Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 04 - Năm học 2023-2024
CHỦ ĐIỂM: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
BÀI 7: Sắc màu ( Tiết 1+ 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Quan sát, trao đổi được với bạn về màu sắc trong bức tranh của bài đọc; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Đọc:
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Trong bức tranh của bạn nhỏ, mỗi sự vật đều có màu sắc riêng, màu sắc nào cũng đẹp và có ý nghĩa. Từ đó, rút ra được ý nghĩa. Bức tranh đầy màu sắc gửi gắm tình cảm của bạn nhỏ với thiên nhiên và người mẹ kính yêu của mình.
+ Tìm đọc được một bản tin viết về gương thiếu nhi vượt khó, tài năng hoặc dũng cảm, viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về suy nghĩ, cảm xúc hoặc những điều học được từ gương thiếu nhi được nhắc đến trong bản tin.
2 . Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phát hiện các vấn đề trong khi hoạt động và giải quyết vấn đề đó.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm.
3.Phẩm chất.
- Yêu nước: Niềm tự hào tình yêu quê hương đất nước
- Nhân ái: Bồi dưỡng ý thức bảo vệ thiên nhiên, giúp đỡ mẹ làm một số công việc theo khả năng.
- Phẩm chất chăm chỉ: Phụ giúp gia đình một số công việc. Vệ sinh nơi ở thoáng mát.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 04 - Năm học 2023-2024
Thứ hai ngày 25 tháng 09 năm 2023 TUẦN 4 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 CHỦ ĐIỂM: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ BÀI 7: Sắc màu ( Tiết 1+ 2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Năng lực đặc thù. - Quan sát, trao đổi được với bạn về màu sắc trong bức tranh của bài đọc; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ. - Đọc: + Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Trong bức tranh của bạn nhỏ, mỗi sự vật đều có màu sắc riêng, màu sắc nào cũng đẹp và có ý nghĩa. Từ đó, rút ra được ý nghĩa. Bức tranh đầy màu sắc gửi gắm tình cảm của bạn nhỏ với thiên nhiên và người mẹ kính yêu của mình. + Tìm đọc được một bản tin viết về gương thiếu nhi vượt khó, tài năng hoặc dũng cảm, viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về suy nghĩ, cảm xúc hoặc những điều học được từ gương thiếu nhi được nhắc đến trong bản tin. 2 . Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phát hiện các vấn đề trong khi hoạt động và giải quyết vấn đề đó. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm. 3.Phẩm chất. - Yêu nước: Niềm tự hào tình yêu quê hương đất nước - Nhân ái: Bồi dưỡng ý thức bảo vệ thiên nhiên, giúp đỡ mẹ làm một số công việc theo khả năng. - Phẩm chất chăm chỉ: Phụ giúp gia đình một số công việc. Vệ sinh nơi ở thoáng mát. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: + Máy tính, ti vi;Tài liệu cho GV và học sinh. + Tranh ảnh SHS phóng to. + Bảng phụ ghi hai khổ thơ cuối. + Một số bài đọc hoặc bản tin về gương thiếu nhi vượt khó, tài năng hoặc dũng cảm. +Thẻ từ cho HS thực hiện các BT từ và câu. - HS: Vở; Tài liệu cho học sinh. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học + Kết nối vào bài học. - Cách tiến hành: - GV cho cả lớp hát : Em yêu bầu trời xanh. - Trao đổi về màu sắc trong bức tranh của bài đọc. - GV cho HS Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc. - GV giới thiệu bài mới, GV ghi tên bài đọc mới “Sắc màu”. - Cả lớp hát - Học sinh trao đổi cùng nhau -HS quan sát, ghi vở 2. Hoạt động khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: + Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa + Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. + Hiểu được nội dung bài đọc: Trong bức tranh của bạn nhỏ, mỗi sự vật đều có màu sắc riêng, màu sắc nào cũng đẹp và có ý nghĩa. Từ đó, rút ra được ý nghĩa. Bức tranh đầy màu sắc gửi gắm tình cảm của bạn nhỏ với thiên nhiên và người mẹ kính yêu của mình. +Tìm đọc được một bản tin viết về gương thiếu nhi vượt khó, tài năng hoặc dũng cảm, viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về suy nghĩ, cảm xúc hoặc những điều học được từ gương thiếu nhi được nhắc đến trong bản tin. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - GV đọc mẫu: Bài thơ sắc màu - GV lưu ý cho hs đọc: Giọng trong sáng, vui tươi, hồn nhiên, hai dòng thơ cuối giọng thiết tha, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ tên và màu sắc, hoạt động của các sự vật,... - GV chia đoạn: (5 khổ) + Khổ 1: Màu đỏrặng dừa + Khổ 2: Bình minh..mật đầy + Khổ 3: Còn chiếc áo .biếc trong. + Khổ 4: Màu nâulên trời. + Khổ 5: Mắt nhìn sương rơi. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ thơ - Cho hs luyện đọc một số từ khó. - Hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số dòng thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: Màu đỏ/ cánh hoa hồng/ Nhuộm/ bừng/ cho đôi má/ Còn màu xanh/ chiếc lá/ Làm mát/ những rặng cây.// Bình minh/ treo trên mây/ Thả nắng vàng/ xuống đất/ Gió/ mang theo hương ngát/ Cho ong/ giỏ mật đầy. // - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm 5. - GV nhận xét các nhóm. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp đoạn - Lớp phát hiện các từ ngữ khó đọc: hương ngát, sẫm tối, biếc trong,..và tiến hành luyện đọc từ - Luyện đọc dòng thơ - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp khổ thơ trong nhóm. - Các nhóm đọc nối tiếp khổ thơ cá nhân, nhóm, lớp. - NX góp ý. - 1 HS đọc toàn bài. 2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu - Giải nghĩa từ khó hiểu nếu có. - GV gọi HS đọc và các nhóm đôi thảo luận trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Cách bạn nhỏ chọn màu sắc để đưa vào tranh có gì thú vị? Câu 2: Mỗi sự vật trong khổ thơ 2 được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Cách tả ấy có gì hay? Câu 3: Vì sao bạn nhỏ nói: "Riêng đêm như màu mực/Để thắp sao trên trời"? Câu hỏi 4: Em hiểu khổ thơ cuối bài nói gì? - GV chốt nội dung bài đọc: Trong bức tranh của bạn nhỏ, mỗi sự vật đều có màu sắc riêng, màu sắc nào cũng đẹp và có ý nghĩa. Từ đó, rút ra được ý nghĩa. Bức tranh đầy màu sắc gửi gắm tình cảm của bạn nhỏ với thiên nhiên và người mẹ kính yêu của mình 2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng. - GV đọc lại toàn bài. - GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. - GV đọc mẫu khổ thơ 5 Gợi ý: giọng trong sáng, vui tươi, hồn nhiên, hai dòng thơ cuối giọng thiết tha, tốc độ chậm lại, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, hoạt động, trạng thái của người, vật: Màu nâu này/ biết không Từ đại ngàn xa thẳm Riêng đêm như màu mực/ Để thắp sao lên trời...// Mắt nhìn khắp muôn nơi Sắc màu/ không kể hết Em/ tô thêm màu trắng Trên tóc mẹ sương rơi../ - GV yêu cầu 1 hs đọc lại khổ 5. - Cho HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm. Trình bày trước lớp 3 - 4 khổ thơ em thích. - Theo dõi - Nhận xét, tuyên dương. - HS nêu từ khó hiểu nếu có. VD: nhuộm :làm cho chuyển thành màu nào đó bằng cách nhúng hoặc ủ với chất có màu, ở đây ý nói màu đỏ của cánh hoa hồng hắt lên làm hồng khuôn mặt bạn nhỏ,... thực hành theo - 1 hs đọc. - Các nhóm báo cáo trả lời câu hỏi. Cả lớp nx góp ý. + Câu 1: Tác giả chọn màu sắc đều là màu của các sự vật trong thiên nhiên: đôi mà lấy màu đỏ từ cảnh hoa hồng, rặng cây lấy màu xanh từ chiếc lá, hoàng hôn lấy màu tim từ chiếc áo, màu nâu lấy từ những cây to lâu năm của đại ngàn. + Câu 2: Mỗi sự vật trong khổ thơ 2 được miêu tả: Bình minh: treo trên mây, thả nắng vàng; Gió: mang theo hương ngát, cho ong giỏ mật đầy. Tác giả tả bình minh và gió có hoạt động giống như con người. Nhờ thế, các sự vật trở nên gần gũi, sinh động. + Câu 3: Bạn nhỏ nói: “Riêng đêm như màu mực/Để thắp sao trên trời” vì những ngôi sao trở nên sáng và lung linh trên nền trời sẫm tối. +Câu 4: Gợi ý: Khổ thơ cuối bài ý nói bạn nhỏ rất yêu thương, quan tâm đến mẹ và rất tinh tế khi nhận ra sự thay đổi của mẹ. Bạn cũng hiểu rằng, tóc mẹ bạc do thời gian và những vất vả mẹ đã trải qua. - HS rút ra nội dung bài. - 1 hs đọc - HS nhắc lại cách hiểu về nội dung và ý nghĩa bài đọc. - Lắng nghe - 1 hs đọc lại hai khổ thơ cuối, - HS xung phong thi đọc - HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm. - Đại diện thi đua giữa các nhóm - HS nghe bạn và GV nhận xét phần đọc thuộc lòng. 2.4. Hoạt động 4: Đọc mở rộng Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” Bước1. Tìm đọc bản tin - Cho hs nêu yc a - GV hướng dẫn của hs trước buổi học khoảng một tuần tìm kiếm bản tin viết về tấm gương: +Thiếu nhi vượt khó + Thiếu nhi dũng cảm + Thiếu nhi tài năng +? Bước 2. Viết Nhật kí đọc sách - Cho hs nêu yc b - Cho HS viết vào Nhật kí – GV gợi ý HS có thể trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung bản tin. Bước 3. Chia sẻ về bản tin đã đọc –GV nhận xét, đánh giá hoạt động. - HS nêu yc a - HS đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,...) một bản tin phù hợp với chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhở” theo hướng dẫn của GV – HS chuẩn bị bản tin để mang tới lớp chia sẻ. - Nhóm trưởng tổ chức các thành viên viết vào Nhật kí đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc bản tin: tên bản tin, tên nhân vật, tình huống, cách giải quyết,... – HS đọc bản tin hoặc trao đổi bản tin cho bạn trong nhóm để cùng đọc. – HS chia sẻ về Nhật kí đọc sách của mình. - HS nghe góp ý của bạn, chỉnh sửa, hoàn thiện Nhật kí đọc sách. – HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về suy nghĩ, cảm xúc hoặc những điều em học được từ gương thiếu nhi được nhắc đến trong bản tin. – Bình chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo và dán vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Việt. - HS nghe bạn nhận xét, đánh giá hoạt động. 3. Vận dụng/ trải nghiệm - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV cho học sinh nêu các màu sắc và những đồ vật, cây cối sự vật mang màu sắc đó. - GV chốt ý - Học sinh trả lời IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ TUẦN 4 – TIẾT 16 BÀI 7: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (Tiếp theo) (t 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Bài toán 2. Rút về đơn vị luên quan đến bài toán Chia theo nhóm. - Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến rút về đơn vị, làm quen với việc giải toán theo tóm tắt đã cho. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời các câu hỏi. Làm được các bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia trong nhóm. 3. Phẩm chất. - Trung thực, yêu thích học Toán, tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: 61 nam châm nút dùng cho nội dung Cùng học - HS: 10 khối lập phương (hoặc cúc áo, hạt me,...) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi, vấn đáp, động não. - GV tổ chức cho HS chơi: “Đố bạn” Lần 1: - GV hô: “Đố bạn, đố bạn” - Đố gì? Đố gì? - GV chia đều 35 bạn thành 7 nhóm. Hỏi: Mỗi nhóm có mấy bạn? GV viết bảng: 35 bạn: 7 nhóm ... bạn : 1 nhóm? 5 bạn (35 : 7 = 5 bạn) - Đố gì? Đố gì? - GV hô: “Đố bạn, đố bạn” - GV hỏi 20 bạn chia được mấy nhóm như thế? GV viết bảng: 35 bạn: 7 nhóm .... bạn: 1 nhóm? 20 bạn: ... nhóm? Lần 2: - GV hô: “Đố bạn, đố bạn” - Đố gì? Đố gì? - HS trả lời - GV xếp đều 24 cái bánh vào 3 hộp. Hỏi: 40 cái bánh xếp được mấy hộp như thế? GV viết bảng: 24 cái bánh : 3 hộp 40 cái bánh: ... hộp? - GV đặt câu hỏi cho HS: + Muốn tìm 20 bạn chia được mấy nhóm trước hết ta phải làm gì? - Tìm số bạn trong 1 nhóm + Muốn tìm 40 cái bánh xếp được mấy hộp, trước hết ta phải làm gì? - Tìm số bánh trong 1 hộp - GV giới thiệu bài: Các bài toán để tính kết quả, ta phải tính xem 1 xe, 1 nhóm, 1 hộp,... có bao nhiêu, ta gọi đó là Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới: Bài toán liên quan đến ... yc - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và nêu ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống hằng ngày. – GV nhận xét và tổng kết. - HS đọc - HS thảo luận nhóm và chia sẻ trước lớp: Một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm bóng bay, bơm bánh xe, bơm phao tắm... - HS góp ý 4. Hoạt động vận dụng (Xác định vị trí lỗ thủng trên săm xe đạp) a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học để giải thích cách xác định lỗ thủng trên săm xe đạp. b. Cách tiến hành – GV yêu cầu HS quan sát hình 10 (SGK, trang 22) hoặc GV có thể chiếu cho HS xem clip thực hiện việc xác định lỗ thủng trên săm xe, hoặc GV có thể thực hành tại lớp để HS quan sát trực tiếp. – GV đặt câu hỏi: Vì sao người thợ phát hiện được lỗ thủng trên săm xe đạp? – GV nhận xét và tổng kết. – HS quan sát, vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. + Người thợ có thể phát hiện được lỗ thủng ở trên săm xe đạp đã được bơm đầy không khí vì khi nhúng săm xe vào nước, không khí ở bên trong săm xe sẽ thoát ra ngoài ra lỗ thủng tạo nên bọt khí trong nước. Căn cứ vào vị trí có bọt khí, người thợ sẽ xác định được vị trí lỗ thủng. - Lớp nhận xét 5. Hoạt động nối tiếp sau bài học a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu và lấy thêm một số ví dụ về ứng dụng tính chất của không khí trong đời sống. - HS lắng nghe, thực hiện - NX tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ............................................................................................................................. PHẦN 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG Bài 2: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Năng lực đặc thù - Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh. 2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự giác trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - Phẩm chất trung thực: Trung thực trong học tập và rèn luyện. - Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh II. Đồ dùng dạy học: - GV: GA điện tử. - HS: SGK, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: - Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát hình ảnh khởi động trong SGK trang 12 và yêu cầu HS mô tả nội dung của hình ảnh đó. - Tổ chức HS mô tả nội dung của hình ảnh. - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu. - HS quan sát hình và mô tả nội dung của hình ảnh. - HS mô tả - Lắng nghe 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh a. Mục tiêu - HS trình bày được đặc điểm một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh b. Cách tiến hành - Giới thiệu cho HS một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình ảnh mô tả SGK trang 13, sau đó tìm hiểu một số loại chậu trồng hoa, cây cảnh. Nêu một số đặc điểm về chất liệu, độ nặng nhẹ, mức độ khó, dễ vỡ, thân thiện với môi trường. - Lưu ý: Dưới đáy chậu thường có lỗ thoát nước nên tùy vào vị trí đặt chậu mà cần hay không cần kèm theo đĩa lót chậu. - Gọi đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, tuyên dương - GV lưu ý cho HS các tiêu chí khi chọn chậu trồng hoa và cây cảnh. - GV kết luận: Đặc điểm của một số chậu trồng hoa và cây cảnh có trong bài: chậu bằng nhựa, chậu bằng gốm, sứ, chậu bằng gỗ, chậu bằng xi măng, chậu bằng thủy tinh. - HS lắng nghe - HS thảo luận, quan sát hình và nêu một số đặc điểm của chậu. - HS lắng nghe - Đại diện các nhóm trình bày - HS lắng nghe - HS lắng nghe 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút) a. Mục tiêu - HS ôn lại đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh. b. Cách tiến hành - Tổ chức HS làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Đặc điểm của chậu trồng hoa và cây cảnh bằng nhựa? a. Nặng, dễ vỡ, dễ thoát nước. b. Nhẹ, khó vỡ, khó thoát nước. c. Nhẹ, dễ vỡ, dễ thoát nước. Câu 2: Đặc điểm của chậu trồng hoa và cây bằng gốm, sứ? a. Nặng, khó thoát nước, dễ vỡ, dễ nứt khi cây lớn lên. b. Nhẹ, dễ thoát nước, khó vỡ, dễ nứt khi cây lớn lên. c. Nặng, dễ thoát nước, khó vỡ, dễ nứt khi cây lớn lên. - Nhận xét, chốt đáp án đúng - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (tiết 2) - HS chọn đáp án đúng + Câu 1: b + Câu 2: a - HS lắng nghe - Lắng nghe và thực hiện. IV: Điều chỉnh sau tiết dạy: . .. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU SHL: Tham gia hoạt động tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Tham gia tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 2. Năng lực chung. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Tự lực và tích cực thực hiện, tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Biết đoàn kết, chia sẻ cùng bạn trong sinh hoạt. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ cùng hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng nền nếp, nội quy lớp học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - GV giới thiệu bài hát “Vui trung thu” để khởi động bài học. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe bài hát. - HS lắng nghe. 2. Sinh hoạt cuối tuần: - Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới. - Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc theo tổ) - GV mời lớp trưởng điều hành phần sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - Lớp trưởng lên điều hành nội dung sinh hoạt: Mời các tổ thảo luận, tự đánh giá kết quả kết quả hoạt động trong tuần: + Sinh hoạt nền nếp. + Thi đua của đội cờ đỏ tổ chức. + Kết quả hoạt động các phong trào. + Một số nội dung phát sinh trong tuần... - Lớp trưởng mời Tổ trưởng các tổ báo cáo. - Lớp trưởng tổng hợp kết quả và mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần) * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4 hoặc theo tổ) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm (tổ) thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt theo chấm điểm của đội cờ đỏ. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - Lớp trưởng báo cáo kết quả thảo luận kế hoạch và mời GV nhận xét, góp ý. - GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. - Lớp trưởng lên điều hành phần sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - Mời các nhóm thảo luận, tự đánh giá kết quả kết quả hoạt động trong tuần. - Các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết quả hoạt động cuối tuần. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4 hoặc tổ: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần. - Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. 3. Sinh hoạt chủ đề. - Mục tiêu: Tham gia hoạt động tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh - Cách tiến hành: Chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ” - GV tổ chức cho HS chơi theo đội (khoảng 4 đội). - Thành viên của mỗi đội chơi hái các bông hoa ghi câu hỏi yêu cầu trên cây hoa dân chủ. - Các đội lần lượt bốc thăm, trả lời câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu trong bông hoa cho tới khi trò chơi kết thúc. - Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm. Đội có điểm số cao nhất sẽ giành chiến thắng và nhận được phần quà ý nghĩa. - Gợi ý các câu hỏi: + Lời hứa của đội viên khi được kết nạp vào Đội là gì? + Độ tuổi đủ điều kiện kết nạp đội viên vào Đội TNTP Hồ Chí Minh là bao nhiêu? + Có bao nhiêu đội viên trở lên được thành lập một chi đội? + Các biểu trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh bao gồm những gì? + Tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” có từ năm nào? + Người đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh là ai? Kể về tấm gương đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh - GV tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm 4 về tấm gương đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mà em biết và nêu những điểm đáng tự hảo của nhân vật đó. - GV gợi ý cho HS kể: + Tên nhân vật là gì? Quê ở đâu? + Nhân vật đó có những điểm gì đáng tự hào? + Tình cảm của em đối với nhân vật đó như thế nào?.... - HS tham gia trò chơi. Dự kiến câu trả lời: + Lời hứa của đội viên khi được kết nạp vào Đội là: Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy; Tuân theo điều lệ Đội; Giữ gìn danh dự Đội TNTP Hồ Chí Minh. + 9 -15 tuổi + 3 đội viên + Cờ Đội, huy hiệu Đội, khăn quàng Đỏ, Đội ca, khẩu hiệu Đội, cấp hiệu chỉ huy Đội + 1970 + Nông Văn Dền - HS thảo luận nhóm 4. Mỗi nhóm kể về một nhân vật theo gợi ý của GV. - Dự kiến các nhân vật mà HS kể: Vừ A Dính, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Nguyễn Bá Ngọc 5. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: − GV cho HS khái quát ý nghĩa, cảm xúc của các em khi tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. * Đánh giá các hoạt động trong chủ đề - GV đọc từng nội dung đánh giá ở phần Đánh giá hoạt động trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 15 và phát cho mỗi HS một Phiếu đánh giá gồm ba phần là tự đánh giá, bạn đánh giá em và người thân đánh giá em. - GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đánh giá của mình. - HS hoàn thành Phiếu đánh giá cá nhân bằng cách tô màu vào số trái tim tương ứng với mức độ bản thân đạt được. - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi Phiếu đánh giá cho nhau và thực hiện đánh giá chéo. - 2- 3 HS chia sẻ, các HS khác so sánh và nhận xét.nghe, rút kinh nghiệm IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_04_nam_hoc_202.docx