Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 6 - Đinh Quốc Nguyễn
CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG
Bài 6: Quả ngọt cuối mùa (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Bà chăm chút, giữ gìn chùm cam để dành tặng cho con cháu và tình cảm yêu thương của cháu đối với bà. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi tình cảm thương yêu, giàu đức hi sinh của bà với con cháu và lòng biết ơn sâu nặng của con cháu đối với bà.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tìm được cách giải quyết vấn đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: trả lời các câu hỏi, nêu được nội dung bài.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: tham gia đọc trong nhóm, chơi trò chơi.
3. Phẩm chất.
- Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu
- Tranh ảnh về cảnh nhà ở nông thôn
- Bảng phụ ghi khổ thơ cuối
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 6 - Đinh Quốc Nguyễn
TUẦN 6 TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG Bài 6: Quả ngọt cuối mùa (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Bà chăm chút, giữ gìn chùm cam để dành tặng cho con cháu và tình cảm yêu thương của cháu đối với bà. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi tình cảm thương yêu, giàu đức hi sinh của bà với con cháu và lòng biết ơn sâu nặng của con cháu đối với bà. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tìm được cách giải quyết vấn đề. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: trả lời các câu hỏi, nêu được nội dung bài. - Năng lực giao tiếp hợp tác: tham gia đọc trong nhóm, chơi trò chơi. 3. Phẩm chất. - Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC SHS, VBT, SGV. Ti vi/ máy chiếu Tranh ảnh về cảnh nhà ở nông thôn Bảng phụ ghi khổ thơ cuối III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Phỏng đoán được nội dung bài đọc dựa vào tên bài, hoạt động khởi động và tên bài. - Cách tiến hành: - Cho HS hoạt động nhóm đôi chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân (có thể kết hợp sử dụng tranh, ảnh) – xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh – đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc. - HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới “Quả ngọt cuối mùa” - Thảo luận nhóm đôi, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc. Đoán tên bài đọc. - Quan sát, lắng nghe. 2. Hoạt động Khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: + Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bải. + Hiểu được nội dung bài đọc: Bà chăm chút, giữ gìn chùm cam để dành tặng cho con cháu và tình cảm yêu thương của cháu đối với bà. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi tình cảm thương yêu, giàu đức hi sinh của bà với con cháu và lòng biết ơn sâu nặng của con cháu đối với bà. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - GV đọc mẫu: giọng trong sáng, tha thiết; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ việc làm, nỗi mong nhớ và tình thương của bà - GV HD đọc: hướng dẫn cách ngắt nghỉ nhịp 2/4 và 4/4, trừ dòng thơ “Giêng/hai/ rét cửa như dao” (nhịp 1/1/4) và luyện đọc theo một số dòng thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến “ trẩy vào” + Đoạn 2: Tiếp theo đến “ tỏa hương” + Đoạn 3: Còn lại - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: trẩy, rét, nom Đoài, chuyên, toả,... - Luyện đọc câu dài: Quả vàng/ nằm giữa cành xuân Mải mê góp mật, chuyên cần toả hương Bà ơi!// Thương mấy là thương Vắng con, xa cháu tóc sương/ da mồi Bài như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác,/ càng tươi lòng vàng. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu - Giải nghĩa từ khó hiểu: Giải nghĩa 1 số từ khó trong SHS: trẩy (hái), nom Đoài, ngắm Đông (nhìn phía tây, nhìn phía đông). - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong SGK. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Vì sao bà dành chùm cam tới tận cuối mùa? + GV rút ra ý doạn 1: Bà giữ chùm cam ngon trong vườn để dành phần cho con cháu + Câu 2: Bà đã giữ gìn chùm cam như thế nào? + Câu 3: Hai dòng thơ dưới đây nói về điều gì ? “ Quả vàng nằm giữa cành xuân Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương” + GV rút ra ý đoạn 2: Bà kiên trì trông chừng chùm quả giữa thời thiết giá rét + Câu 4: Khổ thơ cuối bài nói lên điều gì ? + Rút ra ý đoạn 3: Tình cảm và lòng biết ơn của con cháu với bà - Gọi HS nêu nội dung bài: - GV rút ra ý nghĩa: Ca ngợi tình cảm thương yêu, giàu đức hi sinh của bà với con cháu và lòng biết ơn sâu nặng của con cháu đối với bà 2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại và học thuộc lòng. - GV đọc lại toàn bài. - HS nhắc lại cách hiểu về nội dung, ý nghĩa bài thơ. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng - GV đọc khổ thơ cuối và xác định giọng đọc (Gợi ý: giọng trong sáng, tha thiết nhấn giọng ở câu thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc của nhân vật, ở những từ ngữ chỉ việc làm, nỗi mong nhớ và tình thương của bà, tấm lòng biết ơn và tình cảm yêu thương tha thiết của cháu với bà - GV yêu cầu đọc lại đoạn cuối - GV nhận xét, tuyên dương. - HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm, trước lớp 10 dòng thơ em thích - GV nhận xét HS lắng nghe - 1 HS đọc HS đọc nối tiếp đoạn HS luyện đọc: cá nhân, lớp HS luyện đọc theo nhóm HS đọc và trả lời các câu hỏi + Câu 1: Bà dành chùm cam đến tận cuối mùa để chờ con cháu ở xa về thưởng thức + Câu 2: Để gìn giữ chùm cam, mặc cho thời tiết giá rét, nghe tiếng chim chào mào đền gần, bà vẫn ra vườn trồng chừng, vừa sợ chùm cam hỏng vì sương , vừa sợ chùm cam bị chim ăn mất + Câu 3: Chọn đáp án: Tả chùm quả âm thầm chắt chiu vị ngọt, hương thơm + Câu 4: Khổ thơ cuối bài nói đến tình cảm của con cháu dành cho bà, thương bà đã cao tuổi nhưng lại sống xa con cháu, đồng thời thể hiện sự trân trọng. yêu quý khi nghĩ về bà, ví bà như quả ngọt, bà càng thêm tuổi càng thêm thương con quý cháu, càng đáng kinh, cũng như quả càng chín cùng vàng, càng ngon. - HS: Bà chăm chút, giữ gìn chùm cam để dành tặng cho con cháu và tình cảm yêu thương của cháu đối với bà - HS luyện đọc - HS thi đua đọc diễn cảm - HS luyện đọc - HS đọc trước lớp 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV cho học sinh chia sẽ những mẫu chuyện về bà của mình - Hỏi: Em đã làm việc gì để thể hiện tình cảm yêu thương, hiếu thảo với ông bà? - GV nhận xét, kết luận 5. Nối tiếp - Học thuộc lòng đoạn thơ yêu thích - Tìm đọc những bài thơ nói về tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, viết cảm nhận vào Nhật kí đọc sách -HS kể những mẫu chuyện thực tế hoặc sưu tầm mà em biết -HS tự nêu IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: TUẦN 6 TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG Bài 6: Quả ngọt cuối mùa (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa. - Tìm đọc được một bài thơ viết về tình cảm gia đình, bạn bè,..; viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về bài thơ đã đọc; từ dùng hay, hình ảnh đẹp, đoạn thơ em thích và lí do. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Em biết tự tìm hiểu câu hỏi, nhiệm vụ trong nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được nội dung. - Năng lực giao tiếp hợp tác: biết thảo luận, chia sẻ với bạn. 3. Phẩm chất. - Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC SHS, VBT, SGV. Ti vi/ máy chiếu Tranh ảnh về cảnh nhà ở nông thôn Bảng phụ ghi khổ thơ cuối III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Phỏng đoán được nội dung bài đọc dựa vào tên bài, hoạt động khởi động và tên bài. - Cách tiến hành: - Cho học sinh hoạt động nhóm đôi, chia sẽ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân - GV dẫn vào bài, ghi tựa bài - Thảo luận nhóm đôi, chia sẽ trước lớp 2. Hoạt động Khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: + Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa. + Tìm đọc được một bài thơ viết về tình cảm gia đình, bạn bè,..; viết Nhật ki đọc sách và chia sẻ được với bạn về bài thơ đã đọc; từ dùng hay, hình ảnh đẹp, đoạn thơ em thích - Cách tiến hành: 2.2. Hoạt động 1: Tìm đọc bài thơ - GV kiểm tra việc tìm đọc thơ và viết Nhật kí đọc sách ở nhà của HS - 4 HS đọc bài thơ trước lớp. 2.2. Viết Nhật kí đọc sách: - Y/C HS viết vào Nhật kí đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc bài thơ: tên bài thơ, tên tác giả, từ dùng hay, hình ảnh đẹp, - Y/C 3 HS trình bày trước lớp. - HS, GV nhận xét. - Cho HS trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung bài thơ. - Y/C 2 HS trình bày sản phẩm trước lớp. - HS, GV nhận xét 2.3. Chia sẻ về bài thơ đã đọc: - HS đọc bài thơ hoặc trao đổi bài thơ cho bạn trong nhóm để cùng đọc. - HS chia sẻ về Nhật kí đọc sách của mình. HS nghe góp ý của bạn, chỉnh sửa, hoàn thiện Nhật ki đọc sách. - HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về đoạn thơ yêu thích và giải thích lí do. - Bình chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo và dán vào Góc sáng tạo Góc sản phẩm Góc Tiếng Việt. - HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động. - HS trình bày quá trình đọc thơ, các bài thơ em đã đọc. - 4 HS đọc bài thơ trước lớp. - Viết vào Nhật kí đọc sách. - HS trình bày trước lớp. - Nhận xét, lắng nghe. - HS trang trí Nhật kí đọc sách - 2 HS trình bày trước lớp. - Nhận xét, lắng nghe. - Đọc thơ, trao đổi trong nhóm. - Chia sẻ Nhật kí đọc sách. - Chia sẻ với bạn. - Bình chọn Nhật kí đọc sách và dán. - Nhận xét, lắng nghe. 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau tiết học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - Hỏi: Em đã làm việc gì để giúp đỡ ông bà, cha mẹ? - GV nhận xét, kết luận 4. Nối tiếp - HS về học thuộc đoạn thơ, xem lại nội dung, ý nghĩa bài thơ - Xem trước nội dung bài tiếp theo Thân thương xứ Vàm - HS nêu - Lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: TUẦN 6 TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM: Mảnh ghép yêu thương Bài: Luyện tập về động từ (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Tìm và sử dụng động từ phù hợp trong dùng từ, đặt câu. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Em biết tự tìm hiểu câu hỏi, nhiệm vụ trong nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các tình huống, trả lời câu hỏi. - Năng lực giao tiếp hợp tác: biết thảo luận, chia sẻ với bạn. 3. Phẩm chất. - Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tivi/ máy chiếu/ bảng tương tác. - Tranh ảnh về cảnh nhà ở nông thôn. - Thẻ từ cho HS thực hiện các bài tập luyện từ, luyện câu. - Giấy hoặc thiệp để thực hiện hoạt động vận dụng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, Phấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - Trò chơi: Nhìn hành động của bạn đoán ra động từ. - HS chơi trò chơi. 2. Hoạt động Khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: + Nhận dạng và xác định được động từ trong câu văn, bài văn. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Tìm động từ theo nhóm yêu cầu. - HS xác định yêu cầu BT 1 - HS thảo luận theo nhóm 4 theo kĩ thuật Khăn trải bàn. Gợi ý: - Hoạt động sáng tác, sáng tạo (nhạc kịch, viết (truyện) (tạo, tạo dựng, tạo hình, tạo (mẫu), thiết kế. + Hoạt động thiện nguyện. giây quỹ, hiển màu đóng góp (sách với quần áo ghép đa nghi khó khăn ...... (Lưu ý có thể mở rộng bằng tên gọi các phong trào thiên + Hoạt động lao độ ... Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: từ đầu đến “sự thân tình” + Đoạn 2: Đoạn còn lại - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: ôn hòa, cười xòa, hoa lau, hoa sậy, - Luyện đọc câu dài: + Người nào/ lỡ có lấn sang bên kia tí đỉnh/ thì cũng cười xòa,/ có nhiêu đâu,/ dân ruộng với nhau mà.// + Ở Vàm Cái Đôi/ hay gắn chữ “ruộng” phía sau mỗi tên gọi.// Ví như/ “rau ruộng”,/ “cá ruộng”,/ “đám cưới ruộng”,// + Người dân xứ Vàm/ chó dù đi đâu cũng nhớ phiên chợ hiền lành/ góc bến tàu cũ,/ nhớ ngọn gió chướng non/ làm thảng thốt con đường trắng hoa lau,/ hoa sậy.// - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu - Giải nghĩa từ khó hiểu: + Vàm: ngã ba sông + Vàm Cái Đôi: cách gọi khác của Cái Đôi Vàm, tên một thị trấn thuộc huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. + Kinh: kênh (phương ngữ Nam). + Xáng: kênh, rạch nhỏ. + Gió chướng: gió từ phía tây thổi lại, trái với quy luật thông thường. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Chợ Vàm Cái Đôi họp khi nào? + Câu 2: Vì sao tác giả nhận xét chợ Vàm Cái Đôi ôn hòa? + Câu 3: Em có suy nghĩ gì về cách gọi “rau ruộng”, “cá ruộng”, “đám cưới ruộng”,? + Câu 4: Khi đi xa, người dân xứ Vàm nhớ những hình ảnh nào ở quê mình? Vì sao? + Câu 5: Em ấn tượng nhất về điều gì ở xứ Vàm? Vì sao? (HS suy nghĩ, trả lời theo suy nghĩ, cảm xúc riêng). - GV hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn + Đoạn 1: Vẻ đẹp bình dị đầy thương mến và sự thân tình của người dân ở chợ Vàm Cái Đôi. + Đoạn 2: Tình cảm yêu thương của người dân xứ Vàm với những điều bình dị, thân thuộc ở quê hương. - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV chốt nội dung bài đọc: Vẻ đẹp bình dị đầy thương mến và sự thân tình của người dân ở chợ Vàm Cái Đôi. Tình yêu quê hương đối với quê hương thân thiết của mình. 2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. - HS nhắc lại cách hiểu về nội dung và ý nghĩa bài đọc. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - HS nghe GV hoặc bạn đọc lại đoạn 2 và xác định giọng đọc đoạn này (Gợi ý: giọng chậm rãi, thể hiện tình cảm tha thiết; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp thanh bình của cảnh vật, từ ngữ thể hiện tình cảm và suy nghĩ của người viết về cuộc sống của người dân xứ Vàm): Người dân xứ Vàm cho dù đi đâu cũng nhớ phiên chợ hiền lành góc bến tàu cũ, nhớ ngọn gió chướng non làm thảng thốt con đường trắng hoa lau,/ hoa sậy // Nhớ về Vàm là nhớ về sự bình yên của dòng sông nối liền xứ sở,/ những con đường hai bên bờ lau sậy mịt mùng // Nhớ về Vàm là nhớ về những buổi sáng mai/ người ta thức dậy bằng tiếng còi tàu rời bến sớm nhất/ rúc lên vang lừng cả thị trấn // - HS luyện đọc trong nhóm đoạn 2. - 1 – 2 HS đọc trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. - Lắng nghe, dò bài. - Lắng nghe. - HS đọc bài. - Lắng nghe - Đọc nối tiếp đoạn - Luyện đọc - Luyện đọc - Luyện đọc - Lắng nghe. - Đọc và trả lời các câu hỏi. + Chợ Vàm Cái Đôi họp từ khi bình minh chưa lên. + Vì chợ có những người mua bán rất thân thiện. + Gợi cho em cảm giác gần gũi, thân quen, như cách gọi của những người thân, những người bạn đã quen từ lâu. + Khi đi xa người dân xứ Vàm nhớ phiên chợ hiền lành góc bến tàu cũ, ngọn gió chướng, con đường trắng hoa lau sậy, dòng sông, tiếng còi tàu rời bến sớm. - Bài đọc cho thấy: Vẻ đẹp bình dị đầy thương mến và sự thân tình của người dân ở chợ Vàm Cái Đôi. Tình yêu quê hương đối với quê hương thân thiết của mình. - Lắng nghe. - Đọc và tìm nội dung của từng đoạn. - Nghe – xác định giọng đọc: giọng chậm rãi, thể hiện tình cảm tha thiết, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp thanh bình của cảnh vật, từ ngữ thể hiện tình cảm và suy nghĩ của người viết về cuộc sống của người dân xứ Vàm. - Luyện đọc trong nhóm. - Đọc trước lớp. - Lắng nghe. 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - Cách tiến hành: - GV cho HS trả lời 2 câu hỏi: + Em có suy nghĩ gì về cách gọi “rau ruộng”, “cá ruộng”, “đám cưới ruộng”,? + Em hãy nêu các hình ảnh thân thuộc của quê em. - HS trả lời các câu hỏi: IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: TIẾNG VIỆT Luyện từ và câu: Tính từ (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Nhận diện và biết cách sử dụng tính từ 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Em biết tự tìm hiểu câu hỏi, nhiệm vụ trong nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các tình huống, trả lời câu hỏi. - Năng lực giao tiếp hợp tác: biết thảo luận, chia sẻ với bạn. 3. Phẩm chất. - Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to. - Bảng phụ. - Thẻ từ. - Các vật mẫu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức: chơi trò chơi: Nói về đặc điểm của một số mẫu vật do giáo viên đưa ra. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên - HS lắng nghe. 2. Luyện từ và câu - Mục tiêu: Nhận dạng và xác định được tính từ trong câu văn, bài văn. - Cách tiến hành: 2.1. Hình thành khái niệm tính từ - HS xác định yêu cầu bài tập 1 - Yêu cầu HS tìm từ theo nhóm 3. Mỗi HS tìm từ thuộc 2 nhóm. - HS chia sẻ, thống nhất kết quả, dán kết quả vào bảng nhóm. - 1, 2 nhóm HS chữa bài, các nhóm nhận xét, bổ sung - GV nhận xét. - HS xác định yêu cầu bài tập 2 - HS làm bài vào vở BT2 - GV nhận xét - Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ 2.2. Nhận diện tính từ - HS xác định yêu cầu BT3 - HS làm bài cá nhân vào VBT - Gọi 2, 3 HS trả lời - GV nhận xét, đánh giá 2.3. Tìm và đặt câu với tính từ. - HS xác định yêu cầu của BT 4a - HS thảo luận nhóm đôi. - 1, 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp. - GV nhận xét - Yêu cầu HS xác định BT 4b - HS làm bài vào VBT - GV nhận xét, đánh giá hoạt động - HS trả lời - HS hoạt động theo nhóm 3 - HS trình bày kết quả + Từ chỉ hình dáng, kích thước; to, tròn, dày, xinh xắn. + Từ chỉ màu sắc: mướt xanh, xanh, đỏ thắm. + Từ chỉ âm thanh: rì rào, trong trẻo. + Từ chỉ hương vị: ngọt thanh, thơm mát. - HS chữa bài. - HS trả lời + Đáp án a: nhè nhẹ + Đáp án b: líu lo + Đáp án c: rộ - HS chữa bài trước lớp, rút ra những điều cần ghi nhớ về tính từ. - HS lắng nghe + Tính từ là từ miêu tả đặc điểm ( hình dáng, màu sắc, âm thanh, hương vị,...) hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,... - 1, 2 HS nhắc lại ghi nhớ. - HS trả lời. - HS làm bài + a: Vàng, êm, xanh, mới + b: xanh cao, trắng, hơn/ trắng hơn, xốp, hơn/ nhẹ, nhẹ nhàng, hơn/ nhẹ nhàng hơn, trong suốt, đẹp, đủ, xanh tươi - HS lắng nghe - HS trả lời - HS thực hiện nhóm đôi + chảy: ào ào, xối xả, hiền hòa,... + reo: to, khe kẽ, vui,... + tỏa: sáng, mát, rực rỡ,... + cười: tươi, hớn hở, hả hê, khe khẽ, khanh khách,... - HS lắng nghe - HS trả lời - HS làm bài vào vở BT - HS lắng nghe 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - Yêu cầu HS tìm các từ ngữ miêu tả đặc điểm của bạn cùng bàn (nhóm đôi) - Nhận xét, tuyên dương - HS thực hiện nhóm đôi + xinh xắn, dễ thương, hòa đồng, ... - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ------------------------------------------------------------------ VIẾT Viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Viết được đoạn văn ở phần thân bài của bài văn thuật lại một việc tốt dựa trên dàn ý đã lập. - Hỏi – đáp được về những địa điểm quen thuộc ở quê em hoặc nơi em sống. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Em biết tự tìm hiểu câu hỏi, nhiệm vụ trong nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các tình huống, trả lời câu hỏi. - Năng lực giao tiếp hợp tác: biết thảo luận, chia sẻ với bạn. 3. Phẩm chất. - Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Ti vi, máy chiếu - Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, nói với bạn về nơi ở và những người làng xóm - GV giới thiệu bài mới. - GV Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh. - Giới thiệu bài mới, Ghi bảng đầu bài. - HS kể với bạn về nơi ở và những người làng xóm - HS quan sát HS ghi tên bài học - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. Tập làm văn - Mục tiêu: Viết được đoạn văn ở phần thân bài của bài văn thuật lại một việc tốt dựa trên dàn ý đã lập. - Cách tiến hành: 2.1. Viết một đoạn văn ở phần thân bài - Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT1, đọc các gợi ý ( Tiếng Việt 4, tập một, trang 57) - Yêu cầu HS đọc lại dàn ý đã lập theo yêu cầu trang 52, 53 ( Tiếng Việt lớp 4, tập một) - Yêu cầu HS chọn một số ý ở phần thân bài để viết thành đoạn vào VBT 2.2. Chia sẻ về đoạn văn vừa viết - Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT2, đọc các gợi ý - Yêu cầu HS trao đổi VBT trong nhóm đôi,, đọc đoạn văn của các bạn và chia sẻ: a. Bạn thuật lại việc tốt theo trình tự nào? + Bạn chọn thuật theo trình tự không gian hay thời gian? + Từ ngữ nào giúp em nhận biết được trình tự đó? b. Những điều em học được từ đoạn văn của bạn: + Bạn sắp xếp ý phù hợp như thế nào? + Có gì đặc biệt hơn so với cách sắp xếp em đã chọn? + Bạn đã sử dụng từ ngữ nào hay? + Bạn đã lồng ghép những câu bày tỏ cảm xúc trong khi thuật lại sự việc ra sao? c. Những điểm em muốn cỉnh sửa ở đoạn văn của mình: + Thêm hành động ( hoặc lười nói, suy nghĩ,) của nhân vật. + Bày tỏ thêm suy nghĩ, cảm xúc của em. - GV nhận xét đánh giá hoạt động - HS đọc yêu cầu, gợi ý. - HS đọc bài - HS làm bài vào VBT. Trao đổi chéo bài làm với bạn cùng bàn. - HS đọc yêu cầu, gợi ý. - HS trao đổi theo yêu cầu. - Trình tự thời gian - HS trả lời theo yêu cầu - HS trả lời theo yêu cầu dựa vào đoạn văn mình đã viết - HS lắng nghe 3. Vận dụng: * Mục tiêu: Hỏi – đáp được về những địa điểm quen thuộc ở quê em hoặc nơi em sống. * Cách tiến hành: - GV: Yêu cầu HS đóng vai để hỏi – đáp trong nhóm 4 - Gv nhận xét, đánh giá hoạt động - HS thảo luận theo nhóm 4, trình bày kết quả thảo luận - HS lắng nghe 4.Hoạt động nối tiếp: Mục tiêu: củng cố nội dung bài học Cách tiến hành: - Yêu cầu HS viết được đoạn văn ngắn khoảng 5 câu về một sự việc tốt mà em đã làm. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động - HS trình bày đoạn văn vào vở nháp. - HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ...............................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_4_chan_troi_sang_tao_tuan_6_dinh_quoc_ngu.docx