Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Bài 6: Công trường nhộn nhịp

- Bước đầu chỉ ra được cách kết hợp nét, hình, màu tạo nhịp điệu của hoạt động

 trong tranh

- Thực hiện được bài vẽ về hoạt động của HS ở cổng trường

- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp và nhịp điệu của nét, hình, màu được thể hiện

trong tranh

- Thêm yêu ngôi trường, có ý thức chấp hành quy định chung về trật tự, an toàn

nơi công cộng

 

doc 7 trang chantroisangtao 16/08/2022 13842
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Bài 6: Công trường nhộn nhịp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Bài 6: Công trường nhộn nhịp

Giáo án Mĩ thuật 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Bài 6: Công trường nhộn nhịp
TUẦN : 11 / 12 Từ ngày / đến ngày / / 202 
 Khối 2
Chủ đề 2 : ( ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG EM ) 
Bài 3 : CỔNG TRƯỜNG NHỘN NHỊP 
( Sáng tạo sản phẩm vẽ 2D )
 ( Thời lượng 2 tiết )
I / Yêu cầu cần đạt .
- Bước đầu chỉ ra được cách kết hợp nét, hình, màu tạo nhịp điệu của hoạt động
 trong tranh
- Thực hiện được bài vẽ về hoạt động của HS ở cổng trường 
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp và nhịp điệu của nét, hình, màu được thể hiện 
trong tranh 
- Thêm yêu ngôi trường, có ý thức chấp hành quy định chung về trật tự, an toàn 
nơi công cộng 
1/ . Phẩm chất : 
Bài học góp phần bồi dưỡng chất như: Đức tính chăm chỉ, tiết kiệm, có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập; kính trọng thầy cô, yêu mến bạn bè thông qua một số biểu hiện và hoạt động chủ yếu sau : 
- Yêu trường, yêu lớp , thân thiện với bạn bè, quý mến, tôn trọng thầy cô 
- Tích cưc tham gia các hoạt động học tập , sáng tạo sản phẩm 
- Biết giữ gìn vệ sinh trường lớp và môi trường xung quanh 
- Thể hiện được khả năng thẩm mĩ và nghệ thuật của mình thông qua bài học 
- Biết bảo quản sản phẩm mĩ thuật của mình, của bạn ; tôn trọng sản phẩm của bạn bè và người khác tạo ra
2/. Về năng lực
- Bài học góp phần từng bước hình thành, phát triển ở những năng lực sau : 
a/ Năng lực mĩ thuật 
- Nhận biết và nói được kiểu dáng, màu sắc của một số ngôi trường HS đến học tập, vui chơi 
- Khai thác được đặc điểm nội dung cổng trường nhộn nhịp để tạo hình sản phẩm
- Vẽ được bức tranh cổng trường nhộn nhịp bằng các nét,mảng, màu sắc có đậm, có nhạt, phong phú và sinh động về các hình ảnh xung quanh cổng trường theo ý thích 
- Biết cùng bạn tạo được một bức tranh hoặc mô hình ngôi trường bằng vật liệu , công cụ, họa phẩm sẵn có 
- Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về hình ảnh chính trong bức tranh 
Của mình, của bạn 
b/ Năng lực chung 
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự chuẩn bị đồ học tập, vật liệu học tập sáng tạo mô hình . Chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân , của nhóm 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: cùng bạn trao đổi, thảo luận trong học tập và trưng bày , nhận xét sản phẩm 
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng họa phẩm để thực hành sáng tạo bức tranh về các cặp sách xinh sắn 
c/ Năng lực đặc thù khác 
- Năng lực ngôn ngữ: Thông qua trao đổi, thảo luận và giới thiệu nhận xét,  sản phẩm một cách tự tin
- Năng lực tính toán : thể hiện khả năng phân chia tỉ lệ các chi tiết cấu trúc ở mô hình ngôi trường 
- Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác và thực hành với sự vận động của bàn tay
 II./ Phương pháp và hình thức tổ chức 
- Phương pháp: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, và nêu giải quyết vấn đề, Liên hệ thực tiễn,
- Kĩ thuật dạy học : Đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy, động não , khăn phủ bàn ,
- Hình thức tổ chức : Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 
III./ Chuẩn bị :
1./ Học sinh 
- Sách học mĩ thuật lớp 2 
- Giấy màu, màu vẽ , keo, hồ dán ,bút chì, đất nặn,
2./ Giáo viên 
- Sản phẩm minh họa 
VI./ Các hoạt động dạy và học 
- Ổn định lớp: 
- Kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.
- Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : khám phá : 
( Mô tả các hoạt động quen thuộc ở cổng trường )
Nhiệm vụ của GV : Khuyến khích HS diễn tả lại những hoạt động thường diễn ra ở cổng trường vào thời điểm trước và sau giờ học 
Gợi ý cách tổ chức 
+ Tạo cơ hội cho HS quan sát tranh, ảnh về các hoạt động ở cổng trường do GV chuẩn bị hoặc trong SGK trang 26 
+ Gợi ý để HS liên hệ và diễn lại những hoạt động của mình ở cổng trường khi đến trường và lúc chia tay bạn ra về 
+ Khuyến khích HS diễn tả lại các hoạt động mình ấn tượng để cả lớp cùng quan sát và hình dung được nội dung hoạt động cho học tập
+ Gợi ý HS hướng đến những hoạt động có tính nhân văn ở cổng trường để thể hiện trong bài vẽ 
- GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ và trả lời 
+ Cổng trường thường có hình dạng thế nào ?
+ Cổng trường gồm có những bộ phận chính nào ?
+ Hình dáng và màu sắc của các bộ phận đó như thế nào ?
+ Biển của cổng trường viết nội dung gì ?
+ Khi đến trường, các em thường gặp những ai ở cổng trường ?
+ Khi gặp nhau ở cổng trường, chúng ta thường làm gì ?
Khi tan học, các em chia tay ở cổng trường như thế nào ?
* Lưu ý : GV gợi ý để HS nới về hình dạng, màu sắc và tính năng của bộ phận có trên cặp sách 
*Hoạt động 2 : Kiến tạo kiến thức- kĩ năng
(Cách tạo sản phẩm mĩ thuật có nhiều người) 
Nhiệm vụ của GV : Khuyến khích HS quan sát hình, thảo luận để nhận biết cách tạo sản phẩm mĩ thuật có nhiều nhân vật , tạo sự đông vui, nhộn nhịp 
Gợi ý cách tổ chức :
+ Khuyến khích HS quan sát hình trong SGK trang 27 , thảo luận để nhận biết cách tạo sản phẩm mĩ thuật có nhiều nhân vật từ những hình tròn 
+ Vẽ hình minh họa trên bảng cho HS quan sát và nhận biết cách tạo dáng nhân vật từ các hình tròn ở vị trí khác nhau 
+ Khuyến khích HS nêu lại cách tạo sản phẩm mĩ thuật có nhiều người 
- GV đặt câu hỏi gợi mở để HS tiếp cận bài và trả lời 
+ Vì sao các hình tròn to, nhỏ được vẽ ở vị trí khác nhau ?
+ Dáng người được vẽ từ các hình tròn to, nhỏ giống nhau hay khác nhau? Vì sao?
+ Có thể vẽ thêm cảnh vật gì để tạo được quang cảnh cổng trường ?
+ Màu sắc được diễn tả thế nào trong sản phẩm mĩ thuật để có cảm giác đông vui, nhộn nhịp ? 
Cách tạo sản phẩm mĩ thuật có nhiều người 
+ B1: Vẽ một số hình tròn to, nhỏ ở các vị trí khác nhau trên giấy 
+ B2: Tưởng tượng và vẽ dáng người từ các hình tròn 
+ B3 : Vẽ thêm hình để thể hiện quang cảnh cổng trường 
+ B4 : Vẽ màu và hoàn thiện sản phẩm 
- GV tóm tắt để HS ghi nhớ :
Kết hợp nhiều dáng người và cảnh vật có thể diễn tả được sự nhộn nhịp trong sản phẩm mĩ thuật 
* Hoạt động 3 : Luyện tập - Sáng tạo 
( Vẽ tranh cổng trường nhộn nhịp )
- Mục tiêu HĐ3 :
+ Bước đầu chỉ ra được cách kết hợp nét, hình, màu tạo nhịp điệu của hoạt động trong tranh 
+ Thực hiện được bài vẽ hoạt động của HS ở cổng trường 
+ Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp và nhịp điệu của nét, hình, màu được thể hiện trong tranh 
+ Thêm yêu ngôi trường, có ý thức chấp hành quy định chung về trật tự, an toàn nơi công cộng 
Nhiệm vụ của GV 
-Khuyến khích HS tưởng tượng, nhớ lại hình ảnh những người bạn, người thân hay thầy cô giáo mình thường gặp ở cổng trường khi đến trường hoặc lúc ra về 
- Gợi ý để HS hình dung lại hình ảnh cổng trường mình khi thực hiện bài vẽ 
Gợi ý cách tổ chức :
+ Khuyến khích HS tưởng tượng, nhớ lại hình ảnh những nhân vật sẽ được vẽ và khung cảnh cổng trường 
+ Nêu câu hỏi để HS hình dung và có sự liên tưởng đến hình dáng, cảnh vật cho bài vẽ 
- GV đặt câu hỏi giúp HS tiếp cận và trả lời 
+ Em sẽ vẽ các nhân vật từ bao nhiêu hình tròn? Mỗi hình tròn ở vị trí nào trên giấy ?
+ Hình tròn nào vẽ người ở trước, ở sau? Đó là các bạn trai hay gái ? Hình dáng bạn đó thế nào ? Tóc bạn đó dài hay ngắn ? 
+ Hình tròn nào có thể vẽ thầy, cô giáo hay người lớn tuổi ? Vị trí người đó ở xa hay gần ?
+ Em sẽ vẽ cổng trường và cảnh vật xung quanh các nhân vật như thế nào ?
+ Em chọn những màu nào để vẽ các nhân vật chính trong bài vẽ ?
- Khuyến khích HS thực hiện bài vẽ theo ý thích 
* Lưu ý :
Có thể tham khảo các bài vẽ để có ý tưởng sáng tạo riêng cho bài của mình 
Hoạt động 4 : Phân tích – đánh giá 
( Trưng bày sản phẩm và chia sẻ )
Nhiệm vụ của GV :
- Tổ chức cho HS trưng bày bài và chia sẻ cảm nhận về hình dáng các nhân vật, khung cảnh và màu sắc trong bài vẽ của mình , của bạn 
Gợi ý cách tổ chức :
+ Hướng dẫn HS cách trưng bày bài vẽ ngay ngắn trên bảng hoặc trên tường lớp học 
+ Khuyến khích HS chia sẻ cảm nhận của mình về 
. Cách vẽ dáng người bắt đầu từ những hình tròn 
. Bài vẽ yêu thích 
. Nét, hình, màu trong bài vẽ 
. Cách sắp xếp vị trí, hình dáng các nhân vật tạo nhịp điệu trong mỗi bài vẽ 
+ Cách thực hiện để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông ở cổng trường và nơi công cộng 
- GV gợi ý câu hỏi tiếp cận sản phẩm, đánh giá sản phẩm của mình và bạn 
( cá nhân/ nhóm) HS chia sẻ trả lời 
+ Cách vẽ dáng người bắt đầu từ những hình tròn cho em cảm giác thế nào ?
+ Em thích bài vẽ nào ? vì sao ? 
+ Màu sắc bài vẽ nào tạo cảm giác vui nhộn ?
+ Em sẽ thực hiện và nói với những người xung quanh em điều gì khi tham gia giao thông và ở nơi công cộng 
Hoạt động 5 : Vận dụng- Phát triển : 
( Xem tranh dân gian )
Gợi ý cách tổ chức :
- Nêu câu hỏi mở kích thích trí tò mò để HS tìm hiểu màu sắc, hình dáng và cách sắp xếp nhân vật trong bức tranh dân gian “ Trẻ con chơi rồng rắn ”
- Giới thiệu những thông tin về bức tranh để HS được biết :
- Tác phẩm “Trẻ con chơi rồng rắn” hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam và thuộc dòng tranh dân gian Hàng Trống 
- GV tóm tắt để HS nhận biết 
Nhịp điệu trong tranh có thể được tạo nên từ sự sắp xếp của nhiều hình dáng người 
- HS vào hoạt động 1. Mô tả được các hoạt động quen thuộc ở cổng trường 
- HS quan sát SGK - 26 để cùng nhau thảo luận bài 
- HS tả lại những hoạt động diễn ra ở cổng trường và lúc chia tay bạn ra về 
- HS trả lời 
- Thân cổng, mái cổng( biển trường,) hàng rào quanh cổng,..
- HS nêu hình dạng, màu sắc cổng trường mình ,
- Biển của cổng viết tên trường/điện chỉ/ logo hay biểu tượng giáo dục,
- Vui vẻ, hoan hỉ, dắt nhau đi, nói chuyện,
- Chào nhau, quyến luyến ..
- HS lưu ý 
- HS sang hoạt động 2. Quan sát hình, thảo luận nhận biết cách tạo sản phẩm có nhiều nhân vật 
- HS quan sát hình SGK – 27 nhận biết cách tạo sản phẩm mĩ thuật có nhiều nhân vật từ hình tròn.
- HS trả lời theo cảm nhận của mình,.
- Vẽ thêm hình ảnh xung quanh cổng trường tăng đông vui nhộn nhịp,.
- màu sắc tươi sáng, nhiều màu sắc,..
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
- HS trả lời các câu hỏi theo cảm nhận của cá nhân 
- HS thực hiện bài vẽ theo ý thích 
- HS lưu ý 
- HS sang hoạt động 4 
Trưng bày , chia sẻ cảm nhận về hình dáng các nhân vật
- HS trưng bày sản phẩm theo sự hướng dẫn của GV 
Sản phẩm của HS
 Sản phẩm của HS ( tham khảo )
- HS giới thiệu tranh 
- HS lắng nghe GV giới thiệu tác phẩm “ Trẻ con chơi rồng rắn”
- HS lắng nghe 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_6_cong_truong.doc