Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024

CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

Bài 1: NHỮNG NGÀY HÈ TƯƠI ĐẸP (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

Chia sẻ được về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người

thân; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.

Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Kỉ niệm đẹp của bạn nhỏ với với người thân, bạn bè,. ở quê trong ngày chia tay để trở lại thành phố. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Những lời nói, việc làm cho thấy các bạn đã lớn, đã biết thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

 

docx 421 trang Thu Lụa 29/12/2023 3080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024

Giáo án Tiếng Việt 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 1
 TIẾNG VIỆT TIẾT 1,2
CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ
Bài 1: NHỮNG NGÀY HÈ TƯƠI ĐẸP (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
Chia sẻ được về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người
thân; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Kỉ niệm đẹp của bạn nhỏ với với người thân, bạn bè,... ở quê trong ngày chia tay để trở lại thành phố. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Những lời nói, việc làm cho thấy các bạn đã lớn, đã biết thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to.
- Tranh hoặc ảnh chụp một số món quà để thực hiện hoạt động khởi động. 
- Vật thật hoặc tranh ảnh: cuốn từ điển TV, cây cỏ chọi gà, hòn bi ve,... 
- Bảng phụ ghi đoạn từ “Vừa lúc hội bạn ở làng” đến “ở đình làng”.
Học sinh
SHS, VBT, bút, vở.
Một món quà em muốn chia sẻ ở phần khởi động.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1 - 2
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Chia sẻ được về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người
thân;
+ Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh múa hát bài hát “Mùa hè vui”.
- GV giới thiệu tên chủ điểm và yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi nói chia sẻ với bạn về một món quà em đượctặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người thân 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV cho HS xem tranh và dẫn dắt vào bài mới: “Những ngày hè tươi đẹp”.
- HS tham gia múa hát.
- HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời.
-HS thảo luận nhóm đôi
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. 
- Hiểu được nội dung bài đọc: Kỉ niệm đẹp của bạn nhỏ với với người thân, bạn bè,... ở quê trong ngày chia tay để trở lại thành phố. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Những lời nói, việc làm cho thấy các bạn đã lớn, đã biết thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè,người thân.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu: Đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật, từ ngữ gọi tên các món quà; giọng Điệp thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa).
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+Đoạn 1: Từ đầu đến “trôi nhanh quá”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “ra đầu ngõ”.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến “ở đình làng”.
+Đoạn 4: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: lớn tưởng, bịn rịn,...;,
- Luyện đọc câu dài: Sau cùng là Tuyết,/ nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng,/ dặn lên phố nướng ăn/ để nhớ/ mà về chơi với nhau.//;
Tớ chào các bạn/ và hứa sẽ nhớ việc tập hợp sách/ để gửi về/làm tủ sách ở đình làng.//; ...
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Giải nghĩa từ khó hiểu: 
cỏ chọi gà (Cỏ gà, còn gọi là cỏ chỉ, cỏ ống, là loại cỏ có thân rễ bò dài ở gốc, thẳngđứng ở ngọn, cứng. Đặc biệt, thân cỏ thường có nốt sần do những bẹ lá tạo thành. Trẻ em thường chơi chọi cỏ gà bằng cách “chọi” nốt sần vào nhau, nốt sần nào bị đứt rời ra
thì coi như “gà” thua.), đường thơm (ý nói đường thơm hương lúa chín, hương hoa cỏ ở làng quê), tưởng tượng (tạo ra trong trí hình ảnh những cái không có hoặc chưa có ở trước mắt),
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Kết thúc kì nghỉ hè ở quê, bạn nhỏ tiếc điều gì?
- GV yêu cầu HS rút ra ý của đoạn 1
+ Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy ông bà và cô Lâm rất yêu quý con cháu?
- GV yêu cầu HS rút ra ý của đoạn 2
+ Câu 3: Mỗi người bạn tặng cho bạn nhỏ món quà gì? Những món quà ấy thể hiện điều gì?
+ Câu 4: Trước khi trở lại thành phố, bạn nhỏ hứa sẽ làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
+ Câu 5: Theo em, bạn nhỏ tưởng tượng những điều gì về mùa hè năm sau?
Câu 6: Em mong ước điều gì cho kì nghỉ hè sắp tới của mình? Vì sao?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Kỉ niệm đẹp của bạn nhỏ với với người thân, bạn bè,... ở quê trong ngày chia tay để trở lại thành phố. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Những lời nói, việc làm cho thấy các bạn đã lớn, đã biết thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV gọi HS nêu lại ý nghĩa, nội dung bài đọc.
- GV yêu cầu học sinh xác định được giọng đọc của các nhân vật.
- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn 3, xác định giọng đọc của đoạn 3: thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở từ chỉ hoạt động, trạng thái.
- GV gọi HS luyện đọc câu nói của Điệp: giọng đọc thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
Câu 1: Kết thúc kì nghỉ hè ở quê, bạn nhỏ tiếc những ngày hè ở quê trôi nhanh quá!
Ý đoạn 1: Cảm xúc của bạn nhỏ khi mùa hè khép lại.
Câu 2: 
+ Ông bà ôm bạn nhỏ, dặn dò hè năm sau nhớ về.
+ Ông bà cùng cô Lâm bịn rịn tiễn bố mẹ, anh em bạn nhỏ ra đầu ngõ. 
Câu 3: 
+ Điệp tặng cây cỏ chọi gà lớn chưa từng thấy.
+ Văn tặng hòn bi ve đẹp nhất, quý nhất của mình.
+ Lê tặng hòn đá hình siêu nhân nhặt ở bờ suối, trước giờ vẫn được Lê giữ như báu vật.
+Tuyết tặng chống bánh đa chưa nướng, dặn lên phố nướng ăn để nhớ mà về chơi với nhau.
- Những món quà quê bình dị nhưng chứa nhiều tình cảm chân thành của các bạn nhỏ.
Câu 4: 
+ Bạn nhỏ hứa sẽ tập hợp sách gửi về làm tủ sách ở đình làng. 
+ Việc tặng sách vừa để chia sẻ những quyển sách hay, chia sẻ tri thức; khuyến khích, động viên các bạn cùng học tập, cùng tiến bộ.
Câu 5: 
- Bạn bè gặp nhau. Kể cho nhau nghe chuyện của một năm vừa qua. 
- Cùng chơi đùa trên những cánh đồng.
- Tủ sách đình làng đã được hoàn thành. Bạn bè cùng nhau đọc sách.
Câu 6: Ví dụ: về quê thăm ông bà, đi du lịch, học môn năng khiếu..
- HS trả lời
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
-HS trước lớp.
-HS lắng nghe.
3. Hoạt động nối tiếp
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
-GV cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Câu 1: Nêu lại nội dung bài đọc “Những ngày hè tươi đẹp”
Câu 2: Em nhớ nhất điều gì ở kỳ nghỉ hè vừa rồi của em?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Hs tham gia chơi trò chơi và trả lời các câu hỏi.
-HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
 Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 1
 TIẾNG VIỆT TIẾT 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DANH TỪ ( (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận diện và biết cách sử dụng danh từ
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: 
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS nhảy múa bài “Tập thể dục buổi sáng” để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia múa hát.
- HS lắng nghe.
2. Danh từ
- Mục tiêu: 
Nhận diện và biết cách sử dụng danh từ 
- Cách tiến hành:
2.1. Hình thành khái niệm danh từ
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT1
- GV cho HS thảo luận nhóm 3( Làm bảng nhóm)
- GV cho HS chia sẻ kết quả.
- GV rút ra ghi nhớ: Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, thời gian, hiện tượng tự nhiên,).
2.2. Nhận diện danh từ
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT2
- GV cho HS làm vào VBT
- GV cho HS chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2.3. Đặt câu với danh từ cho trước
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của 3
- GV cho HS đặt câu trong nhóm nhỏ
- GV cho HS chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc yêu cầu BT1
- HS thảo luận nhóm.
- HS chia sẻ: Từ chỉ người: ông, bố, chú. Từ chỉ vật: bàn tay, cây, thơ, tàu, tóc, cát, dừa, biển, trăng. Từ chỉ thời gian: chiều, tối, đêm. Từ chỉ hiện tượng: sóng, gió.
-HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu BT2
- HS làm vào VBT
- Đáp án: cánh đồng, gió, nắng, xóm, con kinh, bông súng, đìa, chim tu hú, cá,...
- HS đọc yêu cầu BT3
- HS đặt câu
- Đáp án: 
+Vào mỗi buổi sáng, mẹ em đều thức dậy sớm.
+Ánh nắng mặt trời xuyên qua các kẽ lá.
+Con đường đến trường rất thân thuộc và gắn bó.
-HS lắng nghe.
3. Hoạt động nối tiếp
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhổ cà rốt” để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Câu 1: Danh từ là gì?
+ Câu 2: Từ nào dưới đây là từ chỉ sự vật?
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS trả lời
- Đáp án A: Từ chỉ sự vật
- Đáp án B: bác nông dân
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..................... ... khi được bạn đánh giá, nhận xét.
- Chăm chỉ: Biết chăm chỉ luyện tập viết đoạn chính tả và viết tên riêng của cơ quan, tổ chức.
- Trung thực: Biết trung thực trong việc tham gia đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm khi viết sai lỗi và sắn sàng sửa lỗi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi bài: Xuân trên đảo Bạch Long Vĩ.
- Tranh ảnh hoặc video clip về đảo Bạch Long Vĩ.
- Thẻ từ, thẻ câu cho HS thực hiện các BT từ, câu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS xem đoạn video về đảo Bạch Long Vĩ.
- GV Nhận xét chung, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS xem và nhận xét
- HS lắng nghe.
2. Ôn luyện viết chính tả.
- Mục tiêu: 
Hs biết viết chính xác đoạn chính tả.
- Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT1
- Yêu cầu Hs đọc đoạn chính tả và đặt câu hỏi về nội dung bài học: Quê nhà tác giả có gì đẹp?
- Yêu cầu HS nhận xét – NX chung và Tuyên dương.
- Yêu cầu nêu tên riêng có trong bài và cách viết tên riêng.
- Gv đọc bài
- Yêu cầu nhóm đôi đổi vở soát lỗi.
- Yêu cầu nhận xét bài lẫn nhau trước lớp.
- Nhận xét chung – tuyên dương HS viết tốt.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 1 vài hs đọc đoạn chính tả và TLCH: Quê nhà tác giả có gì đẹp?
- Hs lắng nghe – nhận xét câu TL của bạn và bổ sung.
- Hs nêu tên địa lí và cách viết tên.
- Hs viết bài chính tả.
- Hs đổi vở soát lỗi.
- Hs nêu nhận xét bài của bạn trước lớp.
- Lắng nghe.
3. Vận dụng: Ôn luyện viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh viết đúng tên riêng của cơ quan tổ chức.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- Yêu cầu Hs xác định yêu cầu BT2.
- Yêu cầu Hs nhắc lại cách viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức đã học.
- Gv tổ chức cho Hs làm vào vở BT.
- GV cho hs chia sẻ kết quả trong nhóm 4 và đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
- Yêu cầu Hs nhắc lại quy tắc viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS nêu yêu cầu BT2.
- 1 vài Hs nhắc lại: Viết hoa tiếng đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng.
- Hs làm bài vào VBT
a/ Trường Mầm non bạch Long Vĩ
b/ Trường Trung học Cơ sở Bạch Long Vĩ.
c/ Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Bạch Long Vĩ.
d/ Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Vài hs nhắc lại: Viết hoa tiếng đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng.
* Hoạt động nối tiếp:
- Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình.
- Chuẩn bị: Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- HS tham gia chọn biểu tượng
- Theo dõi.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
Ngày dạy: 	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 18
	 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 TIẾT 3
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH
Bài : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết: 3)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Ôn luyện kĩ năng nói về một sự việc đã tham gia.
2. Năng lực chung.
- Tự học và tự chủ: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập cá nhân trên lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết viết một kỉ niệm đẹp của em.
- Giao tiếp và hợp tác: Thông qua bình luận bài nói các em có thể chia sẻ ý hay với bạn
3. Phẩm chất.
- Yêu nước: Bồi dưỡng tình cảm yêu nước.
- Nhân ái: Biết đoàn kết, tôn trọng bạn khi được bạn đánh giá, nhận xét.
- Chăm chỉ: Biết chăm chỉ luyện tập viết đoạn văn một kỉ niệm đẹp của em với gia đình bạn bè hoặc thầy cô giáo.
- Trung thực: Biết trung thực trong việc tham gia đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm khi viết sai lỗi và sẳn sàng sửa lỗi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Chuẩn bị tài liệu
- HS mang tới lớp một số hình ảnh, audio, video clip ghi lại một kỉ niệm đẹp với gia đình, bạn bè hoặc thầy cô giáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS xem đoạn video về các chuyến đi chơi của gđ, các buổi học trong trường
- GV Nhận xét chung, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS xem và nhận xét
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập, thực hành.
- Mục tiêu: 
Hs biết viết một kỉ niệm đẹp của em với gia đình bạn bè hoặc thầy cô giáo.
- Cách tiến hành:
 2.1. Ôn luyện kĩ năng nói về một đề tài
- Yêu cầu Hs xác định yêu cầu BT1.
- Nêu câu hỏi và hình ảnh gợi ý.
+ Đó là kỉ niệm của em với ai?
+ Điều gì gợi cho em nhớ về kỉ niệm?
+ Những suy nghĩ, lời nói, việc làm,... nào đáng nhớ?
+
+ Ý nghĩa của những suy nghĩ, lời nói, việc làm,... đó đối với em?
- Theo dõi, giúp đỡ
– HS xác định yêu cầu của BT 1
– HS nói trong nhóm dựa vào các câu hỏi và hình ảnh gợi ý
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
2.2. Bình chọn bài nói
- Yêu cầu Hs xác định yêu cầu BT2.
- Mời các nhóm trình bày
- Nêu các tiêu chí để bình chọn
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết tiết ôn tập.
– HS xác định yêu cầu của BT 2
– Mỗi nhóm cử 1 HS thi nói trước lớp.
– HS bình chọn bài nói:
+ Nội dung sâu sắc.
+ Hình thức sinh động.
+ Giọng kể lôi cuốn.
– HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động nối tiếp:
- Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình.
- Chuẩn bị: Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- HS tham gia chọn biểu tượng
- Theo dõi.
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
Ngày dạy: 	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 18
	 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 TIẾT 4
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH
Bài : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết: 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
 - Ôn luyện về danh từ. 
- Ôn luyện về nhân hoá. 
- Ôn luyện sử dụng từ ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập cá nhân trên lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân biệt, vận dụng các từ loại vào BT
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Yêu nước: Biết đoàn kết, tôn trọng bạn khi được bạn đánh giá, nhận xét.
- Nhân ái: Bồi dưỡng tình cảm yêu nước.
- Chăm chỉ: Biết chăm chỉ trong khi tham gia đọc bài và TLCH.	
- Trung thực: Biết trung thực trong việc tham gia đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, tivi
- HS: Thẻ từ, thẻ câu cho HS thực hiện các BT từ câu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- Quan sát tranh và yêu cầu hs nêu nội dung tranh
- Mời hs nhận xét bổ sung
- Gv đưa ra kết luận
- Hs trả lời
- Hs nhận xét
2. Luyện tập, thực hành.
- Mục tiêu:  
+ Ôn luyện về danh từ. 
+ Ôn luyện về nhân hoá. 
+ Ôn luyện sử dụng từ ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Ôn luyện về danh từ, nhân hoá 
-GV yc HS xác định yêu cầu của BT 1.a
- Giao việc cho nhóm
- Mời đại diện nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT l.a và đoạn văn. 
- HS trao đổi để làm BT trong nhóm.
− 2 − 3 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp: 
+ Danh từ chỉ cây cối: xà cừ, cam, chuối, hồng, cau.
+ Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: gió, mây, nắng, mưa.)
Lưu ý: “Bình minh” không phải là danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên, “bình minh” là danh từ chỉ thời gian như “sáng, trưa, chiều, đêm, ngày”.
– HS nghe bạn và GV nhận xét. 
-GV yc HS xác định yêu cầu của BT 1.b
- Giao việc cho nhóm
- Mời đại diện nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.
– Yc HS xác định yêu cầu của BT lc.
- Giao việc cho các nhóm
- GV nhận xét
- HS xác định yêu cầu của BT 1b.
- HS trao đổi để làm BT trong nhóm.
− 2 − 3 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp:
Sự vật được nhân hoá
Cách nhân hoá
xà cừ
Gọi bằng từ dùng để gọi người: bác.
chuối, hồng, cau
Tả bằng từ ngữ dùng để tả người: họp mặt, chung sống chan hoà.
gió
Tả bằng từ ngữ dùng để tả người: đi qua, gật gù.
chim
Tả bằng từ ngữ dùng để tả người: tới khen rối rít/ khen/ khen rối rít.
đất màu
Tả bằng từ ngữ dùng để tả người: dành.
vườn cây
Tả bằng từ ngữ dùng để tả người: sống thật vui, cùng chia sẻ, ru nhau ngủ, xôn xao.
– HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả.
– HS xác định yêu cầu của BT lc.
– HS chia sẻ trong nhóm đôi.
− 1 − 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp: Cây cối trong vườn được tả sinh động, cùng chung sống với nhau như họ hàng, hàng xóm láng giềng.)
– HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả.
2.2. Hoạt động 2: Ôn luyện sử dụng từ ngữ
– yc HS xác định yêu cầu của BT 2.
- Cho hs làm vào VBT
- Tổ chức cho HS chơi Tiếp sức 
- GV nhận xét kết quả.
– HS xác định yêu cầu của BT 2.
– HS làm bài cá nhân vào VBT.
− 1 − 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp, 
- HS chơi
Đáp án: khẳng khiu, nhủ, êm dịu, sáng bừng, nhen.
– HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả.
2.3. Hoạt động 3: Ôn luyện sử dụng nhân hoá
– yc HS xác định yêu cầu của BT 3 .
- Cho hs làm vào VBT
- Cho hs trình bày
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết tiết ôn tập.
– HS xác định yêu cầu của BT 3.
− HS làm bài cá nhân vào VBT.
− 1 − 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp, chỉ ra biện pháp nhân hoá đã sử dụng. – HS nghe nhận xét
* Hoạt động nối tiếp:
- Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
 - Cách tiến hành
- Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình.
- Chuẩn bị: Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- HS tham gia chọn biểu tượng
- Theo dõi.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
Ngày dạy: 	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 18
	 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 TIẾT 5,6,7
 ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ 1

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_4_chan_troi_sang_tao_hoc_ki_1_nam_hoc_202.docx