Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17 - Đinh Quốc Nguyễn

CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

Bài 7: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ (Tiết: 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Trao đổi được với bạn: nếu có phép lạ, em sẽ làm gì? Nêu được phỏng đoán về nội bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc:

+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Những điều các bạn nhỏ mong ước làm được để thay đổi cuộc sống nếu có phép lạ. Từ đó rút ra được ý nghĩa: Mơ ước của thiếu nhi về cuộc sống tương lai tươi đẹp.

+ Tìm đọc được một bài văn viết về ước mơ, viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ được suy nghĩ của em về ước mơ được nhắc đến trong bài văn.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc và trả lời câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm

3. Phẩm chất.

- Yẻu nước: Yêu thiên nhiên, cái đẹp xung quanh, mong muốn khám phá thế giới xung quanh.

- Nhân ái: Yêu hòa bình, yêu thương mọi người xung quanh, mong muốn những điều tốt đẹp cho mọi người xung quanh.

- Chăm chỉ: Chăm đọc sách báo, tích cực tham gia vào các hoạt động.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

docx 23 trang Thu Lụa 29/12/2023 3560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17 - Đinh Quốc Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17 - Đinh Quốc Nguyễn

Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17 - Đinh Quốc Nguyễn
TUẦN 17
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH
Bài 7: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ (Tiết: 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Trao đổi được với bạn: nếu có phép lạ, em sẽ làm gì? Nêu được phỏng đoán về nội bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Đọc:
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Những điều các bạn nhỏ mong ước làm được để thay đổi cuộc sống nếu có phép lạ. Từ đó rút ra được ý nghĩa: Mơ ước của thiếu nhi về cuộc sống tương lai tươi đẹp.
+ Tìm đọc được một bài văn viết về ước mơ, viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ được suy nghĩ của em về ước mơ được nhắc đến trong bài văn.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc và trả lời câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm
3. Phẩm chất.
- Yẻu nước: Yêu thiên nhiên, cái đẹp xung quanh, mong muốn khám phá thế giới xung quanh. 
- Nhân ái: Yêu hòa bình, yêu thương mọi người xung quanh, mong muốn những điều tốt đẹp cho mọi người xung quanh.
- Chăm chỉ: Chăm đọc sách báo, tích cực tham gia vào các hoạt động.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: 
+ SHS, VBT, SGV
+ Ti vi/máy chiếu, bảng tương tác.
+ Bảng phụ ghi ba khổ thơ cuối.
- HS: SHS, vở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Trao đổi được với bạn: nếu có phép lạ, em sẽ làm gì? 
+ Nêu được phỏng đoán về nội bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, trao đổi với bạn: Nếu có phép lạ, em sẽ làm gì? ( Gợi ý: Chế tạo máy móc hiện đại, lai tạo nhiều giống cây, hoa mới,...)
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Gv cho HS xem tranh trong SHS: Tranh vẽ gì? 
- Yêu cầu HS đọc tên và phán đoán nội dung bài học.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Nếu chúng mình có phép, ghi tựa bài.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS theo dõi.
- HS phát biểu
- HS lắng nghe, ghi tựa bài vào vở. 
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.
+ Hiểu được nội dung bài đọc: Những điều các bạn nhỏ mong ước làm được để thay đổi cuộc sống nếu có phép lạ. Từ đó rút ra được ý nghĩa: Mơ ước của thiếu nhi về cuộc sống tương lai tươi đẹp.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu toàn bài
- GV HD giọng đọc: giọng trong sáng, vui tươi, hồn nhiên, thể hiện mong ước thiết tha, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện mong ước thay đổi thế giới,...)
- Bài được chia làm mấy đoạn?
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: nảy mầm, chớp mắt,...
- Luyện đọc câu dài: Hướng dẫn ngắt nhịp thơ, nhấn giọng: 
Nếu /chúng mình/ có phép lạ/ 
Bắt hạt giống/ nảy mầm nhanh/
Chớp mắt/ thành cây đầy quả.
Tha hồ hái/ chén/ ngọt lành
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.
- GV kiểm tra 2 nhóm đọc. 
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Giải nghĩa từ khó hiểu: 
Chén: ăn, thưởng thức.
Đúc: Chế tạo bằng cách đổ chất nóng chảy hoặc vật liệu lỏng vào khuôn, rồi để cho rắn, cứng lại.
bom: vũ khí thường do máy bay thả xuống, bên trong có chứa thuốc nổ, có thể sức sát thương và phá hoại mạnh. 
Thuốc nổ: Hoá chất có tác dụng phá hoại và sát thương bằng sức ép của nó khi bị gây nổ.
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài, thảo luận cặp và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SHS. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Hai khổ thơ đầu nói lên những ước mơ gì của các bạn nhỏ? 
- Rút ý đoạn 1: Điều ước của bạn nhỏ về thiên nhiên và về những điều có thể làm đượcđể cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Câu 2: Theo em vì sao các bạn nhỏ ước “mãi mãi không còn mùa đông”?
+ Câu 3: Điều ước của bạn nhỏ trong khổ thơ thứ tư nói lên điều gì?
- Rút ý đoạn 2: Điều ước của bạn nhỏ về cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc.
+ Câu 4: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? 
- GV mời HS nêu nội dung, ý nghĩa của bài.
- GV chốt nội dung, ý nghĩa bài đọc: 
+ Nội dung: Những điều các bạn nhỏ mong ước làm được để thay đổi cuộc sống nếu có phép lạ. 
+ Ý nghĩa: Mơ ước của thiếu nhi về cuộc sống tương lai tươi đẹp.
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại và học thuộc lòng
- GV đọc lại toàn bài.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. Xác định được giọng đọc, toàn bài những chỗ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại đoạn mẫu
- GV yêu cầu đọc lại đoạn 2
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
- Gọi vài HS đọc thuộc lòng trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2.4. Hoạt động 4: Đọc mở rộng
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm: “Những ước mơ xanh”
a) Tìm đọc một bài văn viết về: Ước mơ về nghề nghiệp hoặc Ước mơ về cuộc sống,...
- Yêu cầu học sinh xem lại bài văn phù hợp với chủ điểm “Những ước mơ xanh” ( Ước mơ về nghề nghiệp hoặc Ước mơ về cuộc sống,...) mà giáo viên đã hướng dẫn chuẩn bị trong buổi học trước.
b) Ghi chép những chi tiết quan trọng về ước mơ được nhắc đến trong bài văn vào Nhật kí đọc sách. 
- Yêu cầu HS viết vào Nhật kí đọc sách những điểm em cần ghi nhớ sau khi đọc bài văn: tên bài, tên tác giả, những chi tiết quan trọng, ...Sau đó có thể trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung bài văn.
c) Cùng bạn chia sẻ:
- Yệu cầu HS chia sẻ trong nhóm 4 em
+ Bài văn đã đọc.
+ Nhật kí đọc sách.
+ Suy nghĩ của em về ước mơ được nhắc đến trong bài văn.
- Yêu cầu HS bình chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo và dán vào góc sản phẩm
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS chia đoạn: 2 đoạn: 
+ Đoạn 1: 2 khổ thơ đầu
+ Đoạn 2: Còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc từ khó
- 1- 2 Hs đọc câu dài.
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.
- 2 nhóm đọc.
- HS giải nghĩa từ
- HS đọc thầm bài, thảo luận cặp và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SHS.
 + Những ước mơ gì của các bạn nhỏ trong hai hổ thơ đầu: Hạt giống nảy mầm nhanh, thành cây đầy quả trong chớp mắt, quả có vị ngọt, các bạn tha hồ hái; Các bạn thành người lớn ngay sau giấc ngủ để làm nhiều việc có ích.
- HS nhắc lại.
+ Các bạn nhỏ ước “mãi mãi không còn mùa đông” để cuộc sống luôn ấm áp, tươi vui, không còn giá rét, u buồn.
+ Điều ước của bạn nhỏ trong khổ thơ thứ tư nói lên ước muốn hòa bình, thế giới không có chiến tranh, chỉ có hạnh phúc và những điều ngọt ngào, tốt đẹp.
- HS nhắc lại.
+ Câu thơ “ Nếu chúng mình có phép lạ” được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy thể hiện mong ước thiết tha được có phép lạ để thay đổi thế giới của các bạn nhỏ.
- Cá nhân nêu
- HS theo dõi, nhắc lại.
- HS lắng nhe.
- HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc, xác định giọng đọc, chỗ nhấn giọng.
- HS lắng nghe
- 2-3 HS đọc
 - HS luyện đọc thuộc lòng bài thơ cá nhân.
- Vài HS đọc thuộc lòng trước lớp.
- HS xem lại bài văn đã chuẩn bị.
- HS viết vào Nhật kí đọc sách, sau đó trang trí.
Ví dụ: Ước mơ về cuộc sống
- Tên bài văn: Trung thu độc lập
- Tác giả: Thép mới
- Mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp:
 + Có dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện.
 + Có cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
 + Có nhà máy chi chít.
 + ......
- HS thảo luận nhóm 4 em:
+ Cá nhân đọc bài vă hoặc trao đổi bài văn cho bạn trong nhóm để cùng đọc.
+ Cá nhân chia sẻ Nhật kí đọc sách của mình.
+ Các bạn trong nhóm góp ý về Nhật kí đọc sách của bạn.
- Hs lắng nghe góp ý của bạn, chỉnh sửa, hoàn thiện Nhật kí đọc sách.
- Hs chia sẻ suy nghĩ.
- HS bình chọn
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS cùng hát và vận động theo bài hát “Điều em muốn”.
- GV hỏi HS:
+ Em mơ ước gì cho ngôi trường em học trong tương lai?
+ Em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó?
- Gv liên hệ, giáo dục.
- HS cùng hát và vận động theo bài hát “Điều em muốn”.
- HS trả lời
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH
Bài 7: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ (Tiết: 3)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ NGỮ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Luyện tập lựa chọn, sử dụng từ ngữ để biểu đạt nghĩa.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tự giác, tích cực học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề của các bài tập
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi chia sẻ với bạn, trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Yẻu nước: Yêu thiên hiên, cảnh vật xung quanh (qua các ngữ liệu trong bài, dùng từ, đặt câu miêu tả cảnh vật)
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao trong các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: 
+ SHS, VBT, SGV
+ Ti vi/máy chiếu, bảng tương tác.
+ Thẻ từ, thẻ câu để HS làm bài tập.
- HS: SHS, vở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho học sinh xem vài bức tranh phong cảnh. Hỏi: 
+ Em thấy gì qua các bức ảnh này? 
+ Hãy nói một câu miêu tả về một bức tranh mà em thích.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới, ghi tựa bài
- HS xem tranh, thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động luyện tập - thực hành
- Mục tiêu: 
- Luyện tập lựa chọn, sử dụng từ ngữ để biểu đạt nghĩa.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Chọn từ ngữ phù hợp để thay thế từ ngữ đã cho.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1 và đọc các câu văn.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập
- Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày.
- GV nhận xét kết quả.
- GV hỏi thêm HS lí do chọn được từ ngữ đã thay thế, giúp HS nâng cao năng lực sử dụng từ ngữ đã biểu đạt.
2.2. Phát hiện và chữa lỗi dùng từ
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và đọc các câu văn.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 em hoàn thành bài tập
- Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày.
- GV nhận xét kết quả.
- GV hỏi thêm HS lí do chọn được từ ngữ đã chữa, giúp HS nâng cao năng lực sử dụng từ ngữ đã biểu đạt.
2.3. Đặt câu để phân biệt nghĩa các từ
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT.
- GV kiểm tra 1 số VBT, nhận xét
- Gọi 1-2 HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét kết quả.
- GV hỏi thêm HS lí do chọn chọn nội dung để đặt câu có từ ngữ đã cho, giúp HS nâng cao năng lực sử dụng nghĩa từ, sử dụng từ ngữ hay, phù hợp.
2.4. Chọn từ ngữ phù hợp  ... S xác định giọng đọc
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn 2,3 theo nhóm đôi.
- Gọi đại diện vài nhóm đọc trước lớp.
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS chia đoạn: 2 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “ trong vắt, mỏng tang”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “qua những chiếc chuông”
+ Đoạn 3: Còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc từ khó.
- 1- 2 Hs đọc câu.
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.
- 2 nhóm đọc.
- HS giải nghĩa từ
- HS đọc thầm bài, thảo luận nhóm đôi và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SHS.
 + Những quả chuông sứ ngời lên lớp men bóng, hoa văn ngộ nghĩnh, vui tươi, tiếng chuông gió lanh canh, trong trẻo, quả chuông yểu điệu, nhỏ xinh, dây cước mỏng mai, trong sáng và rất mộng mơ
+ Chiếc chuông gió thứ hai bạn nhỏ được tặng làm bằng thủy tinh trang trí hình cỏ hoa có năm cánh lá xinh đẹp, những dây chỉ nhỏ treo thanh đồng vào lòng quả chuông, âm thanh trong vắt, mỏng tang.
- HS nhắc lại.
+ Bạn nhỏ yêu những chiếc chuông gió vì chúng đẹp, âm thanh hay và chứa đựng tình cảm của ngươi gửi cho mình.
- HS nhắc lại.
+ Vì khi ngắm nhìn những chiếc chuông gió, bạn nhỏ mong ước mỗi chiếc chuông sẽ ngân rung những âm thanh và giai điệu của gió, của ước mơ, của hi vọng và sự tin tưởng vào một tương lai tươi sáng...
- HS nhắc lại
+ Bài đọc có tên là “Những giai điệu gió” vì những chiếc chuông tạo ra âm thanh nhờ sự tác động của gió, là những giai điệu do gió tạo nên,...
- Cá nhân nêu
- HS theo dõi, nhắc lại.
- HS lắng nhe.
- HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc, xác định giọng đọc, chỗ nhấn giọng.
- 2-3 HS đọc
- HS xác định giọng đọc ( như HĐ 1)
- HS luyện đọc đoạn 2,3 theo nhóm đôi.
- Đại diện vài nhóm đọc trước lớp.
- 1 HS đọc cả bài.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- Em cảm nhận được gì sau bài học này?
- Gv liên hệ, giáo dục.
- HS trả lời
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH
Bài 8: NHỮNG GIAI ĐIỆU GIÓ (Tiết: 2)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : ƯỚC MƠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Mở rộng vốn từ theo chủ đề : Ước mơ
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tự giác, tích cực học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề của các bài tập
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi chia sẻ với bạn, trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Yẻu nước: Yêu thiên hiên, cái đẹp xung quanh.
- Nhân ái: Yêu thương mọi người xung quanh, mong muốn những điều tốt đẹp cho mọi người xung quanh.
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: 
+ SHS, VBT, SGV
+ Ti vi/máy chiếu, bảng tương tác.
+ Thẻ từ, thẻ câu để HS làm bài tập.
- HS: SHS, vở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho học sinh xem vài bức tranh phong cảnh. Hỏi: 
+ Em thấy gì qua các bức ảnh này? 
+ Hãy nói một câu miêu tả về một bức tranh mà em thích.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới, ghi tựa bài
- HS xem tranh, thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Mở rộng vốn từ theo chủ đề : Ước mơ
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Chọn lời giải nghĩa phù hợp với mỗi từ
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nối lời giải nghĩa phù hợp ở cột B vớimỗi từ ở cột B
- Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày.
- GV nhận xét kết quả.
2.2. Chọn từ phù hợp
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT.
- GV kiểm tra 1 số VBT, nhận xét
- Gọi 1-2 HS chữa bài trước lớp.
- GV nhận xét kết quả.
2.3. Tìm từ ngữ ghép được với từ “ước mơ”
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3.
- Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu BT trong nhóm bằng kĩ thuật Khăn trải bàn.
- Gọi 1-2 nhóm trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét kết quả.
2.4. Đặt câu với từ ngữ tìm được
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT4 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT.
- GV kiểm tra 1 số VBT, nhận xét
- Gọi 1-2 HS chữa bài trước lớp.
- GV nhận xét kết quả.
2.5. Nêu tình huống phù hợp với thành ngữ
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT5.
- Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu BT trong nhóm.
- Gọi 1-2 nhóm trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét kết quả.
- HS xác định yêu cầu của BT1 
- HS thảo luận nhóm đôi:
+ mơ màng: Thấy phảng phất không rõ trong trạng thái mơ ngủ.
+ mơ mộng: Say sưa theo đuổi những hình ảnh tốt đẹp, nhưng xa vời, thiếu thực tế.
+ mơ tưởng: Mong mỏi, ước mơ điều chỉ có kể có trong tưởng tượng.
+ mơ ước: Mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai
- Đại diện 1-2 nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS xác định yêu cầu của BT2 
- HS làm bài cá nhân vào VBT.
mơ màng b. ước mơ
mơ ước d. mơ tưởng
e. mơ mộng. 
- Gọi 1-2 HS chữa bài trước lớp.
- HS khác nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS xác định yêu cầu của BT3.
 - HS thực hiện yêu cầu BT trong nhóm bằng kĩ thuật Khăn trải bàn.
(Ước mơ viển vông, ước mơ cao cả, ước mơ xa vời, ước mơ ngọt ngào,...)
- 1-2 HS trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS xác định yêu cầu của BT4
- HS làm bài cá nhân vào VBT.
+ Chúc bạn đó tuổi mới với nhiều ước mơ đẹp.
+ Cậu ấy thường có những ước mơ xa vời.
- Gọi 1-2 HS chữa bài trước lớp.
- HS khác nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS xác định yêu cầu của BT5.
- HS thực hiện yêu cầu BT trong nhóm.
VD: Cầu được ước thấy: Em mong được nuôi một con chó à Người thân tặng em một con chó nhân dịp sinh nhật.
- Đại diện 1-2 nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn?
- Giáo viên chia lớp thành hai đội, mỗi đội tiếp sức ghi các cụm từ trong đó có từ “ước mơ”
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia trò chơi
VD; ước mơ nho nhỏ, ước mơ phi lí,....
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH
 Bài 8: NHỮNG GIAI ĐIỆU GIÓ (Tiết: 3)
VIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN NÊU LÍ DO THÍCH MỘT CÂU CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích một câu chuyện.
- Tưởng tượng, chia sẻ về giai điệu nghe được từ những chiếc chuông gió.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tự giác, tích cực học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề của các bài tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi chia sẻ với bạn, trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: Yêu thương người thân, bạn bè.
- Chăm chỉ: yêu lao động, tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Trách nhiệm: Giữ lời lứa, có trách nhiệm với bản thân mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: 
+ SHS, VBT, SGV
+ Ti vi/máy chiếu, bảng tương tác.
+ Âm thanh của vài loại chuông gió.
- HS: SHS, vở, một số truyện về tình cảm gia đình, bạn bè.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: 
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS kể tên các câu chuyện về tình cảm gia đình, bạn bè mà mình biết.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài mới, ghi bảng tựa bài.
- HS kể tên các câu chuyện về tình cảm gia đình, bạn bè mà mình biết.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích một câu chuyện đã học, đã nghe.
- Cách tiến hành:
Đề bài: Viết một đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc bạn bè.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, xác định yêu cầu
2.1. Viết một đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện 
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1 và đọc các gợi ý.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào VBT, dựa vào các gợi ý.
2.2. Rà soát, chữa lỗi trong bài viết
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và đọc các gợi ý.
- Yêu cầu HS tự đọc lại bài viết, viết lại đoạn văn cần chữa lỗi vào VBT (nếu có)
2.3. Chia sẻ đoạn văn trong nhóm
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3 và đọc các gợi ý.
- Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu bài tập theo nhóm đôi: 
+ Đổi bài cho nhau
+ Đọc, nhận xét bài của bạn và ngược lại
+ Chỉnh sửa, hoàn thiện đoạn văn ( nếu có).
2.4. Trưng bày và bình chọn đoạn văn em thích
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT4 và đọc các gợi ý.
- Yêu cầu HS triển lãm đoạn văn bằng kĩ thuật Phòng tranh trong nhóm.
- Yêu cầu HS bình chọn đoạn văn mình thích và giải thích lí do.
- GV nhận xét.
- 2 HS lần lượt đọc đề bài, xác định yêu cầu.
- 2 HS lần lượt xác định yêu cầu của BT1 và đọc các gợi ý.
- HS viết đoạn văn vào VBT.
- HS xác định yêu cầu của BT2 và đọc các gợi ý.
- HS tự đọc lại bài viết, viết lại đoạn văn cần chữa lỗi vào VBT (nếu có).
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3 và đọc các gợi ý.
- HS thực hiện yêu cầu bài tập theo nhóm đôi.
- HS xác định yêu cầu của BT4 và đọc các gợi ý.
- HS triển lãm đoạn văn bằng kĩ thuật Phòng tranh trong nhóm.
3. Vận dụng: 
* Mục tiêu:
- Tưởng tượng, chia sẻ về giai điệu nghe được từ những chiếc chuông gió.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động. 
- Cho HS nghe âm thanh của vài loại chuông gió.
- Yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm đôi những cảm nhận về giai điệu nghe hoặc tưởng tượng được từ những chiếc chuông gió.
- Gọi 2-3 HS chia sẻ trước lớp.
- Gv nhận xét, đánh giá và tổng kết bài học và chủ điểm.
- HS xác định yêu cầu 
- HS nghe âm thanh của vài loại chuông gió.
- HS chia sẻ trong nhóm đôi.
- 2-3 HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_4_chan_troi_sang_tao_tuan_17_dinh_quoc_ng.docx