Kế hoạch bài dạy Tin học 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Bài 1: Phần cứng và phần mềm

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1) Năng lực:

- Năng lực chung:

• Tự chủ và tự học: tự thực hiện nhiệm vụ học tập của mình theo sự phân công, hướng dẫn.

• Giao tiếp và hợp tác: hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.

- Năng lực Tin học:

 NLb: Nêu được tên một số thiết bị phần mềm và phần cứng mà em đã biết.

 Nêu được sơ lược vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ lẫn nhau.

 Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây lỗi cho phần mềm, phần cứng trong quá trình sử dụng máy tính.

2) Phẩm chất:

- Chăm chỉ: ham học hỏi, hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân và các nhiệm vụ của nhóm.

- Trách nhiệm: tự giác và tích cực tham gia các hoạt động của nhóm và của lớp để thực hiện nhiệm vụ được phân công.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bài giảng điện tử, máy tính

 

docx 6 trang Thu Lụa 29/12/2023 1800
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Bài 1: Phần cứng và phần mềm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tin học 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Bài 1: Phần cứng và phần mềm

Kế hoạch bài dạy Tin học 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Bài 1: Phần cứng và phần mềm
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIN HỌC LỚP 4
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM
BÀI 1. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM – 1 tiết
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Năng lực:
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: tự thực hiện nhiệm vụ học tập của mình theo sự phân công, hướng dẫn.
Giao tiếp và hợp tác: hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.
Năng lực Tin học:
NLb: Nêu được tên một số thiết bị phần mềm và phần cứng mà em đã biết.
Nêu được sơ lược vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ lẫn nhau.
Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây lỗi cho phần mềm, phần cứng trong quá trình sử dụng máy tính.
Phẩm chất:
Chăm chỉ: ham học hỏi, hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân và các nhiệm vụ của nhóm.
Trách nhiệm: tự giác và tích cực tham gia các hoạt động của nhóm và của lớp để thực hiện nhiệm vụ được phân công. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bài giảng điện tử, máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
A. KHỞI ĐỘNG (5 phút)
Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu kiến thức mới
- GV ổn định lớp, phân chia lớp thành các nhóm 4, hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
- GV tổ chức cho HS đọc kênh chữ, quan sát Hình 1 trong SGK và cho biết tên của từng thiết bị trong hình 1a, tên phần mềm tương ứng với mỗi biểu tượng trong hình 1b. ghi vào phiếu BT 1.
- GV mời một vài nhóm trả lời và nhận xét.
Thông qua câu trả lời, HS gọi được các thiết bị, biểu tượng của phần mềm. Từ đó dẫn dắt, chuyển ý sang phần Khám phá
- Ổn định lớp.
- HS thảo luận nhóm 4 và trả lời vào phiếu BT 1.
- Các đại diện nhóm trả lời, nhận xét câu trả lời nhóm bạn.
B. KHÁM PHÁ
1. Phần cứng và phần mềm máy tính (15 phút)
Mục tiêu: 
- Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.
- Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
 * Hoạt động 
- GV tổ chức cho HS đọc kênh chữ, quan sát Hình 1. Trả lời các câu hỏi sau:
+ Hình 1a hay Hình 1b trong SGK có hình ảnh và thiết bị phần cứng máy tính? 
+ Em có thể nhìn thấy phần hay chạm vào cứng máy tính được không?
+ Em có thể nhận biết thiết bị phần cứng máy tính bằng cách nào?
+ Hãy kể tên các thiết bị phần cứng máy tính mà em biết?
- GV tổ chức trò chơi: 1 HS đứng lên và nêu tên một thiết bị hay một ứng dụng, HS chỉ định một bạn trả lời đó là “phần cứng” hay “phần mềm” hoặc có thể ngượi lại nêu chữ phần cứng hay phần mềm, HS trả lời tên một phần cứng hay phần mềm. HS trả lời đúng sẽ đặt câu hỏi để mời HS khác trả lời. Lưu ý không được trả lời trùng lặp. 

- HS đọc kênh chữ, quan sát Hình 1.
- HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi của GV. Các HS khác lắng nghe và nhận xét
- HS tham gia trò chơi.
* Hoạt dộng 
- GV tổ chức cho HS đọc kênh chữ, quan sát Hình 2. Thảo luận nhóm 4, Trả lời các câu hỏi sau:
+ Phần cứng máy tính làm việc theo lệnh từ đâu?
+ Môi trường làm việc của phần cứng máy tính là gì?
à Vai trò của phần cứng đối với phần mềm là gì? Không có phần mềm thì phần cứng có hoạt động được không? Tại sao?
+ Phần mềm ra lệnh cho phần nào của máy tính?
+ Môi trường làm việc của phần mềm máy tính là gì?
à Vai trò của phần mềm đối với phần cứng là gì? Không có phần cứng thì phần cứng có hoạt động được không? Tại sao?
- GV mời một vài nhóm trả lời và nhận xét.
+ Phần cứng máy tính và cơ thể con người có chung đặc điểm gì? Có thể quan sát hay chạm tay vào được không? 
+ Phần mềm máy tính và suy nghỉ, quyết định (trong não) của con người có chung đặc điểm nào, có thể chạm tay hay quan sát được không?
+ Phần cứng hoạt động theo lệnh từ đâu? Cơ thể con người (chân, tay, mắt, miệng ) làm việc theo điều khiển từ đâu?
- GV mời một vài nhóm trả lời và nhận xét.
à Thông qua hình ảnh và câu trả lời, GV rút ra nội dung: Trong Hình 2 trong SGK sử dụng hai bánh răng khớp với nhau để mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai thành phần trong hệ thống (phần cứng và phần mểm). Hệ thống bánh răng này hoạt động khi cả hai bánh răng cùng hoạt động à Sự phụ thuộc giữa phần cứng và phần mềm: Máy tính hoạt động được thì phải có cả phần cứng và phần mềm. 
- HS thảo luận nhóm 4, ghi kết quả vào giấy.
- Các đại diện nhóm trả lời, nhận xét câu trả lời nhóm bạn.
- Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào giấy.
- Các đại diện nhóm trả lời, nhận xét câu trả lời nhóm bạn.
- HS lắng nghe.
* Hoạt động 
- GV yêu cầu HS chốt kiến thức, mời một vài HS đọc lại phần ghi nhớ.
- HS đọc hoặc nói được nội dung cần ghi nhớ
Sản phẩm: 
- HS nêu được tên một số thiết bị phần cứng, phần mềm đã biết. Xác định được đối tượng là phần cứng máy tính dựa trên đặc điểm nhận biết. Xác định được một ứng dụng là phần mềm máy tính dựa trên đặc điểm nhận biết hoặc phương pháp loại trừ.
- Khẳng định không có phần mềm thì phần cứng không hoạt động được. Bởi vì phần cứng hoat động theo lệnh của phần mềm. Không có phần mềm thì không có lệnh điều khiển phần cứng hoạt động.
- Khẳng định không có phần cứng thì phần mềm không hoạt động được. Bởi vì phần cứng là môn trường làm việc của phần mềm, không có phần cứng thì phần mềm không có môi trường làm việc.
- Chỉ ra một số điểm tương đồng giữa phần cứng máy tính và cơ thể con người (có thể nhìn thấy, chạm tay vào được, quan sát hình dạng), giữa phần mềm máy tính và suy nghĩ quyết định của con người (không nhìn thấy, không quan sát hay chạm tay vào được)
2. Một số thao tác không đúng gây lỗi cho máy tính (5 phút)
Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.
* Hoạt động 
- GV tổ chức cho HS đọc kệnh chữ và trả lời các câu hỏi của GV.
+ Khi sử dụng máy tính xong, em nhấn nút nguồn trên thân máy sẽ gây ra lỗi gì?
+ Em nên dùng vải khô mềm hay dùng vải thô ráp cứng để lau màn hình máy tính?
- GV mời một vài học sinh nêu một vài ví dụ về thao tác không đúng gây lỗi cho phần cứng và phần mềm.
- HS đọc, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi.
- HS suy nghĩ và trả lời.
 Hoạt động 
- GV tổ chức cho HS đọc, thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến về việc nên hay không nên làm.
- GV mời đại diện nhóm đứng lên trả lời?
- HS hoạt động nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi vào giấy.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.
Hoạt động 
- GV thông qua một số câu hỏi để HS ghi nhớ kiến thức.
+ Em có nên vừa ăn, uống, vừa làm việc trên máy tính không?
+ Nếu chuột không hoạt động, em cầm chuột đập mạnh xuống bàn có đúng không? Tại sao.
- HS suy nghỉ,trả lời.
C. LUYỆN TẬP (7 phút)
- BT 1: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, kể tên và phân loại một số thiết bị phần cứng, ứng dụng phần mềm. (có thể tham khảo lại Hình 1 trong SGK)
- BT 2. GV cho HS thực hiện cá nhân, đánh chữ PM vào trước đặc điểm của phần mềm và PC vào trước đặc điểm của phần cứng.
- BT 3: HS thảo luận nhóm 4 ghi ra ý kiến của mình vào giấy. 
- BT 4: HS thảo luận nhóm 4 ghi ra ý kiến của mình vào giấy. 
- GV mời đại diện nhóm trả lời, các nhóm còn lại nhận xét
- HS làm việc nhóm đôi, 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời.
- HS thực hiện cá nhân vào SGK.
HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào giấy.
- Đại diện nhóm trả lời.
D. VẬN DỤNG (3 phút)
- BT 1: GV gợi ý để HS giải thích (quan sát lại hình 2, mối quan hệ phụ thuộc giữa phần cứng và phần mềm và phải có cả phần mềm và phần cứng mới hoạt động được. 
- BT 2: Chia lớp thành 2 nhóm, một nhóm nêu tình huống, một nhóm trả lời và ngược lại
- GV nhận xét buổi học.
- HS lắng nghe suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS tham gia hoạt động nhóm.
IV. DẶN DÒ
- HS ôn lại các ghi nhớ trong bài.
- Xem trước bài 2, ôn lại cách đặt tay lên bài phím, ôn tại quy tắc (hoặc luyện tập lại nếu có máy tính) cách gõ các phím ở hàng phím cơ bản, phím trên, phím dưới.
V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
PHIẾU BÀI TẬP 1
Em hãy ghi tên các thiết bị ở Hình a và tên các biểu tượng phần mềm ở Hình b

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tin_hoc_4_chan_troi_sang_tao_chu_de_a_may_t.docx