Kế hoạch bài dạy Tin học 4 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Đinh Quốc Nguyễn

CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM

Bài 1: Phần cứng và phần mềm máy tính

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

2. Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Năng lực Tin học:

• Nla:

 Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.

 Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

• Nlb: Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.

II. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy chiếu, bài giảng điện tử, sách giáo viên, học liệu số: Trò chơi củng cố trên PowerPoint, bài tập về nhà trên Quizizz, phiếu đánh giá bản in cho học sinh không có thiết bị.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi chép, đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động (5 phút):

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú dẫn dắt vào bài.

b) Nội dung hoạt động: GV đặt vấn đề, khơi gợi hứng thú tìm hiểu về phần cứng và phần mềm máy tính.

c) Sản phẩm học tập: HS gọi được tên các thiết bị máy tính, biểu tượng phần mềm máy tính ở Hình 1.

d) Cách thức thực hiện:

 

docx 68 trang Thu Lụa 29/12/2023 1020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học 4 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Đinh Quốc Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tin học 4 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Đinh Quốc Nguyễn

Kế hoạch bài dạy Tin học 4 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Đinh Quốc Nguyễn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIN HỌC LỚP 4
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM
Bài 1: Phần cứng và phần mềm máy tính
(1 tiết)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực Tin học:
Nla:
Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.
Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Nlb: Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.
PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy chiếu, bài giảng điện tử, sách giáo viên, học liệu số: Trò chơi củng cố trên PowerPoint, bài tập về nhà trên Quizizz, phiếu đánh giá bản in cho học sinh không có thiết bị.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi chép, đồ dùng học tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động (5 phút): 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú dẫn dắt vào bài. 
b) Nội dung hoạt động: GV đặt vấn đề, khơi gợi hứng thú tìm hiểu về phần cứng và phần mềm máy tính.
c) Sản phẩm học tập: HS gọi được tên các thiết bị máy tính, biểu tượng phần mềm máy tính ở Hình 1.
d) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV cho HS quan sát Hình 1 a, b trong SGK, tổ chức trò chơi: các cặp đôi quan sát hình 1a, b kể thảo luận cặp đôi gọi tên các thiết bị, phần mềm máy tính mà em biết trên bảng con, nhóm nào trả lời nhiều hơn nhóm đó chiến thắng.
- GV kết luận, nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài, giới thiệu và ghi bảng.
- GV chốt mục tiêu sau khi HS chia sẻ xong.
- Lắng nghe và quan sát.
- HS trả lời:
a)màn hình, bàn phím, chuột, loa, máy in, thân máy
b) powepoint, paint, google chrome, SolarSystem, RapidTyping,..
- HS lắng nghe.
- Ban học tập (BHT) tổ chức cho cả lớp đọc và chia sẻ mục tiêu bài học.
- HS ghi bài vào vở.
Khám phá (15 phút):
2.1. Phần cứng và phần mềm máy tính:
a) Mục tiêu: 
- Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết. 
- Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS tìm hiểu các thiết bị phần cứng và phần mềm, vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
c) Sản phẩm học tập: HS nêu tên một số thiết bị phần cứng, phần mềm đã biết; nêu được mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm.
d) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV cho HS đọc SGK (đồng thời đối chiếu với thiết bị, biểu tượng phần mềm máy tính ở Hình 1), nghe gợi ý của GV để tìm hiểu về các phần cứng, phần mềm.
- GV tổ chức trò chơi: chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm nêu tên 1 thiết bị hoặc 1 ứng dụng, nhóm còn lại nói ngay đó là phần cứng hay phần mềm. Lưu ý không được lặp lại tên phần cứng, phần mềm đã nêu trước đó.
- GV đặt câu hỏi:
+ Đặc điểm của thiết bị phần cứng là gì? Em có thể nhận biết thiết bị phần cứng máy tính bằng cách nào?
+ Đặc điểm của phần mềm máy tính là gì? Em có thể nhận biết phần mềm nhờ vào đâu?
- GV kết luận, nhận xét, tuyên dương.
* 
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi, quan sát Hình 2 SGK, nghe gợi ý của GV trả lời câu hỏi số 1:
+ Phần cứng máy tính làm việc theo lệnh từ đâu? Môi trường hoạt động của phần mềm là gì?
+ Không có phần mềm thì các thiết bị máy tính có hoạt động không? Vì sao?
+ Không có phần cứng thì phần mềm máy tính có hoạt động không? Vì sao?
GV nhận xét, kết luận, tuyên dương
*
- GV yêu cầu nhóm đôi suy nghĩ và trả lời câu hỏi số 2:
+ Một bạn ví phần cứng máy tính như cơ thể của con người, phần mềm máy tính như suy nghĩ, quyết định của con người. Em có đồng ý không? Vì sao?
GV nhận xét, kết luận
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- Lắng nghe và quan sát.
- HS tham gia trò chơi
HS trả lời câu hỏi
HS lắng nghe
HS thảo luận nhóm đôi
Đại diện nhóm trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS lắng nghe
HS thảo luận
HS nhận xét
HS đọc ghi nhớ
2.2. Một số thao tác không đúng gây lỗi cho máy tính:
a) Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.
b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS tìm hiểu các thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.
c) Sản phẩm học tập: HS nêu một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.
d) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV cho HS đọc SGK trang 7, thảo luận nhóm đôi:
+ Nêu một số ví dụ cụ thể về thao tác không đúng gây ra lỗi cho phần cứng, phần mềm máy tính.
+ Việc tại mục A( B, C, D, E, G) là nên làm hay không nên làm? Tại sao?
GV nhận xét, kết luận
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- Lắng nghe và quan sát, đọc SGK trang 6
- HS tham gia trò chơi
HS thảo luận
HS nhận xét
HS đọc ghi nhớ
3. Luyện tập: (10 phút)
a) Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về phần cứng, phần mềm máy tính, các thao tác không đúng gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm.
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4/ SGK trang 7
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS câu hỏi 1, 2, 3, 4/ SGK trang 7
d) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV giao việc để HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4
+ Bài tập 1. HS làm việc nhóm đôi kể tên và phân loại được một số thiết bị phần cứng, ứng dụng phần mềm HS đã học ở lớp 3.
+Bài tập 2. HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: những đặc điểm nào dưới đây thuộc về phần cứng, phần mềm máy tính?
+ Bài tập 3. HS thảo luận nhóm 4, khẳng định ý kiến đã nêu: “đối với máy tính, các thiết bị phần cứng có thể hoạt động được mà không cần phần mềm” là đúng hay sai? Vì sao?
+ Bài tập 4. HS làm cá nhân: nêu ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng, phần mềm.
GV nhận xét, tuyên dương.
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
4. Vận dụng: (5 phút)
a) Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về phần cứng, phần mềm máy tính, các thao tác không đúng gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm.
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi 1, 2/ SGK trang 7
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS câu hỏi 1, 2/ SGK trang 7
d) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV giao việc để HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4
+ Bài tập 1. Hãy trao đổi với bạn và cho biết tại sao các máy tính, điện thoại thông minh thường được cài đặt sẵn phần mềm trước khi bán cho người dùng.
+Bài tập 2. Hãy trao đổi với bạn về một số tình huống máy tính bị lỗi, hỏng do sử dụng không đúng cách mà em đã chứng kiến hoặc nghe kể lại.
+ GV nhận xét, tuyên dương, thông quá đó nhắc nhở HS luôn có ý thức sử dụng bảo quản đúng hướng dẫn, quy tắc đảm bảo an toàn, sử dụng máy tính được bền lâu.
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi 1, 2
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
DẶN DÒ
HS về xem lại bài, làm bài tập trên Quizizz và xem trước bài 2. Gõ bàn phím đúng cách.
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIN HỌC LỚP 4
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM
Bài 2: Gõ bàn phím đúng cách
(2 tiết)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực Tin học:
Nla:
Giải thích được lợi ích của việc gõ bàn phím đúng cách.
Biết và thực hiện được gõ hàng phím số đúng cách.
Gõ được đúng cách một số đoạn văn bản khoảng 50 từ.
PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy chiếu, bài giảng điện tử, sách giáo viên, học liệu số: Trò chơi củng cố trên PowerPoint, bài tập về nhà trên Quizizz, phiếu đánh giá bản in cho học sinh không có thiết bị.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi chép, đồ dùng học tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động (10 phút): 
a) Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về các hàng phím, cách đặt tay khi gõ đã học ở lớp 3 
b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức trò chơi để ôn tập kiến thức về các hàng phím, cách đặt tay khi gõ đã học và dẫn dắt vào bài mới.
c) Sản phẩm học tập: HS trả lời 4 câu hỏi trò chơi ‘Vòng quay may mắn’
d) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi ‘Vòng quay may mắn’: chia lớp làm 4 dãy. Mỗi dãy được chọn 1 câu hỏi, nếu trả lời đúng sẽ được quay. Đội nào quay được điểm cao hơn đội đó sẽ chiến thắng.
GV nhận xét, tuyên dương và đặt vấn đề: Ở lớp 3 em đã biết cách gõ ở hàng phím cơ sở, hàng phím trên, hàng phím dưới. Vậy để gõ hàng phím số, đặt tay thế nào cho đúng?
GV dẫn dắt dắt vào bài.
GV ghi bảng, yêu cầu HS xác định mục tiêu.
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
- Ban học tập (BHT) tổ chức cho cả lớp đọc và chia sẻ mục tiêu bài học.
- HS ghi bài vào vở.
Khám phá (15 phút):
2.1. Lợi ích của việc gõ bàn phím đúng cách:
a) Mục tiêu: 
- Giải thích được lợi ích của việc gõ bàn phím đúng cách.
b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS tìm hiểu lợi ích của việc gõ bàn phím đúng cách.
c) Sản phẩm học tập: HS nêu các lợi ích khi gõ bàn phím đúng cách.
d) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV cho HS đọc SGK trang 8 và trả lời câu hỏi: Gõ bàn phím đúng cách sẽ mang lại lợi ích gì?
- GV đặt câu hỏi SGK trang 9: Gõ bàn phím không đúng cách dẫn đến những điều nào dưới đây? (A, B, C, E)
- GV kết luận, nhận xét, tuyên dương.
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- Lắng nghe và quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS đọc ghi nhớ
2.2. Gõ phím ở hàng phím số
a) Mục tiêu: 
- Biết cách đặt tay và gõ hàng phím số đúng cách.
b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS tìm hiểu cách đặt tay và gõ hàng phím số đúng cách.
c) Sản phẩm học tập: HS nêu cách đặt tay ở hàng phím số.
d) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV cho HS đọc SGK trang 9, Hình 3 và cho biết ngón tay nào phụ trách phím nào của hàng phím số?
- GV kết luận, nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu cầu HS vừa nêu vừa đặt tay lên hàng phím.
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- Lắng nghe và quan sát thảo luận nhóm
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS đặt tay lên bàn phím
HS đọc ghi nhớ
Luyện tập: (10 phút)
3.1 Bài tập:
a) Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về lợi ích của đặt tay đúng cách, cách gõ đúng ở hàng phím số.
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi 1, 2/ SGK trang 9, 10
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS câu hỏi 1, 2/ SGK trang 9, 10
d) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV giao việc để HS trả lời các câu hỏi 1, 2
+ Bài tập 1. HS làm việc nhóm đôi trả lời câu hỏi: Những điều nào dưới đây là đúng về luyện tập gõ bàn phím đúng cách? (A, B, D)
+Bài tập 2. HS làm việc cá nhân, ghép mỗi ngón tay với phím do ngón tay phụ trách ở Hình 4. GV nhận xét, tuyên dương.
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi 1, 2
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
Thực hành (20 phút)
a) Mục tiêu: HS thực hiện luyện gõ trên phần mềm Word
b) Nội dung hoạt động: HS thực hành luyện gõ theo yêu cầu trên phần mềm Word
c) Sản phẩm học tập: Thao tác thực hành của HS.
d) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV giao việc: HS thực hành theo yêu cầu SGK trang 10
- Trong quá trình thực hiện: 
+ GV quan sát, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
+ GV yêu cầu các HS trong BHT đã hoàn thành nhiệm vụ đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV kiểm tra kết quả thực hành tại nhóm và giao việc trong HĐ tiếp theo cho các nhóm đã hoàn thành.
- GV tuyên dương các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định, động viên các nhóm còn lại cố gắng nhiều hơn.
- HS nhận nhiệm vụ, hỏi đáp nhanh (nếu có câu hỏi) để hiểu rõ yêu cầu của GV. 
- HS thực hành theo y ... c tập: Thao tác thực hành của HS.
d) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV giao việc: HS thực hành theo yêu cầu bài 1, 2 trong SGK trang 75
- Trong quá trình thực hiện: 
+ GV quan sát, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
+ GV yêu cầu các HS trong BHT đã hoàn thành nhiệm vụ đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV kiểm tra kết quả thực hành tại nhóm và giao việc trong HĐ tiếp theo cho các nhóm đã hoàn thành.
- GV tuyên dương các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định, động viên các nhóm còn lại cố gắng nhiều hơn.
- HS nhận nhiệm vụ, hỏi đáp nhanh (nếu có câu hỏi) để hiểu rõ yêu cầu của GV. 
- HS thực hành theo yêu cầu
- BHT đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
- Các nhóm đã hoàn thành tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của HĐ tiếp theo.
- HS lắng nghe.
4. Vận dụng: (15 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Tạo chương trình bằng phần mềm Scratch kể lại câu chuyện mà em thích.
b) Nội dung hoạt động: HS vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Tạo chương trình bằng phần mềm Scratch kể lại câu chuyện mà em thích. 
c) Sản phẩm học tập: Thao tác thực hành của HS
d) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV giao việc HS thực hành theo nhóm:
+ Cùng với lựa chọn câu chuyện mà em thích. Ví dụ: hai con dê, Thỏ và rùa, cây tre trăm đốt
+ Tạo, lưu và chạy chương trình Scratch kể sự việc hay câu chuyện đã chọn ( Lưu vào thư mục mang tên em trong ổ đĩa D)
Trong quá trình thực hiện: 
+ GV quan sát, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
+ GV yêu cầu các HS trong BHT đã hoàn thành nhiệm vụ đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV kiểm tra kết quả thực hành tại nhóm và giao việc trong HĐ tiếp theo cho các nhóm đã hoàn thành.
- GV tuyên dương các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định, động viên các nhóm còn lại cố gắng nhiều hơn, về nhà tiếp tục hoàn thiện nếu chưa hoàn thành.
- HS nhận nhiệm vụ và thực hành trên máy nhóm.
- HS thực hành theo yêu cầu
- BHT đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
- Các nhóm đã hoàn thành tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của HĐ tiếp theo.
- HS lắng nghe.
DẶN DÒ
HS về xem lại bài, làm bài tập trên Quizizz và xem trước bài 14. Điều khiển nhân vật, chuyển động trên sân khấu
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIN HỌC LỚP 4
CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Bài 14. Điều khiển nhân vật, chuyển động trên sân khấu
(3 tiết)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực Tin học:
Nlc: Tạo được chương trình đơn giản điều khiển một nhân vật chuyển động trên sân khấu.
PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy chiếu, bài giảng điện tử, sách giáo viên, học liệu số: Trò chơi củng cố trên PowerPoint, bài tập về nhà trên Quizizz, phiếu đánh giá bản in cho học sinh không có thiết bị.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi chép, đồ dùng học tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động (10 phút): 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, dẫn dắt vào bài.
b) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV yêu chạy lại chương trình ở có chú bọ, đặt vấn đề: Em đã biết ở Bài 12, 13 có nhân vật chú mèo. Vậy em có biết cách thay đổi nhân vật chú mèo bằng nhân vật khác như chú bọ hay chưa? Làm thế nào để điều khiển nhân vật ấy di chuyển?
- GV nhận xét, dẫn dắt dắt vào phần Khám phá
- GV ghi bảng, yêu cầu HS xác định mục tiêu.
- HS quan sát, đọc thông tin và cùng nhau kể chuyện
- HS lắng nghe, nhận xét
- HS suy nghĩ trả lời
- HS ghi bài vào vở.
Khám phá:
2.1. Tạo chương trình điều khiển nhân vật di chuyển trên sân khấu (25 phút):
a) Mục tiêu: 
- Biết cách xóa, thêm nhân vật, điều khiển nhân vật tiến thẳng, xoay phải, xoay trái
b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi đọc kênh chữ, kênh hình, trả lời câu hỏi gợi ý của GV về: các câu lệnh xóa, thêm nhân vật; điều khiển nhân vật tiến thẳng, xoay trái, xoay phải.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nêu các bước thực hiện các câu lệnh xóa, thêm nhân vật; điều khiển nhân vật tiến thẳng, xoay trái, xoay phải.
d) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
a) Xóa, thêm nhân vật
- GV cho HS đọc thông tin, quan sát Hình 1 trong SGK trang 76 và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu các bước xóa và thêm di chuyển nhân vật chú mèo thành cô bọ cánh cứng?
- Yêu cầu HS đại diện thực hiện trên máy chủ
- GV nhận xét, tuyên dương
b) Điều khiển cô bọ cánh cứng di chuyển trên sân khấu
- GV cho HS đọc thông tin, quan sát Bảng 1 trong SGK trang 77 và thực hành chọn các lệnh để điều khiển cô bọ cánh cứng.
- GV hỗ trợ nhóm gặp khó khăn
- Yêu cầu HS đại diện thực hiện trên máy chủ
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV giải thích cho HS: khi có nhiều lệnh di chuyển nhân vật, sau mỗi lần di chuyển cần có lệnh đợi 1 giây để nhân vật dừng lại rồi mới di chuyển tiếp để giúp chúng ta quan sát quá trình di chuyển của nhân vật
- GV nêu yêu cầu HS trả lời bài 1, 2 trong SGK trang 78:
1. Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi: Em hãy ghéo các câu lệnh ở cột bên trái với ý nghĩa tương ứng ở cột bên phải. (1 – a, 2 – c, 3 - d)
2. Thảo luận nhóm đôi: Em hãy hoàn thiện chương trình ở Bảng 1 để điều khiển cô Bọ di chuyển theo cạnh hình vuông.
- Trong chương trình em vừa hoàn thiện, nếu thay các lệnh thành thì cô bọ sẽ di chuyển như thế nào?( cô bọ sẽ di chuyển xuống dưới rồi trở về vị trí xuất phát theo các cạnh của hình vuông)
- GV yêu cầu HS đại diện thay đổi câu lệnh, chạy để xem kết quả
- GV quan sát hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
- HS thực hiện trên máy chủ
- HS nhận xét
- Lắng nghe và đọc, quan sát kênh hình và thực hành điều khiển cô bọ cánh cứng theo Bảng 1
- HS thực hiện trên máy chủ 
HS lắng nghe
- HS suy nghĩ , thảo luận nhóm và hoàn thiện bài 1, 2
- HS trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
HS thảo luận trả lời câu hỏi
HS nhận xét
BHT hoàn thành hỗ trợ các nhóm chưa hoàn thành
-HS đọc ghi nhớ
2.2. Tạo chương trình điều khiển nhân vật di chuyển trên sân khấu (25 phút):
a) Mục tiêu: 
- Biết cách chọn phông nền sân khấu, kết hợp câu lệnh và câu lệnh để điều khiển nhân vật di chuyển trong sân khấu.
b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi đọc kênh chữ, kênh hình, trả lời câu hỏi gợi ý của GV về: các câu lệnh điều khiển nhân vật di chuyển trên sân khấu.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nêu các bước thực hiện: xóa nhân vật hiện tại và thêm nhân vật chú cá; chọn phông nền sân khấu, điều khiển chú các bơi dưới nước bằng câu lệnh và ; thực hành theo hướng dẫn của GV.
d) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
a) Xóa, thêm nhân vật
- Yêu cầu HS xóa và thêm nhân vật chú cá trên máy nhóm
- Yêu cầu HS đại diện thực hiện trên máy chủ
- GV nhận xét, tuyên dương
b) Chọn phông nền sân khấu
- GV cho HS đọc thông tin, quan sát Hình 4 trong SGK trang 79 và thực hành chọn phông nền trên máy nhóm.
- GV hỗ trợ nhóm gặp khó khăn
- Yêu cầu HS đại diện thực hiện trên máy chủ
- GV nhận xét, tuyên dương
c) Điều khiển chú cá bơi dưới nước
- GV cho HS đọc thông tin, quan sát Bảng 1 trong SGK trang 79 và thực hành điều khiển chú cá bơi lợi
- GV hỗ trợ nhóm gặp khó khăn
- Yêu cầu HS đại diện thực hiện trên máy chủ
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV nêu yêu cầu HS trả lời bài 1, 2 trong SGK trang 80:
1. Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi: Em hãy ghéo các câu lệnh ở cột bên trái với ý nghĩa tương ứng ở cột bên phải. (1 – b, 2 – a)
2. Thảo luận nhóm đôi: Ở Bảng 2, chú cá chỉ di chuyển một lần, sau đó dừng lại. Để chú cá di chuyển nhiều lần (như đang bơi), theo em lệnh nào cần được thêm nhiều lần vào chương trình? (ta cần thêm khối lệnh nhiều lần.
- GV yêu cầu HS đại diện thay đổi câu lệnh, chạy để xem kết quả
- GV quan sát hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- HS thực hành trên máy nhóm
- HS thực hiện trên máy chủ
- Lắng nghe và đọc, quan sát kênh hình và thực hành chọn phông nền trên máy nhóm.
- HS thực hiện trên máy chủ 
- HS thực hành trên máy nhóm
- HS thực hành trên máy chủ
- HS trả lời – HS nhận xét
- HS suy nghĩ , thảo luận nhóm và hoàn thiện bài 1, 2
- HS trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
HS thảo luận trả lời câu hỏi
HS nhận xét
BHT hoàn thành hỗ trợ các nhóm chưa hoàn thành
-HS đọc ghi nhớ
Luyện tập: 
3.1. Bài tập (15 phút)
a) Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về: các bước thay đổi nhân vật, phông nền, di chuyển nhân vật tạo được chương trình đơn giản điều khiển một nhân vật chuyển động trên màn hình.
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 81
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS câu hỏi 1, 2 SGK trang 81
d) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV giao việc để HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
+ Bài 1. Hãy nêu các việc cần thực hiện để tạo chương trình điều khiển cô bọ cánh cứng di chuyển hướng xuống dưới rồi trở về vị trí xuất phát (theo các cạnh của hình chữ nhật)
+ Bài 2. Hãy nêu các việc cần thực hiện để tạo chương trình điều khiển chú cá bơi dưới nước.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
Thực hành (20 phút)
Mục tiêu: 
- Tạo được chương trình đơn giản điều khiển nhân vật di chuyển trên sân khấu.
b) Nội dung hoạt động: HS thực hành theo nhóm: Tạo được chương trình đơn giản điều khiển nhân vật di chuyển trên sân khấu.
c) Sản phẩm học tập: Thao tác thực hành của HS.
d) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV giao việc: HS thực hành theo yêu cầu bài 1, 2 trong SGK trang 81
- Trong quá trình thực hiện: 
+ GV quan sát, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
+ GV yêu cầu các HS trong BHT đã hoàn thành nhiệm vụ đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV kiểm tra kết quả thực hành tại nhóm và giao việc trong HĐ tiếp theo cho các nhóm đã hoàn thành.
- GV tuyên dương các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định, động viên các nhóm còn lại cố gắng nhiều hơn.
- HS nhận nhiệm vụ, hỏi đáp nhanh (nếu có câu hỏi) để hiểu rõ yêu cầu của GV. 
- HS thực hành theo yêu cầu
- BHT đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
- Các nhóm đã hoàn thành tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của HĐ tiếp theo.
- HS lắng nghe.
4. Vận dụng: (15 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Tạo được chương trình đơn giản điều khiển nhân vật di chuyển trên sân khấu.
b) Nội dung hoạt động: HS vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Tạo được chương trình đơn giản điều khiển nhân vật di chuyển trên sân khấu.
c) Sản phẩm học tập: Thao tác thực hành của HS
d) Cách thức thực hiện:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV giao việc HS thực hành theo nhóm:
+ Cùng với bạn lựa chọn nhân vật và điều khiển nhân vật di chuyển trên sân khấu ( ví dụ: cô bướm bay trong vườn hoặc chú chó chạy trong vườn)
Trong quá trình thực hiện: 
+ GV quan sát, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
+ GV yêu cầu các HS trong BHT đã hoàn thành nhiệm vụ đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV kiểm tra kết quả thực hành tại nhóm và giao việc trong HĐ tiếp theo cho các nhóm đã hoàn thành.
- GV tuyên dương các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định, động viên các nhóm còn lại cố gắng nhiều hơn, về nhà tiếp tục hoàn thiện nếu chưa hoàn thành.
- HS nhận nhiệm vụ và thực hành trên máy nhóm.
- HS thực hành theo yêu cầu
- BHT đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
- Các nhóm đã hoàn thành tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của HĐ tiếp theo.
- HS lắng nghe.
DẶN DÒ
HS về xem lại bài, làm bài tập trên Quizizz và ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tin_hoc_4_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_c.docx