Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 15 - Đinh Quốc Nguyễn
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: THUYỀN TRƯỞNG VÀ BẦY ONG
Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong (Tiết 1 + 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù.
- Chia sẻ được những điều đã quan sát trong tranh minh hoạ bài đọc; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Cậu bé – thuyền trưởng cùng con diều chu du theo đàn ong đến khám phá những vùng đất tươi đẹp. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mơ ước cùng với diều và đàn ong bay xa để trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp của quê hương, đất nước của cậu bé.
- Tìm đọc được một bài thơ hoặc lời một bài hát về ước mơ, viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn suy nghĩ về ước mơ được nhắc đến trong bài thơ hoặc lời bài hát.
2. Năng lực chung.
- NL tự chủ và tự học: Chủ động, tự giác xác định nhiệm vụ học tập, phân tích và trình bày được những điều giải quyết các câu hỏi trước lớp.
- NL giao tiếp và hợp tác: Có thói quen cùng trao đổi, thảo luận với bạn hoàn thành bài tập.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết chia sẻ bài thơ hoặc lời bài hát đã sưu tầm được và có thể trang trí Nhật kí đọc sách theo chủ điểm hoặc nội dung bài thơ/ lời bài hát.
- NL ngôn ngữ: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài
- NL văn học: Đọc diễn cảm đoạn thơ; hiểu được ý nghĩa của bài; chia sẻ được ước mơ được nhắc đến trong bài thơ hoặc qua lời bài hát sưu tầm được.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 15 - Đinh Quốc Nguyễn
TUẦN 15 TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM: THUYỀN TRƯỞNG VÀ BẦY ONG Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong (Tiết 1 + 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù. - Chia sẻ được những điều đã quan sát trong tranh minh hoạ bài đọc; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Cậu bé – thuyền trưởng cùng con diều chu du theo đàn ong đến khám phá những vùng đất tươi đẹp. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mơ ước cùng với diều và đàn ong bay xa để trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp của quê hương, đất nước của cậu bé. - Tìm đọc được một bài thơ hoặc lời một bài hát về ước mơ, viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn suy nghĩ về ước mơ được nhắc đến trong bài thơ hoặc lời bài hát. 2. Năng lực chung. - NL tự chủ và tự học: Chủ động, tự giác xác định nhiệm vụ học tập, phân tích và trình bày được những điều giải quyết các câu hỏi trước lớp. - NL giao tiếp và hợp tác: Có thói quen cùng trao đổi, thảo luận với bạn hoàn thành bài tập. - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết chia sẻ bài thơ hoặc lời bài hát đã sưu tầm được và có thể trang trí Nhật kí đọc sách theo chủ điểm hoặc nội dung bài thơ/ lời bài hát. - NL ngôn ngữ: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài - NL văn học: Đọc diễn cảm đoạn thơ; hiểu được ý nghĩa của bài; chia sẻ được ước mơ được nhắc đến trong bài thơ hoặc qua lời bài hát sưu tầm được. 3. Phẩm chất. - Trách nhiệm: Tự giác học tập. - Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động. - Trung thực: Nói lên được ý kiến của bản thân thông qua các hoạt động trong bài. - Yêu nước: Ước mơ khám phá vẻ đẹp của quê hương, đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SHS, VBT, SGV. - Máy tính, bảng tương tác. - Bài giảng Powerpoint. - HS mang tới lớp bài thơ hoặc lời bài hát phù hợp với chủ điểm “Những ước mơ xanh” đã đọc và Nhật kí đọc sách. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học; + Đọc tên và đoán nội dung bài học. - Cách tiến hành: - Cho HS xem tranh minh họa trong bài tập đọc. (Gợi ý: không gian, thời gian, cảnh vật, con người,...) - Yêu cầu HS liên hệ nội dung khởi động, đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc. - Nhận xét chung, tuyên dương. => Giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc “Thuyền trưởng và bầy ong”. - HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn những điều em quan sát được trong tranh minh hoạ bài đọc. - Thực hiện. - Lắng nghe và ghi tên bài vào vở. 2. Hoạt động Khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: + Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. + Hiểu được nội dung bài đọc: Cậu bé – thuyền trưởng cùng con diều chu du theo đàn ong đến khám phá những vùng đất tươi đẹp. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mơ ước cùng với diều và đàn ong bay xa để trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp của quê hương, đất nước của cậu bé. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - GV đọc mẫu: giọng đọc trong sáng, vui tươi, thể hiện niềm vui của bạn nhỏ; nhấn giọng ở những từ ngữ tả cảnh đẹp và hoạt động của sự vật. - GV HD đọc và luyện đọc một số từ khó: râm bụt, buồm, quánh, sương giăng,; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên: Đàn ong/ cánh chở nắng/ Bay qua/ vườn mướp vàng/ Ghé/ cành râm bụt đỏ/ Bình mật đầy/ vẫn mang.// - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: 2 đoạn + Đoạn 1: Hai khổ thơ đầu + Đoạn 2: Ba khổ thơ cuối - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu - Giải nghĩa từ khó hiểu ( ngoài từ ngữ đã được giải thích trong SHS): chở nắng (ý trong bài: đàn ong bay trong bầu trời ngập nắng), loang (lan rộng dần ra; ý trong bài: mặt trời bắt đầu lặn, ánh sáng lan rộng trên bãi cát),... - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Ở khổ thơ thứ nhất, đàn ong được miêu tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? + Câu 2: Bạn nhỏ tưởng tượng điều gì khi chơi trò chơi thả diều? + Câu hỏi 3: Em cảm nhận thế nào về cảnh thiên nhiên được tả ở khổ thơ thứ ba và thứ tư? (Gợi ý: Cảnh thiên nhiên ở khổ thơ thứ ba và thứ tư được tả bằng những hình ảnh vô cùng tươi sáng, bình yên: “Nắng quánh vàng như mật”, “Sao đã thắp hải đăng”,...) + Câu hỏi 4: Khổ thơ cuối bài nói lên mơ ước mơ gì của bạn nhỏ? - GV hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn + Đoạn 1: Trò chơi thả diều đầy thú vị bắt đầu vào ngày mới với vẻ đẹp tươi sáng của thiên nhiên. + Đoạn 2: Trò chơi kết thúc, bạn nhỏ trở về nhà khi chiều xuống. - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV chốt nội dung bài đọc: Cậu bé – thuyền trưởng cùng con diều chu du theo đàn ong đến khám phá những vùng đất tươi đẹp. Mơ ước cùng với diều và đàn ong bay xa để trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp của quê hương, đất nước của cậu bé. 2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại và học thuộc lòng. - Cho HS nhắc lại nội dung và ý nghĩa bài học Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV hoặc HS đọc lại 3 khổ thơ cuối. (Gợi ý: giọng trong sáng, vui tươi như lời tâm tình, trò chuyện, thể hiện niềm vui và ước mơ của bạn nhỏ; nhấn giọng ở những từ ngữ tả hoạt động, tính chất của sự vật): Chiều/ loang dần trên cát Rơi/ tiếng chim gọi ngày Nắng/ quánh vàng như mật Ong về/ hay còn bay?// Cập bến thôi/ diều nhé!/ Sao/ đã thắp hải đăng/ Cơm chiều/ mẹ đã dọn/ Về thôi thuyền,/ sương giăng.// Đàn ong siêng,/ về tổ/ Thuyền trưởng ngoan,/ về nhà/ Ngày mai/ cùng với nắng/ Ong và diều/ bay xa.// - GV đọc lại đoạn mẫu - GV yêu cầu đọc lại đoạn 2. - GV nhận xét, tuyên dương. - Tổ chức cho HS học thuộc lòng 4 khổ thơ em thích. - Nhận xét, tuyên dương. - Lắng nghe GV đọc mẫu. - Lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp lắng nghe. - Quan sát. - HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc theo yêu cầu. - Lắng nghe. - HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS. + Câu 1: Đàn ong trong khổ thơ thứ nhất được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh: cánh chở nắng bay qua vườn mướp vàng, mang bình mật đầy ghé cành râm bụt đỏ. + Câu 2: Khi chơi thả diều, bạn nhỏ tưởng tượng cánh diều là cánh buồm căng gió, bầu trời là đại dương, còn bản thân là người thuyền trưởng điều khiển cánh buồm. + Câu hỏi 3: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng. (Gợi ý: Cảnh thiên nhiên ở khổ thơ thứ ba và thứ tư được tả bằng những hình ảnh vô cùng tươi sáng, bình yên: “Nắng quánh vàng như mật”, “Sao đã thắp hải đăng”,...) + Câu hỏi 4: Khổ thơ cuối bài nói lên mơ ước được bay xa như cánh diều và đàn ong để trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp của quê hương đất nước - Vài HS nêu. - Thực hiện. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Một vài HS đọc lại. - Tiến hành học thuộc 4 khổ thơ yêu thích trong nhóm, trước lớp. - Lắng nghe. 2.4. Đọc mở rộng: - Mục tiêu: + Tìm được bài thơ / lời bài hát phù hợp với chủ điểm “Những ước mơ xanh”. + Chia sẻ những điều em ghi nhớ sau khi đọc bài thơ/ lời bài hát. + Biết trang trí “Nhật kí đọc sách” đơn giản theo chủ điểm, nội dung bài thơ hoặc lời bài hát. - Cách tiến hành: 2.4.1. Tìm đọc bài thơ hoặc lời bài hát. - GV mời HS nêu chủ điểm. - GV yêu cầu HS đọc ở nhà (hoặc thư viện) một bài thơ hoặc lời bài hát phù hợp với chủ điểm trước buổi học khoảng 1 tuần. HS có thể đọc sách báo giấy hoặc tìm kiếm trên internet bài thơ hoặc lời bài hát viết về: + Ước mơ cho bản thân, gia đình + Ước mơ cho bạn bè, thầy cô, trường học + Ước mơ cho quê hương, đất nước,... - Nhận xét, tuyên dương. 2.4.2. Viết nhật kí đọc sách: - Yêu cầu HS viết vào Nhật kí đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc bài thơ hoặc lời bài hát: tên bài thơ hoặc tên bài hát, tên tác giả, những hình ảnh thể hiện ước mơ,... - Yêu cầu HS trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm, nội dung bài thơ hoặc lời bài hát. - Nhận xét, tuyên dương. 2.4.3. Chia sẻ về bài thơ hoặc lời bài hát đã đọc: - Yêu cầu HS đọc bài thơ/ lời bài hát trước lớp và chia sẻ cho các bạn trong nhóm cùng đọc. - Mời HS chia sẻ Nhật kí đọc sách của bản thân. - Mời HS nhận xét, góp ý. - Yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ suy nghĩ về ước mơ được nhắc đến trong bài thơ hoặc lời bài hát. - Mời HS bình chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo và dán vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Việt. - Nhận xét, đánh giá hoạt động. - Nêu: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm: “Những ước mơ xanh” - Chuẩn bị bài thơ hoặc lời bài hát để mang tới lớp chia sẻ. - Lắng nghe. - Thực hiện. - Thực hiện. - Vài HS đọc trước lớp, cùng chia sẻ cho các bạn trong nhóm đọc bài của nhau. - Trình bày Nhật kí đọc sách. - Nhận xét, góp ý nhận xét cho nhật kí của bạn, chỉnh sửa, hoàn thiện nhật kí của bản thân. - Tiến hành bình chọn và dán vào góc sản phẩm,... - Lắng nghe. 3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?” + Câu 1: Nêu lại nội dung bài đọc “Thuyền trưởng và bầy ong”. + Câu 2: Đọc bài thơ hoặc hát một bài hát đã sưu tầm được, nêu ước mơ được nhắc đến trong bài thơ/ bài hát đó. + Câu 3: Hãy nêu ước mơ của em. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS tham gia chơi trò chơi và trả lời các câu hỏi. - HS lắng nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ------------------------------------------------------------------- TUẦN 15 TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH Bài 3: THUYỀN TRƯỞNG VÀ BẦY ONG TIẾT 3: LUYỆN TẬP VỀ NHÂN HÓA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. Năng lực văn học: Nhận biết được nhân hoá bằng cách trò chuyện với sự vật hoặc để sự vật tự xưng. 2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: Hiểu và làm được các bài tập - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Nhân ái: ý thức giúp đỡ nhau trong học tập - Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động - Trách nhiệm: tự giác học tập và hoàn thành các bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SHS, VBT, SGV. – Bảng tương tác - Thẻ từ, thẻ câu để HS thực hiện BT từ câu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho học sinh múa hát bài hát “Niềm vui của em” - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi nói chia sẻ với bạn về các sự vật được nhân hóa trong bài hát - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới: “Luyện tập về nhân hóa”. - HS tham gia múa hát. - HS thảo luận nhóm đôi, HS chia sẻ kết quả trước lớp - HS lắng nghe. 2. Khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: - Nhận biết được nhân hoá - P ... ......................................................................................................................... ................................................................................................................................. TIẾNG VIỆT BÀI 4: HẠT TÁO ĐÃ NẢY MẦM (Tiết 2) Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hóa YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù. - Xác định đúng các cách nhân hoá, biết sử dụng biện pháp nhân hoá để ghi lại lời nói của sự vật. - Trình bày được lí lẽ để củng cố cho một ý kiến hoặc nhận định về nhân hóa gần gũi với đời sống. 2. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Biết đóng góp ý kiến trong việc thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm hoặc một nhiệm vụ mà nhóm, lớp phải thực hiện. - Biết tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề học tập của mình một cách sáng tạo. 3. Phẩm chất - Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, biết ước mơ những điều đẹp đẽ, có ý nghĩa cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Có ý thức phấn đấu học tập và rèn luyện để biến ước mơ thành hiện thực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Đối với giáo viên: SHS, VBT, SGV. Ti vi/ máy chiếu/tranh ảnh SHS phóng to. Bảng phụ ghi đoạn 3. Thẻ từ, thẻ câu để thực hiện các BT từ câu. Đối với học sinh: SHS, VBT, bảng con, bút viết bảng Một số câu văn, câu thơ có hình ảnh nhân hóa. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Khởi động. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. Cách tiến hành: - GV quan sát, giúp đỡ, cổ vũ HS. - Nhận xét, tuyên dương. - Dẫn dắt vào giới thiệu bài - Ban học tập, điều hành cả lớp chơi trò chơi, bạn nào phạm luật sẽ trả lời câu hỏi: + Tìm các sự vật được nhân hóa trong câu thơ, câu văn cho trước. + Nhân hóa là gì? 2. Hoạt động khám phá - Mục tiêu: Xác định đúng các cách nhân hoá, biết sử dụng biện pháp nhân hoá để ghi lại lời nói của sự vật. - Cách tiến hành: 2.1. Tìm và xác định cách nhân hoá - Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu. - GV chia thành nhóm 4, giao nhiệm vụ: Đọc các đoạn vè, đoạn thơ và thực hiện yêu cầu a. Tìm các sự vật được nhân hóa và cho biết mỗi sự vật ấy được nhân hóa bằng cách nào? b. Em thích hình ảnh nào? Vì sao? - GV nhận xét kết quả. 2.2. Sử dụng biện pháp nhân hoá để hoàn thành đoạn văn - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và đọc đoạn văn. - GV chia nhóm 2, HS đóng vai “những bông hoa” và “tôi” thực hiện đối thoại. - GV nhận xét. 2.3. Sử dụng biện pháp nhân hoá để viết lời tự giới thiệu của một đồ vật - GV cho HS chơi trò chơi: Tôi là ai? - GV hướng dẫn thể lệ trò chơi: HS đóng vai một đồ vật và giới thiệu đặc điểm nổi bật, công dụng của đồ vật đó để các thành viên trong lớp đoán xem đó là đồ vật gì. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động - HS xác định yêu cầu của BT 1. - HS tìm từ theo nhóm; chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ, dán kết quả vào bảng nhóm. 1 − 2 nhóm HS chữa bài, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sự vật NH Cách nhân hoá chim sẻ Gọi bằng “bà” chim sâu Gọi bằng “mẹ”. Có tính cách như con người: có tình có nghĩa. tu hú Gọi bằng “cổ”. Có hoạt động như con người: giục hè đến mau. cú mèo Gọi bằng “bác”. Có trạng thái như con người: buồn ngủ. mặt trời Có hoạt động như con người: rúc bụi tre. bò Có hoạt động như con người: chào. Có cách xưng hô như con người: anh bạn. 2 − 3 HS chia sẻ trước lớp về hình ảnh nhân hoá em thích và giải thích lí do. (Em thích nhất là hình ảnh “bà chim sẻ”. Hình ảnh nhân hoá giúp chim sẻ trở nên sinh động, ngộ nghĩnh, gần gũi như một con người,...). - HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện các yêu cầu của BT. - 1 − 2 nhóm HS đóng kịch tình huống hội thoại. + Chào cô bé dễ thương! + Chào các bạn hoa xinh đẹp! - HS theo dõi các cuộc đối thoại và nhận xét. - Đại diện 3 – 4 HS đố, cả lớp trả lời. - M: Mình khoác lên mình một bộ áo màu vàng. Mình cao khoảng một gang tay. Bên trong mình có màu xám. Bên ngoài mình làm bằng gỗ. Mình còn được gắn một cục tẩy bé. Mình đã giúp các bạn nhỏ vẽ được nhiều bức tranh đẹp. Đố bạn mình là ai? (bút chì) - HS viết vào vở 3 – 4 câu ghi lại lời tự giới thiệu của một đồ vật yêu thích. 3. HĐ Vận dụng. - Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV cho HS chia nhóm, dựng tiểu phẩm: Nếu đồ dùng học tập/con vật/món đồ chơi,... biết nói chuyện. Chúng sẽ nói gì với bạn? - Nhận xét, tuyên dương - HS có những góc nhìn sáng tạo, sinh động khi nhân hóa thế giới xung quanh. - HS học được cách giữ gìn và bảo quản đồ vật; yêu thương, chăm sóc động, thực vật. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. TIẾNG VIỆT BÀI 4: HẠT TÁO ĐÃ NẢY MẦM (Tiết 3) Viết: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù. - Nhận diện và tìm ý cho bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết. - Viết được bài văn giới thiệu được một người gần gũi, thân thiết với em trong đó biết sử dụng nhân hoá và những từ ngữ gợi lên đặc điểm nổi bật, thể hiện được tình cảm, cảm xúc của em với đối tượng được tả. - Nói được về ý nghĩa của việc làm trong tranh. 2. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Biết đóng góp ý kiến trong việc thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm hoặc một nhiệm vụ mà nhóm, lớp phải thực hiện. - Biết tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề học tập của mình một cách sáng tạo. 3. Phẩm chất - Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, biết ước mơ những điều đẹp đẽ, có ý nghĩa cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Có ý thức phấn đấu học tập và rèn luyện để biến ước mơ thành hiện thực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Đối với giáo viên: SHS, VBT, SGV. Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to. Đối với học sinh: SHS, VBT, bảng con, bút viết bảng Mang theo ảnh chụp một cây xanh/thú cưng mà em đã từng trồng/nuôi lớn hoặc các hình ảnh về quá trình sinh trưởng của một loại cây. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ Khởi động: - Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái, vun đắp tình cảm về gia đình cho học sinh và kết nối với bài học mới. - Cách tiến hành: - GV cho HS xem video bài hát: Nhật ký của mẹ của ca sĩ Hiền Thục. - GV nhận xét, giới thiệu bài mới. - HS xem video - HS nhận xét về những tâm sự, tình cảm người mẹ dành cho con. - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. 2. Hình thành kiến thức mới: Tìm ý và viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc - Mục tiêu: Nhận diện và tìm ý cho bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết. - Cách tiến hành: 2.1. Tìm hiểu đề bài Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết. - Đề bài yêu cầu viết đoạn văn thuộc thể loại nào? - Đối tượng chính trong đoạn văn là ai? 2.2. Nhận diện đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc - GV cho HS xác định yêu cầu của BT 1, đọc đoạn văn và các câu hỏi gợi ý. Câu văn đầu tiên khẳng định điều gì? b. Tìm các việc làm: - Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bố với bạn nhỏ. - Nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với bố. c. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì? - GV mời một số HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét 2.3. Rút ra ghi nhớ về cấu tạo đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc - GV chia HS thành các nhóm 4, thảo luận trả lời câu hỏi: Theo em, đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết thường gồm mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì? - GV rút ra cấu tạo của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc: 2.4. Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc - GV cho HS xác định yêu cầu của BT 2 và đọc các gợi ý: Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết dựa vào gợi ý: + Giới thiệu người gần gũi, thân thiết + Tình cảm, cảm xúc của em + Mong ước cho người đó - GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi, có thể ghi chép vắn tắt nội dung chính vào giấy nháp hoặc VBT. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. HS đọc đề bài, trả lời một số câu hỏi để phân tích đề bài. + nêu tình cảm, cảm xúc. + ... em và một người gần gũi, thân thiết. - HS xác định yêu cầu của BT 1. - HS thảo luận nhóm để thực hiện BT. 1 -> 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp. Câu văn mở đầu đoạn văn giới thiệu bố là người gần gũi nhất với bạn nhỏ. b. Các việc làm: - Của bố với bạn nhỏ: Thường đọc truyện cho bạn nhỏ nghe, cùng vẽ tranh, xếp hình, cuối tuần đưa đi chơi, tặng chuông gió,... - Của bạn nhỏ với bố: tự tay làm quà, làm thiệp tặng bố, mong bố luôn mạnh khoẻ,... c. Câu cuối đoạn văn nói về tình cảm và ước mong của bạn nhỏ đối với bố. - HS lắng nghe và nhận xét. - HS thảo luận nhóm. 1 − 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp. - Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc thường có: + Câu mở đầu: Giới thiệu người gần gũi, thân thiết. + Các câu tiếp theo: Kể lời nói, việc làm, thể hiện sự gần gũi, thân thiết. Nêu tình cảm, cảm xúc với người gần gũi, thân thiết. - HS rút ra ghi nhớ, 1 -> 2 HS đọc lại ghi nhớ. - HS xác định yêu cầu của BT 2. - HS thảo luận nhóm. 1 − 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp - HS lắng nghe và nhận xét. - HS chia sẻ bài làm trong nhóm đối, chỉnh sửa bải làm dựa vào nhận xét của bạn. - HS làm việc cá nhân viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết vào VBT. 3. Hoạt động Vận dụng: - Mục tiêu: Nói được về ý nghĩa của việc làm trong tranh. - Cách tiến hành: - GV cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: Nói ý nghĩa của việc làm trong các bức tranh. - GV chia HS thành nhóm 4, thảo luận về việc làm và kết quả việc làm của các bạn HS và người làm vườn. - GV nhận xét, tổng kết bài học. - HS thảo luận nhóm. 1 − 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp + Tranh 1: Học nhóm giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các thành viên học hỏi lẫn nhau, cũng như tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. + Tranh 2: Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người, nó làm sạch khí quyển, điều hòa không khí trên Trái Đất, cung cấp khí ôxi cho con người, trang trí cảnh quan,... Trồng và bảo vệ cây xanh là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. - HS lắng nghe và nhận xét. - HS tìm hiểu thêm về một số hoạt động khác trong cuộc sống hàng ngày, mô tả và nêu ý nghĩa. 4. Hoạt động nối tiếp: Mục tiêu: Liên hệ, giáo dục học sinh - GV yêu cầu HS kể về một kỷ niệm đáng nhớ với một người gần gũi, thân thiết. - Nhận xét, giáo dục HS. 2 – 3 HS nói trước lớp IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_4_chan_troi_sang_tao_tuan_15_dinh_quoc_ng.docx