Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 06 - Năm học 2023-2024

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

Bài 6: Quả ngọt cuối mùa (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Bà chăm chút, giữ gìn chùm cam để dành tặng cho con cháu và tình cảm yêu thương của cháu đối với bà. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi tình cảm thương yêu, giàu đức hi sinh của bà với con cháu và lòng biết ơn sâu nặng của con cháu đối với bà.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tìm được cách giải quyết vấn đề.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: trả lời các câu hỏi, nêu được nội dung bài.

- Năng lực giao tiếp hợp tác: tham gia đọc trong nhóm, chơi trò chơi.

3. Phẩm chất.

- Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SHS, VBT, SGV.

- Ti vi/ máy chiếu

- Tranh ảnh về cảnh nhà ở nông thôn

- Bảng phụ ghi khổ thơ cuối

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 64 trang Thu Lụa 29/12/2023 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 06 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 06 - Năm học 2023-2024

Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 06 - Năm học 2023-2024
Thứ hai ngày 9 tháng 10 năm 2023
TUẦN 6
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG
Bài 6: Quả ngọt cuối mùa (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Bà chăm chút, giữ gìn chùm cam để dành tặng cho con cháu và tình cảm yêu thương của cháu đối với bà. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi tình cảm thương yêu, giàu đức hi sinh của bà với con cháu và lòng biết ơn sâu nặng của con cháu đối với bà.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tìm được cách giải quyết vấn đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: trả lời các câu hỏi, nêu được nội dung bài.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: tham gia đọc trong nhóm, chơi trò chơi.
3. Phẩm chất.
- Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
SHS, VBT, SGV.
Ti vi/ máy chiếu
Tranh ảnh về cảnh nhà ở nông thôn
Bảng phụ ghi khổ thơ cuối
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Phỏng đoán được nội dung bài đọc dựa vào tên bài, hoạt động khởi động và tên bài.
- Cách tiến hành:
- Cho HS hoạt động nhóm đôi chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân (có thể kết hợp sử dụng tranh, ảnh) – xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh – đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
- HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới “Quả ngọt cuối mùa”
- Thảo luận nhóm đôi, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc. Đoán tên bài đọc.
- Quan sát, lắng nghe.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bải. 
+ Hiểu được nội dung bài đọc: Bà chăm chút, giữ gìn chùm cam để dành tặng cho con cháu và tình cảm yêu thương của cháu đối với bà. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi tình cảm thương yêu, giàu đức hi sinh của bà với con cháu và lòng biết ơn sâu nặng của con cháu đối với bà.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu: giọng trong sáng, tha thiết; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ việc làm, nỗi mong nhớ và tình thương của bà
- GV HD đọc: hướng dẫn cách ngắt nghỉ nhịp 2/4 và 4/4, trừ dòng thơ “Giêng/hai/ rét cửa như dao” (nhịp 1/1/4) và luyện đọc theo một số dòng thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “ trẩy vào”
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “ tỏa hương”
+ Đoạn 3: Còn lại
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: trẩy, rét, nom Đoài, chuyên, toả,...
- Luyện đọc câu dài: 
Quả vàng/ nằm giữa cành xuân
Mải mê góp mật, chuyên cần toả hương
Bà ơi!// Thương mấy là thương
Vắng con, xa cháu tóc sương/ da mồi
Bài như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác,/ càng tươi lòng vàng.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Giải nghĩa từ khó hiểu: Giải nghĩa 1 số từ khó trong SHS: trẩy (hái), nom Đoài, ngắm Đông (nhìn phía tây, nhìn phía đông).
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong SGK. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Vì sao bà dành chùm cam tới tận cuối mùa?
+ GV rút ra ý doạn 1: Bà giữ chùm cam ngon trong vườn để dành phần cho con cháu
+ Câu 2: Bà đã giữ gìn chùm cam như thế nào?
+ Câu 3: Hai dòng thơ dưới đây nói về điều gì ?
“ Quả vàng nằm giữa cành xuân
Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương”
+ GV rút ra ý đoạn 2: Bà kiên trì trông chừng chùm quả giữa thời thiết giá rét
+ Câu 4: Khổ thơ cuối bài nói lên điều gì ?
+ Rút ra ý đoạn 3: Tình cảm và lòng biết ơn của con cháu với bà
- Gọi HS nêu nội dung bài: 
- GV rút ra ý nghĩa: Ca ngợi tình cảm thương yêu, giàu đức hi sinh của bà với con cháu và lòng biết ơn sâu nặng của con cháu đối với bà
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại và học thuộc lòng.
- GV đọc lại toàn bài.
- HS nhắc lại cách hiểu về nội dung, ý nghĩa bài thơ. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng
- GV đọc khổ thơ cuối và xác định giọng đọc (Gợi ý: giọng trong sáng, tha thiết nhấn giọng ở câu thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc của nhân vật, ở những từ ngữ chỉ việc làm, nỗi mong nhớ và tình thương của bà, tấm lòng biết ơn và tình cảm yêu thương tha thiết của cháu với bà
- GV yêu cầu đọc lại đoạn cuối
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm, trước lớp 10 dòng thơ em thích
- GV nhận xét
HS lắng nghe
- 1 HS đọc
HS đọc nối tiếp đoạn
HS luyện đọc: cá nhân, lớp
HS luyện đọc theo nhóm
HS đọc và trả lời các câu hỏi
+ Câu 1: Bà dành chùm cam đến tận cuối mùa để chờ con cháu ở xa về thưởng thức
+ Câu 2: Để gìn giữ chùm cam, mặc cho thời tiết giá rét, nghe tiếng chim chào mào đền gần, bà vẫn ra vườn trồng chừng, vừa sợ chùm cam hỏng vì sương , vừa sợ chùm cam bị chim ăn mất
+ Câu 3: Chọn đáp án: Tả chùm quả âm thầm chắt chiu vị ngọt, hương thơm
+ Câu 4: Khổ thơ cuối bài nói đến tình cảm của con cháu dành cho bà, thương bà đã cao tuổi nhưng lại sống xa con cháu, đồng thời thể hiện sự trân trọng. yêu quý khi nghĩ về bà, ví bà như quả ngọt, bà càng thêm tuổi càng thêm thương con quý cháu, càng đáng kinh, cũng như quả càng chín cùng vàng, càng ngon.
- HS: Bà chăm chút, giữ gìn chùm cam để dành tặng cho con cháu và tình cảm yêu thương của cháu đối với bà
- HS luyện đọc
- HS thi đua đọc diễn cảm
- HS luyện đọc
- HS đọc trước lớp
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV cho học sinh chia sẽ những mẫu chuyện về bà của mình
- Hỏi: Em đã làm việc gì để thể hiện tình cảm yêu thương, hiếu thảo với ông bà?
- GV nhận xét, kết luận
5. Nối tiếp
- Học thuộc lòng đoạn thơ yêu thích
- Tìm đọc những bài thơ nói về tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, viết cảm nhận vào Nhật kí đọc sách
-HS kể những mẫu chuyện thực tế hoặc sưu tầm mà em biết
-HS tự nêu
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
TUẦN 6
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG
Bài 6: Quả ngọt cuối mùa (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa.
- Tìm đọc được một bài thơ viết về tình cảm gia đình, bạn bè,..; viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về bài thơ đã đọc; từ dùng hay, hình ảnh đẹp, đoạn thơ em thích và lí do.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Em biết tự tìm hiểu câu hỏi, nhiệm vụ trong nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được nội dung.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: biết thảo luận, chia sẻ với bạn.
3. Phẩm chất.
- Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
SHS, VBT, SGV.
Ti vi/ máy chiếu
Tranh ảnh về cảnh nhà ở nông thôn
Bảng phụ ghi khổ thơ cuối
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Phỏng đoán được nội dung bài đọc dựa vào tên bài, hoạt động khởi động và tên bài.
- Cách tiến hành:
- Cho học sinh hoạt động nhóm đôi, chia sẽ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân
- GV dẫn vào bài, ghi tựa bài
- Thảo luận nhóm đôi, chia sẽ trước lớp
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa.
+ Tìm đọc được một bài thơ viết về tình cảm gia đình, bạn bè,..; viết Nhật ki đọc sách và chia sẻ được với bạn về bài thơ đã đọc; từ dùng hay, hình ảnh đẹp, đoạn thơ em thích
- Cách tiến hành:
2.2. Hoạt động 1: Tìm đọc bài thơ
- GV kiểm tra việc tìm đọc thơ và viết Nhật kí đọc sách ở nhà của HS
- 4 HS đọc bài thơ trước lớp.
2.2. Viết Nhật kí đọc sách:
- Y/C HS viết vào Nhật kí đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc bài thơ: tên bài thơ, tên tác giả, từ dùng hay, hình ảnh đẹp,
- Y/C 3 HS trình bày trước lớp.
- HS, GV nhận xét.
- Cho HS trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung bài thơ.
- Y/C 2 HS trình bày sản phẩm trước lớp.
- HS, GV nhận xét
2.3. Chia sẻ về bài thơ đã đọc:
- HS đọc bài thơ hoặc trao đổi bài thơ cho bạn trong nhóm để cùng đọc.
- HS chia sẻ về Nhật kí đọc sách của mình.
HS nghe góp ý của bạn, chỉnh sửa, hoàn thiện Nhật ki đọc sách.
- HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về đoạn thơ yêu thích và giải thích lí do.
- Bình chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo và dán vào Góc sáng tạo Góc sản phẩm Góc Tiếng Việt.
- HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
- HS trình bày quá trình đọc thơ, các bài thơ em đã đọc.
- 4 HS đọc bài thơ trước lớp.
- Viết vào Nhật kí đọc sách.
- HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, lắng nghe.
- HS trang trí Nhật kí đọc sách
- 2 HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, lắng nghe.
- Đọc thơ, trao đổi trong nhóm.
- Chia sẻ Nhật kí đọc sách.
- Chia sẻ với bạn.
- Bình chọn Nhật kí đọc sách và dán.
- Nhận xét, lắng nghe.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau tiết học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- Hỏi: Em đã làm việc gì để giúp đỡ ông bà, cha mẹ?
- GV nhận xét, kết luận
4. Nối tiếp
- HS về học thuộc đoạn thơ, xem lại nội dung, ý nghĩa bài thơ
- Xem trước nội dung bài tiếp theo Thân thương xứ Vàm
- HS nêu
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
TUẦN 6 – TIẾT 26
BÀI 13: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng; thể hiện các tính chất bằng biểu thức chữ khái quát và phát biểu tính chất; khái quát cộng một số với 0.
- Vận dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính, tính tổng của ba số bằng cách thuận tiện nhất tích hợp với việc thực hiện tính toán các số đo đại lượng.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trung thực.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh có khả năng tự làm bài tập, nhận và sửa chữa sai sót trong bài làm của mình.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: thảo luận nhóm, chia sẻ, cùng nhau hoàn thành bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích bài tập, đưa ra các biện pháp để hoàn thành bài tập.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, quí trọng thầy cô.
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ học tập, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy chiếu, hình ảnh cho hoạt động thực tế.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Khởi động: 
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với bài học mới.
 ... ỳnh, bụi,... gây ô nhiễm nghiêm trọng bầu không khí. Đây là trường hợp ô nhiễm không khí do nguyên nhân tự nhiên.
+ Hình 3: Khai thác khoáng sản sinh ra lượng bụi rất lớn.
+ Hình 4: Khói từ các nhà máy sản xuất xi măng, nhiệt điện,... thải ra các khí CO, CO, SO,.... cùng một số chất độc hại khác với nồng độ rất cao.
+ Hình 5: Phun thuốc trừ sâu.
+ Hình 6: Khí thải từ các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy,...
+ Hình 7: Rác thải là nguồn gây ô nhiễm không khí, nước và đất.
+ Hình 8: Khí thải do đốt rác, đốt rơm rạ, cháy rừng,... đều là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí.
+ Hình 9: Khí thải từ bếp than tổ ong rất độc hại, ngoài ra các bếp đun củi, than củi,... cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí.
- GV mời 2 – 3 cặp HS chia sẻ trước lớp.
– GV yêu cầu HS trả lời và nhận xét lẫn nhau. 
GV khen ngợi những HS có câu trả lời tốt và bổ sung, sửa chữa đối với những HS chưa trả lời đúng.
- GV cho HS đọc thêm mục Em tìm hiểu thêm (SGK, trang 32) để hiểu rõ thế nào là ô nhiễm môi trường không khí.
* Kết luận: Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí gồm:
Nguyên nhân tự nhiên: núi lửa phun trào, cháy rừng,...
Nguyên nhân nhân tạo (do con người): từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp (khí thải từ các nhà máy, phun thuốc trừ sâu); từ các hoạt động sinh hoạt của con người (khí thải từ phương tiện giao thông; từ rác thải và các hoạt động đốt rác, đốt rơm rạ; dùng bếp than tổ ong;...).
Hoạt động 2: Cùng thảo luận
a. Mục tiêu: Kiểm tra sự hiểu biết của HS về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí và khả năng liên hệ thực tế ở địa phương.
b. Cách tiến hành
– GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4 hoặc theo cặp đôi. 
- GV yêu cầu HS vẽ, viết về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí vào giấy khổ A3 hoặc A0 tuỳ theo điều kiện của lớp, trường.
 GV khuyến khích sự sáng tạo và năng lực vẽ, viết, thuyết trình của HS sao cho tất cả các HS đều phát huy được năng lực của mình.
–GV quan sát và hỗ trợ HS.
– GV mời đại diện các nhóm lên bảng thuyết trình về sản phẩm của nhóm.
– GV khen ngợi những HS có câu trả lời đúng, lưu loát và có thêm những ý mới, sáng tạo... và nhắc lại những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí.
* Kết luận: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí gồm có: nguyên nhân tự nhiên (núi lửa phun trào, cháy rừng,..) và nguyên nhân nhân tạo (khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các hoạt động sinh hoạt của con người).
3. Hoạt động nối tiếp sau bài học
a. Mục tiêu: HS vẽ được sơ đồ tư duy về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí
b. Cách tiến hành
GV yêu cầu HS về nhà vẽ lại sơ đồ tư duy về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí vào vở và tìm hiểu những hậu quả của ô nhiễm không khí để chuẩn bị cho tiết 2.
 HS quan sát hình la, 1b, 1c 1d (SGK, trang 29).
 Một số HS trả lời câu hỏi.
HS quan sát, lắng nghe
HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và thực hiện các nhiệm vụ
2 – 3 cặp HS chia sẻ trước lớp.
HS trả lời và nhận xét lẫn nhau
HS lắng nghe
HS đọc thêm mục Em tìm hiểu thêm (SGK, trang 32) để hiểu rõ thế nào là ô nhiễm môi trường không khí.
HS hoạt động theo nhóm 4
HS vẽ, viết về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí vào giấy khổ A3 hoặc A0 tuỳ theo điều kiện của lớp, trường
HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
Đại diện các nhóm lên bảng thuyết trình về sản phẩm của nhóm.
HS trả lời và nhận xét lẫn nhau.
HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.....................................................................................................................
Bài 2: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (Tiết 3)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù
- Nêu được một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu đơn giản
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự giác trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trình bày được một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu đơn giản 
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trung thực: Trung thực trong học tập và rèn luyện. 
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: GA điện tử.
- HS: SGK, đồ dùng học tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học.
b. Cách tiến hành
 - Tổ chức nêu một số loại giá thể dùng để trồng hoa và giá thể trong chậu?
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (Tiết 3)
- HS thi đua nêu một số loại giá thể dùng để trồng hoa và giá thể.
- HS lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
a. Mục tiêu
- HS nêu được một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu đơn giản.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu hình ảnh trong SGK trang 15 và nêu tên các dụng cụ trồng hoa, cây cảnh có trong hình.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
- GV lưu ý HS cần sử dụng dụng cụ theo hướng dẫn của GV, không đùa giỡn khi sử dụng các dụng cụ trồng hoa và cây cảnh, vệ sinh dụng cụ sau khi sử dụng và đặt chúng đúng nơi quy định.
- HS quan sát hình và mô tả nội dung của hình ảnh.
- HS trình bày:
+ Hình a: găng tay 
+ Hình b: xẻng nhỏ
+ Hình c: chĩa ba
+ Hình d: bình tưới cây
+ Hình e: kéo cắt cành
- HS lắng nghe
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút)
a. Mục tiêu
- HS ôn lại một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
b. Cách tiến hành
Câu 1: Nêu tên một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh?
Câu 2: Khi sử dụng những dụng cụ trồng hoa, cây cảnh em cần lưu ý điều gì
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà trồng và chăm sóc cây xanh. Chuẩn bị bài: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (tiết 4)
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện.
IV: Điều chỉnh sau tiết dạy: .
..
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 4
CHỦ ĐỀ 2. AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM
TUẦN 6
SINH HOẠT LỚP
 ( Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
 - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Nêu được cách xử lí các tình huống để phòng tránh bị xâm hại thân thể.
2. Năng lực chung.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi với bạn về những nguy cơ bị xâm hại thảo luận về nguy cơ bị xâm hại và cách phòng tránh nguy cơ bị xâm hại thân thể. 
-Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Xử lý những tình huống về phòng tránh bị xâm hại.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được nguy cơ, đề xuất được cách giải quyết và tự lực ứng phó trước một số tình huống có nguy cơ bị xâm hại thân thể.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện những hành động phòng tránh bị xâm hại. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng:
 GV: 
- Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử; 1 bông hoa. SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4;
– Giấy A0, bút dạ, băng dính giấy (hoặc nam châm dính bảng).
- Các tình huống liên quan đến phòng tránh bị xâm hại thân thể (Sinh hoạt lớp tuần 6)
Học sinh
- SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
« Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
« Cách thực hiện: 
GV tổ chức cho HS hát ( vỗ tay).
- Cả lớp hát. 
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 1 và phương hướng hoạt động tuần 6
a. Sơ kết tuần 6:
- Từng tổ báo cáo 
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 6.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe cô giáo nhận xét
b. Phương hướng tuần 7
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Tìm hiểu các biện pháp phòng tránh bị xâm hại thân thể
« Mục tiêu: Học sinh Tìm hiểu các biện pháp phòng tránh bị xâm hại thân thể 
« Cách thực hiện: 
1. Thảo luận cách xử lí tình huống
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 – 6 em, yêu cầu mỗi nhóm chọn một tình huống:
+ Tình huống 1: Từ ngày mất việc, bố Nam trở nên chán nản, thường uống rượu say và mắng chửi mẹ con Nam vô cớ. Một hôm, bố bắt Nam đi mua rượu nhưng Nam đang giúp mẹ nấu cơm nên chưa kịp đi mua. Bố Nam cầm gậy doạ đánh. Nếu là Nam, em sẽ ứng xử như thế nào? 
+ Tình huống 2: Trong giờ ra chơi, Mai đang đi ở khu vực phía sau sân trường. Bỗng nhiên, Mai nhìn thấy có 4 chị lớp trên đang đứng quây quanh Hoa với vẻ mặt tức giận và ép Hoa đứng sát vào tường. Nếu là Mai, em sẽ ứng xử như thế nào?
- GV tổ chức cho HS thảo luận để thể hiện cách xử lí tình huống phòng tránh bị xâm hại thân thể. 
- GV gợi ý cho các nhóm xác định:
+ Tình huống xảy ra ở đâu?
+ Điều gì đã xảy ra trong tình huống đó?
+ Trong hoàn cảnh đó, em sẽ nói gì, làm gì ?
- HS thảo luận nhóm để đưa ra cách xử lí. Dự kiến:
+ Tình huống 1: chạy nhanh và tìm người đến giúp; Xin lỗi bố và khuyên nhủ bố, 
+ Tình huống 2: Hô to lên và gọi các bạn đến giúp; Chạy nhanh đi báo các thầy cô
..
2. Sắm vai xử lí tình huống
- GV tổ chức cho HS sắm vai. Khi sắm vai cần phân vai cụ thể cho từng bạn và cùng bạn tập lời thoại, biểu cảm, động tác, .
- GV yêu cầu một số nhóm HS lên đóng vai trước lớp.
- GV khen ngợi các nhóm có cách xử lí tình huống hay, khen nhóm có biểu hiện diễn xuất tốt
 - Các nhóm lên sắm vai xử lí tình huống theo sự chuẩn bị, mời các nhóm khác góp ý, bổ sung.
GV tổng kết: Khi phát hiện có nguy cơ bị xâm hại thân thể, em cần hô to và chaỵ thật nhanh để tìm người giúp đỡ. Báo cho công an, gọi đến số 111 hoặc tìm người can ngăn để trình bày về sự việc 
3. Tổng kết /cam kết hành động
− GV cho HS khái quát lại những việc HS đã làm được và khuyến khích, động viên HS tiếp tục thực hiện các biện pháp để phòng tránh bị xâm hại thân thể.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
--------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_06_nam_hoc_202.docx