Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 14

CHỦ ĐIỂM 4: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

BÀI 1: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI

TIẾT 1+2

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Chia sẻ được về ý tưởng chế tạo một đồ vật giúp con người hạnh phúc; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Cuộc trò chuyện của Tin-tin và Mi-tin với những người bạn sắp ra đời trong công xưởng xanh. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Thể hiện mong ước thay đổi thể giới qua những phát minh, sáng chế giúp cuộc sống con người hạnh phúc.

2 . Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học : thực hiện được các hoạt động cá nhân như chuẩn bị được bài học, tự đọc được bài và trả lời câu hỏi trong giờ học.

 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi, chia sẻ với bạn khi tham gia các hoạt động đọc thành tiếng, đọc hiểu trong nhóm và trước lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện được các hoạt động trong bài và biết vận dụng đọc hiểu trong thực tế.

3. Phẩm chất.

- Nhân ái: Yêu quý bạn bè, mọi người trong gia đình

- Chăm chỉ: chăm chỉ đọc bài và trả lời câu hỏi trong bài.

- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác, tham gia những công việc vừa sức của bản thân và sống có ước mơ.

 

docx 20 trang Thu Lụa 29/12/2023 3740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 14

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 14
TUẦN 14
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM 4: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH
BÀI 1: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI 
TIẾT 1+2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Chia sẻ được về ý tưởng chế tạo một đồ vật giúp con người hạnh phúc; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Cuộc trò chuyện của Tin-tin và Mi-tin với những người bạn sắp ra đời trong công xưởng xanh. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Thể hiện mong ước thay đổi thể giới qua những phát minh, sáng chế giúp cuộc sống con người hạnh phúc.
2 . Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học : thực hiện được các hoạt động cá nhân như chuẩn bị được bài học, tự đọc được bài và trả lời câu hỏi trong giờ học.
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi, chia sẻ với bạn khi tham gia các hoạt động đọc thành tiếng, đọc hiểu trong nhóm và trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện được các hoạt động trong bài và biết vận dụng đọc hiểu trong thực tế.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: Yêu quý bạn bè, mọi người trong gia đình
- Chăm chỉ: chăm chỉ đọc bài và trả lời câu hỏi trong bài.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác, tham gia những công việc vừa sức của bản thân và sống có ước mơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác.
- Bảng phụ ghi đoạn từ “Công xưởng xanh” đến “Có chứ! Nó đâu?”.
- Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
* Cách tiến hành:
- GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm “Những ước mơ xanh”. (Gợi ý: Nói về những ước mơ đẹp: mơ ước về cuộc sống hạnh phúc, mơ ước được sống lâu, mơ ước được bay lượn trên bầu trời,...).
- Gv chiếu tranh minh họa.
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc “Ở Vương quốc Tương Lai”.
- HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ về ý tưởng chế tạo một đồ vật giúp con người hạnh phúc (có thể kết hợp sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ).
- Xem tranh minh hoạ bài đọc, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh. Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
2. Khám phá và luyện tập.(25 phút)
* Mục tiêu: HS đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài, hiểu được nội dung bài đọc.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV hướng dẫn cách đọc: phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả; giọng Tin-tin, Mi-tin thể hiện sự tò mò, ngạc nhiên; giọng các em bé thể hiện sự thân thiện, niềm vui, tự hào,...).
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV gợi ý chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “ bạn sắp ra đời”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “Nó đâu?”.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: xứ sở, sáng chế, trường sinh, giấu kín
- Luyện đọc câu dài: Tin-tin và Mi-tin/ được một bà tiên giúp đỡ,/ đã vượt qua nhiều thử thách, đến nhiều xứ sở để tìm con Chim Xanh/ về chữa bệnh cho một người bạn hàng xóm.// Đoạn trích dưới đây/ thuật lại việc hai em tới Vương quốc Tương Lai và trò chuyện với những người bạn sắp ra đời./...
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Giải nghĩa từ khó hiểu: xứ sở (quê hương, đất nước), sáng chế (chế tạo ra cái trước đó chưa có)
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SHS. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
 + Câu 1: Tin – tin và Mi – tin được bà tiên giúp đỡ đi đâu? Để làm gì?
- Sau khi HS trả lời câu hỏi 1, GV yêu cầu HS rút ra ý chính đoạn 1: Giới thiệu bối cảnh của câu chuyện.
 + Câu 2: Tin-tin và Mi-tin thắc mắc gì về đồ vật em bé thứ nhất sáng chế?
- GV yêu cầu HS rút ra ý chính đoạn 2: Tin-tin và Mi-tin trò chuyện với em bé thứ nhất về vật làm cho con người hạnh phúc.
 + Câu 3: Những em bé khác trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
- GV yêu cầu HS rút ra ý chính đoạn 3: Kết quả sáng chế của các em bé khác trong công xưởng xanh.
+ Câu 4: Mỗi phát minh ấy thể hiện ước mơ gì của con người?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Thể hiện mong ước thay đổi thể giới qua những phát minh, sáng chế giúp cuộc sống con người hạnh phúc.
- HS nghe GV đọc mẫu.
- HS nghe GV hướng dẫn đọc.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn trong bài (3 đoạn).
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS luyện đọc từ khó.
- HS đọc câu dài. Chú ý cách ngắt nghỉ đúng.
- HS đọc bài theo nhóm và nhận xét, sửa sai cho bạn.
- HS nêu ý kiến, nhận xét.
- HS giải nghĩa từ khó.
 HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS.
- Câu 1: Tin-tin và Mi-tin được bà tiên giúp đỡ đi đến nhiều xứ sở để tìm con Chim Xanh về chữa bệnh cho một người bạn hàng xóm.
- Câu 2: Những điều Tin-tin và Mi-tin thắc mắc đồ vật em bé thứ nhất sáng chế ăn có ngon không và có ồn ào không.
- Câu 3: Trong công xưởng xanh, em bé thứ hai sáng chế ra ba mươi vị thuốc trường sinh, em bé thứ ba sáng chế ra một thử ảnh sáng kì lạ, em bé thứ tư sáng chế ra một cái máy biết bay trên không trung như một con chim, em bé thứ năm sáng chế ra cải máy biết dò tìm kho báu trên Mặt Trăng.
- Câu 4: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng. (Gợi ý: Mỗi phát minh ấy thể hiện ước mơ của con người, mong muốn được sống lâu và hạnh phúc, cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.)
- HS nêu nội dung ý nghĩa bài đọc.
3. Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
+ Qua bài đọc, em có nhận xét gì về các bạn nhỏ? Em học tập được ở các bạn nhỏ điều gì?
- GDHS: chăm chỉ, tự giác làm việc phù hợp với lứa tuổi, sống có ước mơ cho mình và mọi người, biết phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài. 
Hs trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung.
Tiết 2
1. Khởi động: (5 phút)
*Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho HS
*Cách tiến hành:
- Gọi HS nêu lại nội dung bài Ở Vương quốc Tương Lai. 
- Cho HS nói về ước mơ của bản thân mình. 
- Nhận xét, tuyên dương. 
- Dẫn dắt học sinh vào bài.
1 Hs nêu nội dung bài. Nhận xét.
Một số HS chia sẻ trước lớp. 
2. Thực hành - Luyện tập
*Mục tiêu: Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; Biết đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
*Cách tiến hành:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. 
- GV gọi HS đọc đoạn “Công xưởng xanh” đến “Có chứ! Nó đâu?”
 + Xác định được giọng đọc của nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng?
- Gv tổ chức cho HS đọc bài trong nhóm 4 và thi đọc trước lớp. Bình chọn bạn đọc đúng và hay.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV tổ chức cho HS phân vai đọc toàn bài trong nhóm 8.
- HS đọc toàn bài.
- HS nhắc lại.
- HS đọc đoạn từ “Công xưởng xanh” đến “Có chứ! Nó đâu?”
- Giọng người dẫn chuyện: thong thả, giọng Tin- tin, Mi-tin: thể hiện sự tò mò, ngạc nhiên; giọng em bé thứ nhất: thể hiện niềm tự hào.
- HS đọc bài theo nhóm và thi đọc.
- Bình chọn bạn đọc đúng và hay.
- HS đọc phân vai.
Hoạt động 4: Đọc mở rộng – Sinh hoạt câu lạc bộ sách theo chủ đề Ước mơ 
* Mục tiêu 
- Tìm đọc được một truyện viết về Ước mơ, thiếu nhi sáng tạo, chia sẻ được với bạn về tình cảm, suy nghĩ hoặc ước mơ của mình.
* Cách tiến hành
- Yêu cầu HS đọc một truyện cùng chủ đề Ước mơ.
- GV cho Hs hoạt động theo nhóm 4. 
- Gọi Hs trình bày trước lớp. Nhận xét
- GV cho HS cùng chia sẻ về ước mơ của em về cuộc sống tương lai?
- Hs tìm truyện cùng chủ đề.
- Hoạt động nhóm 4: Hs đọc truyện hoặc một đoạn trong truyện có chủ đế nói về ước mơ.
Một số học sinh trình bày trước lớp. 
- HS cùng nhau chia sẻ.
3. Hoạt động nối tiếp
* Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
* Cách tiến hành
- Gv yêu cầu Hs nêu nội dung bài đọc 
nhận xét chung tiết học.
Tuyên dương HS, nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài tiết sau: Xem bài Cậu bé ham học hỏi. 
- Một số HS nêu lại nội dung bài đọc, cả lớp theo dõi, lắng nghe và ghi nhớ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TIẾT 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ NHÂN HOÁ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được nhân hoá bằng cách tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người; sử dụng biện pháp nhân hoá để viết được câu văn sinh động.
2. Năng lực chung. 
- Năng lực tự chủ, tự học: tự chuẩn bị được bài học; tự giác học tập, trả lời câu hỏi, làm bài tập trong giờ học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, tham gia trao đổi, thảo luận khi làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm được các bài tập về nhân hóa, biết vận dụng biện pháp nghệ thuật để áp dụng vào thực tế viết văn, thơ,  
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: có ý thức hỗ trợ, giúp đỡ bạn trong giờ học.
- Trách nhiệm: Có ý thức tích cực tham gia hoạt động học tập trên lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác.
- Thẻ từ, thẻ câu, phiếu bài tập để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
* Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi gọi tên các đồ dùng học tập (Cô bút, bác cặp, chị thước...)
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá và luyện tập
* Mục tiêu: Nhận biết được nhân hoá bằng cách tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người; sử dụng biện pháp nhân hoá để viết được câu văn sinh động.
* Cách tiến hành
Hoạt động 1: Nhận diện nhân hoá 
- GV yêu cầu HS đọc bài thơ và yêu cầu đề bài.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi: 
 + Mỗi sự vật in đậm được tả bằng những từ ngữ nào?
 + Cách tả ấy có tác dụng gì?
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận, nhận xét.
- GV chốt: Những từ ngữ tìm được vốn là từ dùng để tả hoạt động, trạng thái hoặc đặc điểm, tính chất của người được dùng để tả hoạt động, trạng thái hoặc đặc điểm, tính chất của sự vật. Có thể nhân hoá bằng cách tả sự vật bằng từ ngữ vốn dùng để tả người.
Hoạt động 2: Tìm hình ảnh nhân hoá
- GV yêu cầu HS nêu đề bài: Tìm hình ảnh nhân hóa có trong hai đoạn văn.
- GV tổ chức cho HS làm bài vào phiếu học tập: Gạch chân dưới các hình ảnh nhân hóa.
- Quan sát, giúp đỡ HS.
- Gọi HS chia sẻ bài làm. Nhận xét.
Hoạt động 3: Sử dụng biện pháp nhân hoá để viết lại câu
- Gọi HS nêu yêu cầu: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu cho sinh động hơn.
- Gv yêu cầu HS viết lại câu vào vở.
- Quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc câu. 
- Nhận xét, đánh gi ... hó.
- HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS.
1HS đọc đoạn 1 và cả lớp theo dõi đoạn 1 trong SGK sau đó nêu ý chính đoạn 1: Giới thiệu về nhà khoa học Xti-vơn Hoóc-king.
- Câu 1: Bố tặng cho Hoóc-king một cái kính viễn vọng.
- Câu 2: Hoóc-king dùng kinh viễn vọng bố tặng để quan sát bầu trời vào mỗi tối. 
- Câu 3: Câu nói của Hoóc-king: “Nhất định con sẽ tìm ra câu trả lời.” cho thấy đam mê học hỏi, niềm tin và quyết tâm tìm tòi, khám phá của cậu.
Câu 4: Hoóc-king thường xuyên quan sát bầu trời rồi tìm cách li giải cho những thắc mắc của mình. Bố giúp cậu bằng cách mua cho cậu rất nhiều sách về Trái Đất và bầu trời.
Ý chính đoạn 2: Ước mơ của Hoóc-king.
Câu 5: HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân. (Gợi ý: Hoóc-king trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại nhờ tư chất thông minh, sự ham mê học hỏi, không ngừng tìm tòi, khám phá và nhờ sự ủng hộ từ gia đình.)
Ý chính đoạn 3: Ước mơ của Hoóc-king.
- HS nêu nội dung ý nghĩa bài đọc.
- HS đọc toàn bài.
- HS nhắc lại.
- HS đọc đoạn từ “Công xưởng xanh” đến “Có chứ! Nó đâu?”
- Giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch, phân biệt giọng nhân vật: giọng cha: trầm ấm, gần gũi; giọng Hoóc-king: thể hiện sự tò mò, ngạc nhiên ở đoạn đầu, quyết tâm ở đoạn sau; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, phẩm chất, tư chất của Hoóc-king)
- HS đọc bài theo nhóm và thi đọc.
- Bình chọn bạn đọc đúng và hay.
4. Hoạt động tiếp nối:
- GV cho HS cùng chia sẻ về ước mơ của em?
- Gv nhận xét chung tiết học. Tuyên dương HS, nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài tiết sau.
- HS cùng nhau chia sẻ.
- HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TIẾT 2
NÓI VÀ NGHE
NGHE – KỂ CÂU CHUYỆN VỀ ƯỚC MƠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Biết ghi chép tóm tắt, trao đổi được với bạn về nội dung, ý nghĩa của một câu chuyện được nghe về một ước mơ đẹp.
2. Năng lực chung. 
- Năng lực tự chủ, tự học: tự chuẩn bị được bài học; tự giác học tập, trả lời câu hỏi, làm bài tập trong giờ học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, tham gia trao đổi, thảo luận khi làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được nội dung câu chuyện Con đường mơ ước.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: Yêu thương, quan tâm tới mọi người.
- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Kiên trì thực hiện ước mơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SHS, VBT, SGV, Hình ảnh cây đàn Vi-ô-lin
– Ti vi/ máy chiếu bằng tương tác, bài giảng điện tử.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
* Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ về ước mơ của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá và luyện tập
* Mục tiêu: Biết ghi chép tóm tắt, trao đổi được với bạn về nội dung, ý nghĩa của một câu chuyện được nghe về một ước mơ đẹp.
* Cách tiến hành: 
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện “Con đường mơ ước"
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.
- GV kể câu chuyện lần thứ nhất để kiểm tra phán đoán HS. 
- GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung và chú ý của HS.
- GV kể câu chuyện lần thứ hai để ghi nhớ nội dung của câu chuyện. 
Hoạt động 2: Ghi chép tóm tắt nội dung câu chuyện
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT2 và các gợi ý trong sơ đồ.
- Tổ chức cho HS tóm tắt nội dung câu chuyện theo sơ đồ tư duy.
- Quan sát, giúp đỡ HS.
- Cho HS chia sẻ trong nhóm. 2 HS trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương HS vẽ đẹp, sáng tạo, đầy đủ nội dung.
Hoạt động 3: Kể lại câu chuyện 
- Gv yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3.
– Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm đôi, kể lại từng đoạn câu chuyện, rồi kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào nội dung tóm tắt đã ghi chép.
- Quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Yêu cầu 1 – 2 cặp kể lại câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 4: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT4 và đọc các câu hỏi gợi ý.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm 4:
 + Ngày còn bé, Đan mong ước điều gì? Vì sao?
+ Vì sao có lúc Đan nản lòng?
+ Theo em điều gì đã khiến Đan tiếp tục thực hiện ước mơ?
- Gv nhận xét, đánh giá và giáo dục HS.
- HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.
- HS nghe GV kể câu chuyện lần thứ nhất để kiểm tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung và chú ý của HS.
- HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện.
- HS nghe kể câu chuyện lần thứ hai.
- HS xác định yêu cầu của BT2 và các gợi ý trong sơ đồ.
- HS tóm tắt câu chuyện bằng sơ đồ tư duy.
- HS chia sẻ trong nhóm và trước lớp.
- HS nhận xét và bổ sung sơ đồ của bạn.
- HS xác định yêu cầu của BT3.
- HS thực hành theo nhóm đôi, kể lại từng đoạn câu chuyện, rồi kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào nội dung tóm tắt đã ghi chép.
- HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.
- HS xác định yêu cầu của BT 4 và đọc các câu hỏi gợi ý. 
– HS trao đổi trong nhóm 4 để trả lời các câu hỏi.
1 − 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.
Ngày còn bé, Đan mong ước được đứng trên sân khấu biểu diễn đàn Vi-ô-lin. Vì ông của Đan từng là nghệ sĩ kéo đàn và thường hay kể cho Đan nghe về những cảm xúc khi biểu diễn.
Vì Đan phải luyện tập nhiều giờ liền khiến cổ mỏi nhừ, cánh tay tê cứng.
- Hình ảnh của ông và ý chí quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình đã khiến Đan tiếp tục luyện tập.
– HS nghe GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
3. Vận dụng
* Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ
* Cách tiến hành:
- Gv tổ chức cho HS kể tên các câu chuyện về tinh thần vượt khó thực hiện ước mơ thành công mà em đã nghe, đã đọc.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu câu chuyện.
- Lắng nghe.
4. Hoạt động tiếp nối:
- Gv nhận xét chung tiết học. Tuyên dương HS, nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài tiết sau.
- HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TIẾT 3
VIẾT
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Viết được đoạn văn tưởng tượng kể về việc làm của Tin-tin và Mi-tin sau khi tham quan công xưởng xanh
- Nói được về mơ ước của em liên quan đến chủ đề đã chọn trên Ngôi sao mơ ước.
2. Năng lực chung. 
- Năng lực tự chủ, tự học: tự chuẩn bị được bài học; tự giác viết văn trong giờ học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chia sẻ bài viết và nhận xét bài viết của bạn trong nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu và vận dụng bình chọn được đoạn văn có nội dung tưởng tượng thú vị.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: yêu thương, quý mến những người 
- Trung thực: luôn chân thành, nói đúng sự thật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SHS, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu bằng tương tác, bài giảng điện tử.
– Mô hình Ngôi sao mơ ước để thực hiện hoạt động vận dụng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: 
* Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
* Cách tiến hành:
- Gv nêu tình huống: Sau khi tham quan công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đã tưởng tượng ra điều gì?
- GV liên hệ để giới thiệu bài.
- HS nêu ý kiến của mình.
- HS nghe giới thiệu, ghi bài.
Khám phá và luyện tập
* Mục tiêu: Viết được đoạn văn tưởng tượng kể về việc làm của Tin-tin và Mi-tin sau khi tham quan công xưởng xanh.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài
- Gv yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1 và đọc các gợi ý.
 + Đề bài yêu cầu viết đoạn văn thuộc thể loại nào? 
 + Câu chuyện cần kể về nội dung gì? 
 + Nhân vật trong câu chuyện có gì đặc biệt?
 + Em cần làm gì để kể được câu chuyện? 
Hoạt động 2: Viết đoạn văn tưởng tượng
- Gv yêu cầu HS viết đoạn văn vào VBT dựa vào kết quả tiết học trước và các gợi ý.
- Gv quan sát, hướng dẫn, gợi ý.
Hoạt động 3: Chia sẻ đoạn văn trong nhóm
- Yêu cầu HS chia sẻ đoạn văn trong nhóm.
+ HS đổi bài cho bạn.
+ Đọc bài của bạn và nhận xét.
+ Nghe bạn nhận xét và chỉnh sửa, hoàn thiện đoạn văn.
- Gv nêu các câu hỏi gợi ý nhận xét bài của bạn:
 + Câu mở đoạn và câu kết đoạn gây được ấn tượng không?
 + Nội dung đoạn văn có kết nối với câu chuyện không?
 + Những điều tưởng tượng có tạo được bất ngờ không?
 + Đoạn văn có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả không?
Hoạt động 4: Bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị
- Tổ chức cho HS bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị và ấn tượng. 
– HS triển lãm đoạn văn bằng kĩ thuật Phòng tranh trong nhóm hoặc trước lớp. 
– Cho HS thăm quan và bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị.
– HS nghe GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
- Tuyên dương.
- HS đọc đề bài, trả lời một số câu hỏi để phân tích đề bài:
+ Kể chuyện
+ Cuộc trò chuyện giữa em và bà tiên, ông bụt,...
+ Những nhân vật không cùng xuất hiện trong các câu chuyện đã nghe, đã đọc.
+ Tưởng tượng
- HS viết đoạn văn vào VBT dựa vào kết quả tiết học trước và các gợi ý.
- HS đổi bài cho bạn và nhận xét, chỉnh sửa đoạn văn.
- Một số HS chia sẻ trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
HS xác định yêu cầu của BT 3.
- HS bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị.
3. Vận dụng: 
* Mục tiêu: Nói được về mơ ước của em liên quan đến chủ đề đã chọn trên Ngôi sao mơ ước.
* Cách tiến hành:
– GV cho HS xác định các yêu cầu của hoạt động: Chọn một chủ đề trên Ngôi sao mơ ước, Nói về mơ ước của em liên quan tới chủ đề đã chọn.
- Gv tổ chức cho HS bốc thăm Ngôi sao mơ ước để chọn chủ đề.
- Tổ chức cho HS nói về mơ ước liên quan tới chủ đề đã chọn.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
- HS xác định các yêu cầu của hoạt động.
- HS bốc thăm và nói về chủ đề đã chọn.
- HS thảo luận nhóm nhỏ sau đó từng HS nói về mơ ước liên quan tới chủ đề đã chọn.
4. Hoạt động nối tiếp
- Gv nhận xét chung tiết học. Tuyên dương HS, nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_14.docx