Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 4 - Ngô Thanh Tới
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 TIẾT 1,2
CHỦ ĐIỂM: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
BÀI 7: Sắc màu ( tiết 1+ 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 0987325932
1. Năng lực đặc thù.
- Quan sát, trao đổi được với bạn về màu sắc trong bức tranh của bài đọc; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Đọc:
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Trong bức tranh của bạn nhỏ, mỗi sự vật đều có màu sắc riêng, màu sắc nào cũng đẹp và có ý nghĩa. Từ đó, rút ra được ý nghĩa. Bức tranh đầy màu sắc gửi gắm tình cảm của bạn nhỏ với thiên nhiên và người mẹ kính yêu của mình.
+ Tìm đọc được một bản tin viết về gương thiếu nhi vượt khó, tài năng hoặc dũng cảm, viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về suy nghĩ, cảm xúc hoặc những điều học được từ gương thiếu nhi được nhắc đến trong bản tin.
2 . Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phát hiện các vấn đề trong khi hoạt động và giải quyết vấn đề đó.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm.
3.Phẩm chất.
- Yêu nước: Niềm tự hào tình yêu quê hương đất nước
- Nhân ái: Bồi dưỡng ý thức bảo vệ thiên nhiên, giúp đỡ mẹ làm một số công việc theo khả năng.
- Phẩm chất chăm chỉ: Phụ giúp gia đình một số công việc. Vệ sinh nơi ở thoáng mát.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 4 - Ngô Thanh Tới
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 4 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 TIẾT 1,2 CHỦ ĐIỂM: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ BÀI 7: Sắc màu ( tiết 1+ 2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 0987325932 Năng lực đặc thù. - Quan sát, trao đổi được với bạn về màu sắc trong bức tranh của bài đọc; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ. - Đọc: + Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Trong bức tranh của bạn nhỏ, mỗi sự vật đều có màu sắc riêng, màu sắc nào cũng đẹp và có ý nghĩa. Từ đó, rút ra được ý nghĩa. Bức tranh đầy màu sắc gửi gắm tình cảm của bạn nhỏ với thiên nhiên và người mẹ kính yêu của mình. + Tìm đọc được một bản tin viết về gương thiếu nhi vượt khó, tài năng hoặc dũng cảm, viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về suy nghĩ, cảm xúc hoặc những điều học được từ gương thiếu nhi được nhắc đến trong bản tin. 2 . Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phát hiện các vấn đề trong khi hoạt động và giải quyết vấn đề đó. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm. 3.Phẩm chất. - Yêu nước: Niềm tự hào tình yêu quê hương đất nước - Nhân ái: Bồi dưỡng ý thức bảo vệ thiên nhiên, giúp đỡ mẹ làm một số công việc theo khả năng. - Phẩm chất chăm chỉ: Phụ giúp gia đình một số công việc. Vệ sinh nơi ở thoáng mát. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. Đồ dùng dạy học: - GV: + Máy tính,ti vi;Tài liệu cho GV và học sinh. +Tranh ảnh SHS phóng to. + Bảng phụ ghi hai khổ thơ cuối. + Một số bài đọc hoặc bản tin về gương thiếu nhi vượt khó, tài năng hoặc dũng cảm. +Thẻ từ cho HS thực hiện các BT từ và câu. - HS: Vở; Tài liệu cho học sinh. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học + Kết nối vào bài học. - Cách tiến hành: - GV cho cả lớp hát :Em yêu bầu trời xanh. - Cho hs trao đổi về màu sắc trong bức tranh của bài đọc. - Giới thiệu bài mới: Tiếp tục chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” và bức tranh các em vừa QS được. Cũng như các em, thiên nhiên xung quanh chúng ta phố rất là rộng lớn và bao la nhưng đối với tuổi nhỏ của em thì màu sắc thiên nhiên và sự vật này có phong phú và đa dạng ra sao? Cô và các em cùng nhau đi tìm hiểu qua bài 7: Sắc màu - Cả lớp hát - Học sinh trao đồi cùng nhau: Trong bài học có màu vàng, đỏ của hoa. Màu xanh của rừng cây. Bức tranh gợi lên cảm giác thoải mái, bình yên cùng thiên nhiên,.. - Lắng nghe 2. Hoạt động khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: + Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa + Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. + Hiểu được nội dung bài đọc: Trong bức tranh của bạn nhỏ, mỗi sự vật đều có màu sắc riêng, màu sắc nào cũng đẹp và có ý nghĩa. Từ đó, rút ra được ý nghĩa. Bức tranh đầy màu sắc gửi gắm tình cảm của bạn nhỏ với thiên nhiên và người mẹ kính yêu của mình. +Tìm đọc được một bản tin viết về gương thiếu nhi vượt khó, tài năng hoặc dũng cảm, viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về suy nghĩ, cảm xúc hoặc những điều học được từ gương thiếu nhi được nhắc đến trong bản tin. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - GV đọc mẫu: Bài thơ sắc màu - GV lưu ý cho hs đọc: Giọng trong sáng, vui tươi, hồn nhiên, hai dòng thơ cuối giọng thiết tha, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ tên và màu sắc, hoạt động của các sự vật,... - GV chia đoạn: (5 khổ) + Khổ 1: Màu đỏrặng dừa + Khổ 2: Bình minh..mật đầy + Khổ 3: Còn chiếc áo .biếc trong. + Khổ 4: Màu nâulên trời. + Khổ 5: Mắt nhìn sương rơi. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ thơ - Cho hs luyện đọc một số từ khó. - Hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số dòng thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: Màu đỏ/ cánh hoa hồng/ Nhuộm/ bừng/ cho đôi má/ Còn màu xanh/ chiếc lá/ Làm mát/ những rặng cây.// Bình minh/ treo trên mây/ Thả nắng vàng/ xuống đất/ Gió/ mang theo hương ngát/ Cho ong/ giỏ mật đầy. // - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm 5. - GV nhận xét các nhóm. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp đoạn - Lớp phát hiện các từ ngữ khó đọc: hương ngát, sẫm tối, biếc trong,..và tiến hành luyện đọc từ - Luyện đọc dòng thơ - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp khổ thơ trong nhóm. - Các nhóm đọc nối tiếp khổ thơ cá nhân, nhóm, lớp. - NX góp ý. - 1 HS đọc toàn bài. 2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu - Giải nghĩa từ khó hiểu nếu có. - GV gọi HS đọc và các nhóm đôi thảo luận trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Cách bạn nhỏ chọn màu sắc để đưa vào tranh có gì thú vị? - Rút nội dung chính khổ thơ 1: Câu 2: Mỗi sự vật trong khổ thơ 2 được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Cách tả ấy có gì hay? - Rút nội dung chính khổ thơ 2 Câu 3: Vì sao bạn nhỏ nói: "Riêng đêm như màu mực/Để thắp sao trên trời"? - Rút nội dung chính khổ thơ 3 Câu hỏi 4: Em hiểu khổ thơ cuối bài nói gì? - Rút nội dung chính khổ thơ 4 - GV chốt nội dung bài đọc: Trong bức tranh của bạn nhỏ, mỗi sự vật đều có màu sắc riêng, màu sắc nào cũng đẹp và có ý nghĩa. Từ đó, rút ra được ý nghĩa. Bức tranh đầy màu sắc gửi gắm tình cảm của bạn nhỏ với thiên nhiên và người mẹ kính yêu của mình - HS nêu từ khó hiểu nếu có. VD: nhuộm :làm cho chuyển thành màu nào đó bằng cách nhúng hoặc ủ với chất có màu, ở đây ý nói màu đỏ của cánh hoa hồng hắt lên làm hồng khuôn mặt bạn nhỏ,... thực hành theo - 1 hs đọc. - Các nhóm báo cáo trả lời câu hỏi. Cả lớp nx góp ý. Gợi ý: +Câu 1: Tác giả chọn màu sắc đều là màu của các sự vật trong thiên nhiên: đôi mà lấy màu đỏ từ cảnh hoa hồng, rặng cây lấy màu xanh từ chiếc lá, hoàng hôn lấy màu tim từ chiếc áo, màu nâu lấy từ những cây to lâu năm của đại ngàn. - Mỗi sự vật đều có màu sắc riêng + Câu 2: Mỗi sự vật trong khổ thơ 2 được miêu tả: Bình minh: treo trên mây, thả nắng vàng; Gió: mang theo hương ngát, cho ong giỏ mật đầy. Tác giả tả bình minh và gió có hoạt động giống như con người. Nhờ thế, các sự vật trở nên gần gũi, sinh động. - Màu sắc nào cũng đẹp và có ý nghĩa. + Câu 3: Bạn nhỏ nói: “Riêng đêm như màu mực/Để thắp sao trên trời” vì những ngôi sao trở nên sáng và lung linh trên nền trời sẫm tối. - Tình cảm của bạn nhỏ với thiên nhiên +Câu 4: Gợi ý: Khổ thơ cuối bài ý nói bạn nhỏ rất yêu thương, quan tâm đến mẹ và rất tinh tế khi nhận ra sự thay đổi của mẹ. Bạn cũng hiểu rằng, tóc mẹ bạc do thời gian và những vất vả mẹ đã trải qua. - Tình cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ. - HS rút ra nội dung bài. 2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng. - GV đọc lại toàn bài. - GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. - GV đọc mẫu khổ thơ 5 - GV yêu cầu 1 hs đọc lại khổ 5. - GV nhận xét, tuyên dương. - Cho HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm. Trình bày trước lớp 3 - 4 khổ thơ em thích. - Theo dõi - Nhận xét, tuyên dương. - 1 hs đọc - HS nhắc lại cách hiểu về nội dung và ý nghĩa bài đọc. - Lắng nghe - 1 hs đọc lại hai khổ thơ cuối, cả lớp xác định giọng đọc Gợi ý: giọng trong sáng, vui tươi, hồn nhiên, hai dòng thơ cuối giọng thiết tha, tốc độ chậm lại, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, hoạt động, trạng thái của người, vật: Màu nâu này/ biết không Từ đại ngàn xa thẳm Riêng đêm như màu mực/ Để thắp sao lên trời...// Mắt nhìn khắp muôn nơi Sắc màu/ không kể hết Em/ tô thêm màu trắng Trên tóc mẹ sương rơi../ - HS xung phong thi đọc - HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm. - Đại diện thi đua giữa các nhóm - HS nghe bạn và GV nhận xét phần đọc thuộc lòng. 2.4. Hoạt động 4: Đọc mở rộng Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” Bước1. Tìm đọc bản tin - Cho hs nêu yc a - GV hướng dẫn của hs trước buổi học khoảng một tuần tìm kiếm bản tin viết về tấm gương: +Thiếu nhi vượt khó + Thiếu nhi dũng cảm + Thiếu nhi tài năng +? Bước 2. Viết Nhật kí đọc sách - Cho hs nêu yc b - Cho HS viết vào Nhật kí – GV gợi ý HS có thể trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung bản tin. Bước 3. Chia sẻ về bản tin đã đọc - Theo dõi, giúp đỡ. –GV nhận xét, đánh giá hoạt động. - HS nêu yc a - HS đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,...) một bản tin phù hợp với chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhở” theo hướng dẫn của GV – HS chuẩn bị bản tin để mang tới lớp chia sẻ. - Nhóm trưởng tổ chức các thành viên viết vào Nhật kí đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc bản tin: tên bản tin, tên nhân vật, tình huống, cách giải quyết,... – HS đọc bản tin hoặc trao đổi bản tin cho bạn trong nhóm để cùng đọc. – HS chia sẻ về Nhật kí đọc sách của mình. - HS nghe góp ý của bạn, chỉnh sửa, hoàn thiện Nhật kí đọc sách. – HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về suy nghĩ, cảm xúc hoặc những điều em học được từ gương thiếu nhi được nhắc đến trong bản tin. – Bình chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo và dán vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Việt. - HS nghe bạn nhận xét, đánh giá hoạt động. 3. Vận dụng/ trải nghiệm - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV cho học sinh nêu các màu sắc và những đồ vật, cây cối sự vật mang màu sắc đó. - GV chốt ý - Học sinh trả lời IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ------------------------------------------------------------------ Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 4 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 TIẾT 3 BÀI 7: Sắc màu ( tiết 3) Luyện từ và câu Luyện tập về động từ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Luyện tập nhận diện và sử dụng động từ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tốt trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Yêu nước: Yêu trường lớp, quê hương - Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Chăm chỉ: Có ý thức tự giác học tập, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. 2. Học sinh: SGK, vở ô li, đồ dùng học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS khởi động theo bài hát. - GV hỏi HS: + Động từ là gì? + GV gọi 2 HS lên bảng đ ... 8: Mùa thu (3 tiết) Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đoàn kết ( tiết 6) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Nắm được cách dùng từ ngữ đó. - Hiểu được nghĩa của từ đoàn kết và ý nghĩa các câu thơ, tục ngữ, cao dao liên quan đến Đoàn kết. - Tìm được từ trái ngược, biết cách đặt câu với từ ngữ đó. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tốt trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Yêu nước: Yêu trường lớp, quê hương - Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Chăm chỉ: Có ý thức tự giác học tập, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy, thẻ. 2. Học sinh: SGK, vở ô li, đồ dùng học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS khởi động theo bài hát: “Lớp chúng mình đoàn kết” - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS thực hiện theo yêu cầu - HS lắng nghe. 2. Luyện tập, thực hành. - Mục tiêu: + Hiểu được ý nghĩa và tìm được từ trái nghĩa với Đoàn kết. + Biết cách đặt câu và hiểu ý nghĩa câu tục ngữ, ca dao. - Cách tiến hành: 2.1. Tìm hiểu nghĩa của từ Đoàn kết - GV yêu cầu HS nêu nội dung BT1. - HS làm bài cá nhân, chọn kết quả bằng cách dùng bông hoa xoay. - NX - GV hỏi: Vì sao không chọn các đáp án còn lại? - GV giải nghĩa các đãp án còn lại: Đáp án màu hồng: kết nối; Đáp án màu xanh dương: kết nghĩa; Đáp án màu xanh lá: kết nạp. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. 2.2. Tìm từ có nghĩa trái ngược với từ Đoàn kết - Cho HS xác định yêu cầu của BT2. - HS thảo luận theo nhóm nhỏ bằng kĩ thuật Khăn trải bàn để thực hiện yêu cầu của BT, ghi từ và các thẻ. - GV cho HS chia sẻ kết quả trước lớp. - GV cho HS nói câu HS vừa tìm được. - GV cho HS nhận xét. - GV nhận xét kết quả 2.3. Xếp từ thành các nhóm - HS xác định yêu cầu của BT3. - HS làm bài theo nhóm. - HS chữa bài trước lớp bằng hình thức chơi Tiếp sức. - GV cho HS nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. 2.4. Đặt câu với từ có tiếng kết có nghĩa là gắn bó - GV cho HS xác định yêu cầu đề BT4. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. - GV yêu cầu HS viết 1-2 câu vào VBT. - GV cho HS chữa bài. - GV cho HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. 2.5 Tìm hiểu ý nghĩa các câu thơ, tục ngữ, ca dao - GV cho HS xác định yêu cầu đề BT5. - GV cho HS thảo luận nhóm lớn. - NX, tổng kết hoạt động. - HS xác định yêu cầu của BT1 - HS thực hiên. - Đáp án: Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung. - HS chia sẻ chung. Lắng nghe - HS nhận xét. -HS lắng nghe. - HS xác định yêu cầu. - HS thảo luận nhóm và thực hiện theo yêu cầu. - HS chia sẻ - Đáp án: chia rẽ, bè phái, mâu thuẫn, xung khắc,... - 1-2 HS nói câu với từ tìm được. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS xác định yêu cầu của bài. - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS chữa bài. - Đáp án: + Từ chứa tiếng kết có nghĩa là gắn bó: đoàn kết, gắn kết, kết nghĩa, kết hợp, kết bạn. + Từ chưa tiếng kết có nghĩa là sau cùng, cuối cùng: sơ kết, chung kết, kết thúc, kết quả, tổng kết - HS nhận xét bài làm của bạn. - HS lắng nghe. - HS xác định yêu cầu bài. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS thực hiện yêu cầu. - HS chữa bài. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS xác định yêu cầu bài. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động. - Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp. Lớp nx Gợi ý: Các câu thơ, tục ngữ, ca dao nói về tinh thần đoàn kết. Đoàn kết tạo nên sức mạnh và thành công. - HS lắng nghe. 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi liên quan đến bài học. Ví dụ có thể chơi trò Đuổi hình bắt chữ. + Trò chơi sẽ xuất hiện các hình ảnh liên quan đến bài. - GV cho HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS chơi trò chơi theo yêu cầu của GV. - HS chơi. - HS nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 4 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Tiết 7 BÀI 8: Mùa thu (3 tiết) VIẾT:VIẾT ĐƠN (Tiết 7) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Biết được cấu tạo, cách trình bày một lá đơn; Viết được đơn xin nghỉ học. - Ghi được 3 – 5 từ ngữ hoặc thành ngữ biết thêm sau khi học chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” vào sổ tay và trang trí số tay. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Yêu nước: Yêu thương, giúp đỡ bạn. - Nhân ái: Bồi dưỡng tình cảm yêu đọc sách, yêu trường lớp, quê hương. - Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - HS: SGK, VBT - GV: Tivi/ máy chiếu bảng tương tác. Tranh ảnh SHS phóng to. - Video clip bài hát “Mùa thu ngày khai trường”, nhạc và lời: Vũ Trọng Tường. - Mẫu “Đơn xin cấp Thẻ bạn đọc”. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV cho HS bắt bài hát - GV Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh. - Giới thiệu bài mới, Ghi bảng đầu bài. - HS hát - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. 2.Khám phá - Mục tiêu: Biết được cấu tạo, cách trình bày một lá đơn - Cách tiến hành: 2.1. Nhận diện thể loại đơn từ - Cho hs nêu yêu cầu 1 - Các nhóm hoạt động. GV theo dõi, giúp đỡ. - Nhận xét, tuyên dương. GV nhận xét, rút ra cấu tạo một lá đơn Phần đầu: Quốc hiệu - Tiêu ngữ Địa điểm, thời gian làm đơn Tên lá đơn Phần nội dung: Kính gửi Tên người viết đơn Ngày tháng năm sinh Nơi ở Lí do viết đơn Lời cam kết Phần cuối: Lời cảm ơn Kí tên 2.2. Nhận xét cách trình bày một lá đơn - Cho hs đọc yêu cầu BT2 - Cho hs trao đổi trong nhóm nhỏ để nhận xét về cách trình bày các phần của một lá đơn. - GV nhận xét, rút ra cách trình bày một lá đơn -HS xác định yêu cầu của BT 1. - HS đọc “Đơn xin cấp Thẻ bạn đọc” - Trao đổi trong nhóm nhỏ và hoàn thành sơ đồ tư duy vào VBT (có thể sử dụng Phiếu học tập để hỗ trợ HS học nhóm). - 1 − 2 nhóm HS chia sẻ sơ đồ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS xác định yêu cầu của BT 2. - HS đọc lại bài đọc, trao đổi trong nhóm nhỏ để nhận xét về cách trình bày các phần của một lá đơn. - 1 − 2 nhóm HS chia sẻ kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung: + Phần Quốc hiệu - Tiêu ngữ viết căn giữa dòng + Phần Địa điểm, ngày tháng năm làm đơn viết lùi sang lề phải + Phần Tên lá đơn viết căn giữa dòng + Phần Kính gửi viết căn giữa dòng + Phần Tên người viết đơn, ngày tháng năm sinh, nơi ở, lí do viết đơn, lời cam kết lùi vào một ô + Phần lời cảm ơn lùi vào 1 ô + Kí tên lùi sang lề phải viết căn giữa - Bạn nhận xét. 3. Luyện tập, thực hành - Mục tiêu: Viết được đơn xin nghỉ học. - Cách tiến hành: 3.1 Thực hành viết “Đơn xin nghỉ học” - Bước 1: Nhận diện thể loại: - Bước 2: Quan sát, tìm tư liệu viết và hình thành ý chính cho “Đơn xin nghỉ học” GV hướng dẫn phân tích yêu cầu của BT : + Đề bài yêu cầu em viết đơn để làm gì? + Khi nào em cần nghỉ học? + Em cần nghỉ học trong bao lâu? +.... - GV gợi ý cách thực hiện BT: + Em cần viết những thông tin cá nhân nào trong đơn? + Lí do em nghỉ học là gì? + Em cần hứa những gì nếu thầy cô giáo đồng ý cho em nghỉ học? Vì sao? +... - Bước 3: Viết văn bản. + Quan sát, giúp đỡ - HS xác định yêu cầu của BT và đọc các gợi ý. - HS nghe GV hướng dẫn phân tích yêu cầu của BT - HS nghe và cá nhân tự suy nghĩ trả lời: + Viết tên, lớp, trường + Bệnh, tai nạn, + Học bài đầy đủ, phấn đấu nhanh khỏe để đi học,..Vì không học sẽ mất kiến thức. + - HS thực hành viết “Đơn xin nghỉ học” vào VBT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC Kính gửi: - Ban giám hiệu nhà trường - Giáo viên chủ nhiệm lớp: 4/5 Em tên là: Nguyễn Văn An. Học sinh lớp 4/5 Trường Tiểu học Chu Văn An Nay em làm đơn này để xin phép thầy/cô cho em nghỉ học 1 ngày, là ngày 02 /tháng 11/năm 2023. Lý do: Em bị sốt cao nên không thể đi học được. Em xin hứa sẽ chép bài, học bài và làm bài tập đầy đủ. Rất mong nhận được sự chấp thuận của quý Thầy/Cô. Em xin chân thành cảm ơn! Vĩnh Long, ngày 02 tháng11 năm 2023 Ý kiến phụ huynh Người viết đơn An Nguyễn Văn An - Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện văn bản. + Yêu cầu hs trình bày. + GV nhận xét + Đánh giá hoạt động. - 1 − 2 HS chia sẻ bài làm trước lớp. - HS nghe bạn góp ý và điều chỉnh 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Mục tiêu: Ghi được 3 – 5 từ ngữ hoặc thành ngữ biết thêm sau khi học chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” vào sổ tay và trang trí số tay. - Cách tiến hành: - Cho hs nêu YC BT1 - Cá nhân trong nhóm hoạt động ghi vào sổ tay - Giúp đỡ, nhận xét. - Cho hs nêu YC BT2 - Cho hs tiến hành trang trí vào sổ tay. - Hỗ trợ, giúp đỡ - NX - Tổng kết bài học và chủ điểm. - HS xác định yêu cầu của hoạt động: Ghi lại 3 – 5 từ hoặc thành ngữ mà em biết thêm sau khi học chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”. - HS tự ghi chép từ hoặc thành ngữ vào sổ tay (khuyến khích có Sổ tay Tiếng Việt), - Chia sẻ kết quả trong nhóm (Gợi ý: HS có thể tìm từ ở bài MRVT hoặc các bài học khác như chăm chỉ, đoàn kết, chia sẻ, gắn bó, tuổi nhỏ làm việc nhỏ,...). - 1 – 2 hs nêu + Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. + Đen như mực +Trắng như tuyết + - Lớp NX - hs nêu YC BT2 - HS trang trí trang sổ tay vừa viết một cách hài hoà với nội dung. - Một vài HS chia sẻ trước lớp. -HS nghe GV nhận xét 5.Hoạt động nối tiếp: - Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. - Cách tiến hành: - Nêu lại nội dung bài học - Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học - Chuẩn bị tiết sau - HS nêu. - HS làm theo yêu cầu GV. - HS chuẩn bị. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: Ngày tháng 9 năm 2023 P Hiệu Trưởng Nguyễn Hữu Hiền GVCN Ngô Thanh Tới
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_4_chan_troi_sang_tao_tuan_4_ngo_thanh_toi.docx