Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 26

CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

Bài 7: CHỢ TẾT (Tiết 1, 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

Chia sẻ những hoạt động thường tổ chức vào dịp tết Nguyên đán ở trường hoặc nơi em sống; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh họa và hoạt động khởi động.

Đọc trôi chảy bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Miêu tả bức tranh chợ Tết vùng trung du đầy màu sắc, nhộn nhịp, vui vẻ. Từ đó rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc, vui vẻ của người dân quê qua cảnh chợ Tết. Học thuộc lòng được đoạn từ đầu đến “ bên yếm mẹ”.

Tìm đọc được bài văn viết về cuộc sống, sinh hoạt, sinh hoạt, con người, vẻ đẹp quê hương, đất nước; viết được Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn những điều em biết thêm về đất nước, con người Việt Nam sau khi đọc bài văn.

 Nhận diện và biết cách sử dụng dấu gạch ngang.

 Biết rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bài văn đã viết.

 Đóng vai và giới thiệu được một vài cảnh đẹp ở chợ quê.

 2. Năng lực chung.

 Năng lực tự chủ, tự học lắng nghe, đọc và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác tham gia đọc trong nhóm.

 

docx 26 trang Thu Lụa 29/12/2023 4500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 26

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 26
TUẦN 26
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM
Bài 7: CHỢ TẾT (Tiết 1, 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
Chia sẻ những hoạt động thường tổ chức vào dịp tết Nguyên đán ở trường hoặc nơi em sống; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh họa và hoạt động khởi động.
Đọc trôi chảy bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Miêu tả bức tranh chợ Tết vùng trung du đầy màu sắc, nhộn nhịp, vui vẻ. Từ đó rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc, vui vẻ của người dân quê qua cảnh chợ Tết. Học thuộc lòng được đoạn từ đầu đến “ bên yếm mẹ”.
Tìm đọc được bài văn viết về cuộc sống, sinh hoạt, sinh hoạt, con người, vẻ đẹp quê hương, đất nước; viết được Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn những điều em biết thêm về đất nước, con người Việt Nam sau khi đọc bài văn.
 Nhận diện và biết cách sử dụng dấu gạch ngang.
 Biết rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bài văn đã viết.
 Đóng vai và giới thiệu được một vài cảnh đẹp ở chợ quê.
 2. Năng lực chung.
 Năng lực tự chủ, tự học lắng nghe, đọc và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
 - Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
SHS, VBT, SGV
Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to.
Tranh, ảnh, video clip về các buổi họp chợ miền trung du, chợ quê( nếu có).
Bảng phụ ghi đoạn từ đầu đến “ Chạy đi đầu”.
HS mang tới lớp bài văn về cảnh đẹp đấ nước phù hợp với chủ điểm “ Việt Nam quê hương em” và Nhật kí đọc sách.
Thẻ từ, thể câu để thực hiện các BT luyện từ và câu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- Cho HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ cùng bạn những hoạt động thường được tổ chức vào dịp tết Nguyên đán ở trường hoặc nơi em sống (có thể kết hợp sử dụng tranh, ảnh đã chuẩn bị) Xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh. Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc. 
 - GV giới thiệu bài mới và ghi tên bài đọc mới “ Chợ Tết”. 
- HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ cùng bạn những hoạt động thường được tổ chức vào dịp tết Nguyên đán ở trường hoặc nơi em sống.
- Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc. 
- HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới “ Chợ Tết”. 
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Đọc trôi chảy bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Miêu tả bức tranh chợ Tết vùng trung du đầy màu sắc, nhộn nhịp, vui vẻ. Từ đó rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc, vui vẻ của người dân quê qua cảnh chợ Tết. Học thuộc lòng được đoạn từ đầu đến “ bên yếm mẹ”.
Tìm đọc được bài văn viết về cuộc sống, sinh hoạt, sinh hoạt, con người, vẻ đẹp quê hương, đất nước; viết được Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn những điều em biết thêm về đất nước, con người Việt Nam sau khi đọc bài văn.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu (Gợi ý: Giọng đọc trong sáng, vui tươi, hồn nhiên, thiết tha: nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp của cảnh, hoạt động của con người,).
-GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: ôm ấp, nhà gianh,; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số dòng thơ miêu tả cảnh vùng núi:
 - Luyện đọc câu dài:
 Dải mây trắng/ đỏ dần trên đỉnh núi/
 Sương hồng lam/ ôm ấp nóc nhà gianh/
 Trên con đường/ viền trắng mép đồi xanh/
 Người các ấp/ tưng bừng ra chợ Tết/
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
 - GV chia đoạn: (4 đoạn)
Đoạn 1: Từ đầu đến “ ra chợ Tết”
Đoạn 2: Tiếp theo đến “ đuổi theo sau”.
Đoạn 3: Còn lại
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Gọi HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài từ ngữ đã được giải thích ở SHS), VD: lon xon((như lon ton) tả dáng đi, chạy (thường là của trẻ em) với những bước ngắn, nhanh nhẹn, vẻ hào hứng), rỏ ( như nhỏ) rơi xuống thành từng giọt)
 - Cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS. 
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. 
+ Câu 1: Vẻ đẹp thiên nhiên trên đường ra chợ Tết được tả bằng từ ngữ, hình ảnh nào?
+ Câu 2: Dáng vẻ của người, vật trên đường ra chợ Tết có gì đáng chú ý?
+ Câu 3: Em thích hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa nào trong bài thơ? Vì sao?
+ Câu 4: Nêu cảm nhận của em về bức tranh chợ Tết được tả trong bài thơ.
 GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn
+ Đoạn 1: Bức tranh thiên nhiên vùng núi tươi đẹp vào những ngày Tết.
+ Đoạn 2: Cảnh chợ Tết nhộn nhịp, vui vẻ
+ Đoạn 3: Cảnh đẹp thanh bình trong ánh bình minh 
+Đoạn 4: rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Bức tranh hiện ra với cảnh đẹp của đất trời, vẻ đẹp của người dân quê Việt Nam; bức tranh diễn tả được không khí làng quê Việt Nam, bình dị nhưng vui tươi, nhộn nhịp, hạnh phúc,
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV yêu cầu học sinh đọc lại đoạn từ đầu đến “chạy đi đầu” và xác định giọng đọc đoạn này nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. Xác định được giọng đọc ( Gợi ý : trong sáng, vui tươi, hôn nhiên, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp của cảnh vật và hoạt động của người,..)
- GV đọc lại đoạn mẫu
 Dải mây trắng/ đỏ dần trên đỉnh núi/
 Sương hồng lam/ ôm ấp nóc nhà gianh/
 Trên con đường/ viền trắng mép đồi xanh/
 Người các ấp/ tưng bừng ra chợ Tết/
 Họ vui vẻ kéo hàng/ trên cỏ biếc/
 Những thằng cu áo đỏ/ chạy lon xon/
 Vài cụ già chống gậy/ bước lom khom/
 Cô yếm thắm/ che môi cười lặng lẽ/
 Thằng em bé/ nép đầu bên yếm mẹ/
 Hai người thôn/ gánh lợn chạy đi đầu/
- GV yêu cầu đọc lại đoạn 2
- GV nhận xét, tuyên dương.
HS lắng nghe
HS lắng nghe cách đọc.
1 HS đọc toàn bài.
 HS luyện đọc theo nhóm. 
- HS lắng nghe
 - Đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời từng câu hỏi 
 + Câu 1: Vẻ đẹp thiên nhiên trên đường ra chợ Tết được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh: dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi/ sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh/ con đường viền trắng mép đồi xanh.
 + Câu 2: Dáng vẻ của người, vật trên đường ra chợ Tết: vui vẻ kéo hàng, những thằng cu áo đỏ chạy lon xon, cụ già chống gậy bước lom khom, cô yếm thắm cười lặng lẽ, em bé nép đầu bên yếm mẹ, hai người thôn gánh lợn chạy đi, con bò vàng chạy đuổi theo sau. Người và vật trên đường ra chợ Tết đều rất vui vẻ, háo hức đón chờ lúc Tết đến.
 + Câu 3: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.
 + Câu 4: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, VD: Bức tranh chợ Tết được miêu tả rất bình dị nhưng sống động; bức tranh hiện ra với cảnh đẹp của đất trời, vẻ đẹp của người dân quê Việt Nam; bức tranh diễn tả được không khí làng quê Việt Nam, bình dị nhưng vui tươi, nhộn nhịp, hạnh phúc,
Nêu nội dung bài
Lắng nghe
HS đọc lại
Lắng nghe
2.4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
 - GV cho HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm, trước lớp đoạn từ đầu đến “chạy đi đầu” (có thể thực hiện sau giờ học).
 - GV gọi HS nhận xét bạn đọc.
GV nhận xét phần đọc thuộc lòng.
2.5. Hoạt động đọc mở rộng.
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm “Việt Nam quê hương em”
2.5.1. Tìm đọc văn bản
 - GV cho HS đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,) một bài văn thuộc chủ điểm “Việt Nam quê hương em” theo hướng dẫn của GV.
- GV cho HS chuẩn bị bài văn để chia sẻ.
2.5.2. Viết Nhật kí đọc sách
 - GV cho HS viết vào Nhật kí đọc sách những chi tiết quan trọng trong bài văn: tên, tác giả, hoạt động của con người, cảnh đẹp của quê hương, đất nước,
 - Cho HS có thể xem trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dụng bài văn.
2.5.3. Chia sẻ về bài văn đã đọc
 - Cho các em đọc và trao đổi bài văn cho bạn trong nhóm để cùng đọc.
 - Cho HS chia sẻ về Nhật kí đọc sách của mình.
 - Gọi HS nhận xét.
 - Cho HS bình chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo và dán vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Việt.
1.5.4. Thi hướng dẫn viên nhí
 - Cho HS hoạt động trong nhóm nhỏ, giới thiệu và chia sẻ những điều em biết thêm về đất nước, con người Việt Nam sau khi đọc bài văn.
 -Cho HS bình chọn cho bạn có phần chia sẻ ấn tượng.
 - Gọi 1 – 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.
 - Cho HS nhận xét trình bày của bạn.
 GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
-HS lắng nghe
Nhận xét
Lắng nghe
 HS có thể đọc sách, báo giấy hoặc tìm kiếm trên internet bài văn viết về:
 + Cuộc sống, sinh hoạt của con người.
 + Vẻ đẹp quê hương, đất nước.
 HS chia sẻ bài văn đã chuẩn bị.
 - Viết vào Nhật kí đọc sách những chi tiết quan trọng trong bài văn: tên, tác giả, hoạt động của con người, cảnh đẹp của quê hương, đất nước,
 - HS xem trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dụng bài văn.
 - HS đọc và trao đổi bài văn cho bạn trong nhóm để cùng đọc.
 - HS chia sẻ về Nhật kí đọc sách của mình.
 - HS nghe góp ý của bạn, chỉnh sửa, hoàn thiện Nhật kí đọc sách.
 - Chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo và dán vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Việt.
- HS hoạt động trong nhóm nhỏ, giới thiệu và chia sẻ những điều em biết thêm về đất nước, con người Việt Nam sau khi đọc bài văn.
- Bình chọn cho bạn có phần chia sẻ ấn tượng.
 - Chia sẻ kết quả trước lớp.
 - HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang (T3)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
 - Biết dấu gạch ngang dùng để:
- Đánh dấu các ý liệt kê.
- Nối các từ ngữ trong một liên cảnh.
2. Năng lực chung.
 Năng lực tự chủ, tự học lắng nghe, đọc và trả lời các câu hỏi. 
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
Năng lực giao tiếp và hợp tác tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
 - Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV : SGK , Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to.
 HS : SHS, VBT, bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức hát bài Cái cây xanh xanh 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới và gọi HS đọc lại tựạ bài “ Dấu gạch ngang”
- HS Hát
- HS nhắc lại tựa bài
2. Luyện từ và câu
- Mục tiêu: 
 Biết nhận diện và nêu công dụng của dấu gạch ngang.
 Biết 
- Cách tiến hành:
2.1. Cho HS đọc bài tập 1 Đọc các đoạn văn, câu văn sau và thực hiện theo yêu cầu.
 - Hãy xác định yêu cầu của bài tập
a/Tìm dấu gạch ngang trong mỗi ... V nhận xét, tuyên dương
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV đọc lại đoạn 2 và xác định giọng đọc đoạn này (Gợi ý: Giọng đọc trong sáng, vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ tả rừng đước hoặc suy nghĩ, tình cảm của tác giả về rừng đước, ):
- GV yêu cầu đọc lại đoạn
 Rừng đước như thành lũy/ bao bọc hơn bốn trăm hộ dân/ trước cửa biển Gò Công.// Kì diệu và lạ lùng sức sống rừng đước,/ từng chum rễ từ giữa thân thẳng tắp/ và mạnh mẽ/ cắm sâu xuống lòng đất/ để dựng thân cây đứng vững vàng.// 
 Quả đước cũng thẳng ngay/ như mũi tên theo gió rung/ cắm xuống bùn đất/ khi xa khi gần,/ rồi cây đước lại mọc lên.// Cây này tiếp nối cây khác,/ tất cả quấn quýt/ bám chặt vào nhau/ tạo thành rừng bạt ngàn.//
- Cho HS khá, giỏi đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
 - HS lắng nghe
- HS đọc từ khó
- HS đọc câu kết hợp ngắt nghỉ hơi.
 Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến “của thiên nhiên”.
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến “rừng bạt ngàn”.
 + Đoạn 3: Còn lại.
 - HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài từ ngữ đã được giải thích ở SHS), VD: miên man (hết cái này để sang cái khác, tiếp liền nhau không dứt),
 - HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi ho để trả lời từng câu hỏi trong SHS. 
 + Câu 1: Cửa biển Gò Công hiện ra trước mắt tác giả với hình ảnh liền rừng là biển, một màu xanh thăm thẳm tiếp nối tưởng chừng như vô tận.
 + Câu 2: Gió và nắng trong buổi bình minh đem đến cho tác giả cảm nhận: gió thổi từ muôn phía, rừng tràm hòa dịu thổi sáo vi vu, nắng rực rỡ và bầu trời trong xanh quyến rũ mênh mông, trong sự hòa diệu của thiên nhiên.
 + Câu 3: Những chi tiết nói về sức sống của rừng đước: từng chùm rễ từ giữa thân thẳng tắp và mạnh mẽ cắm sâu xuống lòng đất để dựng thân cây đứng vững vàng, những cây đước đan xen bám chặt vào nhau, cây này nối tiếp cây khác, quấn quýt bám chặt vào nhau tạo thành rừng bạt ngàn.
 + Câu 4: Khi ngắm những rừng đước, rừng tràm, tác giả nghĩ đến sự khí phách, hiên ngang, hào sảng, bản lĩnh đội trời đạp đất thời mở cõi của những con người nơi đây. Vì sức sống của họ như được thể hiện qua sức sống mãnh liệt của rừng đước, rừng tràm.
Nhận xét bạn
HS nêu
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại cách hiểu của các em về nội dung bài và xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
 - HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 2.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
-GV gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Liên hệ giáo dục
 GV nhận xét tiết học – Tuyên dương
- Nêu nội dung bài
- Lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ quê hương
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Mở rộng vốn từ theo chủ đề Quê hương.
Giúp cho học sinh năng lực sử dụng từ ngữ, học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện để học tập tiếp theo và phát triển toàn diện. Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn, càng chính xác, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, đặc sắc bấy nhiêu.
2. Năng lực chung.
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác với bạn.
3. Phẩm chất.
 - Đoàn kết, nhân ái, trung thực , trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức Hát bài Em yêu hòa bình
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS hát
- HS lắng nghe.
2. Luyện từ và câu
- Mục tiêu: 
 Biết tìm từ có nghĩa giống với từ Quê hương và biết tìm từ ngữ nói về quê hương.
 Tìm được một số thành ngữ, ca dao về quê hương đất nước.
 - Cách tiến hành:
2.1. Tìm từ ngữ thuộc chủ đề quê hương
 - Gọi HS xác định yêu cầu của BT 1.
 - Cho HS tìm từ ngữ trong nhóm nhỏ theo kĩ thuật Khăn trải bàn theo gợi ý
 - 1 – 2 nhóm trình bày kết quả trước lớp.
 - GV có thể cho HS tra từ điển để tìm hiểu nghĩa và đặt câu với các từ ngữ vừa tìm (nếu cần).
 - Gọi HS nhận xét bạn.
 - GV nhận xét.
 2.2. Tìm từ ngữ dùng để tả cảnh sông nước, núi non
 - Gọi HS đọc bài tập và xác định yêu cầu của BT 2.
 - Cho HS hoạt động nhóm đôi, mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu (kĩ thuật Mảnh ghép) 
 - Gọi HS trình bày 
 Gọi HS nhận xét.
 GV nhận xét chung- Tuyên dương 
 2.3. Tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ, ca dao
 - Gọi HS đọc đề xác định yêu cầu của BT 3.
 - Cho HS thảo luận nhóm 3, sử dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa của các câu thành ngữ, ca dao 
 Gợi ý:
 a. Quê hương, nơi tổ tiên, ông cha ở đó từ rất lâu đời, có sự gắn bó tình cảm sâu sắc.
 b. Chỉ quê hương nơi ta sinh ra lớn lên. Nơi “chôn rau cắt rốn” còn có thể hiểu nơi mà cha mẹ, ông bà tổ tiên đã sinh sống từ lâu đời.
 c. Khuyên chúng ta nên yêu mến, biết ơn và trân trọng quê hương.).
 - Gọi HS nhận xét.
 - GV nhận xét.
 2.4. Thay bằng từ ngữ phù hợp
 - HS xác định yêu cầu của BT 4.
 - Cho HS thảo luận nhóm đôi và lựa chọn từ ngữ phù hợp với mỗi 
 - Gọi 1 – 2 HS trình bày trước lớp.
 - Gọi HS nhận xét bạn 
 - GV nhận xét chung – Tuyên dương
 2.5. Viết đoạn văn ngắn nói về cảnh đẹp hoặc tình cảm của em với quê hương
 - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của BT 5.
 - Cho HS viết đoạn văn ngắn vào VBT (5’).
 - Gọi 1 – 2 HS chia sẻ bài làm trước lớp.
 - Gọi HS nhận xét bạn 
 GV nhận xét, đánh giá hoạt động. 
- HS xác định yêu cầu của BT 1.
- HS trình bày
 a. Từ ngữ có nghĩa giống với từ quê hương: quê mẹ, Tổ quốc, quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn,  
 b. Từ ngữ chỉ tình cảm quê hương: yêu thương, yêu quý, gắn bó, tự hào, ).
 - Nhận xét 
 - Lắng nghe
HS xác định yêu cầu của BT 2.
- Thực hiện theo nhóm đôi
- 1 – 2 nhóm HS trình bày trước lớp.
a. hiền hòa, lấp lánh, lửng lờ, êm ả, lăn tăn, êm đềm, 
b. trùng điệp, hùng vĩ, uy nghiêm, sừng sững, ). 
- Nhận xét
HS xác định yêu cầu của BT 3.
HS thảo luận nhóm 3
- 2 – 3 nhóm HS chữa bài trước lớp.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc bài tập và nêu yêu cầu của bài.
-HS trình bày trước lớp.
(Đáp án: vùng quê, gắn bó, con đường, mảnh vườn, quê nhà, chôn rau cắt rốn).
Nhận xét
- HS đọc xác định yêu cầu của bài tập 5.
- Viết đoạn văn ngắn vào VBT.
- 2 HS chia sẻ bài làm trước lớp.
- Nhận xét
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.
 Tìm và nêu đúng thành ngữ, ca dao nói về quê hương đất nước và nêu nội dung.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tìm và nêu.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------
VIẾT
Viết hướng dẫn làm hoặc sử dụng một sản phẩm
 (T4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
Viết được hướng dẫn làm hoặc sử dụng một sản phẩm
Sáng tác được 4- 6 dòng thơ hoặc viết được 2- 3 câu văn về một cảnh đẹp.
2. Năng lực chung.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác tham gia với thực hie65nsa3n phẩm trong nhóm.
3. Phẩm chất.
 - Biết yêu thiên nhiên và bảo quản sản phẩm tạo ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV : SGK, Tivi, máy chiếu
HS: SHS, màu, bìa cứng, kéo, dụng cụ đo
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: 
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS hát bài “Mái trường mến yêu’’
- GV Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài mới, Ghi bảng đầu bài.
- Hát
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
Hướng dẫn làm hoặc sử dụng thẻ đánh dấu trang của một quyển sách đang đọc
- Mục tiêu: 
- Nắm đước các bước làm thẻ đánh dấu trang của một quyển sách đang đọc.
- Giúp HS sáng tạo hơn khi thực hiện làm thẻ và tạo hứng thú và yêu thích học tập nhiều hơn.
- Cách tiến hành:
 2.1. Hoàn chỉnh các bước làm thẻ đánh dấu trang của quyển sách đang đọc
 - Gọi HS xác định yêu cầu của BT 1.
 - Cho HS quan sát hình ảnh và thẻ từ gợi ý các bước làm thẻ đánh dấu trang sách, thảo luận nhóm đôi để tìm từ ngữ phù hợp 
 - Gọi 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả trước lớp. 
 - Gọi HS nhận xét 
 - GV nhận xét.
 2.2. Viết 2 – 3 bước hướng dẫn làm hoặc sử dụng một sản phẩm đơn giản
 - Gọi HS xác định yêu cầu BT 2.
 - Cho HS làm bài vào VBT 
 Gợi ý : Các em có thể kết hợp một số hình ảnh, video clip làm một số sản phẩm đơn giản như khung tranh bằng que kem, chậu hoa tái chế, lọ cắm bút bằng que kem, ).
 - Gọi 2 HS trình bày bài làm trước lớp.
 - Cho HS nhận xét bài làm của bạn 
 - GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
- Gọi HS xác định yêu cầu của BT 1.
- HS quan sát hình ảnh và thẻ từ gợi ý các bước làm thẻ đánh dấu trang sách, thảo luận nhóm đôi để tìm từ ngữ phù hợp
 - HS trình bày
 + Bước 1: Vẽ hình con vật em thích lên tấm bìa.
 + Bước 2: Tô màu thẻ đã vẽ.
 + Bước 3: Cắt thẻ ra khỏi tấm bìa.).
 - Nhận xét
- Lắng nghe
HS xác định yêu cầu BT 2.
Thực hiện vào VBT 
-2 HS trình bày bài làm trước lớp.
- Nhận xét
 Lắng nghe
3. Vận dụng: 
* Mục tiêu: Sáng tác được 4 – 6 dòng thơ hoặc viết 2 – 3 câu văn về một cảnh đẹp em thích vào sổ tay.
* Cách tiến hành:
 - Gọi HS xác định yêu cầu của hoạt động: Sáng tác 4 – 6 dòng thơ hoặc viết 2 – 3 câu văn về một cảnh đẹp em thích vào sổ tay.
 - Cho HS làm bài vào VBT (có thể kết hợp quan sát tranh, ảnh, video clip về cảnh vật quê hương hoặc nơi em ở).
 - Cho HS chia sẻ trong nhóm nhỏ, có thể trang trí đơn giản và trưng bày sản phẩm ở Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Việt.
 - 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp, có thể tổ chức bình chọn Tác phẩm ấn tượng nhất.
 - HS nhận xét bạn
 - GV nhận xét, đánh giá hoạt động, tổng kết bài học chủ điểm.
- Gv tổng kết bài học.
- HS xác định yêu cầu của hoạt động
-HS làm bài vào VBT (có thể kết hợp quan sát tranh, ảnh, video clip về cảnh vật quê hương hoặc nơi em ở).
- HS chia sẻ trong nhóm nhỏ, có thể trang trí đơn giản và trưng bày sản phẩm ở Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Việt.
- 2 HS chia sẻ trước lớp và tham gia 
bình chọn Tác phẩm ấn tượng nhất.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_26.docx