Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 - Đinh Quốc Nguyễn
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
TIẾT 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; đọc đúng nhịp thơ và ngữ điệu của bài thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Ca ngợi vẻ đẹp của tiếng chim và những âm thanh tuyệt diệu của tiếng chim mang lại cho con người có vai trò rất quan trọng.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SHS, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to.
Tranh hoặc ảnh chụp một số món quà để thực hiện hoạt động khởi động. GV yêu cầu HS mang tới lớp một món quà em muốn chia sẻ (nếu có).
— Phiếu bài tập nhóm
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 - Đinh Quốc Nguyễn
TUẦN 9 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I TIẾT 1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; đọc đúng nhịp thơ và ngữ điệu của bài thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Ca ngợi vẻ đẹp của tiếng chim và những âm thanh tuyệt diệu của tiếng chim mang lại cho con người có vai trò rất quan trọng. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm. 3. Phẩm chất. Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SHS, VBT, SGV. – Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to. Tranh hoặc ảnh chụp một số món quà để thực hiện hoạt động khởi động. GV yêu cầu HS mang tới lớp một món quà em muốn chia sẻ (nếu có). — Phiếu bài tập nhóm III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua hoạt động hát tập thể. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho học sinh hát bài hát và vỗ tay theo nhịp “Tiếng chim trong vườn Bác”. - GV giới thiệu tên bài tập đọc. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bình thường, em nghe thấy tiếng chim ở đâu? - GV yêu cầu HS nêu cảm nhận của bản thân mỗi khi nghe tiếng chim hót. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV cho HS xem tranh và dẫn dắt vào bài mới: “Tiếng chim” - HS tham gia hát và vỗ tay theo nhịp. - HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời. (Em nghe thấy tiếng chim trên đường đi học, trong khu vườn nhà, trên ti vi,...) - HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời. (Em cảm thấy rất vui vẻ, tiếng chim hay làm em thấy dễ chịu,..) - HS lắng nghe. 2. Hoạt động Khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; đọc đúng nhịp thơ và ngữ điệu của bài thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. - Hiểu được nội dung bài đọc: Ca ngợi vẻ đẹp của tiếng chim và những âm thanh tuyệt diệu của tiếng chim mang lại cho con người có vai trò rất quan trọng. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - GV đọc mẫu: Bài thơ thuộc thể thơ lục bát. GV đọc bài với giọng đọc vui tươi, hồn nhiên, thể hiện được niềm vui khi được lắng nghe tiếng chim ở khắp mọi nơi. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý nhịp thơ. Đọc diễn cảm các câu thơ - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (3 khổ) + Khổ 1: Từ đầu đến “nghìn âm thanh”. + Khổ 2: Tiếp theo đến “bầu trời xanh”. + Khổ 3: Tiếp theo đến “vùng xôn xao”. +Đoạn 4: Còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp từng câu thơ. - Luyện đọc từ khó: tưng bừng, nặng trĩu, vừng đông, rộn rã, - Luyện đọc khổ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Hoạt động đọc hiểu theo nhóm: - GV chia lớp thành các nhóm 4 học sinh. - GV chuẩn bị 4 phiếu bài tập tương ứng với 4 câu hỏi tìm hiểu bài. Mỗi bạn trong nhóm sẽ bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi tương ứng với đoạn bài mình nhận được. + Phiếu số 1: Đọc đoạn từ đầu đến ‘‘cho bầu trời xanh’’ và trả lời câu hỏi: Tác giả tưởng tượng những đàn chim từ đâu tới? Vì sao? + Phiếu số 2: Đọc đoạn từ đầu đến ‘‘cho bầu trời xanh’’ và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào cho thấy tiếng chim lấp đầy không gian? + Phiếu số 3: Đọc đoạn từ ‘‘Vườn cây’’ đến hết và trả lời câu hỏi: Chiếc cầu vồng bên sông có gì đặc biệt? (+ Phiếu số 4: Đọc đoạn từ ‘‘Vườn cây’’ đến hết và trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả tả “Chúng em đứng giữa âm thanh màu hồng”? Hoạt động thi đua đọc và trả lời câu hỏi trước lớp. - Một số HS thi đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc trước lớp. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV chốt nội dung bài đọc: Ca ngợi vẻ đẹp của tiếng chim và những âm thanh tuyệt diệu của tiếng chim mang lại cho con người có vai trò rất quan trọng. - Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - HS đọc nối tiếp theo từng câu thơ. - HS đọc từ khó. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - HS lắng nghe. - HS hoạt động nhóm 4: Sau khi trả lời xong phiếu bài tập cá nhân, lần lượt các thành viên trong nhóm chia sẻ lại câu trả lời cho cả nhóm. + HS trả lời lần lượt các câu hỏi: Câu 1: Tác giả tưởng tượng những đàn chim nở ra từ những cơn mưa, vì sau cơn mưa tác giả nghe thấy tiếng chim hót tưng bừng. Câu 2: Đầy không gian tiếng gọi tìm, giơ tay tưởng chạm vào nghìn âm thanh, tiếng chim nặng trĩu đầu cành, rung rinh tiếng hót gánh cong hai đầu cầu vồng. Câu 3: Chiếc cầu vồng rung rinh vì gánh tiếng chim hót hai đầu, cảm giác cầu vồng cong nhờ gánh tiếng chim. Câu 4: Vì ánh nắng mặt trời buổi hừng đông nhuộm hồng không gian, không gian lại tràn ngập tiếng chim. HS nghe bạn và GV nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi bằng bông hoa cảm xúc. 3. Hoạt động chia sẻ về bài đọc - Mục tiêu: + Khai thác cảm nhận của học sinh về nội dung bài đọc. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, trình bày vấn đề của học sinh. - Cách tiến hành: GV yêu cầu HS thực hiện những yêu cầu sau: HS đọc yêu cầu của BT 2. – HS trao đổi trong nhóm nhỏ, nói về hình ảnh em thích và giải thích lí do. – 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động. - HS trả lời yêu cầu của bài tập 2. - HS trao đổi trong nhóm nhỏ. - HS chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét, đánh giá bạn. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ TUẦN 9 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I TIẾT 2 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ viết hoa. Viết đúng tên tên riêng của cơ quan, tổ chức trong bài chính tả; những từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa phương. Viết đúng chính tả đoạn văn bài “Ngôi trường nơi đầu ngọn sóng” theo hình thức nghe – viết tốc độ khoảng 65 – 70 chữ trong 15 phút. Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng quy định. 2. Năng lực chung. Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài chính tả. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích và nêu được nội dung bài đọc chính tả. Năng lực giao tiếp và hợp tác: phát biểu trước lớp và thảo luận nhóm đôi. 3. Phẩm chất. Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ ghi bài “Ngôi trường nơi đầu ngọn sóng”. Tranh ảnh hoặc video clip về Trường Tiểu học Sinh Tồn (nếu có). Thẻ từ, thẻ câu cho HS thực hiện các BT từ câu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 2 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua trò chơi “Ô cửa bí mật” - Cách tiến hành: Trò chơi: “Ô cửa bí mật” HS trả lời 4 câu hỏi để lật 4 mảnh ghép và tìm ra bức tranh chủ đề. Lưu ý học sinh lật các mảnh ghép theo thứ tự từ 1 đến 4. Câu 1: Hãy kể tên 2 quần đảo chính của Việt Nam. Câu 2: Quần đảo Hoàng Sa nằm ở đâu? Câu 3: Quần đảo Trường Sa nằm ở đâu? Câu 4: Mảnh ghép may mắn, HS không cần trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS đoán tên bức tranh chủ đề của trò chơi “Ô cửa bí mật” (hình ảnh trường Tiểu học Sinh Tồn) - GV giới thiệu tên bài chính tả: “Ngôi trường nơi đầu ngọn sóng” HS tham gia trò chơi: + Câu 1: Việt Nam có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. + Câu 2: Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng. Câu 3: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. HS đoán tên chủ đề bức tranh. HS nhìn hình ảnh vlắng nghe. 2. Hoạt động Khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: Viết đúng tên tên riêng của cơ quan, tổ chức trong bài chính tả; những từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa phương. Viết đúng chính tả đoạn văn bài “Ngôi trường nơi đầu ngọn sóng” theo hình thức nghe – viết tốc độ khoảng 65 – 70 chữ trong 15 phút. Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng quy định. Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: nghe – viết chính tả Tìm hiểu nội dung, hình thức bài chính tả. HS đọc chính tả và trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài: + Trường Tiểu học Sinh Tồn nằm ở đâu? + Hằng năm, trường nhận được sự quan tâm của những cơ quan, tổ chức nào? GV hướng dẫn học sinh về cách viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức: + Trong bài có những tên cơ quan, tổ chức nào? GV hướng dẫn học sinh lưu ý cách viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức. Hoạt động nghe – viết chính tả: GV đọc mẫu toàn bài lần 1. GV đọc từng cụm từ à câu cho học sinh viết cho đến khi hết bài chính tả. Sau khi đọc xong, GV đọc mẫu lại lần cuối, chậm rãi bao gồm cả dấu câu để học sinh dò bài. HS đổi vở cho bạn để soát lỗi. HS nghe bạn và GV nhận xét bài viết. 2.2. Hoạt động 2: Ôn tập cách viết tên cơ quan, tổ chức. - GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2. - GV yêu cầu học sinh chia sẻ kết quả trước lớp. GV nhận xét đánh giá hoạt động và tổng kết tiết ôn tập. - HS đọc lại bài chính tả và trả lời câu hỏi: + Trường Tiểu học Sinh Tồn nằm giữa những hàng cây phong ba, cây bàng vuông xanh thẫm trên đảo Sinh Tồn. + Hằng năm, trường nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Ủy ban nhân dân xã Sinh Tồn, Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu. + Tên Trường Tiểu học Sinh Tồn; Ủy ban nhân dân xã Sinh Tồn, Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu. HS lắng nghe. HS lắng nghe và không cầm bút viết. HS nghe - viết trong vòng 15 phút. HS kiểm tra lỗi của bạn. GV nhận xét 1 – 2 vở mẫu để học sinh lưu ý và rút kinh nghiệm. - HS xác định yêu cầu của BT 2. - HS nhớ lại cách viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức trong bài chính tả, làm bài vào VBT. - HS chia sẻ kết quả trong nhóm. - 1 – 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp. Có thể rút ra quy tắc viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức: Viết hoa tiếng đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng. - HS nghe bạn và nhận xét. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ TUẦN 9 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I TIẾT 3 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Nói được về hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường có sử dụng tranh ảnh, video clip rõ ràng, có chia sẻ được cảm xúc của bản thân và những người xung quanh trong hoạt động. - Ghi lại được những nội dung quan trọng khi nghe ý kiến phát biểu của người khác. - Vẽ được sơ đồ tư duy dàn ý về chủ đề nói “Hoạt động thú vị của em ở trường.” 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, phản biệt, nhận xét, nêu ... ......................... ................................................................................................................................ TUẦN 9 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I TIẾT 4 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. Học sinh: - Ôn tập các kiến thức về danh từ, động từ, tính từ. - HS đặt câu với các từ trong bài tập. 2. Năng lực chung. Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định đúng danh từ, động từ, tính từ. Năng lực giao tiếp và hợp tác: phát biểu trước lớp và đặt câu đúng chủ đề. 3. Phẩm chất. Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC SHS, SGV, VBT Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác. Thẻ từ, thẻ câu cho HS thực hiện các BT từ câu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 4 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Ôn tập lại kiến thức của học sinh về danh từ, động từ, tính từ. - Cách tiến hành: GV mời một vài HS đọc một danh từ, tính từ, động từ. GV mời HS nhận xét. GV đặt câu hỏi: + Em hãy nêu khái niệm của danh từ. + Em hãy nêu khái niệm của tính từ. + Em hãy nêu khái niệm của động từ. GV nhận xét và chốt lại. HS liệt kê một số danh từ, động từ, tính từ. HS nhận xét. HS nêu lại kiến thức cũ theo cách hiểu của bản thân. 2. Hoạt động Khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: Xác định đúng danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn. Tìm được 2 -3 tính từ chỉ đặc điểm tiếng suối, ánh nắng, con đường. Tìm được thành ngữ so sánh có động từ, tính từ cho trước: yếu, nhanh, phi, chậm, chạy, khỏe. Viết được 3 – 4 câu kể về hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường. Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Bài tập 1 Mục tiêu: Xác định đúng danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn. Cách tiến hành: Trò chơi tiếp sức đồng đội. GV chia lớp thành hai đội tham gia trò chơi tiếp sức. Lần lượt tiếp sức nhau xác định danh từ, động từ, tính từ. Đội nào xác định đúng nhiều nhất sẽ giành chiến thắng. HS xác định bằng cách gạch chân hoặc khoanh tròn. GV nhận xét, chốt đáp án và tuyên dương đội thắng cuộc. 2.2. Hoạt động 2: Bài tập 2 Mục tiêu: Tìm được 2 -3 tính từ chỉ đặc điểm tiếng suối, ánh nắng, con đường. Cách tiến hành: - GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2. - GV chia lớp thành các nhóm gồm 4 học sinh. GV mời 2 – 3 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. GV mời HS nhận xét và sau đó nhận xét chốt đáp án. 2.3. Hoạt động 3: Bài tập 3 Mục tiêu: Tìm được thành ngữ so sánh có động từ, tính từ cho trước: yếu, nhanh, phi, chậm, chạy, khỏe. Cách tiến hành: - GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài tập 3. - GV chia lớp thành các nhóm gồm 4 học sinh. GV mời 2 – 3 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. GV mời HS nhận xét và sau đó nhận xét chốt đáp án. 2.4. Hoạt động 4: Bài tập 4 Mục tiêu: Viết được 3 – 4 câu kể về hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường. Cách tiến hành: - GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài tập 4. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập tiếng việt. - GV mời 2 – 3 HS đọc bài trước lớp. - GV đưa ra tiêu chí nhận xét bài viết và mời HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét bài làm của học sinh. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết tiết ôn tập. - HS tham gia thi đua theo hai đội theo hình thức tiếp sức. + Danh từ: giàn, mướp/ giàn mướp/ cái giàn, mướp, bố, mặt, ao/ mặt ao, mái, nhà, mầm, cây, lá/ cái lá, màu, men, sứ, hôm, sau, mướp, mặt, giàn/ mặt giàn, tay, mướp/ tay mướp, gió, giàn, mướp/ giàn mướp, lá. + Động từ: bắc, chìa, ra, lên, có, leo, lên, tới, ngóc, lên. + Tính từ: mảnh mai, thanh mảnh, rung rinh, xanh um.) HS đọc yêu cầu bài tập. HS trao đổi để làm BT trong nhóm. - 2 – 3 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.(Đáp án: a. Tính từ chỉ đặc điểm của tiếng suối, tiếng thác: ầm ầm, róc rách, rì rầm, ào ào,... b. Tính từ chỉ đặc điểm của ánh nắng: chói chang, dìu dịu, ấm áp, chan hoà,... c. Tính từ chỉ đặc điểm của con đường: bằng phẳng, gồ ghề, quanh co, uốn lượn, khúc khuỷu,...) - HS lắng nghe và sửa bài vào VBT. HS đọc yêu cầu bài tập. HS trao đổi để làm BT trong nhóm. - 2 – 3 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp. Đáp án: nhanh như cắt/ bay/ chớp/ tên bắn/ tên bay, chậm như rùa/ sên, khoẻ như voi/ trâu/ hùm, yếu như sên, phi như bay, chạy như bay.) HS đọc yêu cầu bài tập 4. HS đọc bài trước lớp. HS nhận xét bài làm của bạn. HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ TUẦN 9 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I TIẾT 5 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. Học sinh - Ôn luyện viết bài văn kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: học sinh hoàn thành bài viết kể về một câu chuyện đã nghe, đã học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: viết bài có câu văn, hình ảnh sáng tạo. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia thảo luận nói trong nhóm, trước lớp. 3. Phẩm chất. Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SHS, VBT, SGV. – Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to. Tranh ảnh 2 – 3 câu chuyện HS đã nghe, đã đọc có nhân vật là đồ vật hoặc con vật. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 5 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Ôn tập nội dung của các câu chuyện đã nghe, đã học. - Cách tiến hành: - GV cho HS nhìn hình đoán tên câu chuyện. + Chú sẻ và bông hoa bằng lăng. + Cuộc chạy đua trong rừng. + Cóc kiện trời. - GV giới thiệu nội dung tiết học. - HS nhìn hình đoán tên câu chuyện. HS lắng nghe 2. Hoạt động Khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: - HS viết được bài văn kể lại câu chuyện. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: - Mục tiêu: HS hoàn thành bài văn kể chuyện đúng bố cục, trình tự, hấp dẫn, từ ngữ câu văn sáng tạo. - Cách tiến hành: – GV yêu cầu HS đọc các gợi ý và xác định yêu cầu. – GV yêu cầu HS trả lời một vài câu hỏi gợi ý trong nhóm hoặc trước lớp để nhớ lại nội dung + Em thích câu chuyện đã nghe, đã đọc nào có nhân vật là đồ vật hoặc con vật? + Kể lại mỗi sự việc trong câu chuyện bằng 1 câu. + Em có suy nghĩ, cảm xúc gì sau khi nghe hoặc đọc câu chuyện? GV yêu cầu HS viết bài vào VBT. GV mời 1 – 2 HS chia sẻ bài viết trước lớp. GV và HS nhận xét bài viết của bạn. HS trả lời một vài câu hỏi gợi ý trong nhóm hoặc trước lớp để nhớ lại nội dung HS viết bài văn vào VBT. – HS chia sẻ bài viết trong nhóm đôi, nghe bạn nhận xét để chỉnh sửa bài viết. – 1 – 2 HS chia sẻ bài viết trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết tiết ôn tập. 3. Hoạt động bình chọn bài văn kể chuyện hấp dẫn - Mục tiêu: + HS cảm nhận và nhận xét được bài văn kể chuyện của bạn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, trình bày vấn đề của học sinh. - Cách tiến hành: GV chia lớp thành nhóm 4 HS và yêu cầu HS trao đổi bài trong nhóm sau đó bình chọn bài văn kể chuyện hấn dẫn nhất nhóm. GV nhận xét và tổng kết một số lưu ý trong cách đặt câu, bố cục. . - HS trong nhóm đọc và bình chọn ra bài văn hay nhất. HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết tiết ôn tập. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ TUẦN 9 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I TIẾT 6, 7 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. Học sinh - Đọc hiểu và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài ‘‘Bức tường có nhiều phép lạ’’. - Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm thú vị ở trường hoặc viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng cảm. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: học sinh hoàn thành phiếu đọc hiểu, viết lại bài văn thuộc một trong những chủ đề đã học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đọc và trả lời đúng câu hỏi đọc hiểu, viết bài có câu văn, hình ảnh sáng tạo. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia thảo luận nói trong nhóm, trước lớp. 3. Phẩm chất. Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Nội dung đánh giá định kì in trên giấy (dạng phiếu) hoặc HS thực hiện vào VBT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 6, 7 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: GV bắt nhịp cho HS bát bài “Bốn phương trời” - HS hát và vỗ tay. 2. Hoạt động Khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: - HS hoàn thành phiếu bài tập. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc - Mục tiêu: HS hoàn thành phiếu bài tập - Cách tiến hành: A. Đánh giá kĩ năng đọc HS nghe GV hướng dẫn và thực hiện nội dung đánh giá kĩ năng đọc hiểu qua hoạt động đọc hiểu văn bản ‘‘Bức tường có nhiều phép lạ’’ 2.2. Hoạt động 2: Đánh giá kĩ năng viết GV hướng dẫn và thực hiện nội dung đánh giá kĩ năng viết qua hoạt động viết: Lưu ý: Việc GV đánh giá kết quả bài làm của HS được thực hiện ngoài giờ học, theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học. – HS đọc thầm văn bản ‘‘Bức tường có nhiều phép lạ’’ và tìm hiểu nghĩa một số từ khó (nếu cần). – HS thực hiện các câu hỏi, bài tập đọc hiểu, có thể làm vào phiếu đánh giá hoặc VBT. Đáp án: a. Vì Quy thấy bố nhìn vào bức tường khi viết văn. b. láu lỉnh c. Nhờ những hình ảnh quen thuộc bố gợi ra. d. 1 Ngồi vào bàn. 2 Nhìn vào bức tường. 3 Nghĩ đến những trận mưa. 4 Viết bài văn. e. nắng, mưa g. hướng dẫn h. Gợi ý: Vì bố muốn gợi cho Quy nhớ đến những trận mưa em đã từng gặp để tìm ý cho bài viết. i. Gợi ý: Vì Quy thấy cứ ngồi vào bàn là bố viết được ngay và bố viết được rất nhiều khi nhìn vào bức tường. k. HS trả lời theo cảm nhận cá nhân. (Gợi ý: Để làm được bài văn hay, em cần nhớ lại hoặc có thể tưởng tượng thêm những điều có liên quan đến nội dung bài.) l. HS trả lời theo cảm nhận cá nhân. (Gợi ý: Bố của Quy là một người viết văn rất giỏi.) – HS đọc các đề bài và chọn đề bài sẽ thực hiện. – HS suy nghĩ để tìm ý cho bài viết. – HS viết bài vào phiếu đánh giá hoặc VBT. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_4_chan_troi_sang_tao_tuan_9_dinh_quoc_ngu.docx