Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Hồng Nhiên

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

BIỂU DIỄN TIỂU PHẨM VỀ PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TINH THẦN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận diện những hành vi xâm hại tinh thần.

- Nêu được cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.

2. Năng lực chung.

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được những nguy hiểm từ môi trường sống có nguy cơ xâm hại tinh thần đối với bản thân; Thực hiện được cách xử lí trong một số tình huống để phòng tránh bị xâm hại tinh thần.

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Xử lý những tình huống về phòng tránh bị xâm hại.

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết được nguy cơ xâm hại và cách phòng tránh

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện những hành động phòng tránh bị xâm hại.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV:

- Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử; 01 chiếc míc giả, giấy A0.

- SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4;

- Giấy A0, bút dạ, băng dính giấy (hoặc nam châm dính bảng).

Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

 

docx 52 trang Thu Lụa 29/12/2023 780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Hồng Nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Hồng Nhiên

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Hồng Nhiên
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÔ BÌNH AN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Daïy
Toát
Hoïc
Toát
 LỚP 4C – TUẦN 7
GV chủ nhiệm: Trần Hồng Nhiên
 Thị Trấn, ngày 14 tháng 10 năm 2023
Thứ hai ngày 16 tháng 10 năm 2023
Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
BIỂU DIỄN TIỂU PHẨM VỀ PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TINH THẦN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận diện những hành vi xâm hại tinh thần.
- Nêu được cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
2. Năng lực chung.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được những nguy hiểm từ môi trường sống có nguy cơ xâm hại tinh thần đối với bản thân; Thực hiện được cách xử lí trong một số tình huống để phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Xử lý những tình huống về phòng tránh bị xâm hại.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết được nguy cơ xâm hại và cách phòng tránh
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện những hành động phòng tránh bị xâm hại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: 
- Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử; 01 chiếc míc giả, giấy A0.
- SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4;
- Giấy A0, bút dạ, băng dính giấy (hoặc nam châm dính bảng).
Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Sinh hoạt dưới cờ: Chương trình "an toàn trong cuộc sống"
Hoạt động 1: 
- GV yêu cầu HS tập trung xuống sân
- GV yêu cầu HS xếp hàng và ổn định nề nếp.
2. Khám phá 
a. Phần nghi lễ:
+ Chào cờ (có trống Đội)
+ HS hát Quốc ca
b. Nhận xét công tác tuần:
+ Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
+ TPT hoặc BGH nhận xét bổ sung và triển khai công tác tuần tới.
- Nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý.
- HS di chuyển xuống sân
- HS xếp hàng và ổn định nề nếp.
+ HS Chào cờ
+ HS hát Quốc ca
+ HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.
Hoạt động 2: Chương trình "An toàn trong cuộc sống"
- Mục tiêu: Tiếp thu kiến thức về chủ đề phòng tránh bị xâm hại tinh thần 
- Cách tiến hành:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về việc biểu diễn tiểu phẩm theo chủ đề phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- GV chủ nhiệm phối hợp với GV Tổng phụ trách Đội và Ban Giám hiệu để tổ chức cho HS tham gia biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề phòng tránh bị xâm hại tinh thần theo chương trình chung của toàn trường.
- GV Tổng phụ trách Đội tổ chức cho HS trao đổi với bạn những điều học được sau vở diễn về chủ đề phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- GV Tổng phụ trách Đội tổ chức cho HS chia sẻ cảm nghĩ sau khi xem tiểu phẩm.
- HS chuẩn bị biểu diễn tiểu phẩm theo chủ đề phòng tránh bị xâm hại tinh thần 
- HS tham gia biểu diễn tiểu phẩm
- HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.
- HS nêu điều học được sau vở diễn về chủ đề phòng tránh bị xâm hại tinh thần. 
- HS chia sẻ cảm nghĩ sau khi xem tiểu phẩm.
- Tiếp thu lời nhắc nhở, ngồi nghiêm túc.
******************************************
Tiết 2: TOÁN
BÀI 16: DÃY SỐ LIỆU (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết dãy số liệu; nhận biết cách thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu theo các tiêu chỉ cho trước (tình huống đơn giản); ôn tập cách đọc số đo các dụng cụ đo đại lượng khối lượng, dung tích, nhiệt độ; cách đọc biểu đồ tranh.
- Vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản.
2. Năng lực chung.
HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hoá toán học.
3. Phẩm chất: Các phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Ti vi, nội dung trình chiếu PowerPoint: hình ảnh nội dung Khởi động, Cùng học, bài Thực hành 1, 2, bài Luyện tập 1 và các bảng ghi chép số liệu (nếu cần).
- HS: SHS, VBT, bút,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học; ôn tập cách đọc số đo các dụng cụ đo đại lượng, khối lượng, dung tích, nhiệt độ; cách đọc biểu đồ tranh.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi, làm việc cá nhân.
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: Ai tinh mắt thế.
- GV lần lượt treo hoặc trình chiếu từng hình.
- Hướng dẫn sửa bài
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài mới.
- HS quan sát, đọc thầm dữ liệu, tìm số đo không phù hợp, ghi lại kết quả đúng vào bảng con → Giải thích tại sao.
- Sửa bài
- Nhận xét.
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (25 phút)
2.1 Hoạt động 1 (10 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: HS nhận biết dãy số liệu; nhận biết cách thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu theo các tiêu chỉ cho trước (tình huống đơn giản); ôn tập cách đọc số đo các dụng cụ đo đại lượng khối lượng, dung tích, nhiệt độ; cách đọc biểu đồ tranh.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm 4
* Thu thập, phân loại, kiểm đếm.
- GV treo (hoặc trình chiếu hình) cho HS quan sát.
- GV giới thiệu: Tìm hiểu về khối lượng của những con thỏ mà các tổ nuôi, người ta thu thập, phân loại và kiểm đếm được như sau:
- GV treo bảng phụ có vẽ bảng thống kê số liệu lên bảng lớp.
- GV nhận xét.
* Viết và sắp xếp dãy số liệu.
- GV giới thiệu: Viết các số đo khối lượng của bốn con thỏ ta được dãy số liệu:
800 g; 1 kg 500 g; 1 kg; 1 kg 200 g.
- GV cho HS đọc số đo - GV viết lên bảng lớp.
Ví dụ: GV: “Con thỏ của tổ I* HS: “800g* GV viết: 800 gr
- GV hỏi: Dãy này có mấy số liệu? Kể ra.
- GV yêu cầu HS viết lại dãy số liệu theo thứ tự từ lớn đến bé (hoặc từ bé đến lớn). GV khuyến khích giải thích cách sắp xếp dãy số liệu. Ví dụ: Sắp xếp dãy số liệu theo thứ tự từ lớn đến bé;
→ Xác định số lớn nhất: 1 kg 500 g. 
 Xác định số bé nhất: 300g.
 Trong hai số còn lại, số lớn hơn: 1 kg 200
 1 kg 500 g; 1 kg 200 g: 800 g, 500 g.
- GV hệ thống lại kiến thức:
• Tìm hiểu về cần nặng của các con thỏ, người ta thu thập, phân loại và kiểm đếm. 
• Với các số liệu đã thu thập được, ta có thể viết thành dãy số liệu.
• Có nhiều cách sắp xếp: viết lần lượt, viết theo thủ tụ tử lớn đến bé hoặc viết theo thủ tự
từ bé đến lớn.
- HS quan sát.
- HS (nhóm bốn) đọc số đo khối lượng của mỗi con thỏ và ghi vào bảng con (mỗi HS/thỏ).
- HS thi đua tiếp sức (hoặc mỗi tổ ghi một số đo vào bảng).
- HS lắng nghe.
- HS (nhóm đôi) thảo luận, thực hiện các yêu cầu của GV
- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả.
1 kg 500 g; 1 kg 200 g: 800 g, 500 g.
- HS quan sát và lắng nghe.
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: Vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, trò chơi.
Bài 1:
- GV trình chiếu yêu cầu của BT1: 
- GV gợi ý để học sinh phân tích, tìm cách giải:
+ Để viết được dãy số liệu các em cần thực hiện mấy việc? 
+ Đó là những việc gì ?
+ Làm gì để thu thập được số liệu ? 
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm và trước lớp. (GV khuyến khích nhiều nhóm HS trình bày (mỗi nhóm/ câu), kết hợp giải thích cách làm.)
- GV gợi ý cho HS phân tích đưa ra một số nhận xét từ dãy số liệu:
Dãy số liệu này có mấy số?
Lạnh nhất là bao nhiều độ?
Nóng nhất là bao nhiêu độ?
- GV nhận xét chung – Kết luận.
Mở rộng: Uống đủ nước (khoảng 2l/ ngày), trang phục theo thời tiết (mặc đủ ấm khi trời lạnh).
Bài 2:
- GV phát bảng nhóm có kẻ sẵn các yêu cầu cho HS chuyền tay nhau viết vào, thi đua tổ nào điền xong trước và đúng hết thì thắng cuộc.
- Nhận xét – kết luận.
- Mở rộng: Giáo dục HS chăm sóc cây trồng, không hải hoa, bẻ cành, ...
- HS xem và đọc yêu cầu của bài, HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết các việc cần thực hiện: Quan sát hình ảnh (thu thập, phân loại, kiểm đếm) – Viết dãy số liệu – Sắp xếp từ bé đến lớn.
- HS trả lời (3 việc)
- HS trả lời (thu thập, phân loại và kiểm đếm)
- HS trả lời (câu a: đọc số đo trên ca/ l, câu b: đọc số đo trên nhiệt kế)
- HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm, trước lớp.
a) 800 ml, 1 000 ml (hoặc 1 l), 500 ml; 900 ml.
Vì Bình A: có 800 ml nước; Bình B có 1 l nước; Bình C có 500 ml nước; Bình D có 900 ml nước.
Dãy số liệu được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn (lượng nước từ ít đến nhiều).
500 ml 800 ml 900 ml 1 l.
b) 35 °C; 39 °C; 38 °C; 18 °C, 30 °C.
Sắp xếp các số liệu theo thứ tự từ bé đến lớn (nhiệt độ từ lạnh đến nóng)
18 °C; 30 C; 35 °C; 38 °C; 39 °C..
- HS thảo luận nhóm – Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thông tin SGK.
- HS (nhóm lớn) tìm hiểu hài, nhận biết các việc cần thực hiện: kiểm đếm – viết dãy số liệu, đọc - mô tả biểu đồ tranh cho sẵn.
- HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.
- Nhận bảng nhóm thực hiện 
a) Em đếm và điền vào bảng ta được kết quả như sau:
Lớp
4A
4B
4C
4D
4E
Số quả
9
15
13
13
8
b) Viết dãy số liệu: 9; 15; 13; 13; 8
c) Sắp xếp dãy số liệu theo thứ tự từ bé đến lớn: 8; 9; 13; 13; 15
d) Sắp xếp tên các lớp theo thứ tự số lượng quả từ ít đến nhiều: 4E, 4A, 4C và 4D, 4B
- Lắng nghe.
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi. GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”. Nhóm trình bày nhanh nhất và kết quả chính xác là nhóm chiến thắng.
GV trình chiếu nội dung:
- Dãy số liệu:
- Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn:.
- GV nhận xét và tổng kết bài học.
- HS tham gia trò chơi và trình bày kết quả.
******************************************
Tiết 3: ÂM NHẠC
ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 1
GVBM: Nguyễn Diễm Tú
******************************************
Tiết 4, 5: TIẾNG VIỆT
ĐỌC: MỘT LI SỮA (Tiết 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
Kể được về một lần giúp đỡ người khác hoặc được người khác giúp đỡ; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ..
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lởi người dẫn chuyện, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Bác sĩ Ke-ly đã cứu chữa và trả viện phi giúp cô gái đã cho mình một li sữa khi ông còn là cậu bé bản hàng rong nghèo khổ. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Lòng nhân ái, tình yêu thương cùng sự sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau có thể khiến con người cảm thấy hạnh phúc, sống có ý nghĩa và nhận được nhiều điều tốt đẹp.
2. Năng lực chung.
- Năng tự chủ, tự học, lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất: Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi bằng tương tác.
- Bảng phụ ghi đoạn 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Em chia sẻ về một lần giúp đỡ người khác hoặc được người khác giúp đỡ.
+ Nêu được phỏng đoán nội dung bài đọc dựa vào tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh múa hát bài “ Cùng giúp đỡ nhau”.
- GV yêu cầu học nêu lại nội dung bài hát.
- Nêu những việc làm mà các bạn nhỏ đã làm trong bài hát trên.
- Những việc làm trên có ý nghĩa gì?
- GV yêu cầu  HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, kể về một lần giúp đỡ người khác hoặc được người khác giúp đỡ.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV cho học sinh xem tranh và dẫn dắt vào bài mới: “Một li sữa”
- HS tham gia múa hát
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS tr ...  luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
- Trách nhiệm: Tự giác học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Nội dung trình chiếu PowerPoint, hình và các bảng biểu, biểu đồ theo nội dung Cùng học, các bài thực hành và các bài tập, bảng nhóm.
- HS: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Múa hát - Tổ chức cho học sinh tham gia hát múa bài Chú voi con ở Bản Đôn
- Kết nối bài học.
- HS tham gia múa hát.
2. Hoạt động Luyện tập (15 phút)
a. Mục tiêu: Ôn và làm quen với việc phát hiện vấn để hoặc quy luật đơn giản dựa trên quan sát các số liệu từ biểu đồ cột và giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được từ biểu đồ cột.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận, vấn đáp, quan sát
- GV yêu cầu học sinh đọc thâng tin Bài 3 trang 42 SGK và giải bài tập.
- Sửa bài, GV trình chiếu biểu đồ cho HS thi đua 
 tiếp sức để hoàn thiện thống kê và biểu đồ, khuyến khích nhiều nhóm trả lời kết hợp thao tác trên biểu đã để giải thích vì sao trả lời như vậy (mỗi nhóm/câu). 
Đội nào xong trước và đúng thì thắng cuộc
Dựa vào biểu đồ cột vừa hoàn thiện, trả lời câu hỏi.
Khuyến khích nhiều nhóm trình bày, kết hợp chỉ vào biểu đồ (mỗi nhóm/câu)
Đội nào xong trước và đúng thì thắng cuộc
Nhận xét – Kết luận
Bài 3: Đọc thông tin SGK
- HS (nhóm bốn) đọc đề bài, thảo luận, nhận biết yêu cầu thống kê số liệu rồi hoàn thiện biểu đồ cột và trả lời câu hỏi.
- HS thực hiện nhóm đôi rồi chia sẻ trong nhóm lớn.
- Đại diện nhóm trình bày.
• Thống kê số liệu
- HS (hai đội) lần lượt ghi kết quả thống kê vào bảng sau
Đội 1
Báo Nhi đồng: 25 bạn.
Sách khoa học: ... bạn.
Sách danh nhân ... bạn.
Truyện cổ tích: ... bạn.
Truyện loài vật: ... bạn.
Đội 2
Báo Nhi đồng: 25 bạn.
Sách khoa học: ... bạn.
Sách danh nhân ... bạn.
• Hoàn thiện biểu đồ
- HS (hai đội) lần lượt ghi kết quả thống kê vào biểu đồ:
Nhận xét
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15 phút)
Hoạt động thực tế
a. Mục tiêu: Thực hiện thống kê số liệu
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, vấn đáp, trò chơi.
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện.
- GV phát phiếu cho các tổ ghi chép khi phỏng vấn.
- GV ghi nhận và cùng HS tổng hợp số liệu
 Sách truyện: ... bạn; ... hạn; ... bạn; ... bạn - tổng cộng có ... bạn. 
Dụng cụ học tập. ... bạn, ... bạn, ... bạn, ... bạn → tổng cộng có ....
 Dụng cụ thể thao: ... bạn; .. hạn; ... bạn; ... bạn → tổng cộng có ... bạn.
- Hướng dẫn sửa bài.
Mở rộng: Giáo dục động viên, khuyến khích HS chăm học, chăm làm.
Tổng kết bài.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu (thu thập, phân loại, kiểm đếm) để thống kê số liệu
 - HS thảo luận, tìm cách thực hiện.
a) Thống kê: Thu thập, phân loại, kiếm đếm.
+ Phân loại: Sở thích của HS về các loại phần thưởng.
Có mấy loại phần thường: (3 loại)
Đó là những loại nào (sách truyện, dụng cụ học tập, dụng cụ thể thao)
• Thu thập: Phỏng vấn các bạn để biết bạn thích loại phần thưởng nào (mỗi tổ cử hai bạn
đi phỏng vấn các bạn trong tổ mình: một bạn hỏi, một bạn ghi chép).
 Kiểm đếm: HS hoàn thiện bảng phỏng vấn, ghi chép và đếm số bạn thích từng loại phần thưởng
- Các tổ báo cáo số liệu.
******************************************
Tiết 4: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP
XỬ LÍ BỊ XÂM HẠI TINH THẦN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Tham gia xử lí một số tình huống bị xâm hại tinh thần.
2. Năng lực chung.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được những nguy hiểm từ môi trường sống có nguy cơ xâm hại tinh thần đối với bản thân; Thực hiện được cách xử lí trong một số tình huống để phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Xử lý những tình huống về phòng tránh bị xâm hại.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện những hành động phòng tránh bị xâm hại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Giáo viên
- Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử; 01 chiếc míc giả, giấy A0.
- SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4;
- Giấy A0, bút dạ, băng dính giấy (hoặc nam châm dính bảng).
 Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
« Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
« Cách thực hiện: 
GV tổ chức cho HS hát ( vỗ tay).
- Cả lớp hát. 
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 7 và phương hướng hoạt động tuần 8
a. Sơ kết tuần 7:
- Từng tổ báo cáo 
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 7.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe cô giáo nhận xét
b. Phương hướng tuần 8
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Xử lí khi bị xâm hại tinh thần
« Mục tiêu: Học sinh thực hành Xử lí khi bị xâm hại tinh thần 
« Cách thực hiện: 
- GV yêu cầu HS nhớ lại nội dung về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần;
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: chia sẻ những trải nghiệm của cá nhân về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần với bạn ngồi bên cạnh.
- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS và tổ chức cho HS thảo luận nhóm để xây dựng tình huống cho các trường hợp sau:
+ Bị bỏ rơi, sao nhãng;
+ Bị đe dọa
+ Bị chửi mắng
- GV lưu ý: Mỗi nhóm chỉ chọn 1 trong 3 trường hợp trên để xây dựng tình huống và thảo luận cách ứng phó cho tình huống mà nhóm đã xây dựng.
- GV tổ chức cho các nhóm lên sắm vai và mời các nhóm khác nhận xét.
- HS nhớ lại về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Thảo luận và chia sẻ cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần mà bản thân đã thực hiện.
- HS thảo luận nhóm: mỗi nhóm xây dựng một tình huống và đưa ra cách ứng phó trong tình huống đó.
- 3 nhóm HS đóng vai về tình huống trong mỗi trường hợp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. Tổng kết /cam kết hành động
- GV cho HS khái quát lại những điều cần chú ý khi phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung cho những hoạt động ở tuần tiếp theo
- hs nêu
- Lắng nghe 
BUỔI CHIỀU
Tiết 2: CÔNG NGHỆ
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ TRỒNG HOA VÀ CÂY CẢNH TRONG CHẬU (T4)
GVBM: Phạm Văn Tiến
******************************************
Tiết 3: TIẾNG VIỆT 
VIẾT: VIẾT BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
  Viết được bài văn thuật lại một việc tốt.
2. Năng lực chung.
- Năng tự chủ, tự học, viết văn có tính sáng tạo.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận trong nhóm 
3. Phẩm chất.
Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ bằng tương tác.
- Thẻ tử, bảng phụ để HS thực hiện BT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho học sinh xem video “Gương người tốt việc tốt”
- GV Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài mới, Ghi bảng đầu bài.
- HS xem video
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Viết bài văn thuật lại một sự việc 
- Mục tiêu: 
Viết được bài văn thuật lại một việc tốt.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và các gợi ý để nhớ lại cấu tạo, cách sắp xếp ý, cách trình bày.... bài văn thuật lại một sự việc mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
- GV lưu ý thêm (nếu cần).
- GV cho HS thực hành viết bài văn vào VBT dựa vào kết quả của các tiết học trước.
- GV yêu cầu 3 – 4 HS đọc bài viết trước lớp.
- GV nhận xét.
- HS thực hiện cá nhân.
- HS nghe GV lưu ý thêm.
- HS thực hiện vào VBT.
- 3 - 4 HS đọc bài viết trước lớp.
- HS lắng nghe bạn và GV nhận xét.
3. Vận dụng: 
* Mục tiêu: Trao đổi được về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống. 
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động: Trao đổi được về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống “Tương thân tương ái” do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phát động.
- GV gợi ý cho HS có thể thảo luận: Tên gọi của phong trào gợi lên điều gì? Phong trào đó đã làm được những gì để thể hiện truyền thống "Tương thân tương ái",...).
- GV yêu cầu  1 − 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và tổng kết bài học.
- HS thảo luận trong nhóm, thống nhất kết quả trong nhóm. (HS có thể sử dụng video clip, hình ảnh hoạt động của phong trào đã chuẩn bị trước để giới thiệu và trao đổi với nhóm.)
- HS lắng nghe và thực hiện.
- 1 - 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
******************************************
Tiết 3: TOÁN (TĂNG CƯỜNG)
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về tính giá trị của biểu thức có chứa chữ.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Viết giá trị của biểu thức vào ô trống:
m
72
147
72
288
n
8
7
6
9
m : n
m n
Bài 2. Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
	a) Nếu a = 37, b = 80 thì a + b 	= .......................................
	b) Nếu p = 2017, q = 404 thì p – q 	= ...............................................
Bài 3. Viết giá trị thích hợp của biểu thức vào ô trống:
p
10
37
1350
q
50
23
2150
p + q
q + p
Bài 4. Viết giá trị thích hợp của biểu thức vào ô trống:
c
10
15
42
d
2
5
6
2 c d
c : d + 3
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
KÍ DUYỆT TUẦN 7

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_7_nam_hoc_202.docx