lời 
+ Em thích hình vẽ tắc kè nào ? Vì sao? 
+ Các chấm, nét, màu được lặp lại trên hình tắc kè như thế nào ?
+ Em muốn điều chỉnh gì cho hình vẽ đẹp hơn?
Hoạt động 5 : Vận dụng- Phát triển : 
(Tạo bức tranh tắc kè hoa trong rừng cây )
Nhiệm vụ của GV :
Tạo cơ hội cho HS kết nối sản phẩm của bài học với các bài trước trong chủ đề giúp HS phát triển kĩ năng bố cục và vận dụng nguyên lí tạo hình về tỉ lệ, nhịp điệu có hiệu quả hơn 
- GV đặt thêm câu hỏi :
+Em thích hình chú tắc kè của mình được đặt vào vị trí nào trong sản phẩm rừng cây? Vì sao em chọn vị trí đó ?
+ Vị trí em chọn để đặt hình tắc kè ở xa hay gần trong sản phẩm ?
+ Tỉ lệ giữa hình tắc kè với cảnh vật xung quanh trong sản phẩm như thế nào? 
- GV tóm tắt để HS ghi nhớ :
Chấm, nét, màu, tạo nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng trong tranh 
- HS vào HĐ1 nhận biết đặc điểm của tắc kè hoa 
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời 
 HS sang HĐ2 cách vẽ tắc kè hoa 
- HS quan sát SGK- 51 và trả lời câu hỏi
Bước 1
 Bước 2 
Bước 3
Các bước vẽ tắc kè hoa 
- HS sang HĐ3 vẽ tắc kè hoa yêu thích , HS bám sát mực tiêu HĐ3
Sản phẩm mẫu của HS 
Các sản phẩm mẫu của HS 
- HS trả lời câu hỏi 
- sau tiến hành và thực hành vẽ chú tắc kè hoa 
- HS sang HĐ4 trưng bày sản phẩm và chia sẻ 
- Chia sẻ dưới sự hướng dẫn của GV 
- HS có thể tưởng tượng chia sẻ về chú tắc kè trong thiên thiên
- HS trả lời theo cảm nhận 
- HS sang HĐ5 tạo bức tranh tắc kè hoa trong rừng cây
- HS trả lời và làm theo hướng dẫn của GV 
Sản phẩm tắc kè hoa trong rừng cây

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_2_sach_chan_troi_sang_tao_chu_de_4_bai_3_ta.doc